Kết quả điều tra giáo viên bằng phiếu Anket: Bảng1.2 Kết quả khảo sát trình độ giáo viên mẫu giáo

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 53)

Bảng1.2. Kết quả khảo sát trình độ giáo viên mẫu giáo

Trình độ chuyên môn

Tổng

số Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp

Chưa qua đào tạo

SL % SL % SL % SL % SL %

50 14 28 26 52 10 20 0 0 0 0

Bảng1.3: Số năm công tác trong ngành

Số năm công tác trong ngành Tổng số 1 - 5 năm 6 - 10 năm 11 - 15 năm 16 - 20 năm Trên 20 năm SL % SL % SL % SL % SL % 50 15 30 20 40 8 16 5 10 2 4

Bảng1. 4: Số năm dạy mẫu giáo nhỡ

Số năm dạy mẫu giáo nhỡ Tổng số 1 - 5 năm 6 - 10 năm 11 - 15 năm 16 - 20 năm Trên 20 năm SL % SL % SL % SL % SL % 50 19 38 24 48 4 8 2 4 1 2

Kết quả điều tra cho thấy: hầu hết các giáo viên dạy lớp mẫu giáo nhỡ ở các trường đều đã qua đào tạo trình độ đại học và cao đẳng khá cao. Có kinh nghiệm giảng dạy. Đa số chị em đang trong độ tuổi sinh nở, có các con nhỏ. Một số chi em chưa thật sự an tâm công tác. Các cô giáo còn trẻ và số năm công tác chưa nhiều. Điều này thuận lợi là các cô rất nhiệt tình, yêu nghề, chịu khó tìm tòi sáng tạo và nắm bắt kịp thời những thông tin tiến bộ về khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục hiện đại. Do thời gian tốt nghiệp đã lâu, tuy có được bồi dưỡng thêm nghiệp vụ sư phạm, chuyên đề các môn khác nhau nhưng về TCDG và phương pháp tổ chức chúng thì hoàn toàn không có. Vì vậy đa số giáo viên rất ngại tổ chức TCDG.

Bảng 1.5: Kết quả khảo sát vị trí của TCDG đối với sự phát triển của trẻ.

Rất quan trọng 34/50 68%

Quan trọng 16/50 32%

Không quan trọng 0 0

Nhận xét:

Kết quả điều tra cho thấy phần lớn giáo viên đều nhận thức được vị trí quan trọng của TCDG đối với sự phát triển của trẻ. Cụ thể là có 68% số ý kiến cho rằng TCDG giữ vị trí rất quan trọng và 32% ý kiến cho là quan trọng.

Bảng1. 6: Vai trò của TCDG đối với phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo

Giữ vai trò Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ

Giải trí 14/50 28%

Dạy trẻ học đếm 25/50 50%

Phát triển ngôn ngữ 37/50 74%

Mở rộng vốn hiểu biết về MTXQ 32/50 64%

Mục đích khác 2/50 4%

Nhận xét: Kết quả điều tra cho thấy đa số giáo viên đã nhận thấy vai trò của TCDG đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo: 50% cho rằng để dạy trẻ học đếm, 74% ý kiến cho rằng để phát triển ngôn ngữ, 64% ý kiến cho rằng để hiểu biết về môi trường xung quanh.

Bảng1. 7: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của các biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tụê cho trẻ mẫu giáo.

Biện pháp Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ

Lập kế hoạch 26/50 52%

Lựa chọn trò chơi 26/50 52%

Cho trẻ tự chơi 14/50 28% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng phương pháp trực quan 15/50 30%

Dùng lời 24/50 48%

Xây dựng môi trường chơi 35/50 70%

Ý kiến khác 4/50 8%

Nhận xét: kết quả cho thấy đa số giáo viên đều nhận thức đúng về sự cần thiết của các biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tụê cho trẻ: 52% ý kiến lập kế hoạch và lựa chọn trò chơi, 70% ý kiến xây dựng môi trường chơi. Nhưng trên thực tế kế hoạch TCDG được xây dựng rất sơ sài, trong tất cả kế

hoạch chỉ nêu tên TCDG chứ không có thêm một dòng nào về việc chuẩn bị đồ dùng, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức TCDG cho trẻ.

Bảng 1.8: Nhận thức của giáo viên về những khó khăn khi tổ chức TCDG cho trẻ

Khó khăn Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ

Không có trò chơi 25/50 50%

Trẻ đông quá 44/50 88%

Không có thời gian chơi 3/50 6%

Cơ sở vật chất không đầy đủ 26/50 52%

Giáo viên không biết cách hướng dẫn 2/50 4%

Ý kiến khác 4/50 8%

Với kết quả trên chúng tôi thấy những khó khăn mà giáo viên thường gặp khi phải tổ chức TCDG cho trẻ 4 - 5 tuổi:

Trẻ quá đông, phòng học chật chội, do vậy việc tổ chức TCDG cũng như trong quá trình chơi của trẻ bị hạn chế. Bên cạnh đó không được trang bị thêm đồ dùng đồ chơi. Đây là một khó khăn lớn trong việc phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Một số ý kiến khác: trẻ không thích chơi, không hứng thú và không tập trung chú ý, trẻ chơi không kiên trì... một phần là do giáo viên thiếu sách, thiếu tài liệu hướng dẫn chơi một cách cụ thể, một phần vì trò chơi lặp lại, không có đồ chơi, cháu quá đông và việc bao quát gây hứng thú cuốn hút trẻ vào trò chơi của giáo viên còn hạn chế nên trẻ chỉ tham gia nhiệt tình hứng thú trong ít phút đầu rồi bỏ ra chơi trò chơi khác.

Công việc trong lớp quá nhiều đối với các cô, ngoài hai giờ hoạt động chính, các cô phải làm rất nhiều việc, thời gian dành cho việc sáng tạo, tổ chức TCDG còn ít.

Ngoài ra việc tổ chức TCDG có thu hút được trẻ hay không? Có tạo nên hứng thú cho trẻ hay không? Điều này phụ thuộc vào trình độ của cô, vào năng lực tổ chức trò chơi của cô.

Đội ngũ giáo viên chưa khắc phục khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, chưa thật sự có ý thức sưu tầm các TCDG và lựa chọn những biện pháp tổ chức TCDG phù hợp với trẻ.

Bảng 1.9: Kết quả khảo sát thời điểm tổ chức TCDG trong ngày.

Thời điểm Số ý kiến Tỷ lệ

Đón trẻ, trả trẻ 7/50 14%

Trẻ chơi tự do 27/50 54%

Chơi trong giờ thể dục sáng 17/50 34%

Chơi trong giờ chơi 31/50 62%

Giữa hai tiết học 6/50 12%

Lồng trong các tiết học 17/50 34%

Ý kiến khác 4/50 8%

Kết quả khảo sát việc lựa chọn thời điểm tổ chức TCDG cho trẻ trong ngày cho thấy TCDG được vận dụng một cách linh hoạt trong các hoạt động và vào các thời điểm khác nhau trong ngày như: trong giờ đón trả trẻ, giờ chơi tự do, giữa hai tiết học...một số trò chơi đơn giản có lời ca ngắn gọn được thực hiện giữa hai tiết học giúp trẻ thay đổi trạng thái học tập, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái bước vào tiết học mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1. 10: Kết quả khảo sát TCDG nhằm phát triển trí tuệ áp dụng ở trường mầm non

Áp dụng TCDG Số ý kiến Tỷ lệ

Thường xuyên 47/50 94%

Đôi khi 3/50 6%

Không bao giờ sử dụng 0 0

Nhận xét:

Kết quả cho thấy TCDG được giáo viên thường xuyên sử dụng, nhằm củng cố, hệ thống hoá kiến thức cho trẻ. Giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ nhàng thoải mái. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 - 5 tuổi. Còn một số ít giáo viên đôi khi tổ chức TCDG cho trẻ thì rơi vào những trường hợp thiếu đồ chơi, phòng học chật, cháu đông. Tuy nhiên có những TCDG được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng hầu hết giáo viên không thay đổi hình thức tổ chức không có những yêu cầu mới, thay đổi luật chơi.

Kết luận chương 1:

Trí tụê là khả năng thích ứng tích cực của nhận thức cá nhân với môi trường sống. Trí tuệ được hình thành, biểu hiện trong hoạt động của chủ thể, nó chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh học của cơ thể và chịu sự chế ước của văn hoá xã hội. Phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo.

TCDG là một trong những phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. Biện pháp tổ chức TCDG có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển trí tụê của trẻ, nó là con đường để đạt mục đích giáo dục đặt ra trong TCDG.

Thực trạng việc tổ chức TCDG cho thấy:

Công tác chỉ đạo chuyên môn chưa có sự thống nhất (phần hướng dẫn TCDG) giữa các cấp và giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ 4 - 5 tuổi. Thời

gian dành cho TCDG không nhiều, việc rèn luyện kỹ năng chơi TCDG còn hạn chế.

Phòng học chật chội, sân chơi không đủ diện tích, thiếu bóng mát khi trời nắng, thiếu mái che khi trời mưa. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi còn thiếu chưa đạt về mặt thẩm mỹ.

Số lượng TCDG trong chương trình còn ít, trò chơi còn đơn điệu ít hấp dẫn.

Hình thức tổ chức TCDG cho trẻ chơi chủ yếu là cả lớp, tổ, giáo viên không dám chia trẻ ra thành nhiều nhóm nhỏ để phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của trẻ.

TCDG rất cần thiết đối với trẻ nó đóng một phần quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là sự phát triển trí tuệ cho trẻ thông qua TCDG chưa cao.

Từ những tồn tại trên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ cho trẻ. Trẻ tham gia TCDG một cách hời hợt, gượng ép, không hứng thú dẫn tới không tập trung chú ý, quan sát, ghi nhớ và tái hiện lại. Một số trẻ lúc đầu có ý thức với trò chơi, luật chơi, bạn chơi, sau đó giảm dần. Giáo viên chưa quan tâm đến nhu cầu, hứng thú và đặc điểm nhận thức của từng trẻ, chưa tạo cơ hội cho trẻ thử sức trong các tình huống khác nhau. Giáo viên phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn, do đó phần nào đã ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Số lượng trò chơi ít, hình thức tổ chức chơi của cô không thay đổi, trẻ quá quen với trò chơi, luật chơi, cách chơi trẻ không hứng thú chơi, không chú ý, quan sát. Chưa tìm ra được những biện pháp hướng dẫn, tổ chức TCDG cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.

XÂY DỰNG NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 53)