Trò chơi dân gian Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 25)

TCDG xuất hiện gắn liền với các hoạt động văn hoá và tín ngưỡng của con người thời tiền sử. Xuất phát từ hành động mang tính thần bí, cầu ước, phù yểm ma thuật, hay những hành vi mô phỏng các hoạt động săn bắn và trồng trọt, những nghi thức đó được thể chế dần để trở thành nghi thức tôn giáo trong hệ thống tín ngưỡng phồn thực. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều nghi thức tôn giáo mât dần ý nghĩa linh thiên, chỉ còn giữ lại mục đích vui chơi giải trí cho cộng đồng. Vì vậy, các TCDG phần lớn gắn với hội làng diễn ra vào mùa xuân, mùa thu của chu kỳ sản xuất nông nghiệp.

TCDG là một bộ phận cấu thành của các hoạt động lao động sản xuất, tôn giáo và hoạt động văn hoá xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu và giới thiệu TCDG sẽ làm sống lại không khí sinh hoạt cộng đồng của người xưa, quay lại những cội nguồn xuất phát của văn hoá nhân loại.

TCDG được chia làm hai nhóm. Một là, các trò chơi truyền thống ở thời kỳ sơ khai mang tính ồ ạt, thường đi đôi với tín ngưỡng phồn thực, luật chơi

thường chưa được qui định chặt chẽ, những người chơi có thể sử dụng mọi thủ đoạn để giành thắng lợi về phe mình. Hai là, những trò chơi có qui tắc, thường gắn với hình thái thờ thần mặt trời, vì bản chất của đường đi giữa trái đất với mặt trời vốn theo một qui tắc nhất định, do vậy các trò chơi diễn ra theo một qui tắc nhất định. Do yêu cầu xác định kết quả của các cuộc thi và lí do ý nghĩa tôn giáo mất dần đi nên luật chơi cũng được qui định chặt chẽ hơn.

TCDG thường mang tính chất vừa hợp tác vừa ganh đua, sự ganh đua đó phản ánh những cuộc đấu tượng trưng được tổ chức trong các xã hội thời tiền sử, nhắc lại những quan niệm lưỡng hợp của tư duy nguyên thuỷ. Từ chổ ganh đua mang tính tượng trưng, dần dần chúng trở thành cuộc thi tài, thi khéo...Những người chơi phải tuân thủ những qui tắc đề ra trong trò chơi, nhất là trong yêu cầu của các cuộc thi ngày càng đòi hỏi những người tham gia cuộc chơi phải phát huy sự khéo léo, thông minh, bản lĩnh và nghị lực thi đấu... Đấy là một trong những cơ sở hình thành tinh thần thượng võ, biến TCDG thành hoạt động rèn luyện cơ thể và nghi lực.

TCDG chứa đựng những luật chơi, những qui tắc chơi đòi hỏi người chơi phải tôn trọng. Chính vì thế mà dù trò chơi này mang tính chất nào thì người tham gia vẫn tôn trọng luật chơi, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho cuộc chơi đạt kết quả mong muốn. Mọi trò chơi đều mang tính ước lệ, là chơi chứ không phải là thực.

Với ý nghĩa của TCDG, nên việc tìm hiểu các TCDG truyền thống cần được đặt trong bối cảnh của hội làng. Bên cạnh ý nghĩa của tôn giáo, ý nghĩa thi tài, các trò chơi trong lễ hội còn có tác dụng giải thoát con người khỏi những ràng buộc của xã hội.

TCDG được phổ biến rộng rãi vì nó mang tính chất quần chúng, thu hút được nhiều người tham gia và sự động viên cổ vũ của đông đảo người xem. Trong lễ hội, người tham gia cuộc chơi không đòi hỏi phải có sự rèn luyện công phu mà chỉ cần sự chỉ định của làng, tuỳ thuộc vào thân phận của họ.

TCDG Việt Nam thật phong phú nhiều thể loại tiêu biểu như: những trò chơi vui khoẻ, giải trí, thi tài thi khéo, những trò chơi mang tính chất nghi lễ, tính biểu diễn nghệ thuật. Nhìn chung những trò chơi trên đều mang những nét chung phản ánh cuộc sống của dân cư lúa nước. [33 – 178]

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 25)