Trẻ em Việt Nam từ thời xa xưa, bên cạnh những trò chơi do người lớn nghĩ ra để cho trẻ chơi, bản thân trẻ đã tự đáp ứng nhu cầu chơi của mình bằng cách tạo ra nhiều cách chơi dựa trên cơ sở bắt chước những hoạt động của người lớn, hướng dẫn cho nhau cách chơi, truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vùng này sang vùng khác, nhờ đó TCDG được lưu truyền đến ngày hôm nay.
TCDG trẻ em tuy là bắt chước những hoạt động của người lớn trong xã hội, nhưng chúng không phụ thuộc một cách nghiêm ngặt vào sự thay đổi của cuộc sống đang diễn ra hằng ngày mà phát triển theo những qui luật riêng, chúng tồn tại và phát triển ngay cả khi cuộc sống xã hội đã thay đổi khác đi. Chẳng hạn, khi xã hội đang chuyển sang trồng trọt định cư, trẻ em không còn bắt buộc phải học săn bắn, nhưng trò chơi săn bắn thì vẫn còn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay. Nhờ đó, qua trò chơi của trẻ em, chúng ta vẫn có thể tìm lại những hình ảnh của xã hội xa xưa.
Do không lệ thuộc vào hình thức lễ hội như trò chơi của người lớn. Nên
TCDG trẻ em có những đặc trưng cơ bản như:
Trò chơi trẻ em dễ dàng phổ biến rộng rãi, không chịu sự ràng buộc một cách nghiêm ngặt về không gian và thời gian, trẻ có thể chơi bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.Trong các lễ hội ở nhiều địa phuơng, trẻ em vẫn có phần tham gia, nhưng nhìn chung hoạt động vui chơi của trẻ em thường được tổ chức riêng biệt bên ngoài lễ hội. Nếu như trò chơi của người lớn chỉ được thể hiện ở một địa phương trong thời điểm nhất định như thường vào xuân, hát quan họ (ở Bắc Ninh), tung còn (ở Tây Bắc)...thì trò chơi ở trẻ em không bị những
hạn chế đó.Trẻ em ở nhiều vùng, thậm chí khắp cả nước có thể đánh chuyền, đánh khăn...nhiều trò chơi còn được truyền bá trên phạm vi rộng hơn vượt ra ngoài lãnh phận địa phương, thậm chí còn vượt khỏi biên giới quốc gia. Đây cũng là hiện tương giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, giữa các địa phương, giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
TCDG trẻ em thât đơn giản, dễ chơi, dễ hoà nhập. Ở bất cứ đâu, trong gia đình, lớp học hay ngoài ngõ xóm... đều có thể tổ chức các trò chơi phù hợp: sân nhà nhỏ thì trẻ chơi “Ô ăn quan”, “Rải ranh”...Ngõ xóm là nơi chơi “Trốn tìm”, “Bịt mắt bắt dê”, “Bỏ giẻ”...Bờ ao là nơi chơi “Ném lia thia”, “Múa rối”...Cánh đồng là nơi chơi “thả diều”, “Ném còn”...Bãi cỏ là nơi “Đánh quay”, “Cướp cờ”...Vật liệu để chơi TCDG trẻ em Việt Nam cũng rất đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm ngay trong thiên nhiên: nắm sỏi cũng thành vật để chơi “ Ô ăn quan”, một cục đất sét cũng thành quả pháo...
TCDG không chỉ mang tính học tập mà nó còn mang tính vận động. Với những TCDG chứa đựng nhiệm vụ học tập, trong khi chơi nhiệm vụ nhận thức được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thoải mái. Điều đó giúp trẻ nổ lực tìm kiếm cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ trí tuệ như một nhiệm vụ chơi, chính điều đó góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ.
Xét về cấu trúc, với những TCDG có mục đích học tập thường có cấu trúc rõ ràng gồm 3 thành tố: nhiệm vụ chơi (nội dung chơi), các hành động chơi (động tác chơi) và luật chơi (qui tắc). Trong đó, nhiệm vụ của TCDG chính là nội dung chơi có tính chất như một bài toán mà trẻ phải giải dựa trên các điều kiện đã cho, chính nội dung TCDG khêu gợi hứng thú nhận thức cho trẻ. Hành động chơi là những động tác trẻ thực hiện trong lúc chơi, nó là một thành tố đặc trưng cho những TCDG có tác dụng mạnh mẽ đến sự phát triển trí tụê của trẻ. Hành động chơi càng phong phú bao nhiêu thì trẻ càng chơi tích cực bấy nhiêu. Khi tham gia chơi TCDG, trẻ phải thực hiện những qui tắc
đề ra trong trò chơi, phải phát huy sự khéo léo, nhanh nhẹn, thông minh... nhưng trong quá trình chơi, tuỳ theo trình độ của người chơi ở từng trò chơi, luật chơi có thể thêm bớt để TCDG thêm hấp dẫn. Do vậy, cùng một trò chơi mỗi lần chơi trẻ đều có thể chơi theo cách riêng của mình.
Như vậy, nhiệm vụ nhận thức, các hành động chơi và luật chơi là những thành tố bắt buộc của những TCDG có qui tắc, nếu thiếu một trong ba thành tố trên thì không thể tiến hành trò chơi được. Tuy nhiên trong thực tiễn tổ chức TCDG cho trẻ, luật chơi đồng thời cùng một lúc lại là các hành động chơi.
Nét đặc biệt của TCDG trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi đều gắn liền với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi.
Đồng dao là để chỉ các bài hát (dao) của trẻ em (đồng) khi vui chơi tập thể, nó thường là những câu mà ý nghĩa không rõ ràng, tản mạn được ghép lại với nhau, không theo một logic nào cả, nhưng chính vì thế mà trở nên hấp dẫn đối với trẻ em. Đồng dao trước hết là một trò chơi tập thể của trẻ em và nó chỉ có giá trị trong một trò chơi cụ thể chứ không tồn tại độc lập ngoài trò chơi như những bài dân ca khác. Nó là ngôn ngữ bổ sung cho trò chơi. Đồng dao thường mang tính chu kỳ, tức là lặp đi lặp lại mãi không bao giờ hết. Ngôn ngữ của nó nhiều khi rất kỳ quặc, là những câu chắp vá vào nhau một cách ngẫu nhiên mà khi đọc lên nghe thuận mồm, vui tai, gây thêm hào hứng cho trẻ khi chơi.
Cái logic của đồng dao chính là logic của trò chơi, không thể bắt nó phải tuân theo logic của hiện thực. Chính cái ngôn ngữ kỳ quặc theo lối tư duy nhảy cóc đó lại là yếu tố gắn bó với trò chơi để đưa trẻ vào thế giới trò chơi, khác hẳn với thế giới bên ngoài. Nếu đồng dao được tổ chức chặt chẽ như một bài dân ca, như một bài thơ thì yếu tố trò chơi, nhất là tró chơi của trẻ em không còn nữa. Cho nên ta dễ nhận thấy một biện pháp tu từ học rất tiêu biểu trong đồng dao là biện pháp nói ngược, trái hẳn với logic thực tế, của cuộc
đời, và chính sự đảo ngược như thế mới hấp dẫn, mới vui. Chắng hạn, những câu đồng dao mang tính ngược đảo sau đây đã làm cho trò chơi không thể buồn tẻ được:
“Trời làm một trận mưa rào Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô Thóc giống đuổi chuột trong bồ
Đong đong càn cấn đuổi cò ngoài ao” “Bao giờ cho hết tháng ba
Ếch cắn cổ rắn lôi ra ngoài đồng Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hộng nuốt lão tám mươi” “Con kiến mày ở trong nhà
Tao đóng cửa lại mày ra đằng nào? Con cá mày ở dưới ao
Tao tát nước vào mày sống ra sao?”
Biện pháp nói ngược ngộ nghĩnh này rất hợp với không khí của trò chơi, vì nó làm cho trẻ vui thích và kích thích tính tò mò, ham hiểu biết ở chúng.
Đồng dao gợi lên tình yêu hồn nhiên của trẻ em đối với con ong, cái kiến, con cò, con vạc, con trâu, con nghé...Các bài hát gọi mẹ, gọi nghé của trẻ em mục đồng, bài hát giới thiệu các loài chim muôn, hoa quả hoặc những vật xung quanh (đồ dùng để làm ruộng, đồ dùng trong nhà, trong bếp...) vừa là đồng dao, vừa là một kiểu lời hát trong trò chơi, các em theo lời hát mà chỉ ra sự vật. Những bài đồng dao trong trò chơi cung cấp cho các em những kiến thức về xã hội. Trẻ em tập đi mua bán, tập làm nhà cửa, cưỡi ngựa trong tưởng tượng. có những bài hát chế giễu những thói hư tật xấu, giúp trẻ tiếp thu những diều hay lẽ phải, rèn những thói quen cần thiết trong cuộc sống. Đồng dao đã thể hiện được cái nhìn của trẻ thơ trong thế giới của trò chơi.Do đó, tìm hiểu TCDG trẻ em Việt Nam không thể không tìm hiểu các bài đồng dao.[33 - 187]
TCDG là loại trò chơi do nhân dân nghĩ ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người lớn dùng để dạy trẻ học nói, học đếm, học tính toán...TCDG là một hình thức văn hoá phản ánh cuộc sống của mỗi dân tộc, mỗi địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy, mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những trò chơi của dân tộc mình, các trò chơi đó lớn lên, sống mãi theo thời gian với dân tộc mà ngày nay người ta gọi là TCDG.