Các bước tiến hành thực nghiệm:

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 81)

Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi.

1. Xác định mục tiêu giáo dục:

Xây dựng kỹ năng, thái độ, kiến thức cần hình thành cho trẻ thông qua TCDG.

2. Chuẩn bị:

Trang phục của trẻ phải gọn gàng giúp trẻ khi chơi hoạt động thuận tiện. Đồ dùng, đồ chơi phải đẹp về màu sắc, kích thước... đủ và đảm bảo tính khoa học.

Bước 2: Xây dựng môi trường hoạt động.

Lựa chọn phương tiện, đồ dùng, đồ chơi thích hợp. Tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ khám phá

Bước 3: Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Giới thiệu tên trò chơi: Trước khi vào trò chơi cô có thể kể một đoạn trong câu chuyện phù hợp với nội dung chơi hoặc đọc một đoạn đồng dao, một bài hát hay một tình tiết gây hứng thú, hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi nhằm giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi.

Phân vai chơi: Cô không nên áp đặt trẻ nào đó đóng vai chính từ đầu đến cuối buổi chơi. Đổi vai theo luật chơi, đồng thời khi phân vai chơi cũng tạo bất ngờ, không có sự chỉ định trước. Chẳng hạn:

Trong trò chơi “thả đỉa ba ba”, cô đọc một bài vè và chỉ từng trẻ, trẻ nào mà trúng ngay từ kết thúc thì trẻ đó sẽ làm đỉa.

Nội dung chơi, luật chơi:

Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi với những trò chơi trẻ đã biết. Đọc lại đồng dao nếu có trong trò chơi.

Nội dung 5 trò chơi của nhóm thực nghiệm thực hiện theo kế hoạch - theo giáo án.

Quá trình chơi: Cô khuyến khích và quan sát trẻ chơi, kịp thời sửa sai cho trẻ, nếu có sai luật hoặc có thái độ, hành vi không đúng trong khi chơi cô cũng không khen hoặc chê trẻ.

Sử dụng hình thức thi đua tổ, nhóm, cá nhân để gây hứng thú trẻ trong quá trình chơi.

Kết thúc chơi:Tạo không khí thoải mái, nhận xét buổi chơi. Duy trì hứng thú để trẻ có mong muốn được chơi vào buổi chơi tiếp theo.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 81)