Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 61)

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, dựa trên quan điểm mang tính định hướng và những yêu cầu xây dựng biện pháp tổ chức TCDG, chúng tôi đề xuất một số biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi bao gồm:

Biện pháp thứ nhất: Sưu tầm và lựa chọn TCDG có nội dung lành mạnh, hấp dẫn phù hợp với mục đích phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.

* Mục tiêu và ý nghĩa:

Việc sưu tầm và lựa chọn trò chơi là một khâu quan trọng trong công tác tổ chức cho trẻ chơi, nó giúp cho giáo viên tìm được những trò chơi phù hợp với đặc điểm nhận thức, kỹ năng chơi của trẻ. Sưu tầm và lựa chọn được những trò chơi phù hợp sẽ cuốn hút trẻ tích cực, hứng thú tham gia chơi, kích

thích hoạt đông trí tuệ và giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập dễ dàng hơn.

Nội dung:

Để tổ chức trò chơi nói chung, TCDG nói riêng nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ, đảm bảo giá trị văn hoá mang bản sắc dân tộc và phù hợp với hứng thú của trẻ, chúng tôi sưu tầm TCDG có mục đích phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo thuộc các lĩnh vực như: trò chơi nhằm phát triển các giác quan, trò chơi phát triển trí nhớ, trò chơi phát triển trí tưởng tượng, trò chơi phát triển tư duy, trò chơi phát triển ngôn ngữ.

Một vài ví dụ minh hoạ cho việc sưu tầm và lựa chọn TCDG để phát triển trí tụê cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi:

Trò chơi phát triển các giác quan:

“Bịt mắt bắt dê”, “Mèo đuổi chuột”, “Ném còn”, “Tập tầm vông”, “Trốn tìm”, “Bỏ khăn”, “Đá gà”, “Cua cắp”, “De de ma ma”.

Trò chơi phát triển trí nhớ:

“Trồng nụ trồng hoa”, “Ô ăn quan”, “Trốn tìm”, “De de ma ma”, “Rồng rắn”.

Trò chơi phát triển trí tưởng tượng:

“Thả diều”, “Bịt mắt đá bóng”, “Oẳn tù tì”, “Rán mỡ”.

Trò chơi phát triển tư duy:

“Nhảy ô”, “Búng thun”, “Đánh đáo”, “Hát ống”, “Ô ăn quan”, “Đố lá”, “Dừng”, “Chìm - nổi”, “Rải ranh”.

Trò chơi phát triển ngôn ngữ:

“Kéo cưa lừa xẻ”, “Lộn cầu vòng”, “Rồng rắn lên mây”, “Dung dăng dung dẻ”, “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi chành chành”, “Nu na nu nống”, “Vuốt hột nổ”, “Rồng rắn lên mây”, “De de ma ma”, “Trồng đậu trồng cà”, “Dệt vải”.

Sưu tầm các TCDG ở địa phương và các dân tộc Việt Nam có mục đích phát triển trí tuệ chơ trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.

Lựa chọn TCDG để tổ chức cho trẻ chơi phải trên cơ sở phân tích khả năng chơi hiện tại và trình độ trí tuệ của trẻ 4 - 5 tuổi. Việc lựa chọn nội dung phải đảm bảo phát triển trí tuệ cho trẻ, chẳng hạn:

Với nội dung củng cố và mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ: trò chơi “đố lá”, “gánh lúa qua cầu”, “tập tầm vông”, “thả đỉa ba ba”, “hỏi tuổi”...

Để luyện tập cho trẻ học đếm, học tính toán chọn trò chơi: “rải ranh”, “búng thun”, “tập tầm vông”...

Rèn luyện kỹ năng chơi, kỹ năng vận dụng những hiểu biết vào điều kiện mới với những trò chơi như cô giáo tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi để trẻ chơi trò chơi: “thả diều”, “hát ống”, “làm bè”...

Cùng với việc lựa chọn trò chơi theo nội dung giáo dục, giáo viên cần chú ý trường hợp cá biệt để lựa chọn trò chơi phù hợp với nhu cầu và đặc điểm nhận thức của trẻ, cô giáo tạo điều kiện cho trẻ tham gia lựa chọn trò chơi.

Điều kiện vận dụng: Sưu tầm và lựa chọn TCDG cho trẻ chơi cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

Sưu tầm TCDG với mục đích phát triển trí tuệ phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.

Lựa chọn nội dung chơi TCDG phù hợp với yêu cầu đặt ra. Trò chơi tạo điều kiện tốt cho trẻ luyện tập phát triển trí tuệ.

Trò chơi phù hợp với khả năng, kinh nghiệm sống và hiểu biết của trẻ. Tính giáo dục trong trò chơi cần được kết hợp với tính hấp dẫn có sự cuốn hút của trò chơi. Chính sự cuốn hút hấp dẫn của trò chơi sẽ kích thích hoạt động trí tuệ của trẻ và giúp chúng giải quyết nhiệm vụ học tập dễ dàng hơn.

Lựa chọn nội dung chơi có hệ thống và nâng dần yêu cầu của trò chơi.

Mục tiêu và ý nghĩa: Định hướng hoạt động của cô và của trẻ trong trò chơi.

Nội dung: Là tổ hợp các biện pháp sư phạm được lựa chọn và phân bố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo trình tự hoạt động của cô và trẻ trong khoảng thời gian nhất định nhằm phát triển trò chơi.

Cách tiến hành: Xác định cơ sở để lập kế hoạch chơi. Sau đó, tiến hành lập kế hoạch tổ chức chơi: xác định mục đích, yêu cầu, lựa chọn nội dung chơi (TCDG) và hình thức, biện pháp tổ chức chơi linh hoạt phù hợp với mục đích yêu cầu, dự tính địa điểm, thời gian chơi và đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu chơi...

Ví dụ: Lập kế hoạch cho trò chơi “Đối lá” 1. Mục đích yêu cầu:

Củng cố kiến thức của trẻ về các loại lá của cây trong môi trường xung quanh. Rèn luyện tính linh hoạt và nhạy bén của thị giác.

Rèn luyện phát triển kỹ năng chơi.

Phát triển các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và óc tưởng tượng của trẻ. Phát triển các giác quan và rèn luỵên kỹ năng đếm.

Phát triển hứng thú chơi và nhu cầu khám phá thế giới xung quanh.

Dạy trẻ biết tìm kiếm và lựa chọn con đường, cách thức để thực hiện nhiệm vụ.

Giáo dục tính linh hoạt và khả năng phối hợp cùng nhau hoạt động. 2. Chuẩn bị:

Xây dựng môi trường chơi cho trẻ: chọn không gian chơi, tận dụng các góc lớp, tổ chức cho trẻ chơi trong lớp và ngoài hành lang, ngoài sân.

Mô hình vườn cây ăn quả với nhiều lá xanh, các lá cây vừa tầm tay với của trẻ. Mỗi trẻ bí mật hái nhiều thứ lá, mỗi thứ chỉ hái một lá.

Hai trẻ chơi. 4.Tiến hành:

Tạo tình huống “Các chú chim đi hái lá về làm tổ”.

Cô cùng trẻ chơi và hướng dẫn cách chơi cho trẻ: cô nắm một loại lá trong tay, chỉ để hở ra một cuống hoặc đuôi lá và cho trẻ đoán cô đã hái thứ là gì để làm tổ cho chim.

Tiếp tục tạo tình huống “Ai là người đoán giỏi nhất” để trẻ chơi.

Mỗi lượt chơi có hai trẻ tham gia, bắt đầu chơi trẻ “Oẳn tù tì” để nhận số chẳn hoặc số lẻ, trẻ số lẻ đếm trước. Trẻ đố trước nắm 1 hoặc 2 lá trong tay, chỉ để cuống hoặc đuôi lá và đố bạn xem đó là thứ lá gì? Nếu đoán đúng là thắng và được đem lá của mình ra đố. Chiếc lá mà bạn đã giải được bỏ riêng ra một chỗ để cuối đợt chơi cộng lại xem bạn thắng là bao nhiêu. Nếu cùng số lá là hoà, nhiều hơn là thắng. Bên nào hết lá trước là có thể đi hái lá thêm và tiếp tục cuộc chơi. Có thể chơi thành 2 cặp, 2 trẻ mang số chẵn (2,4) làm một cặp, hai em khác mang số lẻ (1,3) làm một cặp. Một em phe này đố thì 2 em phe kia lần lượt giải. Một em giải đúng coi như cả phe thắng. Ngược lại, một em thua coi như cả phe thua.

Khi trẻ đã quen với trò chơi, cô cho trẻ tự chơi với nhau, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ cùng tham gia. Cô giáo bao quát lớp, giúp trẻ thực hiện được nhiệm vụ trò chơi đặt ra.

5. Nhận xét đánh giá.

Điều kiện vận dụng: Giáo viên có kỹ năng lập kế hoạch chơi cho trẻ ở

trường mầm non, có chỗ chơi, đủ đồ chơi, vật liệu chơi và thời gian chơi.

Biện pháp thứ ba: Tận dụng nguyên vật liệu địa phương làm đồ dùng đồ chơi phục vụ TCDG của trẻ.

Mục tiêu và ý nghĩa:

Việc giáo viên sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi và dạy trẻ làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ trò chơi của mình giúp cho giáo viên và trẻ trao dồi khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn

đề, phát triển khả năng quan sát, óc sáng tạo và tính tự lực, phát triển sự nhạy cảm của các giác quan, đồng thời giáo dục ý thức tiết kiệm cho cả trẻ và người lớn. Góp phần làm phong phú chủng loại đồ chơi cho trẻ, đáp ứng về đồ chơi của trẻ nhất là những nơi có hoàn cảnh thiếu thốn về đồ chơi. Đồ chơi làm từ nguyên vật liệu sẳn có, dễ kiếm xung quanh tạo cơ hội cho trẻ có những khám phá thú vị về thế giới xung quanh.

Đây là một biện pháp rất cần thiết cho việc tổ chức trò chơi cho trẻ, nhất là tổ chức TCDG cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.

Nội dung:

Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: lá cây, sỏi, hạt cây, ống tre... để làm đồ chơi phù hợp phục vụ TCDG cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.

Cách tiến hành:

Tuyên truyền, vận động phụ huynh và trẻ cùng giáo viên tham gia tìm kiếm nguyên vật liệu có sẳn ở gia đình, ở địa phương cho việc làm đồ chơi. Những phế liệu dễ kiếm thích hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ, tạo điều kiện để cô và trẻ hoạt động tích cực làm ra những đồ chơi phục vụ TCDG.

Ví dụ: Có thể tận dụng các nguyên liệu, vật liệu thiên nhiên như: các loại lá, hoa, quả, hạt, cành, ống tre, cọng rơm, vỏ trai, vỏ ốc, vỏ hến, các viên sỏi, đá...hoặc các phế liệu đã qua sử dụng như: vải vụng, sách báo cũ, lịch... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ các nguyên vật liệu thiên nhiên hoặc phế liệu đã qua sử dụng sẳn có, dễ kiếm ở địa phương, cô tổ chức cho trẻ cùng cô làm đồ chơi phục vụ trò chơi:

Cho trẻ quan sát tiếp xúc và thao tác trực tiếp với nguyên vật liệu để làm đồ chơi, để trẻ nhận biết các đặc điểm tính chất của các nguyên vật liệu đó. Qua đó giúp trẻ có thể lựa chọn các nguyên vật liêụ thích hợp để làm đồ chơi.

Khơi gợi hứng thú, khuyến khích trẻ tự làm đồ chơi bằng cách: trưng bày những mẫu đồ chơi cô giáo tự làm cho trẻ hoặc gợi ý trẻ là đồ chơi sử dụng vào TCDG nào đó.

Ví dụ: Trò chơi “Hát ống” để thực hiện trò chơi, cô gợi ý cho trẻ tìm hai ống, sau đó trẻ dán giấy màu vào hai đầu của ống, sau đó nối hai ống lại bằng một sợi dây dài...

Cô giáo hướng dẫn từng bước giúp trẻ nắm được cách thức tạo ra đồ chơi. Tuỳ thuộc vào thực tế cô có thể cho trẻ làm đồ chơi theo nhóm hoặc cả lớp, theo hướng dẫn của cô giáo hoặc theo sáng kiến của tự bản thân trẻ.

Việc trẻ tự làm đồ chơi vừa có tác dụng làm phong phú nguồn đồ chơi phục vụ cho TCDG vừa có tác dụng củng cố biểu tượng về màu sắc, hình dáng, về môi trường xung quanh...và tạo điều kiện cho trẻ được thực hành luyện tập, được cùng nhau trao đổi bàn bạc tìm ra cách thức giải quyết nhiệm vụ được giao.

Khi trẻ làm xong đồ chơi cô giáo cần hướng dẫn trẻ sử dụng chúng vào các trò chơi. Kết hợp cho trẻ nhận xét đánh giá kết quả sản phẩm qua việc sử dụng đồ chơi trẻ vừa làm.

Điều kiện vận dụng:

Giáo viên có ý thức trong việc sưu tầm, tận dụng các nguyên vật liệu sẳn có trong thiên nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Đồng thời tuyên truyền, huy động phụ huynh cùng tham gia sưu tầm và dạy trẻ tìm kiếm nguyên vật liệu sẳn có trong thiên nhiên làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ trò chơi.

Tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá các đồ vật trong môi trường xung quanh.

Luôn khơi gợi hứng thú và khuyến khích trẻ có sáng kiến, sáng tạo khi làm đồ chơi.

Vai trò của giáo viên không chỉ cung cấp điều kiện cơ sở vật chất mà còn phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ cách chơi, cùng tham gia vào TCDG của trẻ,khuyến khích, động viên giúp trẻ chủ động tìm tòi, giải quyết các vấn đề trong khi chơi. Để làm được điều này trong hoạt động cùng nhau của cô và trẻ, cô giáo phải sử dụng kết hợp hàng loạt các biện pháp khác nhau để giúp

trẻ nắm được phương thức làm đồ chơi, biết vận dụng những điều đã biết để thực hiện nhiệm vụ TCDG đề ra.

Biện pháp thứ tư: Xây dựng môi trường đồ chơi mang tính phát triển.

Mục tiêu và ý nghĩa:

Môi trường đồ chơi mang tính phát triển là nơi mà trong đó trẻ được tự hành động, thử tìm tòi độc lập và thử bắt chước, tập nêu vấn đề, tự tìm kiếm và tìm ra câu giải đáp. Trẻ tiếp thu kinh nghiệm cho mình trên cơ sở trải nghiệm, hoạt động tích cực.

Nội dung:

Việc xây dựng môi trường đồ chơi mang tính phát triển cần đáp ứng một số yêu cầu sau: chọn địa điểm chơi và việc trang bị, sắp xếp, bố trí các đồ dùng, đồ chơi và vật liệu chơi phù hợp và đáp ứng cho việc triển khai và phát triển các TCDG đa dạng của trẻ.

Cách tiến hành:

Chuẩn bị chổ chơi, cung cấp nguyên vật liệu chơi, đồ chơi, đồ dùng cần thiết phục vụ trò chơi. Cô có thể chơi với trẻ hoặc cho trẻ tự sắp xếp đồ chơi, vật liệu chơi vào nơi quy định chơi của lớp và bày biện chúng trong trạng thái mở, vừa tầm với trẻ, kèm theo ký hiệu.

Điều kiện vận dụng:

Có sự đầu tư cơ sở vật chất chơi ở các trường mầm non. Giáo viên biết tìm kiếm, tận dụng những nguyên vật liệu có sẳn của địa phương, tính đến đặc điểm phát triển của trẻ có tác dụng điều hoà quan hệ của trẻ với bạn khi chơi, gợi ý giúp trẻ tự triển khai trò chơi của mình. Xây dựng môi trường đồ chơi có hiệu quả hơn khi được vận dụng với các biện pháp khác: như tạo tình huống, khuyến khích động viên trẻ kịp thời.

Biện pháp thứ năm: Tạo ra những tình huống chơi mang tính có vấn đề, tính tìm kiếm và cuốn hút trẻ vào các tình huống chơi ấy.

Mục tiêu và ý nghĩa:

Tạo điều kiện cho trẻ tìm kiếm những phương thức mới để giải quyết nhiệm vụ nhận thức trong hoàn cảnh và điều kiện mới.

Nội dung: Tạo ra những tình huống mới, đòi hỏi trẻ phải giải quyết nhiệm vụ bằng phương thức mới.

Cách tiến hành: Cô giáo đặt ra cho trẻ những tình huống chơi mang tính có vấn đề, bằng cách đưa ra các tình huống chơi mới khó hơn so với khả năng của trẻ: làm phức tạp dần các nhiệm vụ chơi, nâng cao yêu cầu chơi...cô giáo hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề vừa xuất hiện, giúp trẻ ý thức được vấn đề hay nhiệm vụ nhận thức trong TCDG.

Ví dụ: Trước khi hướng dẫn trò chơi “Hát ống”, cô giáo đưa ra một tình huống là sắp đến ngày lễ tổng kết cuối năm học, nhà trường sẽ tổ chức hội thi “ Giọng hát chim sơn ca” và cho tất cả các bạn tham gia. Để chuẩn bị cho tốt cuộc thi này lớp chúng ta sẽ làm gì nào? (các trẻ sẽ ý kiến). Tạo cho trẻ hứng thú tích cực tham gia vào trò chơi.

Hay sử dụng hình thức câu đố gây hứng thú cho trẻ với trò chơi, như trò chơi “Tập tầm vông” với mục đích dạy trẻ phán đoán số lượng hạt ở trong mỗi tay cô, cô giáo chia số hạt cô có vào mỗi tay, sau đó sử dụng câu đố “tập tầm vông” đố trẻ đoán số hạt trong mỗi tay cô:

Tập tầm vông Tập tầm vó Tay nào có? Tay nào không? Tay nào không? Tay nào có? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện vận dụng:

Giáo viên phải có kỹ năng tạo tình huống chơi mang tính tìm kiếm cho trẻ và trẻ phải có vốn kinh nghiệm hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh.

Giáo viên cần nắm được đặc điểm nhận thức, đặc biệt là đặc điểm tư duy

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 61)