XÂY DỰNG NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 5 TUỔ

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 59)

2.1 Cơ sở xây dựng các biện pháp

Những cơ sở khoa học định hướng cho việc xây dựng các biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi:

Thứ nhất: Dựa vào chiến lược phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ 21. Đây chính là định hướng xã hội quan trọng khi xác định cách thức, con đường giáo dục trẻ thành con người sáng tạo, năng động, linh hoạt và chủ động trong mọi hoàn cảnh khác nhau.

Thứ hai: Dựa vào thuyết hoạt động, trí tuệ được hình thành và phát triển trong hoạt động tương tác giữa chủ thể với môi trường xung quanh và dựa vào thuyết “Vùng phát triển gần”, dạy học không hướng vào trình độ hiện thời mà phải tác động vào vùng phát triển gần trong trí tuệ của trẻ. Người lớn với vai trò là người tổ chức tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, giúp đỡ trẻ những lúc cần thiết tạo cơ hội cho trẻ vươn lên và trên quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”.

Thứ ba: Quan điểm phương pháp luận Macxit về bản chất xã hội của trò chơi. Trò chơi được truyền thụ cơ bản bằng con đường giáo dục. Nhà giáo dục là người tổ chức, giúp đỡ và tạo điều kiện cho trẻ chơi.

Thứ tư: Dựa vào mục tiêu của GDMN đề ra, đó là hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, trong đó hướng tới chăm sóc, giáo dục trẻ trở thành những người “Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và suy luận...) cần thiết để vào trường phổ thông”.

Thứ năm: Trí tuệ con người có nội dung xã hội - lịch sử, môi trường xã hội là nguồn gốc của sự phát triển, sự phát triển trí tuệ của trẻ em bao giờ cũng chịu sự chế ước của xã hội.

thể trong hoạt động cùng nhau của cô và trẻ nhằm hình thành và phát triển trí tuệ cho trẻ trong khi chơi. Biện pháp thuộc phạm trù hành động cụ thể, mang tính hệ thống, đồng bộ và là một quá trình tương tác giữa trẻ và giáo viên trong TCDG.

Thứ bảy: Coi trẻ là một thực thể đang phát triển, chủ thể của những năng lực riêng, có khả năng tư duy tích cực, trẻ là một chủ thể tích cực trong trò chơi.

Thứ tám: Đi từ kết quả nghiên cứu lí luận và điều tra thực trạng đó chính là cơ sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp giáo dục trẻ trong TCDG.

Như vậy, phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt động vui chơi nói chung và trong TCDG nói riêng là góp phần giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ vào học ở trường phổ thông. Để thực hiện nhiệm vụ này, trong quá trình giáo dục người lớn với vai trò là người tổ chức cho trẻ chơi, là điểm tựa giúp trẻ chủ động lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội. Người lớn cần lựa chọn phương pháp, biện pháp tác động vào vùng phát triển gần nhất trong trí tụê của trẻ nhằm thực hiện mục đích giáo dục của mình.

Trên đây là những cơ sở khoa học định hướng quan trọng khi xác định cách thức, con đường giáo dục trí tuệ trong TCDG cho trẻ mẫu giáo hiện nay ở trường mầm non.

2.2 Xây dựng một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp tổ chức TCDG nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi (Trang 59)