1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn đại học sư phạm hà nội Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tỉnh Sơn La

120 521 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Được sự ủng hộ, quan tâm của một số tập thể, cá nhân điển hình với tâmhuyết và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục mầm non của tỉnh nhà đã xâydựng một số trường mầm non ngoài công lập có

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) đội ngũ giáo viên(ĐNGV) đóng vai trò đặc biệt quan trọng Điều này được khẳng định rất rõtrong Điều 14, Luật giáo dục: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảmbảo chất lượng giáo dục” [tr13] Chất lượng ĐNGV phản ánh trực tiếp chấtlượng của giáo dục Có thể nói rằng đội ngũ nhà giáo là lực lượng quyết địnhđến sự thành công của ngành giáo dục, do đó, chiến lược phát triển GD 2001 -

2010 của Bộ GD&ĐT đã chú trọng: “Phát triển đội ngũ nhà giáo một trongnhững nhiệm vụ hết sức cấp thiết của ngành giáo dục - đào tạo nói chung vàcủa từng cấp học, bậc học nói riêng Trong đó ĐNGV mầm non có vị trí đặcbiệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân; ĐNGV mầm non có nhiệm

vụ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 - 72 tháng tuổi, tạotiền đề vững chắc cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Mặtkhác, việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non (GDMN) là trách nhiệmchung của các cấp chính quyền, của toàn dân và xã hội Lứa tuổi mầm non có

vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi conngười Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vậnđộng, tâm lý xã hội đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giaiđoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực pháttriển trí tuệ trong tương lai Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặcbiệt của não bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời, những nghiên cứu vềảnh hưởng và ích lợi của các dịch vụ GDMN có chất lượng đã khiến cácChính phủ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam ngàycàng quan tâm phát triển GDMN

Không có mô hình chung cho GDMN ở tất cả các nước Tuy nhiên, vaitrò của giáo dục ngày càng được coi trọng đối với mọi quốc gia Đến nay có 160nước và các tổ chức quốc tế đã cam kết coi GDMN là một mục tiêu quan trọngcủa giáo dục cho mọi người Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng

Trang 2

của cuộc đời'' và thực hiện chính sách: trường mầm non là trường tự nguyện dochính quyền địa phương quản lý, trẻ 5 tuổi có thể theo học không mất tiền, 3tiếng/ngày Ở New Zealand, Chính phủ hỗ trợ cho các loại trường GDMN dựatrên kết quả hoạt động mà các cơ sở đú đó đạt được Điều kiện được nhận hỗ trợ

là cơ sở GDMN phải đáp ứng được các Chuẩn do Bộ Giáo dục đưa ra Chínhphủ hỗ trợ 50% chi phí hoạt động của các cơ sở GDMN không phân biệt cơ sởcông lập hay ngoài công lập Phần còn lại do cha mẹ đóng góp Các gia đình khókhăn về thu nhập hoặc có con ở tuổi mầm non bị khuyết tật có thể làm đơn xinmiễn đóng góp Luật hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận GDMN

là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản Luật Giáo dục của Thái Lannhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với GDMNnhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Giáo dục mầm non có vị trí là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dụcquốc dân Đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015'' đã thể hiện quanđiểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục mầm non thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa; Đề án cú cỏc mục tiêu cụ thể sau đây: Xây dựng độingũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non đủ về số lượng, được đàotạo để có 80% giáo viên đạt chuẩn tạo năm 2010 và 100% năm 2015; Củng

cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp, bảo đảm nhu cầu gửi trẻ tại các nhà trẻ,nhóm trẻ từ 15% năm 2005 lên 20% năm 2010 và 30% năm 2015; Tăng tỷ lệtrẻ đến trường, lớp mẫu giáo lên 75% năm 2015; Nâng tỷ lệ các cơ sở giáodục mầm non đạt chuẩn quốc gia từ 9% năm 2005 lên 20% vào năm 2015

Xác định được vai trò của Giáo dục mầm non trong chiến lược pháttriển nguồn nhân lực, phát triển con người, sau hơn hai mươi năm đổi mới vànăm năm thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010”, giáo dụcmầm non đó cú bước phát triển đáng kể về quy mô, loại hình, lớp học vượtđịnh mức chỉ tiêu chiến lược đã đề ra; tăng cường các hoạt động phổ biếnkiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho gia đình Đội ngũ giáo viên được đào tạobài bản và từng bước nâng cao về chất lượng, trình độ đào tạo Chất lượng

Trang 3

chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non ngày càng tốt hơn;góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.

1.2.Tuy nhiên mức độ phát triển nói trên của GDMN vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầu nuôi dạy trẻ và và những đòi hỏi mới của sự nghiệp phát triểncủa đất nước Những yếu kém về quy mô, mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáoviên, cán bộ quản lý, cơ chế chính sách xã hội

Thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển xã hội ở các cấp học vàcác loại hình giáo dục theo Quyết định số 20/2005/QĐ.BGD-ĐT của Bộ GD-

ĐT ngày 24 tháng 6 năm 2005 phê duyệt đề án quy hoạch phát triển xã hộihoá giáo dục giai đoạn 2005 -2010: Khuyến khích thành lập các cơ sở giáodục mầm non dân lập, ngoài công lập ở thành phố Tiến đến đưa 70% -80%

tỷ lệ trẻ mầm non học ở các cơ sở bán công lập Trong bối cảnh trường cônglập không không đủ để đáp ứng chỗ học cho trẻ, nhà nước khuyến khích pháttriển xã hội hoá giáo dục mầm non

Sơn La là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn.Chỉ số HDI đứng thứ57/63 tỉnh thành trong cả nước Một trong những nguyên nhân đó là chất lượnggiáo dục thấp Đặc biệt GDMN ở Sơn La phát triển rất chậm Nhằm nâng caokhả năng đáp ứng nhu cầu nuôi dạy trẻ trên cơ sở đa dạng hoỏ cỏc loại hìnhgiáo dục mầm non, phát triển thêm loại hình trường lớp ngoài công lập ở thànhphố, thị xó, vựng kinh tế phát triển Để giảm tải học sinh đối với hệ thống cáctrường mầm non công lập, đáp ứng được nhu cầu của xã hội ngày càng pháttriển Được sự ủng hộ, quan tâm của một số tập thể, cá nhân điển hình với tâmhuyết và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục mầm non của tỉnh nhà đã xâydựng một số trường mầm non ngoài công lập có chất lượng hoạt động theo quyđịnh của Bộ GD& ĐT Mặt khác, các trường ngoài công lập có thế mạnh làđược quyền tuyển chọn đội ngũ giáo viên và học sinh theo nhu cầu Do đó cóviệc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạođức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, đồng thời nắm bắt những thuận lợikhó khăn của đơn vị để tìm ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học có

Trang 4

hiệu quả Đú luụn là một vấn đề cần thiết và được nhiều người trong xã hộiquan tâm đặc biệt là những người làm công tác quản lý giáo dục mầm nontrong đơn vị cũng như các cấp quản lý khác trong tỉnh

Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý của trường mầm non nói chung,

hệ thống các trường mầm non ngoài công lập nói riêng nhằm phát huy thếmạnh của trường ngoài công lập và thu hút của các lực lượng xã hội, đáp ứngnhu cầu đòi hỏi càng cao của phụ huynh học sinh Do vậy chất lượng đội ngũphải thực sự được xem là then chốt

Đã có nhiều tác giả có nhiều đề tài nghiên cứu ĐNGV, phần nào cóđóng góp đáng kể vào lĩnh vực phát triển ĐNGV nói chung nhưng chỉ tậptrung vào khối trường chuyên nghiệp, phổ thông Một số đề tài khỏc cú đề cậpđến GDMN nghiên cứu về phát triển ĐNGV mầm non ở cỏc xó đặc biệt khókhăn của tỉnh Sơn La Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu về phát triểnĐNGV mầm non ngoài công lập tại tỉnh Sơn La Xuất phát từ những lý do cơbản trên, từ thực tiễn quản lý trường mầm non ngoài công lập tỉnh Sơn La và

sự tâm huyết tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp phát triển đội

ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tỉnh Sơn La”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn biện pháp phát triển đội ngũGVMN các trường mầm non ngoài công lập tỉnh Sơn La, đề xuất một số biệnpháp phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầmnon ngoài công lập tỉnh Sơn La

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoàicông lập ở tỉnh Sơn La

3.2 Khách thể nghiên cứu

- Công tác quản lí phát triển đội ngũ giáo viên mầm non của các trườngmầm non ngoài công lập

Trang 5

4 Giả thuyết khoa học

Nếu các biện pháp đề xuất phù hợp, khắc phục được những bất cậpcủa thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non ở các trường mầm non ngoài cônglập thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non ngoàicông lập ở tỉnh Sơn La

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầmnon nói chung và giáo viên mầm non ngoài công lập nói riêng

5.2 Đánh giá thực trạng biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của các trườngmầm non ngoài công lập ở tỉnh Sơn La

5.3 Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầmnon ngoài công lập ở tỉnh Sơn La và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khảthi của các biện pháp đã đề xuất

6 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn lĩnh vực khoa học: Phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiêncứu một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoàicông lập ở tỉnh Sơn La

- Địa điểm nghiên cứu: Các trường mầm non ngoài công lập trên địabàn tỉnh Sơn La

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhúm các phương pháp nghiên cứu lí luận:

- Nghiên cứu Luật giáo dục, các văn kiện của Đảng và Nhà nước vềđịnh hướng phát triển đa dạng hoỏ cỏc loại hình giáo dục và công tác xã hộihoá giáo dục

- Nghiờn cứu các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Sơn

La, Sở GD & ĐT Sơn La, phòng GD và ĐT các huyện thị

- Nghiên cứu tài liệu giáo dục mầm non, tài liệu quản lý, báo cáo khoahọc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

7.2 Nhúm cỏc phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Trang 6

7.2.1 Phương pháp chuyên gia.

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Anket)7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

7.3.Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ:

Phương pháp thống kê toán học

Trang 7

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đương thời Người rất quan tâm đến chấtlượng giáo dục, đặc biệt là đội ngũ thầy, cô giáo Người đã chỉ rõ: “Vấn đề thenchốt, quyết định chất lượng giáo dục là phải phát triển được đội ngũ đông đảonhững người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu,chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nângcao tay nghề để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo” Người luônđánh giá cao vai trò của cô giáo, thầy giáo trong xã hội mới, coi họ là lớp người

vẻ vang của đất nước Vì nếu không có cô giáo, thầy giáo hết lòng dạy dỗ con

em nhân dân lao động ngày hôm nay thì không thể xây dựng được một xã hộitốt đẹp trong tương lai, như mọi người mong muốn [25, 183]

Trong toàn bộ di sản tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn

đề cơ bản nhất, nổi bật nhất là vấn đề phát triển và hoàn thiện con ngườithông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục Đối với Người, nhân tố conngười với những tinh hoa, những hiểu biết, năng lực và đạo đức là yếu tố thenchốt, có tính quyết định đối với thành công của cách mạng, tiến bộ của xã hội,tiền đồ của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân Người từng nói: “Muốn xâydựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”

mà đội ngũ giáo viên đóng vai trò then chốt

Ngoài ra, trong những năm gần đây có nhiều đề tài nghiên cứu vềchuyên ngành Quản lý giáo dục, trong đó có những đề tài nghiên cứu về độingũ giáo viên: Năm 2003 Tác giả Nguyễn Thị Phương Hạnh nghiên cứu đề

Trang 8

tài “ Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trườngCĐSP Sơn La trong giai đoạn mới” Năm 2006, tác giả Trần Quốc Bìnhcũngnghiên cứu đề tài “Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểuhọc tỉnh Sơn La đến năm 2015” Năm 2006 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vânnghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ởcỏc xó đặc biệt khó khăn tỉnh Sơn La”.

Có thể thấy, ở nhiều cơ sở giáo dục trong địa bàn tỉnh đó có những tác giảcủa các luận văn thạc sỹ chuyên ngành QLGD đề cập đến công tác phát triển đội

ngũ giáo viên trong các trường phổ thông, trường cao đẳng, đại học, trung học

chuyên nghiệp Song các đề tài khoa học của các tác giả nói trên đều mang tínhđặc thù ở từng địa phương, từng bậc học cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu pháttriển của sự nghiệp giáo dục Riêng ở tỉnh Sơn La cho đến nay theo những tàiliệu mà tác giả bao quát được vẫn chưa có tác giả nào đề cập đến công tác pháttriển đội ngũ GVMN ngoài công lập một cách đầy đủ và có hệ thống

Các cấp quản lý giáo dục tỉnh Sơn La đã thấm nhuần Nghị quyết Trungương 3 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về tiếp tục đổimới công tác cán bộ, Nghị quyết Trung ương 6 khóa IX, Nghị quyết 11 của

Bộ Chính trị khóa IX, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Sơn La, kế hoạch số79-KH/TU ngày 11-8-2004 của tỉnh uỷ Sơn La thực hiện chỉ thị 40-CT/TWcủa Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.Tuy nhiên, việc tìm hiểu, phân tíchđánh giá và xây dựng các biện pháp cho việc phát triển đội ngũ giáo viênchưa được nghiên cứu với tư cách như một đề tài khoa học Các đánh giá chủyếu dựa trên thực tiễn và kinh nghiệm, chưa được xây dựng hoàn chỉnh trên

cơ sở lý luận khoa học nên hiệu quả chưa cao Do vậy, trong luận văn này tácgiả mong muốn sẽ đưa ra một số giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hìnhcủa tỉnh Sơn La trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ngoỡacông lập trước yêu cầu và nhiệm vụ mới

Trang 9

Nhìn chung những đề tài trên phần nào có đóng góp đáng kể vào lĩnhvực phát triển ĐNGV nói chung, trong đó có ĐNGV mầm non Tuy nhiên,chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu sâu về lĩnh vực phát triển đội ngũGVMN ngoài công lập tỉnh Sơn La.

“Quản lý” là từ Hán Việt được ghép giữa từ “quản” và từ “lý” “quản”

là sự trông coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định “lý” là sự sửa sang, sắp xếp, làm cho nó phát triển Như vậy, “quản lý” là trông coi, chăm

sóc, sửa sang làm cho nó ổn định và phát triển

Trong lịch sử nhân loại có nhiều danh nhân nổi tiếng đã đề cập đến vấn đềquản lý, chức năng quản lý, đặc trưng của quản lý ở từng góc độ khác nhau.C.Mỏc cũng đã nói đến tới sự cần thiết của quản lý, coi quản lý là một

đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội Ông viết: "Bất

cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng" [8 ; 29-30].

Hoạt động của con người ngày càng đa dạng, phức tạp nên quản lý cũng

đa dạng, phức tạp và phong phú Chính sự đa dạng, phức tạp và phong phú đócho nên có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý Dưới đây là một

số quan niệm chủ yếu

Trang 10

Quan niệm của các tác giả nước ngoài về quản lý.

Theo Afanaxev: “Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh ta, sao cho hành vi, công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng những yêu cầu của xã hội, tập thể, để những cái đó có lợi cho cả tập thể và cá nhân, thúc đẩy sự tiến bộ của cả xã hội lẫn cỏ nhõn” [1 ; 27].

Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich cho rằng: “Quản lý

là hoạt động đảm bảo sự phối hợp giữa nỗ lực các cá nhân nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý trong điều kiện chi phí thời gian, công sức, tài lực, vật lực ít nhất đạt được kết quả cao nhất” [17 ; 33].

Frederch Wiliam Taylor (Mỹ), Henry Fayol (Pháp), Max Webber

(Đức) khẳng định: Quản lý là khoa học đồng thời là một nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Quan niệm của các tác giả trong nước về quản lý

Theo tác giả Nguyễn Bá Dương: “Hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý qua con đường tổ chức, là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội” [22; 55]

Các khái niệm trên đây, tuy khác nhau về cách diễn đạt, song chỳng cúchung những nét đặc trưng cơ bản chủ yếu sau đây:

Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm

xã hội.

Hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng đích.

Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Trong các khái niệm trên, tác giả nhận thấy khái niệm quản lý củaNguyễn Ngọc Quang ngắn gọn, rõ ràng và đầy đủ nhất Khái niệm này địnhhướng hoạt động quản lý tới hành động cụ thể của chủ thể quản lý tới đốitượng quản lý

Trang 11

Hoạt động quản lý có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Mô hình về quản lý

Như vậy, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng củachủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng một hệ thống luật lệ, các chínhsách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môitrường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng

* Chức năng của quản lý

Quản lý thực hiện 4 nhóm chức năng: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra

Chức năng thứ nhất: Kế hoạch hóa là khởi điểm của một quá trình quản

lý Kế hoạch hóa là quá trình vạch ra các mục tiêu và quy định phương thứcđạt được mục tiêu

Chức năng thứ hai: Tổ chức là một quá trình phân công và phối hợp các

nhiệm vụ, sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thựchiện tốt các mục tiêu đã được vạch ra

Để thực hiện vấn đề phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực, chức năng tổchức thực hiện những nội dung sau:

Xác định cấu trúc của tổ chức

Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực (gồm quy hoạch đội ngũ, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, thẩm định, thuyên chuyển, đề bạt, sa thải )

Xác định cơ chế hoạt động, các mối quan hệ của tổ chức

Tổ chức lao động một cách khoa học của người quản lý

Chủ thể Quản lý

Công cụ quản lý

Phương pháp Quản lý

Khách thể Quản lý

Mục tiêu Quản lý

Môi trường quản lý

Trang 12

Lê nin - người thầy của cách mạng vô sản đã từng nói: "Hãy cho tác giả một tổ chức những người cách mạng, tác giả sẽ đảo lộn cả nước Nga" Câu nói

bất hủ đó của Người chúng ta đã hiểu rõ tổ chức và vai trò tổ chức trong bất

kỳ một hệ thống chính trị nào

Chức năng thứ ba: Chỉ đạo là phương thức tác động của chủ thể quản lý

tới đối tượng quản lý nhằm điều khiển tổ chức vận hành theo đúng kế hoạch

để đạt được mục đích, mục tiêu đề ra

Chức năng thứ tư: Hoạt động kiểm tra bao gồm việc kiểm tra, giám sát,

theo dõi, phát hiện, xử lý tình huống và kết quả hoạt động kiểm tra cũng làmột quá trình tự điều khiển

Các chức năng này liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chu trìnhquản lý Ngoài 4 chức năng cơ bản nêu trên, trong quá trình quản lý cũn cúthờm 2 vấn đề quan trọng là: thông tin quản lý và quyết định quản lý

Thông tin quản lý: là dữ liệu về việc thực hiện các nhiệm vụ đã được xử lý

giúp cho người quản lý hiểu được về đối tượng quản lý mà họ đang quan tâm đểphục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản lý cần thiết trong quá trình quản lý Do

đó thông tin quản lý không những là tiền đề của quản lý mà còn là huyết mạch quantrọng để duy trì, nuôi dưỡng quá trình quản lý Thông tin quản lý là cơ sở để ngườiquản lý đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời và có hiệu quả

Quyết định quản lý là sản phẩm của người quản lý trong quá trình thực

hiện các chức năng quản lý

Các chức năng quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Mô hình các chức năng của quản lý

Thông tin quản

lý Quyết định quản

Kiểm tra

Kế hoạch hóa

Tổ chức

Chỉ đạo

Trang 13

1.2.2.1 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội Đây là mộthoạt động chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinhnghiệm lịch sử - xã hội qua các thế hệ, đồng thời là một động lực thúc đầy sựphái triển xã hội Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải được

tổ chức thành các cơ sở, tạo nên một hệ thống thống nhất Quản lý giáo dụcđược xem như là một hoạt động chuyên biệt để quản lý các cơ sở giáo dục

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục

Theo Nguyễn Ngọc Quang [37]: Quản lý giáo dục là hệ thống những tácđộng có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật và chủ thể quản lý (Hệ giáodục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục củaĐảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, màtiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tớimục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất

Theo Phạm Minh Hạc [23] Quản lý nhà trường (quản lý giáo dục nóichung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệmcủa mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mụctiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh

Khái niệm quản lý giáo dục tuy đã được các nhà khoa học trong và ngoàinước định nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng chúng đều phản ánhnhững nét đặc thù, nét bản chất chung nhất của hoạt động quản lý giáo dục,

- Quản lý giáo dục với mục tiêu là đào tạo, rèn luyện nhân cách của thế

hệ trẻ - người công dân mẫu mực, phải bám sát mục tiêu, nguyên lý, phươngchâm giáo dục của Đảng

Trang 14

Theo nghĩa đó, quản lý giáo dục là tập hợp các tác động có mục đích,

có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau trong hệthống lờn cỏc đối tượng quản lý trực thuộc, thông qua việc thực hiện các chứcnăng quản lý và việc sử dụng hợp lý các tiềm năng, cơ hội nhằm làm cho hệthống giáo dục vận hành, đảm bảo được các tính chất và nguyên lý của nềngiáo dục Việt Nam, đạt được mục tiêu giáo dục

1.1.2.2 Quản lý nhà trường

1.1.2.1 Quản lý nhà trường

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính Nhà nước - xã hội,

là nơi trực tiếp làm công tác GD-ĐT thế hệ trẻ Theo Phạm Minh Hạc: Quản

lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD-ĐT, đối với thế hệ trẻ

và với từng học sinh.[16,23]

Các nhà trường hoạt động theo Luật Giáo dục và Điều lệ nhà trường do

Bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành

Như vậy, quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động bên trong nhàtrường và phối hợp quản lý giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục xã hội,trong đó cốt lõi là quản lý quá trình dạy học và giáo dục Quản lý nhà trường vừamang tính Nhà nước vừa mang tính xã hội Cho nên quản lý nhà trường phải biếtphối hợp với các lực lượng xã hội để cùng thực hiện mục tiêu GD-ĐT

Để hoạt động quản lý nhà trường đạt được mục tiêu và mang lại hiệuquả cao, nhân tố quan trọng hàng đầu chính là đội ngũ CBQL nhà trường.Quá trình quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạmcủa thầy giáo, quản lý hoạt động học tập - tự học tập của học trò và quản lýCSVC- thiết bị phục vụ dạy và học Trong đó người CBQL phải trực tiếp và

ưu tiên dành nhiều thời gian để quản lý hoạt động của lực lượng trực tiếp đàotạo Tất cả các hoạt động quản lý khác đều nhằm mục đích nâng cao chấtlượng hoạt động dạy và học

Trang 15

1.2.2 Quản lý giáo dục mầm non và quản lý trường mầm non ngoài công lập

1.2.2.1 Quản lý giáo dục mầm non

Xu thế và chính sách phát triển giáo dục mầm non các nước trên thế giớiTrong bối cảnh ngày nay, vai trò của giáo dục ngày càng được coitrọng đối với mọi quốc gia Tháng 4 năm 2000 tại diễn đàn thế giới tổ chức ởDakar, Senegal, đại biểu của 160 nước và các tổ chức quốc tế có liên quan đótỏi khẳng định cam kết, coi GDMN là một trong các mục tiêu quan trọng củagiáo dục cho mọi người, điều đó được thể hiện trong “Khuụn khổ hành độngDakar về giáo dục cho mọi người”

Tháng 5 năm 2001, các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh

tế (OECD) đã tổ chức Hội thảo quan trọng với tiêu đề “Sự khởi đầu cho mộtnền GDMN vững mạnh” Theo tuyên ngôn này, các nước OECD đều thựchiện việc xây dựng chiến lược và chính sách trong GDMN Chiến lược sẽ gắnchặt với điều kiện cụ thể của mỗi nước

Cũng từ năm 2001, với sự phối hợp của tổ chức OECD, UNESCO đãtiến hành dự án nghiên cứu, tổng kết chính sách GDMN của các nước Dướiđây là tóm tắt chính sách phát triển giáo dục mầm non của một số nước, khuvực theo kết quả của dự án UNESCO

- Củng cố chăm sóc - giáo dục mầm non của Chính phủ Thuỵ Điển:

Từ năm 1980, chính phủ Thuỵ Điển ưu tiên các vấn đề liên quan tới trẻnhỏ Chăm sóc, giáo dục mầm non được nhà nước hỗ trợ hoàn toàn, dưới sựquản lý của Bộ Giáo dục và Khoa học Chỉ đến những năm 90, kiểu trườngmầm non ngoài công lập mới được hình thành, nhưng học phí không được thucao Theo qui định, học phí của cha mẹ phải trả không quá 3% tổng thu nhậpcủa cha mẹ trẻ Những qui định của Uỷ ban mới về GDMN là: Trường mầmnon là trường tự nguyện, trẻ 5 tuổi có thể theo học không mất tiền, thời gianhọc 3 tiếng một ngày Trường mầm non do chính quyền địa phương quản lý

Trang 16

- Chính sách chăm sóc - giáo dục mầm non của các nước Indonexia, Thái Lan, Philipin.

Luật hệ thống giáo dục quốc gia Indonexia đã công nhận GDMN là giaiđoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản Luật Giáo dục của Thái Lan nhấnmạnh: Gia đình và chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với GDMNnhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em Chính phủ Philipinkhuyến khích các chương trình chăm sóc và phát triển trẻ thông qua việcthành lập mối liên hệ giữa cơ quan chính phủ và địa phương như Sở Giáo dục,

Sở Y tế và Sở Phúc lợi xã hội Các nước này, GDMN đều được tổ chức cả ở

hệ chính qui và không chính qui, đa dạng các cơ sở dịch vụ Các cơ sở nàyđược sự quản lý, hỗ trợ từ các Bộ: Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Bộ Phúc lợi xã hội Túm lại, chính sách phát triển GDMN ở một số nước phát triển và đangphát triển cho thấy có những quan điểm chỉ đạo phát triển GDMN chung là: Nhànước đầu tư cho GDMN, cụ thể là đầu tư trên đầu trẻ trong các trường mầm non,không phân biệt loại hình Song đầu tư của nhà nước, kết hợp các nguồn khác(từ tổ chức phi chính phủ) tập trung cho vựng nghốo, vựng khó khăn để rút ngắnkhoảng cách giàu nghèo, đảm bảo sự công bằng cho mọi trẻ em

Những quan điểm phát triển GDMN xu thế của các nước trên thế giới tạo

ra một môi trường vừa thuận lợi, vừa đòi hỏi GDMN nước ta phải có nhữngbước phát triển mang tính đặc thù

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục mầm non ởđây trước hết là chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dụcmầm non: Phát triển giáo dục mầm non là chính sách nhất quán của Đảng vàNhà nước ta từ trước đến nay Mấy chục năm qua chính sách này vẫn là sợichỉ đỏ xuyên suốt thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng và được thể chếhoá trong các văn bản của Nhà nước, đặc biệt là trong vòng hơn một thập niêntrở lại đây

Định hướng phát triển GDMN đến 2010 của nước ta được xác định tạivăn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII và Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành

Trang 17

Trung ương Đảng khoá VIII Thực hiện đường lối đó, Quốc hội, Chính phủ đã

ra nhiều văn bản quan trọng để thực hiện

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Luật Giáo dục 2005 quiđịnh quyền được hưởng thụ một nền giáo dục cơ sở từ GDMN để phát triểntoàn diện nhân cách và chuẩn bị vào lớp một thông qua nội dung, phươngpháp giáo dục phù hợp với trẻ và những điều kiện cần thiết để đảm bảo chấtlượng nuôi dạy trẻ em

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục, đàotạo giai đoạn 2001-2010 với các mục tiêu phát triển GDMN: “Nõng cao chấtlượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện

về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; mở rộng hệ thống nhà trẻ và trườngmẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt vùng nông thôn và những vựngkhú khăn.” [10 23]

Đặc biệt, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) phát triển là điều kiện tiênquyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để xã hội phát triển,tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ngày 15/6/2004 Ban Bí thư Trungương Đảng có Chỉ thị số 40-CT/TW về xây dựng, nâng cao chất lượng độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (01) Chỉ thị nêu rõ: Tăng cường xâydựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàndiện là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lượclâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010

và chấn hưng đất nước Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáodục được chuẩn hoá, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chútrọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghềcủa nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệuquả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đápứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước

Trang 18

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/2006/QĐ-TTgngày 23/6/2006 về việc phê duyệt Đề án “Phỏt triển giáo dục mầm non giaiđoạn 2006-2015”, trong đó có nhiệm vụ “xõy dựng, nâng cao chất lượng độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non” để đáp ứng mục tiêu “Đàotạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phấn đấu để

có 80% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo năm 2010 và 100% năm 2015,trong đó có 8% đạt trình độ trên chuẩn năm 2010 và 15% năm 2015”

Tuy nhiên, đến nay việc mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường mẫu giáotrên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn theoChiến lược Phát triển giáo dục, chưa có đủ nguồn lực để thực hiện, phần lớn trẻ

em dưới 3 tuổi chưa được đến trường mầm non; đội ngũ cán bộ giáo viên mầmnon đang thiếu và yếu đặt ra cho GDMN những thách thức lớn trong thời giantới cần phải giải quyết

Vị trí của giáo dục mầm non được qui định trong điều 4 Luật Giáo dụcnăm 2005: “Cỏc cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dânbao gồm: Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giỏo” và là bậc học đầu tiêncủa hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục mầm non là sự thể hiện sinh độngnguyên tắc: Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm Với cách làm sáng tạo,phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội và quan điểm của Đảng và Nhà nước, tớinay GDMN đã tạo được niềm tin trong nhân dân và đã đóng góp không nhỏvào sự nghiệp giáo dục chung Vì thế, vị trí của GDMN ngày càng đượckhẳng định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục cơ bản và phát triển chiếnlược con người lâu dài

Vai trò của Giáo dục mầm non và ý nghĩa giáo dục của nó là: Tổ chứctốt công tác chăm sóc giáo dục và phát triển trẻ em ở lứa tuổi này sẽ góp phầnđảm bảo phát triển nguồn lực con người, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vănhoá, xã hội Can thiệp trẻ đúng lúc về mặt giáo dục là góp phần làm giảm tỷ lệhọc sinh lưu ban, bỏ học ở bậc Tiểu học, giữ vững chất lượng giáo dục phổcập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập bậc Trung học cơ sở (THCS) Có thể

Trang 19

nói, sự phát triển giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non hôm nay chính là chuẩn

bị cho thế hệ trẻ đảm bảo sự phát triển xã hội trong tương lai

Theo nhà giáo dục học Xô Viết Makarenco A.X đã từng nhận xét:

“Những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ đã được hình thành từ trước tuổilên 5 Những điều kiện dạy cho trẻ trong thời kỳ đó chiếm chiếm tới 90% tiếntrình giáo dục trẻ Về sau việc giáo dục và đào tạo con người vẫn tiếp tục.Nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả, những nụ hoa thỡ đó vun trồng trong 5năm đầu tiờn”

Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ

em vào học lớp 1

Hiện nay, GDMN có hệ thống Nhà trẻ, trường Mẫu giáo, trường MNtrên quy mô toàn quốc, giáo dục MN là sự thể hiện sinh động nguyên tắc: Nhànước, xã hội và nhân dân cùng làm Cho tới nay, GDMN đã tồn tại với đủ cácloại quy mô trường, lớp, nhóm với các loại hình công lập, bỏn công, dân lập

và ngoài công lập Với cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc điểm kinh tế xãhội và thế mạnh của từng vùng, miền, được sự quan tâm của đảng và chínhquyền các cấp, GDMN đã thực sự tạo được niềm tin trong nhân dân và đónggóp không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục chung Vì thế, vị trí của GDMN ngàycàng được khẳng định trong toàn bộ sự nghiệp GD&ĐT con người

Nhiệm vụ của giáo dục mầm non được thể hiện trong Luật giáo dục

2005 có ghi: Giáo dục mầm non có nhiệm vụ thực hiện việc nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi nhằm mục tiêu giúp trẻ pháttriển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ nhằm hình thành những yếu tốđầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào lớp mộtcũng như đặt nền móng cho quá trình học tập suốt đời

Tổ chức Liên hiệp quốc đã khẳng định: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngàymai” Thông điệp này đã nhắc nhở chúng ta thấm nhuần quan điểm đầu tư chogiáo dục là đầu tư cho phát triển Cùng quan điểm trờn, Bỏc Hồ đã chỉ rõ:

Trang 20

“Vỡ lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồngngười” Như vậy giáo dục mầm non có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đạtđược mục tiêu cơ bản và phát triển chiến lược con người lâu dài của đất nước Quá trình quản lý chỉ đạo của ngành cũng chính là quá trình thực hiệnthống nhất và có hiệu quả các nhiệm vụ nêu trên.

Giáo dục MN đòi hỏi GV, CBQL trường MN phải là người am hiểu sâusắc về khoa học nuôi, dạy trẻ và đặc biệt phải hết sức yêu nghề, mến trẻ Thứ hai, GDMN là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,nhưng cho đến nay nó vần chưa mang tính chất bắt buộc đối với mọi trẻ em.Nhiều trẻ em trong độ tuổi vẫn chưa đến trường Nhiều loại hình chăm sócgiáo dục trẻ em cùng song song tồn tại Hơn nữa, sự tồn tại và phát triển củangành chủ yếu dựa vào sự đóng góp và hỗ trợ của cộng đồng Vì thế, công tácquản lý GDMN là phải làm sao để mọi người trong xã hội hiểu rõ trách nhiệmcủa mình là phải quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ Do đó, ngườiCBQL GDMN phải là người năng động, linh hoạt để tuyên truyền, cuốn hútmọi lực lượng xã hội tham gia vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ

Thứ ba, đội ngũ CBQL, GV của bậc học MN hầu hết là nữ Đó là một nétriêng biệt khác hẳn với các ngành học, bậc học khác Thực tế các trường MNcho thấy việc quản lý một tập thể toàn nữ rất khó khăn, phức tạp Bởi vì phụ

nữ có những điểm khác biệt với nam giới Phụ nữ thường cẩn thận, tỉ mỉ,thích nhẹ nhàng tình cảm, dễ xúc động nhưng cũng hay đố kỵ, tự ti Do đó,tuy nữ giới có nhiều mặt tốt, song cũng cũn cú những mặt hạn chế Điều đóđòi hỏi người CBQL phải hết sức khéo léo, tế nhị, am hiểu tâm lý phụ nữnhưng phải quyết đoán để có những quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm pháthuy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu còn tồn tại trong tập thể nữ.Quản lý GDMN là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của các cấp quản lý đến các cơ sở GDMN nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục

Trang 21

Nhà trường là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục được tổ chức theo cácloại hình công lập, bỏn cụng, dân lập, ngoài công lập Trường MN là đơn vị

cơ sở của bậc học MN và cũng được tổ chức theo các loại hình như các bậchọc khác Thực chất, quản lý GDMN là quản lý hệ thống nhà trường MN,quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em trong các trường MN

1.1.2.3 Quản lý nhà trường mầm non ngoài công lập

Trường mầm non ngoài công lập: Theo Quyết định số

39/2001/QĐ-BGD&ĐTvề việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường ngoài công

lập quy định: Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo bỏn công, dân lập,

tư thục là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghềnghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền cho phép Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảmkinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

Nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập, có tư cách pháp nhân, con dấu vàđược mở tài khoản riêng

Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ngoài công lập: Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Huy động trẻ em lứa tuổi mầmnon đến trường; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn; Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ nuôidưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồnlực theo quy định của pháp luật Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo yêucầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng khókhăn; Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt độngnuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáoviên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng;Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Trang 22

theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tự chủ và tự chịu trách nhiệm vềquy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng vàphát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực đểthực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sựnghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội; Có trách nhiệm báo cáo định kỳ vàđột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan có liên quan; Thực hiệncác nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Hội đồng quản trị: Nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập có từ hai thành

viên góp vốn trở lên phải có Hội đồng quản trị; Hội đồng quản trị là tổ chứcđại diện duy nhất quyền sở hữu của nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập, cóquyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về quy hoạch, kế hoạchphát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêugiáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật; Cơ cấu tổ chức, nội quy hoạtđộng và thủ tục thành lập hội đồng quản trị

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng

quản trị bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị bằng hình thức bỏ phiếukín và được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận theo

đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo Nhiệm kỳ đầu của Chủ tịch Hội đồngquản trị là 3 năm, những nhiệm kỳ tiếp theo là 5 năm Chủ tịch Hội đồng quảntrị phải có phẩm chất, đạo đức tốt, có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên,

có đủ sức khoẻ, khi được đề cử không quá 65 tuổi, có chứng chỉ bồi dưỡngchuyên môn giáo dục mầm non ít nhất là 30 ngày hoặc chứng chỉ bồi dưỡngcán bộ quản lý Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể được đề cử đồng thời làHiệu trưởng nếu có đủ tiêu chuẩn của Hiệu trưởng được quy định tại Điều 15Quy chế này

Nhiệm vụ của CTH ĐQT: Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp

luật về các quyết định của Hội đồng quản trị; Chịu trách nhiệm trước Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và phòng giáo dục và đào tạo về toàn bộ hoạtđộng của nhà trường, nhà trẻ ngoài công lập; Có trách nhiệm đầu tư và quản

Trang 23

lý cơ sở vật chất trường lớp, cung cấp trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệugiảng dạy và học tập đáp ứng nhu cầu, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo

dục trẻ; Tuyển chọn đội ngũ giáo viên, trực tiếp ký hợp đồng sử dụng giáo

viên, nhân viên theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động; Trả tiềnlương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các chi phí khác cho giáoviên, nhân viên theo hợp đồng lao động theo hướng dẫn của phòng giáo dục

và đào tạo; Đảm bảo an toàn và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụctrẻ mầm non; Công khai các nguồn thu với cha mẹ hoặc người bảo trợ trẻ em,thực hiện thu, chi theo quy định tài chính

Quản lý trường mầm non ngoài công lập: Quản lý trường mầm non

ngoài công lập là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng, chủ tịch hội đông quản trị) đến tập thể giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.

1.2.3 Khái niệm phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ngoài công lập 1.2.3.1 Phát triển

Theo từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học (2001) phát triển có nghĩa

là: "Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp" [35, 769].

Theo từ điển Anh Việt - Viện Ngôn ngữ học thì " phát triển" (Develop) có nghĩa là: "Làm cho ai/cỏi gỡ tăng trưởng dần dần; trở nên hoặc làm cho trưởng thành hơn, tiến triển hơn hoặc có tổ chức hơn " [ 34, 476]

Từ điển triết học: " Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao,

từ đơn giản đến phức tạp, theo đú cỏi cũ biến mất và cái mới ra đời Đối với

sự phát triển, nét đặc trưng là hình thức xoáy trôn ốc Mọi quá trình riêng lẻ đều có sự khởi đầu và kết thúc Trong khuynh hướng, ngay từ đầu đã chứa đựng sự kết thúc của phát triển, còn việc hoàn thành một chu kỳ phát triển lại đặt cơ sở cho một chu kỳ mới, trong đó không tránh khỏi sự lặp lại một số đặc điểm của chu kỳ đầu tiên Phát triển là một quá trình nội tại: bước

Trang 24

chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới sự tiềm tàng những khuynh hướng dẫn đến cái cao là cái thấp đã phát triển Đồng thời, chỉ ở một mức độ phát triển khá cao thì những mầm mống của cái cao chứa đựng trong cái thấp mới bộc lộ ra và lần đầu tiên mới trở nên dễ hiểu "

Nói một cách khái quát, phát triển là sự vận động đi lên của mọi sự vật

và hiện tượng tuân theo những quy luật nội tại khách quan của chúng

Từ những khái niệm trên, tác giả cho rằng phát triển bao gồm 3 yếu tố là:tăng cường số lượng, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng

1.2.3.2 Đội ngũ giáo viên mầm non ngoài công lập

Đội ngũ: Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học nêu khái niệm: “Đội

ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức năng nghề nghiệp thành một lực lượng ” [35; 328].

Khái niệm đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khá rộngrãi như: đội ngũ trí thức, đội ngũ thanh niên xung phong, đội ngũ giỏo viờn…Tuy nhiên, ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợpmột số đông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chứcnăng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xácđịnh; họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinhthần cụ thể

Đội ngũ giáo viên là những người lao động có nghiệp vụ sư phạm được

xã hội phân công làm nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ Vị trí của đội ngũ này ngàycàng được xã hội đánh giá cao Trong bài phát biểu nhân dịp về thăm trườngĐại học sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 31-08-1998 đồng chí

Tổng Bí thư Lê Khả Phiờu đó nhấn mạnh: " Đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực Đây là nói vai trò của người thầy, vị trí của người thầy trong sự nghiệp trồng người, cả xã hội cùng chăm lo sự nghiệp trồng người, mà trồng người thì thầy giáo giữ vai trò quyết định Xã hội tôn vinh thầy giáo, nhưng tôn vinh thì chưa đủ mà xã hội

Trang 25

phải coi trọng sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng thầy giáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thầy giáo đảm đương sứ mệnh vinh quang đó " (Trích bài phát biểu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII Lê Khả Phiêu tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội - 8/1998)

Giáo viên: Theo Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học, giáo viên là:

“Người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương ” [35, 395].

Luật Giáo dục (2005) qui định tại điều 70, mục 1, chương IV: " Nhà giáo

là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác

Cũng trong Luật Giáo dục 2005 tại điều 70, mục 1, chương IV ghi: "Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên”.

Giáo viên mầm non: Điều 29, điều 30, điều 31 của Điều lệ trường

mầm non quy định vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của giỏo viờm mầm non nhưsau: Giáo viên là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ emtrong trường, gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên nhóm, lớp

Nhiệm vụ của giáo viên: Thực hiện theo chương trình và kế hoạch nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi; thực hiện đúng quy chếchuyên môn và chấp hành nội quy của trường; Bảo vệ an toàn tuyệt đối tínhmạng của trẻ em; Gương mẫu, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng vớitrẻ; Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáodục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho cácbậc cha mẹ; Rèn luyện đạo đức; học tập văn hoá; bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáodục trẻ; Thực hiện các quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệutrưởng và của các cấp quản lý giáo dục; Thực hiện các quy định khác củapháp luật

1.2.3.3 Đội ngũ giáo viên mầm non ngoài công lập

Trang 26

Từ những khái niệm trên cho thấy rõ: Đội ngũ giáo viên mầm non ngoàicông lập là tập hợp những nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục ngoàicông lập của bậc học mầm non Đối tượng giảng dạy, giáo dục của họ là trẻ

em trong độ tuổi từ 03 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi

Đội ngũ giáo viên trong trường mầm non ngoài công lập chính là nhữngtập thể sư phạm Họ là lực lượng giáo dục chủ yếu quyết định chất lượng chămsóc giáo dục trẻ và quyết định thành tích của nhà trường Với vai trò quan trọng

đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải không ngừng được nâng cao năng lựcchuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp, ổn định, đồng bộ về cơ cấu tổ chức và cóđiều kiện phát huy khả năng của mỗi người trên từng vị trí công tác

1.3.3 Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non các trường mầm non ngoài công lập

Phát triển đội ngũ giáo viên là nhằm mục đích tăng cường hơn nữa đến

sự phát triển toàn diện của người giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp.Phát triển đội ngũ giáo viên phải mang tính đón đầu chứ không phải phảnứng nhất thời Những thiếu sót trong khâu đào tạo nghiệp vụ, các nhu cầu cậpnhật các kỹ năng cần thiết không phải là nguyên do căn bản dẫn đến phát triểnđội ngũ giáo viên cũng như việc bồi dưỡng mang tính chất chữa cháy, lại càngkhông thể đóng vai trò chủ chốt trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên.Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trường ngoài công lập là xây dựngđội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình và nâng cao chất lượngnhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non

Sự phát triển của từng cá nhân giáo viên có ý nghĩa quyết định đối với sựphát triển của toàn đội ngũ Ngược lại, đội ngũ giáo viên mầm non phát triển

sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho cá nhân phát triển tốt hơn Do vậy, phát triểnđội ngũ giáo viên mầm non trường ngoài công lập vừa là phát triển tập thểgiáo viên vừa là phát triển phẩm chất và năng lực của từng cá nhân giáo viên

để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập

Trang 27

a Phát triển số lượng: Số lượng GVMN cần phải đáp ứng đầy đủ cho

các nhà trường theo Điều lệ trường mầm non do Bộ GD&ĐT quy định tạiquyết định 27/2000/QĐ -BGD&ĐT ngày 20/07/2000 của Bộ trương BộGD&ĐT về việc ban hành Điều lệ Trường mầm non

Điều15 quyết định 27/2000/QĐ -BGD&ĐT nêu: Mỗi nhóm, lớp có đủ sốgiáo viên theo quy định, nếu có từ 2 giáo viên trở lên thì hiệu trưởng phâncông 1 giáo viên phụ trách chính

Tại điều 5 quyết định trờn cũn quy định: " Kế hoạch biên chế hàng năm được phép tớnh thờm 8% số người để thay thế, so với tổng số giáo viên nữ của địa phương hiện có trong biên chế nhà nước ".

b Nâng cao chất lượng:

Tại điều 70, mục 1, chương IV luật Giáo dục 2005 qui định nhà giáophải có những tiêu chuẩn sau đây:

Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp;

Lý lịch bản thân rõ ràng.

Trình độ chuẩn của giáo viên mầm non được quy định là THSPMN Người giáo viên mầm non cần thiết phải cú cỏc kiến thức và năng lực cơ bản:Kiến thức cỏc mụn trong chương trình; Ngoài ra, cũn cú 2 môn học tự chọn

là Ngoại ngữ và Tin học dành cho các trường có điều kiện; Kiến thức về lýluận dạy học, giáo dục học và tâm lý học mầm non; Người giáo viên mầmnon phải nắm vững các phương pháp dạy học hiện đại, đặc trưng của từngmôn học để từ đó áp dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy Đồng thời giáoviên cũng phải nắm được các phương pháp giáo dục học sinh, nắm được cácqui luật tâm sinh lý của từng em để có biện pháp giáo dục thích hợp

Ngoài các hiểu biết nói trên, người giáo viên còn phải có một số kỹ năng

cơ bản khác cần phải được bồi dưỡng thường xuyên, liên tục như đào tạo mộtngười lao động lành nghề Đó là:

Trang 28

- Kỹ năng chuẩn bị bài giảng và tổ ch ức các hoạt động bài giảng:Giáo viên xác định mục đích yêu cầu và các kiến thức cơ bản của bài giảng,tài liệu tham khảo, lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học phù hợpvới trình độ tiếp thu của học sinh.

- Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học: Thời đại hiện nay khoa học kỹthuật phát triển vượt bậc do đó thiết bị hỗ trợ dạy học ngày càng hiện đại.Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng phấn đấu học hỏi để tiếpcận, sử dụng tốt các thiết bị đó

- Kỹ năng tổ chức và kỹ năng giao tiếp: Đối tượng giao tiếp của GVMNNCL là các em học sinh nhỏ tuổi, đang tuổi chơi bằng học, học mà chơi

Do vậy người GV MNNCL phải biết tổ chức giao tiếp, tổ chức các hoạt độngvui chơi, các trò chơi học tập Các hoạt động đó sẽ tạo môi trường cho trẻ

em được thể hiện năng lực cá nhân của các em, giỳp cỏc em phát triển toàndiện hơn

Tóm lại, nâng cao chất lượng đội ngũ GV MNNCL là giúp đội ngũ đó cóđược trình độ hiểu biết pháp luật, có trình độ lý luận sắc bén, có hiểu biết sâurộng, cú cỏc kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của bậc học

c Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ

Phát triển đội ngũ giáo viên phải chú trọng đến sự đồng bộ về cơ cấu Sựđồng bộ này thể hiện ở các mặt sau:

- Cơ cấu hợp lý về độ tuổi

- Cơ cấu hợp lý theo địa bàn

Sự cân đối về cơ cấu của đội ngũ giáo viên sẽ là động lực, là điều kiện đểphát triển bậc học trong địa bàn nhất định Nó góp phần tạo ra sự ổn định vềtâm lý giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng công tác dạy học trên địa bàn

1.3.4 Phát triển GV MNNCL trong giỏo dục MN giai đoạn hiện nay

Quốc hội khoá X đã thông qua nghị quyết 40/QH10 về đổi mới chươngtrình GD trong đó có chương trình MN Qua 4 năm thay triển khai có thểthấy chương trình mới đã khắc phục được các nhược điểm của chương trình

Trang 29

cũ: tăng cường hơn tính thực tiễn, quan tâm hơn đến khả năng thực hành củatrẻ em MN, phát huy tớnh tớch cực sáng tạo ở trẻ, nâng cao kinh nghiệm sốngcho trẻ vượt bậc Chương trình mới kiến thức nâng cao hơn, gắn thực tiễn hơn

và thực hành nhiều hơn Điều đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải phấn đấu tựhọc, tự rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo trong giảng dạy, học tậpthêm kiến thức để cập nhật với kiến thức mới

Điều căn bản trong vấn đề đổi mới chương trình MN không chỉ là đổi mớinội dung chương trình mà còn đổi mới phương pháp dạy học Phương phápdạy học mới hướng tới đối tượng học sinh là chủ yếu Học sinh là trung tâmcủa quá trình nhận thức Học sinh sẽ chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức theonhu cầu của bản thân Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng học sinh

đi tìm kiến thức mới Phương pháp mới cũng chú trọng đặc biệt tới việc hìnhthành kỹ năng kinh nghiệm sống cho học sinh Để làm được như vậy, đòi hỏiđội ngũ giáo viên MN phải được chuẩn bị tốt để tiếp cận với phương pháp dạyhọc mới, với phương pháp sử dụng thiết bị dạy học mới hiện đại Đó là conđường tự học, tự rèn, tự nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân mỗi giáoviên MNNCL

Trong định hướng phát triển giáo dục MN giai đoạn hiện nay Điều đónhằm ngày càng tạo điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tốt hơn Và muốnlàm được điều đó đội ngũ giáo viên MNNCL phải được phát triển đủ sốlượng, đủ cơ cấu môn học để đáp ứng yêu cầu dạy học

Như vậy phát triển giáo viên MNNCL là yêu cầu tất yếu để đáp ứng yêucầu đổi mới chương trình mầm non mới Sự phát triển này nếu được tính toán

kỹ càng, sát thực tiễn thì sẽ tạo hiệu quả cao cho giáo dục MNNCL, giảmđược sự lãng phí không cần thiết và góp phần vào thành công của đổi mớichương trình GD, trong đó có giáo dục MN

1.4 Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ngoài công lập

1.4.1 Quản lý phát triển nguồn nhân lực

Trang 30

Theo UNESCO "Con người vừa là mục đích, vừa là tác nhân của sự phát triển" và "Con người được xem như là một tài nguyên, một nguồn lực hết sức cần thiết"

Quản lý nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quản lý của một tổ chức, thểhiện trong việc lựa chọn, đào tạo, xây dựng và phát triển các thành viên của tổchức do mình phụ trách

Quản lý nguồn nhân lực bao gồm 3 phạm trù là:

- Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, bao gồm: giáo dục đào tạo,bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

- Sử dụng hợp lý đội ngũ nhân lực, bao gồm: tuyển dụng, sử dụng, đềbạt, sàng lọc một cách hợp lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức

- Tạo môi trường thuận lợi để nhân lực phát triển Bao gồm việc tạo môitrường làm việc thuận lợi, môi trường sống lành mạnh, cũng như xây dựngcác chính sách và môi trường pháp lý phù hợp để nhân lực phát triển

Khái niệm phát triển nguồn nhân lực được hiểu đầy đủ hơn trong ý tưởngquản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle (Mỹ) vào năm 1980, thể hiện qua

sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Mô hình quản lý nguồn nhân lực

Ngày nay, phát triển nguồn nhân lực được hiểu với một khái niệm rộnghơn bao gồm cả 3 mặt: Phát triển sinh thể; phát triển nhân cách đồng thời tạomột môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển Hiểu một cách tổng

Quản lý nguồn nhân lực

Trang 31

quát, phát triển nguồn nhân lực về cơ bản là làm gia tăng giá trị cho conngười trờn cỏc mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực, làm chocon người trở thành những người lao động có những năng lực, phẩm chất mới

và cao hơn đáp ứng được những yêu cầu to lớn của sự nghiệp phát triển kinh

a Quản lý việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển GVMNNCL

Trong công tác phát triển đội ngũ GVMNNCL trước hết phải tiến hànhquy hoạch đội ngũ giáo viên Quy hoạch đội ngũ GVMNNCL là bản luậnchứng khoa học về phát triển đội ngũ đó để góp phần thực hiện các định hướngcủa tỉnh, Sở GD-ĐT, của các Chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng cáctrường mầm non ngoài công lập trê n địa bàn Sơn La, phục vụ cho việc xâydựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đồng thời làm nhiệm vụ điềukhiển, điều chỉnh trong công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý

Ngoài việc lập quy hoạch đội ngũ, công tác phát triển đội ngũGVMNNCL cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ hiện có Bởi vì, sửdụng không hợp lý sẽ làm cho việc phát huy khả năng của đội ngũ trở nênkém hiệu quả, sẽ không phát huy được sức mạnh vốn có, những khả năngtiềm ẩn của từng giáo viên mầm non

b Quản lý việc sử dụng đội ngũ giáo viên

Việc sử dụng đội ngũ sao cho có hiệu quả cao nhất luôn là câu hỏi lớncủa các nhà quản lý Một đội ngũ với rất nhiều độ tuổi, nhiều tính cách, nănglực, sở trường, hứng thú khác nhau thì công tác quản lý sẽ rất phức tạp.Điều đó đòi hỏi công tác quản lý phải làm tốt một số công việc sau: Nắm bắtđặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân, mỗi nhóm cá nhân, tìm ra ưu, nhượcđiểm của họ để từ đó có sự phân công lao động hợp lý; Phân công công việc

Trang 32

phù hợp, phát huy được ưu thế của họ; Đề ra được qui chế làm việc, phâncông rõ ràng, công bằng; Gắn chặt các nghĩa vụ với quyền lợi của người laođộng Đảm bảo sự công bằng trong đãi ngộ.

Đặc thù của GV MNNCL là phải dạy tất cả các môn học, trong khi nănglực của mọi giáo viên không phải là toàn tài, nên khi phân công lao động chogiáo viên nếu phát huy được sở trường của họ thì sẽ phát huy tốt nhất nănglực vốn có của họ, hiệu quả công tác của giáo viên sẽ rất cao

c Quản lý việc tuyển giáo viên mới

Tuyển mới là công việc bổ sung vào đội ngũ những nhân viên đủ tiêuchuẩn theo quy định của tổ chức Công tác tuyển giáo viên mới phải căn cứtrên nhu cầu thực tế của đơn vị trường học Nhu cầu này có thể về số lượng,

có thể về chất lượng, về cơ cấu Việc tuyển GVMNNCL mới hiện nay chủyếu do các cấp quản lý từ HĐQT thực hiện, trong khi các đơn vị trường họcchỉ biết nhận biên chế và phân công trong đơn vị

d Quản lý việc bồi dưỡng v à tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ là việc làm cần thiết đòi hỏi cáccấp quản lý đặc biệt quan tâm Đối với đội ngũ giáo viên thì việc làm nàycàng cần thiết hơn bao giờ hết bởi: Các kiến thức, các phương pháp dạy họcluôn biến động đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên cập nhật nếukhông muốn bị lạc hậu

Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có thể tiến hành với nhiều mụcđích khác nhau: Bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định của ngành học; Bồidưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng chuẩn lên trên chuẩn

Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cũng có thể tiến hành với nhiều hìnhthức đa dạng, phong phú để tạo điều kiện tốt nhất cho người học: Bồi dưỡngtheo chuyên đề ngắn hạn Bồi dưỡng hố.Bồi dưỡng tại chức, chuyên tu, từ xa Việc bồi dưỡng cho giáo viên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục

và có hiệu quả để sau mỗi khoá học, đợt học, giáo viên thấy được sự trưởngthành của mình, thấy được lợi ích thiết thực của việc bồi dưỡng

Trang 33

e Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên

Việc thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên là điều kiện cầnthi thiết nhất để động viên, khuyến khích giáo viên cống hiến tốt hơn nữa chocông tác giảng dạy Một chế độ chính sách tốt sẽ là sự động viên kịp thời giáoviên, giúp họ tái tạo sức lao động tốt hơn và ngược lại

CTHĐQT quản lý băng các yêu cầu chuẩn thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân,một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gồm 4 tiêu chí;Chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước (gồm 4 tiêu chí); Chấp hànhcác quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động (gồm 4 tiêuchí) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo;

có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp (gồm 4 tiêu chí) Trung thựctrong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhândân và trẻ (gồm 4 tiêu chí)

CTHĐQT quản lý băng các yêu cầu chuẩn thuộc lĩnh vực kiến thức

Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non (gồm 4 tiêu chí); Kiến thức vềchăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non (gồm 4 tiêu chí) Kiến thức cơ sởchuyên ngành (gồm 4 tiêu chí) Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứatuổi mầm non (gồm 4 tiêu chí) Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn

hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non (gồm 4 tiêu chí)

CTHĐQT quản lý băng các yêu cầu chuẩn thuộc lĩnh vực kỹ năng

sư phạm.

Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ (gồm 4 tiêu chí); Kỹ năng tổ chức

chương trình chăm sóc giáo dục trẻ (gồm 4 tiêu chí); Kỹ năng tổ chức cáchoạt động giáo dục trẻ (gồm 4 tiờu chớ);Kỹ năng quản lý lớp học (gồm 4 tiêuchí); Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng(gồm 4 tiêu chí)

1.4.3 Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ GVMNNCL

Trang 34

Trong quá trình phát triển đội ngũ GVMNNCL giáo viên mầm non cũngnhư quá trình phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, dự báo là một khâu rấtquan trọng nối liền giữa lý luận với thực tiễn Dự báo gắn liền với một kháiniệm rộng hơn đó là sự tiên đoán Dự báo được hiểu là những thông tin đượckiến giải có căn cứ khoa học về trạng thái khả dĩ của đối tượng dự báo trongtương lai, về các con đường để đạt tới trạng thái trong tương lai ở các thờiđiểm khác nhau của đối tượng Về mặt bản chất, dự báo là sự phản ánh trướchiện thực.

Khi xem xét quá trình phát triển cũng như dự báo quá trình phát triển độingũ GVMNNCL trong tương lai, bao giờ cũng thấy rõ vết tích của quá khứ,những cơ sở của hiện tại và những mầm mống của tương lai Quá khứ, hiệntại và tương lai của quá trình phát triển đội ngũ GVMNNCL phải là sự kế tụctrực tiếp của nhau Nếu nghiên cứu phân tích tình hình đội ngũ GVMNNCLhiện nay mà bỏ qua quá trình phát triển của các trường MNNCL trước đâycũng như xu hướng phát triển theo thời gian của các trường MN mới thìkhông thể dự báo đúng tương lai Với những quan điểm trên, dự báo quá trìnhphát triển đội ngũ GVMNNCL là một tài liệu tiền kế hoạch, nó là nội dungquan trọng nhất của công tác quản lý Tuy nhiên kết quả của dự báo khôngmang tính pháp lệnh mà chỉ mang tính chất khuyến cáo

Như vậy, dự báo đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất chiến lược,quy hoạch tổng thể của quá trình phát triển Đối với việc xây dựng đội ngũGVMNNCL thì việc này giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý biết trước được

xu thế, có kế hoạch, phương pháp tác động để đạt kết quả mong muốn trong

việc phát triển đội ngũ GVMNNCL theo yêu cầu thực tiễn đòi hỏi.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 tác giả đã tổng hợp một số vấn đề về lý luận liên quantới vấn đề phát triển, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên m ầm non ngoàicông lập Đồng thời gắn vấn đề đó với một số yếu tố có tính chất đặc thù củatỉnh Sơn La Phần cơ sở lý luận này sẽ soi sáng cho việc điều tra, khảo sát,

Trang 35

phân tích thực trạng việc phát triển đội ngũ giáo viên m ầm non ngoài cônglập tỉnh Sơn La để đề xuất các giải pháp khả thi nhằm xây dựng đội ngũ nàyđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TỈNH SƠN LA

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Địa lý

Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc phía Tây Bắc Việt Nam trên quốc lộ

6 từ Hà Nội đi Điện Biên Phủ, cách Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc với toạ

độ địa lí từ 20039' đến 22002' vĩ độ Bắc và từ 103011' đến 105002' Kinh Đông.Sơn La có diện tích tự nhiên là 14.055 km2 trong đó:

- Đất nông nghiệp: 174.952,60 ha chiếm 12,45% diện tích đất tự nhiên

- Đất lâm nghiệp có rừng: 330.065,21 ha chiếm 23,48% diện tích đất tự nhiên

- Đất khu dân cư nông thôn: 22.939,78 ha chiếm 1,63% diện tích đất tự nhiên

- Đất đô thị: 5.238,08 ha chiếm 0,37% diện tích đất tự nhiên

- Đất chuyên dùng: 19.042,73 ha chiếm 1,36% diện tích đất tự nhiên

- Đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá: 853.261,60 ha chiếm 60,71%diện tích đất tự nhiên

Tỉnh Sơn La phía Đông giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ, phía Namgiáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Thanh Hoá, phía Tây giáptỉnh Lai Châu và Điện Biên, phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai và Yờn Bỏi Sơn La

có đường biên giới hữu nghị đặc biệt Việt - Lào dài 250km, chiều dài giápgianh với các tỉnh bạn 628km Sơn La cú cỏc cửa khẩu Pa Háng, ChiềngKhương, có sân bay Nà Sản, có đường Quốc lộ 6 đi qua là những điều kiệnthuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với các tỉnh trongvùng và cả nước, cũng như trong thế trận chiến lược bảo vệ, củng cố quốcphòng và an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới

Trang 36

Sơn La có độ cao trung bình từ 600 - 1000m so với mặt nước biển, địahình Sơn La phõn hoỏ phức tạp, mức độ chia cắt mạnh bởi các dãy núi caoxen kẽ với những thung lũng và dải đất bằng hầu hết chạy theo hướng TâyBắc - Đông Nam và có độ dốc lớn dễ bị sạt lở, lũ lụt về mùa mưa.

Về thuỷ văn, Sơn La có hai con sông chính là sông Đà và sụng Móchạy song song với chiều dài của tỉnh, hai cao nguyên Sơn La và Mộc Châunằm trên đường phân thuỷ của hệ thống hai con sông với địa hình tương đốibằng phẳng, đây là vựng cú tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,ngoài ra tỉnh Sơn La cũn có những vùng đất khá rộng lớn, bằng phẳng nhưPhự Yờn, Nà Sản…

Do địa hình của tỉnh phân cách phức tạp nên khí hậu Sơn La khá đadạng song vẫn mang tính chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến, vừa

có tính chất lục địa với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mùa mưa thường bắtđầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh từ 21 0 -230C, độ ẩm 81%, lượng mưa hàng nămtrung bình từ 1400-1600ml Là một tỉnh miền núi với địa dư rộng, phức tạp,phân tán nên khó khăn cho việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, phát triểngiáo dục - đào tạo

2.1.2 Dân cư

Tỉnh Sơn La có 10 huyện và một thị xã gồm 201 xã phường (6 phường,

8 thị trấn và 187 xã) được chia làm 3 vùng: Vùng 1 có 70 xã, phường; vùng

2 có 45 xó, vựng 3 có 86 xã Dân số toàn tỉnh năm 2008 là 984.438 ngườigồm 12 dân tộc chủ yếu sinh sống: Kinh, Thái, Mường, Tày, Mông, Dao, Khơ

mỳ, Khỏng, Sinh mun, La ha, Lào, Hoa…

Dân tộc Thái chiếm 54,75%

Mường chiếm 8,15%

Kinh chiếm 17,4%

Dao chiếm 1,82%

Mông chiếm 12,98%

Trang 37

Dân số ở đô thị chiếm 11,9 %; ở nông thôn chiếm 88,1%; mật độ dân

số trung bình hiện nay là 64,5 người/ km2 Dân cư ở tỉnh Sơn La phân bốkhông đều trong toàn tỉnh, đồng bào người dân tộc chủ yếu sống ở vùng cao,vựng sõu, vùng biên giới của tỉnh; mật độ dân số cao chủ yếu tập trung ở khuvực đô thị như Thị xã, Thị trấn (từ 200- 290 người/ km2) Tỷ lệ tăng tự nhiênhiện nay là 1,69 %(mỗi năm bình quân giảm từ 0,03 - 0,05%), trong vài nămtrở lại tỷ lệ tăng dân số cơ học ngày càng cao

Tổng số người có khả năng lao động ở toàn tỉnh năm 2004 là 445.650người chiếm 45,3% dân số, lực lượng lao động phần lớn chưa được đào tạonghề (tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2004 mới chiếm 12%), chất lượng laođộng nhìn chung còn thấp Mật độ dân cư cho thấy quỹ đất ở Sơn La là rấtlớn, đõy chớnh là tiềm năng cần khai thác, sử dụng có hiệu quả Với sự giatăng dân số hiện nay đã đáp ứng nhu cầu lao động đặc biệt là các khu côngnghiệp, khu đô thị mới, tuy nhiên cũng tạo nên những áp lực lớn như vấn đềgiáo dục, y tế, việc làm, nhà ở

2.1.3 Kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế Sơn La khá cao, tỷ lệtăng bình quân hàng năm là 11,2% Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ngàycàng được tăng cường Mặc dù vậy, Sơn La vẫn là một trong 7 tỉnh miền núiđặc biệt khó khăn nên nền kinh tế của tỉnh hiện nay nhìn chung vẫn còn mangtính thuần nông và chậm phát triển, đời sống nhân dân còn thấp so với bìnhquân cả nước Trong vài năm trở lại đây Sơn La có những bước chuyển dịch

Trang 38

đáng kể về cơ cấu kinh tế; tỷ trọng các ngành kinh tế như thương mại dịch vụ,công nghiệp, lâm nghiệp ngày càng tăng.

Tỷ trọng GDP các ngành kinh tế năm 2008 như sau:

- Nụng - lâm - ngư nghiệp chiếm 47,99%

- Công nghiệp - TTCN - XD chiếm 17,51%

- Thương mại - Du lịch chiếm 20,07%

xã trọng điểm đã được nhựa hoá

Mặc dù kinh tế Sơn La còn chậm phát triển, nguồn thu thấp nhưngtrong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được quan tâmcủa Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; ngân sách đầu tư cho giáo dục năm sau caohơn năm trước và thường vượt kế hoạch Trung ương giao (trong khi ngânsách thu trên địa bàn chỉ đáp ứng được 20% chi ngân sách của tỉnh, 80% là doTrung ương cấp)

Kinh tế Sơn La hiện nay đang tiếp tục dịch chuyển cơ cấu theo hướngsản xuất hàng hoá nhiều thành phần, đã và đang hình thành các khu côngnghiệp, cỏc vựng sản suất tập trung thâm canh, chuyên canh gắn với cơ sở chếbiến có quy mô công nghệ phù hợp

Đời sống nhân dân trong những năm gần đây từng bước được cải thiệnnhưng còn ở mức thấp so với bình quân cả nước, hiện nay toàn tỉnh còn 12,5%

hộ đúi nghốo theo tiêu chí cũ (tiêu chí mới là 46%) chủ yếu là ở vựng sõu, vựng

xa của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người năm 2004 là 220 USD/người

Tỷ lệ người được khám chữa bệnh không ngừng tăng lên nhất là vùngđồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm gần đây phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thểthao; phong trào xây dựng bản văn hoá, gia đình văn hoá phát triển mạnh ở tất

Trang 39

cả cỏc vựng trong tỉnh; hiện nay toàn tỉnh cú trờn 1000 đội văn nghệ, hàngtrăm câu lạc bộ TDTT… Tính đến năm 2008 số hộ được xem truyền hìnhchiếm 70%, nghe đài chiếm 91 %, được dùng điện lưới Quốc gia chiếm 60%.

Do đặc điểm địa lý và sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên một

số tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, mại dâm có chiều hướng gia tăng; vấn đề

an toàn giao thông, môi trường chưa được giải quyết triệt để

2.1.4 Vài nét về giáo dục Sơn La

Sơn La là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, KT-XH chưa phát triểnnhưng được sự giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các Bộ ngànhTrung ương; trong những năm gần đây nền KT-XH của tỉnh nói chung, sựnghiệp GD-ĐT nói riêng đó cú những bước phát triển không ngừng Giáo dụcmầm non đang phát triển mạnh, giáo dục tiểu học đã dần đi vào thế ổn định,

số lượng học sinh ngày càng giảm; trung học cơ sở, trung học phổ thông đangtrong giai đoạn phát triển; giáo dục không chính quy, giáo dục chuyên nghiệp,đào tạo nghề có tốc độ tăng trưởng khá

Trong 5 năm qua (2005 - 2009) quy mô giáo dục ngày càng được mởrộng, mạng lưới trường, lớp ngày càng phát triển, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổiđến trường ngày càng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng caocủa xã hội phù hợp với đặc điểm của một TP miền núi (hiện nay số học sinh

đi học chiếm 28,96% dân số của TP)

non, trong đú có 208 trường công lập và 05 trường ngoài công lập, (vùng I:

59 trường/43 xó, vựng II: 75 trường/79 xó, vựng III: 57 trường/81xó) với 2.710 nhúm/lớp (vùng I: 1.477 nhóm lớp, vùng II: 717 nhóm lớp, vùng III:

516 nhóm lớp) Nhà trẻ có 726 nhóm với 6007 trẻ, tỉ lệ huy động đạt 10,2%, trong đó ngoài công lập có 218 nhóm với 1.022 trẻ chiếm 17,2% (Ngoài công lập 6 nhóm với 676 trẻ; Gia đình có 212 nhóm với 866 trẻ) Mẫu giáo có

Trang 40

1.984 lớp với 45.530 trẻ, tỉ lệ huy động đạt 76,8%, trong đó ngoài công lập có

22 lớp với 499 trẻ chiếm 1% (Ngoài công lập) Riêng trẻ 5 tuổi là 16.080, tỷ

lệ huy động đạt 81%

- Giáo dục phổ thông

Năm học 2008 – 2009 toàn tỉnh có 192 trường Tiểu học (tăng 40trường), 75 trường PTCS liên cấp, 226 trường THCS (tăng 59 trường), 27trường THPT (tăng 9 trường) Về học sinh:

+ Tiểu học có 130.174 học sinh, giảm 15,2% so với năm học 2004 2005; huy động 97,5% trẻ em trong độ tuổi ra lớp, tăng 4,4% so với năm học

-2008 - 2009 (vùng 1 tăng 1,2%, vùng 2 tăng 4,8%, vùng 3 tăng 7,2%), riêng

tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 tăng từ 89% năm học 2004 - 2005 lên 96% năm học

2008 - 2009 Năm 1999 tỉnh Sơn La được công nhận đạt chuẩn phổ cập Giáodục Tiểu học - xoá mù chữ Đến hết năm 2004 toàn tỉnh có 72/ 201 xãphường đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi (chiếm35,8% số xã phường của tỉnh)

+ Trung học cơ sở có 81.532 học sinh, tăng 1,22 lần; số học sinh ra họcTHCS chiếm 78% dân số trong độ tuổi, tăng 21% so với năm học 2004 - 2005(vùng 1 tăng 2,6%, vùng 2 tăng 23,4%, vùng 3 tăng 35,2%), riêng tỷ lệ học sinhtốt nghiệp Tiểu học vào lớp 6 tăng từ 94,4% năm học 2004 - 2005 lên 98% nămhọc 2008 - 2009 Đến hết năm 2004 toàn tỉnh có 98/ 201 xã, phường đạt chuẩnphổ cập giáo dục THCS (chiếm 48,8% số xã phường của tỉnh), trong đú có02/11 huyện thị xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS

+ Trung học phổ thông có 26.680 học sinh, tăng 1,68 lần; số học sinh rahọc THPT chiếm 36,5 % dân số trong độ tuổi, tăng 13% so với năm học

2004 - 2005 (vùng 1 tăng 8,2%, vùng 2 tăng 13,7%, vùng 3 tăng 17,2%),riêng tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 tăng từ 70,4% nămhọc 2004 - 2005 lên 81,2% năm học 2008 - 2009

Ngày đăng: 22/04/2015, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w