Trang trí, điêu khắc.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (Trang 48)

Trang trí tháp thời kỳ này đơn giản hơn rất nhiều so với trang trí thời Lý, chủ yếu là những trang trí hoa văn hình rồng hoa là đơn giản.

Các thành bậc cửa vào (quanh tháp Phổ Minh) là hình tượng sấu và rồng quen thuộc. Cửa tháp và các mặt tường trang trí các hình hoa dây. Các tầng trên của tháp Phổ Minh thường thấy trang trí chủ yếu trên mặt gạch với những hình rồng cuộn mây. Trang trí tháp Bình Sơn cũng rất phong phú, ở lớp đế tháp chạm các hình phù điêu sư tử hí cầu, cửa tầng 1 trang trí hình rồng, trên có hình đấu ba chạc xen kẽ giữa các hình sừng tê và hoa lá, nằm gọn trong hình lá đề. Tầng 2 và 3 trang

trí hoa dây, đấu ba chạc, cánh sen. Các tầng trên tháp Bình Sơn thì trang trí chủ yếu hình cánh hoa cúc, từ tầng 8 trở lên là hình tháp 5, 6 tầng đang tỏa hào quang tương đối đơn giản xen kẽ hoa chanh, các diềm mái trang trí hoa dây.

Một số đặc điểm về trang trí mỹ thuật phân biệt với thời Lý như sau:

 Hình tượng con rồng.

Con rồng là một hình tượng nghệ thuật rất phổ biến trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam suốt thời phong kiến. Cũng giống như nhiều hình tượng nghệ thuật khác, nó luôn gắn bó chặt chẽ với thời đại sản sinh ra nó, thể hiện những khát vọng và lý tưởng của từng thời kỳ lịch sử.

Trên thế giới, trong nghệ thuật tạo hình của nhiều nước, con rồng cũng xuất hiện. Song con rồng Việt Nam có những nét riêng chẳng những trong nét nghĩ chung của thời đại mà cả trong thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cụ thể, nó phản ánh con người và xã hội Việt Nam.

Trước và cùng thời với con rồng rắn Việt Nam, ở phương Bắc, nghệ thuật Trung Hoa đã tồn tại rộng rãi con rồng; ở phương Nam, nghệ thuật Chămpa lại càng phổ biến con rắn. Con rồng Trung Hoa và rắn Chămpa đều là những hình tượng nghệ thuật rất khác với con “rồng rắn” Việt Nam. Ở Trung Hoa, rồng thời Hán miệng dài, rộng, có vòi ,khớp chân cứng; rồng thời Đường phương phi, bụ mẫm; từ thời Tống trở đi con rồng thường được thể hiện ẩn hiện trong mây và phát triển đầy đủ các bộ phận: vây, vẩy, sừng, bờm, mặt dữ tợn… Ở Chămpa, dù thuộc phong cách Đông Dương, phong cách Mỹ Sơn hay phong cách Trà Kiệu thì đều là những con rắn được cấu tạo bởi những thành phần có thực của con rắn thực, trông rất tự nhiên, mang nhiều nét uyển chuyển và đầy sức sống.

Đến thời Lý, ta thấy đó là hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh và chặt chẽ, luôn theo một đại thể chung: mình tròn trặn, con nhỏ thì nhẵn, con to thì có vẩy, thoăn thoắt lượn uốn khúc cong thoắt túi nhỏ dần về phía đuôi rất tự nhiên, trông thanh tú với nhiều dáng dấp của con rắn , lại được phụ thêm một số chi tiết của các con vật khác. Đặc biệt đầu rồng không thể nhầm lẫn với bất cứ một con rồng nào khác.Trên nền rồng uốn lượn sinh động thường có những đám mây uốn lượn sóng nhẹ nhàng để gợi ra tầng trời.

Có thể thấy con rồng thời Lý được cấu tạo rất đẹp, mang phong cách tự nhiên thoải mái, không chút gò bó, hoàn toàn được sáng tạo ra theo trí tuệ của nghệ nhân Việt Nam, nó thể hiện tâm hồn, ước mơ và nguyện vọng của dân tộc, mang đậm những sắc thái Việt Nam riêng biệt.

Từ mỹ thuật thời Lý chuyển sang m ỹ thuật thời Trần, hình tượng con rồng đã có nhiều thay đổi. Đó hoàn toàn không phải chỉ là sự thay đổi đơn thuần của phong cách, đem cái đẹp của một lối tạo hình mập mạp, chắc khoẻ thay thế choa cái đẹp của một lối hình trau chuốt, tinh tế và thanh mảnh. Mà đó còn là sự thay đổi của một quan niệm về hình tượng. Chính sự bành trướng của Nho giáo cùng với sự lớn mạnh hơn nữa của chế độ tập quyền thời Trần đã làm cho hình tượng con rồng thời kỳ này tiến thêm một bước trên c on đường phong kiến hoá. Nếu ở thời Lý, nó còn mang nặng ý nghĩ theo tín ngưỡng dân gian cổ xưa của một cư dân nông nghiệp thì ở thời Trần nó đã được dần dần thay đổi bởi một ý nghĩa khác theo quan niệm phong kiến. Bởi vậy, những chi tiết cấu tạo con rồng đã khác.

Con rồng chạm trên cửa tháp chùa Phổ Minh, chạm ở các cửa cốn trong chùa Dâu, chùa Thái Lạc, đầu rồng chạm trên những đầu bẩy chùa Bối Khê… rõ ràng là từ rồng thời Lý phát triển lên, vẫn có cái thoải mái và tươi mát, vẫn bố cục theo

kiểu uốn sóng nhỏ dần, song dáng chung đã kém uyển chuyển, khúc uốn kém thoăn thoắt, rất dễ phân biệt thân với đuôi.

Thành phần cấu tạo của đầu rồng không chặt chẽ như trước:

−Hoa văn dạng xoắn ốc đôi không thể vắng ở bất cứ con rồng mà thời Lý thì nay đã mất.

−Bờm và râu kém nhịp nhàng. −Mào không linh lợi, mất đi chữ S.

−Dần mọc thêm tai và cặp sừng cùng kiểu với cái mũi biến dạng đều thuộc về loại thú bốn chân…

Nhưng cái vẻ đẹp lúc này lại toát ra trong tính hiện thực và sự mập, khoẻ đẫy đà nhiều sức sống.

Hình tượng con rồng thời kỳ này thân thường chạm nổi cao, uốn khúc nhẹ nhàng mềm dẻo và thoải mái, hình khối tròn lẳn, đuôi múp dần. Khác hẳn với hình rồng thời Lý với thân hình thanh mảnh và uốn khúc gò bó. Mào lửa dần mất đi mà có thêm cặp sừng và đôi tay.

 Hình ảnh hoa sen.

Hoa sen thời Trần như bệ đá chùa Ngọc Đình (Hà Tây) hay tháp Phổ Minh đều mập và khác với hoa sen thanh dài trong trang trí thời Lý. Cúc dây thời Trần như trên bệ đá chùa Bối Khê hay bia chùa Hướng Đạo (Hưng yên) là dạng hồi văn uốn tròn, thoáng đạt khác với thời Lý cúc dây thường ở trong vòng tròn do đường dây cuốn lại, hai bên dây có hai hàng lá song song. Ngoài tượng tròn, chạm nổi trang trí giống thời Lý, thời Trần có thêm hình trang trí được khắc vạch những nét

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w