Ta có thể thấy được hình ảnh kiến trúc tháp thời kỳ này qua hai ngôi tháp điển hình còn giữ được đến ngày nay, đó là tháp Phổ Minh và tháp Bình Sơn.
* Tháp Phổ Minh là một công trình bằng đá và gạch gồm 14 tầng và cao 19,51m, mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh dài 5m21, tầng một cao 2m2. Tuy nhiên, có tư liệu cho rằng, 11 tầng dưới là của thời Trần, còn ba tầng trên không có nẹp đá ba góc và trang trí hoa văn là sản phẩm của thời gian gần đây. Mái các tầng nhô ra rất ít, càng lên cao càng thu hẹp lại, chiều cao các tầng càng thấp đi và kết thúc bằng một chóp búp tạo cho dáng tháp thêm thon thả, bốn mặt tháp đều trổ cửa tò vò. Tháp có dáng cao thanh mảnh do bề ngang hẹp, các rìa mái tầng tầng lớp lớp tạo một cảm giác siêu thoát và linh thiêng cho chốn cửa Phật.
* Tháp Bình Sơn được xây dựng bằng đất nung già đỏ sẫm, giờ chỉ còn 11 tầng và cao 15m (theo ghi chú các viên gạch xây dựng tháp trong đợt trùng tu di tích cho thấy tháp có thể cao đến 14 tầng). Tháp Bình Sơn có cạnh đáy bệ tháp là
4,45m, cao 1,62m, cạnh tầng thứ 11 cạnh 1,55m, dáng tháp chắc đậm. Tầng thứ nhất cao 2,72m, chiều mỗi cạnh rộng 3,3m, bốn mặt trổ cửa tò vò.
Qua miêu tả tháp Phổ Minh và tháp Bình Sơn ta có thể nhận thấy một lối kiến trúc chung:
+ Về bình diện vuông:
Các tháp thời Trần như: tháp Bình Sơn, tháp Phổ Minh, tháp Côn Sơn … đều có bình diện vuông, có nhiều tầng, nhỏ dần về phía ngọn; không phát triển chiều rộng, các tầng tháp ngăn cách nhau bởi hàng diềm mái hơi vênh lên ở góc.
Bình diện vuông của tháp bắt nguồn từ các tu viện Phật giáo Ấn Độ được gọi là Vihara, vốn là kiến trúc trải rộng bề mặt đã biến thành loại kiên trúc cao tầng hình tháp, có bình diện vuông. Từ tu viện trở thành kiến trúc hình tháp bên trong chỉ còn Phật, là nưoi thờ, còn chỗ học tập và cư trú của sư tăng vẫn là kiến trúc một tầng. Như vậy ở đó sự kết hợp cà kiến trúc tháp phát triển về chiều cao và kiến trúc chùa phát triẻn về bề rộng.
Như vậy, về mặt bình diện vuông, các chùa tháp Việt nam nằm trong hệ thống kiến trúc Phật giáo, có tiếp thu những yếu tố thích hợp của “Phù đồ” Ấn Độ và tháp Trung Hoa, chỉ những yếu tố thích hợp thôi, từ đó sáng tạo một kiến trúc tháp riêng của Việt nam. Trải qua sự kiểm nghiệm ở thời Lý, sang thời Trần càng khẳng định và trở thành mẫu chuẩn của các tháp đời sau. Tất nhiên trong sự phát triển, từng lúc và từng nơi cũng có nhãng tháp bình diện bát giác như: tháp chùa Bút Tháp (Bắc Ninh); tháp chùa Cổ Lễ (Nam Hà)… nhưng cũng chỉ là cá biệt.
Các tháp thời Trần, trước khi đi vào các tầng chính thức đều có phần bệ tháp. Đáng chú ý là bệ các tháp thời Trần luôn được chạm vòng quanh cả bốn mặt thành
một đài sen lớn với lớp cánh ngửa và úp, khiến toàn thể cây tháp như một bông sen khổng lồ mà các tầng tháp là phần gương sen kéo dài lên. Bông sen kiến trúc tháp đã trở thành hình tượng tượng trưng cho đạo Phật ở giữa trần tục nhưng không bị danh lợi ràng buộc và thanh sắc cám dõ, vẫn giữ mình trong sạch. Phật tử chỉ cần đi quanh cây tháp niệm Phật A Di Đà sẽ được về cõi cực lạc sinh ra trong hoa sen.
Loại tháp bình diện vuông nghệ thuật rất khác “Phù đồ” của Ấn Độ: thường phát triển theo chiều ngang mở rộng nơi chân đế; cũng khác tháp Trung Hoa. Thật ra, tháp Trung hoa cũng có một số tháp bình diện vuông dựng trong thế kỷ VII – VIII nhưng đều khác phong cách tháp thời Trần.
Các tháp bình diện vuông có bốn mặt ứng với bốn hướng Đông Tây Nam Bắc mà theo tư duy người Ấn Độ và cả người Việt : nó được bốn phương giữ vững.
Trong mỗi mặt tháp đều có mở cửa sổ ở chính giữa, có thể bốn cửa ở tầng trệt được mở rộng để sư tăng và tín đồ ra vào lòng tháp, còn cửa của các tầng trên chỉ là cửa giả.
+ Chiều cao:
Chiều cao của tháp thường có tỷ lệ gấp khoảng bốn lần cạnh chân tháp, tức bằng chu vi chân tháp.
Ví dụ:
Tháp chùa Phổ Minh gồm 14 tầng, cao 21,2m, bề thế và vững chắc; quay mặt về hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21m.
đạo phật, hướng Nam là hướng của trí tuệ, hướng của bát nhã, nhờ có trí tuệ chúng sinh mới đáo bỉ ngạn (đến bến bờ giải thoát - niết bàn).
Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng, nhưng hiện nay chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp đã bị vỡ, có tổng độ cao là 16,5m. Tháp cấu tạo theo mặt bằng hình vuông nhỏ dần về phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45m, cạnh của tầng thứ 11 là 1,55m.
Tỷ lệ 4/1 của tháp thời Trần về sau được nhiều nhà kiến trúc tháp giữ gìn và tuân thủ, tuy không chặt chẽ lắm nhưng cũng không đi qua xa. Tháp thờ Trần có số tầng nhiều, phát triển chiều cao là bước ngoặt hơn cả, còn các tháp mộ sư do cấp bậc các sư rất khác nhau quy đinh số tầng, làm cho chiều cao xa lệch nhiêu so với chân cạnh.
Với tỷ lệ tháp thời Trần 4/1 cho phép người quan sát khi chọn góc độ có tầm nhìn ôm gọn chiều cao tháp thì đồng thời cũng mở rộng chiều ngang bao quát toàn bộ không gian tổng thể chùa tháp, cảm nhận được cái đẹp toàn cảnh, để rồi đi dần vào khám phả vẻ đẹp bộ phận.
Đứng ở dưới đất ngước nhìn lên, ngọn tháp như vươn tới trời cao.Cây tháp như nét nối giữa trời với đất. Từ đó những điều cầu nguyện, mong muốn sự tốt lành cho con người sẽ đến được với đức Phật. Có thể vì lẽ đó tháp thường đi cùng với kiến trúc chùa và có chiều cao hơn kiến trúc chùa rất nhiều.
+ Số tầng:
Theo Niết Bàn Kinh, quyển 41, Phật có chỉ cách xây tháp: Tháp để thờ xá lỵ của Phật thì xây 13 tầng, tháp để thờ Bích Tri Phật thì có 11 tầng. Tháp của vị A La Hán thì xây 4 tầng. Còn Tháp của vị Chuyển Luân Vương thì chẳng nên xây tầng;
là vì vị Chuyển Pháp Luân chưa thoát khỏi các mối khổ trong Tam giới....Căn cứ theo những tài liệu dẫn trên, thì sự biến đổi của Tháp bát úp như loại tháp Sanchi (Ấn Độ) để trở thành thành nhiều tầng chính là một hiện tượng phản ảnh về ý nghĩa của Phật Giáo khi truyền sang các nước phương Đông, trong một môi trường xã hội khác. Nói chung số tầng của tháp Phật là lẻ. Các tháp nổi tiếng của Trung Hoa xây ở thời Đường , Tống bình diện dù vuông hay lục giác, bát giác cũng đều có số tầng lẻ (5-7-9-13-15). Con số lẻ là con số động luôn đòi hỏi một sự cân bằng mới, hàm ý về hướng phát triển.
Những tháp Phật Giáo tại Việt Nam về việc quy định các tầng đã không theo những ý nghĩa nêu trên. Tính chất và thể loại của những loại tháp được phân chia ra: Phùđồ (stupa) và bảo tháp (pagoda). Cả hai được kiến tạo để ghi dấu tích Phật. Tuy nhiên, nếu xét về hình dạng kiến trúc thì hoàn toàn khác, mặc dù bảo tháp bắt nguồn và là biến thể của phù đồ.
Ví dụ: như tháp chùa Côn Sơn cao 3 tầng; tháp Bình Sơn là 11 tầng… Riêng tháp chùa Phổ Minh hiện nay có 14 tầng. Tháp trong các chùa thời Trần là tháp thờ Phật, nói chung đựơc tuân theo quy định cho cả vùng.
Ngoài ra còn có nhiều tháp nhỏ, hoặc nói đúng hơn, các mô hình tháp thu nhỏ được làm ra để trong vật thờ cúng các chùa làm như tháp gốm tráng men ở chùa Chò (Bình Xuyên, Vinh Phú) hoặc tháp đất nung ở hang Thiện Kế (Tuyên Quang)…
So với tháp thời Lý, các tháp thời Trần có kích thước nhỏ hơn nhưng về kiến trúc hình dáng thì cơ bản là một. Đó là loại tháp gồm nhiều tầng mặt cắt vuông hoặc cũng có một số tháp mặt cắt hình lục giác (Tháp Trần Nhân Tông ở Yên Tử),
như hình quả bầu mà sách cũ gọi là quả hồ lô, để “hứng nước ngọc của trời đất”. Các tầng tháp đều có mái hẹp nhô ra và các mặt đều trổ cửa, nhưng trừ cửa dưới cùng ra thì các cửa này đều có tính chất tương trưng mà thôi. Ngay cả về độ cao cũng vậy, chỉ tầng dưới cùng có kích thước trội hẳn còn các tầng khác thì rất hẹp và đặc kín. Có lẽ vì tầng dưới cùng thường là tầng chứa tượng Phật hoặc tượng các vị sư tăng và cũng là nơi để thắp hương thờ cúng nên phải cấu trúc như vậy mới hợp lý.