luận văn đại học sư phạm hà nội tư tưởng hồ chí minh Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình (2008 2013) Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 6 1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh 6 1.1.1. Khái niệm tư tưởng 6 1.1.2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh 6 1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 7 1.2.1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam 7 1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân 8 1.2.3. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới 9 1.3. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng 10 1.3.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng 10 1.3.2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng 12 1.4. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc 13 1.4.1. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân 13 1.4.2. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng 14 1.5. Điều kiện để thực hiện đại đoàn kết dân tộc 16 1.5.1. Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc và lòng khoan dung độ lượng của con người 16 1.5.2. Đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và các quyền thiêng liêng của con người 17 1.5.3. Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân 18 1.5.4. Đoàn kết tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo 18 1.5.5. Đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, đoàn kết chặt chẽ theo lập trường giai cấp công nhân 19 1.6. Phương pháp đại đoàn kết dân tộc 20 1.6.1. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng 20 1.6.2. Phương pháp xây dựng, kiện toàn không ngừng phát triển hệ thống chính trị cách mạng 21 1.6.3. Phương pháp xử lý các mối quan hệ nhằm mở rộng tới mức cao nhất trận tuyến cách mạng và thu hẹp tới mức tối đa trận tuyến thù địch 21 Tiểu kết chương 1 23 Chương 2: HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH VỚI VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC (2008 2013) 24 2.1. Khái quát chung về huyện Mai Châu 24 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 24 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 27 2.2. Huyện Mai Châu với việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc 30 2.2.1. Thực trạng khối đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện 30 2.2.2. Nhiệm vụ, yêu cầu và phương hướng của công tác đại đoàn kết dân tộc 31 2.2.3. Công tác tập hợp, tổ chức lực lượng toàn dân 33 2.2.4. Công tác củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển của huyện 37 2.3. Thuận lợi và hạn chế của việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở địa bàn huyện 45 2.3.1. Thuận lợi 45 2.3.2. Hạn chế 46 2.4. Kết quả, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở huyện Mai Châu 47 2.4.1. Kết quả đạt được 47 2.4.2. Nguyên nhân của thành công và hạn chế 47 2.4.3. Bài học kinh nghiệm 49 2.5. Một số lưu ý khi vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở huyện Mai Châu 50 2.5.1. Một số lưu ý 50 2.5.2. Một số đề xuất 51 Tiểu kết chương 2 53 PHẦN KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, để đạt tới mục tiêu, lý tưởng cách mạng, cùng với việc khẳng định trước tiên phải có “Đảng cách mạng” để lãnh đạo, dẫn dắt con thuyền cách mạng, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhằm tập hợp, huy động mọi lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để giành thắng lợi. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trước hết thể hiện tư tưởng nhân văn của Người, là sự kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cộng đồng của dân tộc Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam, tư tưởng đoàn kết quốc tế của chủ nghĩa Mác Lênin, được xây dựng, bổ sung và phát triển trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã minh chứng, khi nào Đảng ta, dân tộc ta đoàn kết một lòng, thực hiện triệt để tư tưởng đại đoàn kết của Người, thì cách mạng giành được nhiều thành công. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự nghiệp đổi mới ngày càng phát triển, thúc đẩy quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ thì ý nghĩa của bài học nói trên càng có tính thời sự sâu sắc. Vì vậy, yêu cầu thấm nhuần và vận dụng sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một điều kiện không thể thiếu, giúp chúng ta tìm ra những đối sách phù hợp, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục tiến lên giành thắng lợi mới. Trong thời gian qua, nhìn chung khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề đại đoàn kết dân tộc hiện nay cần phải được xem xét và giải quyết tận gốc rễ trên quan điểm thực sự khoa học và cách mạng. Một thực tế đặt ra trong sự nghiệp đổi mới, đặt ra yêu cầu cao về tập hợp sức mạnh của nhân dân thì việc đoàn kết tập hợp nhân dân và các đoàn thể, các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế ở một số vùng đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số… Do vậy, cần thiết phải huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta mới có thể đưa đất nước tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mai Châu là một huyện vùng cao phía Tây Bắc có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng của tỉnh Hòa Bình là cửa ngõ lên Tây Bắc và sang Lào. Huyện có đông dân tộc anh em sinh sống với những phong tục tập quán, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau…, nên dễ bị các thế lực phản động lội kéo, dụ dỗ gây mất đoàn kết trong cơ sở Đảng, cũng như trong các tổ chức quần chúng trong địa bàn huyện. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi thế giới đang phát triển nhanh chóng với những tiến bộ của khoa học công nghệ, cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường con người thường đề cao lợi ích vật chất mà coi nhẹ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tình cảm làng xóm, tình cảm giữa con người với nhau cũng dần bị phai nhạt đi. Do đó, vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cả nước nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Với mong muốn hiểu rõ và góp phần làm sáng tỏ thêm những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, từ đó đưa ra một số nội dung vận dụng, đề xuất nhằm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc nói chung và khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình nói riêng, nên tôi đã chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình (2008 2013)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Đại đoàn kết dân tộc luôn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng của cách mạng nước ta. Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề này. Tác phẩm “Trường Chinh Tuyển tập (1937 1954)”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, trong đó có bài viết “Mặt trận dân tộc thống nhất và vấn đề đại đoàn kết”. Tác phẩm “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, của tác giả Phùng Hữu Phú (Chủ biên), Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1995. Tác phẩm “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay”, của tác giả Phan Hữu Dật (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Tác phẩm Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam những chặng đường vẻ vang, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội (2011), trong đó có bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và mặt trận dân tộc thống nhất” do các tác giả PGS, TS. Phạm Ngọc Anh, TS. Lê Văn Thịnh. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (2008) đã có bài viết “Thành tựu của đất nước là sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc”, Tạp chí cộng sản, số 2 (1946). “Về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh”, của Lê Ngọc, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3 1993. “Một số suy nghĩ về việc vận dụng, phát triển chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới”, của Phùng Hữu Phú, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3 1993. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ”, của Hạnh Nguyễn, Tạp chí Mặt trận, số 72, năm 2009. “Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất và suốt đời xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”, của Vũ Kim Trọng, Tạp chí xây dựng Đảng, năm 2010. Các tác phẩm và bài viết nêu trên đã đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc ở nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở chọn lọc và kế thừa các kết quả đã được nghiên cứu và công bố, tôi hy vọng khóa luận của mình sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc, cũng như việc vận dụng vào thực tiễn công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình. 3. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận Mục đích nghiên cứu: + Nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. + Vận dụng để đánh giá thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc ở huyện Mai Châu. + Quá trình vận dụng, phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu vấn đề lý luận chung về đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. + Đánh giá thực trạng việc vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. + Rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất nhằm củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và vận dụng vào thực tiễn công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc vào thực tiễn công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng mácxít, phương pháp logic, phương pháp lịch sử và các phương pháp cụ thể như phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê… 6. Đóng góp của khóa luận Về lý luận: Khóa luận góp phần làm rõ nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Về thực tiễn: + Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập và tuyên truyền Tư tưởng Hồ Chí Minh. + Cung cấp những luận chứng về cơ sở khoa học và thực tiễn cho lãnh đạo huyện Mai Châu trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Chương 2: Huyện Mai Châu Tỉnh Hòa Bình với việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc (2008 2013) Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1.1. Khái niệm tư tưởng Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh. “Tư tưởng” ở đây không phải dùng với ý nghĩa tinh thần tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. 1.1.2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh Quá trình nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh đi từ thấp đến cao, những vấn đề cụ thể đến hệ thống hoàn chỉnh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 1991) đánh dấu một mốc quan trọng trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh. Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được tiến hành nghiêm túc và đạt được những kết quả quan trọng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4 2001) xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1 2011) xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.6, tr.88 1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là vận dụng và phát triển sáng tạo, chủ nghĩa Mác Lênin phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng. 1.2.1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên những cơ sở tư tưởng lý luận và thực tiễn rất phong phú. Trước hết, đó là tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc được hình thành và củng cố trong hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Tinh thần, ý thức ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch của cả một dân tộc để chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Tất cả đã ghi dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình làng xã quốc gia (nhà làng nước) và cũng trở thành sợi dây liên kết các dân tộc, các giai tầng trong xã hội Việt Nam. Truyền thống ấy đã được tiếp nối trong tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và các thế lực phong kiến tiếp tay cho ngoại bang. Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu được truyền thống yêu nước nhân nghĩa đoàn kết của dân tộc. Người đã khẳng định “từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần (yêu nước) ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn (đoàn kết), nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Hơn nữa, còn phải phát huy truyền thống đó trong giai đoạn cách mạng mới của dân tộc: “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. 15, tr.172 1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hành thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác Lênin chủ yếu vừa hoạt động cách mạng, vừa nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin, tìm hiểu về cách mạng Tháng Mười, vì vậy Người đã sớm nắm được linh hồn của chủ nghĩa Mác Lênin, những vấn đề cốt lõi nhất của học thuyết cách mạng và khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen vàV.I.Lênin. Nhờ đó, Người đã có cơ sở khoa học để đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng trên thế giới, những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng các nước, từ đó hình thành và hoàn chỉnh tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc. 1.2.3. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới Về mặt thực tiễn, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng của nhiều nước trên thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Những thành công hay thất bại của các phong trào ấy đều được Người nghiên cứu để rút ra những bài học cần thiết cho việc hình thành tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc. Phong trào yêu nước Việt Nam đã diễn ra rất mạnh mẽ từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Từ các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế vào cuối thế kỷ XIX, đến các phong trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ XX, các thế hệ người Việt Nam yêu nước đã nối tiếp nhau vùng dậy chống ngoại xâm, nhưng đều thất bại. Thực tiễn hào hùng, bi tráng của dân tộc đã chứng tỏ rằng, bước vào thời đại mới, chỉ có tinh thần yêu nước thì không thể đánh bại được các thế lực đế quốc xâm lược. Vận mệnh của đất nước đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh đạo mới, đề ra được một đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử và những yêu cầu của thời đại mới, đủ sức quy tụ được cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống đế quốc thực dân, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững thì mới giành được thắng lợi. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã thấy được những hạn chế trong việc tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, những yêu cầu khách quan mới của lịch sử dân tộc. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát tình hình các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa ở hầu khắp các châu lục. Người đã nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản, đặc biệt là Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp, nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của giai cấp tư sản, cũng như tại sao những cuộc cách mạng tư sản vẫn chỉ là cách mạng không đến nơi. Tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh tiềm ẩn to lớn của họ và cũng thấy rõ những hạn chế, các dân tộc thuộc địa chưa có được sự lãnh đạo đúng đắn, chưa biết đoàn kết lại, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức. Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với V.I.Lênin, người lãnh đạo thắng lợi cuộc cách mạng đó, đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt quyết định trong việc tìm đường cứu nước.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn khóa luận
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, để đạt tới mụctiêu, lý tưởng cách mạng, cùng với việc khẳng định trước tiên phải có “Đảngcách mạng” để lãnh đạo, dẫn dắt con thuyền cách mạng, Hồ Chí Minh hết sứcquan tâm đến việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhằm tập hợp, huyđộng mọi lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thờiđại để giành thắng lợi
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trước hết thể hiện tưtưởng nhân văn của Người, là sự kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thầncộng đồng của dân tộc Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam, tư tưởng đoàn kếtquốc tế của chủ nghĩa Mác - Lênin, được xây dựng, bổ sung và phát triểntrong thực tiễn cách mạng Việt Nam Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã minhchứng, khi nào Đảng ta, dân tộc ta đoàn kết một lòng, thực hiện triệt để tưtưởng đại đoàn kết của Người, thì cách mạng giành được nhiều thành công
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải xây dựng
và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Sự nghiệp đổi mớingày càng phát triển, thúc đẩy quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tếthế giới ngày càng mạnh mẽ thì ý nghĩa của bài học nói trên càng có tính thời
sự sâu sắc Vì vậy, yêu cầu thấm nhuần và vận dụng sáng tạo Tư tưởng HồChí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một điều kiện không thể thiếu, giúpchúng ta tìm ra những đối sách phù hợp, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục tiếnlên giành thắng lợi mới Trong thời gian qua, nhìn chung khối đại đoàn kếttoàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, vấn đề đại đoàn kết dân tộchiện nay cần phải được xem xét và giải quyết tận gốc rễ trên quan điểm thực
Trang 2sự khoa học và cách mạng Một thực tế đặt ra trong sự nghiệp đổi mới, đặt rayêu cầu cao về tập hợp sức mạnh của nhân dân thì việc đoàn kết tập hợp nhândân và các đoàn thể, các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế ở một số vùng đồngbào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số… Do vậy, cần thiết phải huy độngsức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tamới có thể đưa đất nước tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh.
Mai Châu là một huyện vùng cao phía Tây Bắc có vị trí chiến lược vôcùng quan trọng của tỉnh Hòa Bình là cửa ngõ lên Tây Bắc và sang Lào.Huyện có đông dân tộc anh em sinh sống với những phong tục tập quán, trình
độ học vấn, điều kiện kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau…, nên dễ bị cácthế lực phản động lội kéo, dụ dỗ gây mất đoàn kết trong cơ sở Đảng, cũngnhư trong các tổ chức quần chúng trong địa bàn huyện Đặc biệt là trong giaiđoạn hiện nay, khi thế giới đang phát triển nhanh chóng với những tiến bộ củakhoa học công nghệ, cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường con ngườithường đề cao lợi ích vật chất mà coi nhẹ những giá trị truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, tình cảm làng xóm, tình cảm giữa con người với nhau cũng dần
bị phai nhạt đi Do đó, vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cảnước nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng là rất quan trọng và cần thiết
Với mong muốn hiểu rõ và góp phần làm sáng tỏ thêm những quanđiểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, từ đó đưa
ra một số nội dung vận dụng, đề xuất nhằm củng cố và tăng cường khối đạiđoàn kết dân tộc nói chung và khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện
Mai Châu tỉnh Hòa Bình nói riêng, nên tôi đã chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình (2008 - 2013)” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 32 Tình hình nghiên cứu
Đại đoàn kết dân tộc luôn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọngcủa cách mạng nước ta Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viếtliên quan đến vấn đề này
- Tác phẩm “Trường Chinh Tuyển tập (1937 - 1954)”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, trong đó có bài viết “Mặt trận dân tộc thống nhất và vấn đề đại
đoàn kết”.
- Tác phẩm “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, của tác giả Phùng
Hữu Phú (Chủ biên), Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1995
- Tác phẩm “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến
mối quan hệ dân tộc hiện nay”, của tác giả Phan Hữu Dật (Chủ biên), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001
- Tác phẩm Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam những chặng đường
vẻ vang, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội (2011), trong đó
có bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và mặt trận dân
tộc thống nhất” do các tác giả PGS, TS Phạm Ngọc Anh, TS Lê Văn Thịnh.
- Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (2008) đã có bài viết “Thành tựu của đất
nước là sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc”, Tạp chí cộng sản, số 2 (1946).
- “Về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh”, của Lê Ngọc, Tạp chí
Lịch sử Đảng, số 3- 1993
- “Một số suy nghĩ về việc vận dụng, phát triển chiến lược đại đoàn kết
Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới”, của Phùng Hữu Phú, Tạp chí
Lịch sử Đảng, số 3- 1993
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ”, của Hạnh
Nguyễn, Tạp chí Mặt trận, số 72, năm 2009
- “Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất
và suốt đời xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”, của Vũ Kim Trọng, Tạp chí
xây dựng Đảng, năm 2010
Trang 4Các tác phẩm và bài viết nêu trên đã đi sâu phân tích tư tưởng Hồ ChíMinh về đại đoàn kết dân tộc ở nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở chọn lọc
và kế thừa các kết quả đã được nghiên cứu và công bố, tôi hy vọng khóa luậncủa mình sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạiđoàn kết dân tộc, cũng như việc vận dụng vào thực tiễn công tác xây dựngkhối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình
3 Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận
- Mục đích nghiên cứu:
+ Nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
+ Vận dụng để đánh giá thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc ở huyệnMai Châu
+ Quá trình vận dụng, phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng và củng
cố khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu vấn đề lý luận chung về đại đoàn kết dân tộc trong tưtưởng Hồ Chí Minh
+ Đánh giá thực trạng việc vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc củaChủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở huyện MaiChâu, tỉnh Hòa Bình
+ Rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất nhằm củng cố và xây dựng khốiđại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
và vận dụng vào thực tiễn công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ởhuyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Trang 5- Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoànkết dân tộc vào thực tiễn công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở huyệnMai Châu, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008 - 2013.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp duy vậtbiện chứng mácxít, phương pháp logic, phương pháp lịch sử và các phươngpháp cụ thể như phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê…
6 Đóng góp của khóa luận
- Về lý luận: Khóa luận góp phần làm rõ nội dung Tư tưởng Hồ ChíMinh về đại đoàn kết dân tộc
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Chương 2: Huyện Mai Châu - Tỉnh Hòa Bình với việc vận dụng Tưtưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong công tác xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân tộc (2008 - 2013)
Trang 6Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1.1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1 Khái niệm tư tưởng
Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệcủa con người với thế giới xung quanh “Tư tưởng” ở đây không phải dùngvới ý nghĩa tinh thần - tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộngđồng, mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểmđược xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương phápluận) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dântộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạtđộng thực tiễn, cải tạo hiện thực
1.1.2 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Quá trình nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh đi từ thấpđến cao, những vấn đề cụ thể đến hệ thống hoàn chỉnh
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991) đánh dấu mộtmốc quan trọng trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh
Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, công tácnghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được tiến hành nghiêm túc và đạt đượcnhững kết quả quan trọng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng(tháng 4 - 2001) xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếuthuộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1 - 2011)xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàmkhái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thốngquan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Trang 7Nam, kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lêninvào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốtđẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vôcùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sựnghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi".[6, tr.88]
1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiềuyếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước
và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt làvận dụng và phát triển sáng tạo, chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với tình hình
và điều kiện cụ thể Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng
1.2.1 Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành trênnhững cơ sở tư tưởng - lý luận và thực tiễn rất phong phú Trước hết, đó làtinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoànkết dân tộc được hình thành và củng cố trong hàng nghìn năm lịch sử đấutranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bềnvững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam.Tinh thần, ý thức ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch của cả một dân tộc để chiếnthắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dântộc được giữ vững
Tất cả đã ghi dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan
hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình - làng xã - quốc gia (nhà - làng - nước) và cũngtrở thành sợi dây liên kết các dân tộc, các giai tầng trong xã hội Việt Nam
Trang 8Truyền thống ấy đã được tiếp nối trong tư tưởng tập hợp lực lượng dântộc của các nhà yêu nước trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược
và các thế lực phong kiến tiếp tay cho ngoại bang
Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu được truyền thống yêu nước - nhân nghĩa
- đoàn kết của dân tộc Người đã khẳng định “từ xưa đến nay, mỗi khi Tổquốc bị xâm lăng thì tinh thần (yêu nước) ấy lại sôi nổi, nó kết thành một lànsóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn (đoàn kết), nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khókhăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Hơn nữa, còn phảiphát huy truyền thống đó trong giai đoạn cách mạng mới của dân tộc: “phải rasức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước củatất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việckháng chiến” [15, tr.172]
1.2.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân
Cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hành thành tư tưởng HồChí Minh về đại đoàn kết dân tộc là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sángtạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liênminh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, đoànkết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu vừa hoạt độngcách mạng, vừa nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm hiểu về cách mạngTháng Mười, vì vậy Người đã sớm nắm được linh hồn của chủ nghĩa Mác -Lênin, những vấn đề cốt lõi nhất của học thuyết cách mạng và khoa học củaC.Mác, Ph.Ăngghen vàV.I.Lênin Nhờ đó, Người đã có cơ sở khoa học đểđánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sảntruyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước ViệtNam tiền bối và các nhà cách mạng trên thế giới, những bài học kinh nghiệmrút ra từ cuộc cách mạng các nước, từ đó hình thành và hoàn chỉnh tư tưởngcủa Người về đại đoàn kết dân tộc
Trang 91.2.3 Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới
Về mặt thực tiễn, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đượchình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạngViệt Nam và phong trào cách mạng của nhiều nước trên thế giới, nhất làphong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Những thành công haythất bại của các phong trào ấy đều được Người nghiên cứu để rút ra những bàihọc cần thiết cho việc hình thành tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc
Phong trào yêu nước Việt Nam đã diễn ra rất mạnh mẽ từ khi thực dânPháp xâm lược nước ta Từ các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Yên Thếvào cuối thế kỷ XIX, đến các phong trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầuthế kỷ XX, các thế hệ người Việt Nam yêu nước đã nối tiếp nhau vùng dậychống ngoại xâm, nhưng đều thất bại Thực tiễn hào hùng, bi tráng của dântộc đã chứng tỏ rằng, bước vào thời đại mới, chỉ có tinh thần yêu nước thìkhông thể đánh bại được các thế lực đế quốc xâm lược Vận mệnh của đấtnước đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh đạo mới, đề ra được một đường lốicách mạng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử và nhữngyêu cầu của thời đại mới, đủ sức quy tụ được cả dân tộc vào cuộc đấu tranhchống đế quốc thực dân, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vữngthì mới giành được thắng lợi Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ ChíMinh đã thấy được những hạn chế trong việc tập hợp lực lượng của các nhàyêu nước tiền bối, những yêu cầu khách quan mới của lịch sử dân tộc
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tiến hànhkhảo sát tình hình các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa ở hầukhắp các châu lục Người đã nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản, đặc biệt
là Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp, nguyên nhân dẫn đến thắng lợi củagiai cấp tư sản, cũng như tại sao những cuộc cách mạng tư sản vẫn chỉ là cách
Trang 10mạng không đến nơi Tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh của cácdân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh tiềm ẩn to lớn của họ vàcũng thấy rõ những hạn chế, các dân tộc thuộc địa chưa có được sự lãnh đạođúng đắn, chưa biết đoàn kết lại, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức.
Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với V.I.Lênin, người lãnh đạo thắnglợi cuộc cách mạng đó, đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt quyết định trongviệc tìm đường cứu nước Từ chỗ chỉ biết đến cách mạng Tháng Mười mộtcách cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đườngCách mạng Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộccách mạng này đã đem lại cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là bàihọc về huy động, tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành
và giữ chính quyền cách mạng, để đánh tan sự can thiệp của 14 nước đế quốcmuốn bóp chết Nhà nước Xôviết non trẻ, để xây dựng chế độ xã hội xã hộichủ nghĩa, mở ra một thời đại mới cho lịch sử nhân loại
1.3 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một hệ thống nhữngluận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục, tập hợp và tổ chức lực lượngcách mạng nhằm phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc trong sự nghiệp đấutranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Nói cách khác, tư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnhthời đại là tư tưởng xây dựng, củng cố và mở rộng lực lượng cách mạng trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người vàxây dựng xã hội mới
1.3.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đếquốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con
Trang 11người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ, cách mạng muốn thànhcông và thành công đến nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tậphợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững Chính vì vậy, trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược,
cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng
Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân, cần phải
có chính sách và phương pháp phù hợp với từng đối tượng Trong từng thời
kỳ, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau,chính sách và phương pháp tập hợp có thể và cần thiết phải điều chỉnh chophù hợp với từng đối tượng khác nhau, song đại đoàn kết dân tộc phải luônđược nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng
Chính sách mặt trận của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra là
để thực hiện đoàn kết dân tộc Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặttrận đúng đắn, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành côngkhối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều
thắng lợi to lớn Hồ Chí Minh viết: “Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh,
nhân dân ta đã làm Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa
Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng
lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc
Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được
thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo chủ nghĩa và trong sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc” [18, tr.604]
Từ thực tiễn, Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tínhchân lý về vai trò của khối đại đoàn kết
Đoàn kết làm ra sức mạnh Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh luậnđiểm này Người viết: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta Đoàn kết chặtchẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi
Trang 12thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó” [16, tr.392]; “Đoàn kết làmột lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắnglợi” [16, tr.397]; “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi” [19, tr.22];
“Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”…[19, tr.154]
1.3.2 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng lànhiệm vụ hàng đầu trong mọi giai đoạn cách mạng Nhấn mạnh vấn đề này lànhấn mạnh tới vai trò của thực lực cách mạng Bởi vì, cách mạng muốn thànhcông nếu chỉ có đường lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lốiđúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương phápcách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng,tạo thực lực cho cách mạng Thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc.Năm 1963, khi nói chuyện với cán bộ tuyên truyền và huấn luyện miền núi vềcách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước Cách mạng ThángTám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các
dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết Hai là làm cách mạng hay
kháng chiến để đòi độc lập Chỉ đơn giản thế thôi Bây giờ mục đích của
tuyên truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà” [19, tr.130]
Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ làmục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc Bởi vì, cáchmạng là sự nghiệp của quần chúng Từ trong phong trào đấu tranh để tự giảiphóng và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết
và sự hợp tác Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫnquần chúng, truyền những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, tự phát củaquần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trongkhối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độclập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người
Trang 131.4 Nội dung của đại đoàn kết dân tộc
1.4.1 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng,
Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, toàndiện, có sức thuyết phục, thu phục lòng người Các khái niệm này có biên độ
rất rộng lớn Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm này để chỉ “mọi con dân
nước Việt”, “mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc
đa số hay thiểu số, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, không phân biệt
“già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, quý tiện” Như vậy, dân và nhân dân trong tư
tưởng của Hồ Chí Minh vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người ViệtNam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, với nhữngmối liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc
và đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân
Nói đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọingười dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung Theo ý nghĩa đó, nộihàm khái niệm đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, nóbao gồm nhiều tầng, nhiều cấp độ các quan hệ liên kết qua lại giữa các thànhviên, các bộ phận, các lực lượng xã hội của dân tộc từ nhỏ đến lớn, từ thấpđến cao, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới… Hồ Chí Minh đã nhiều lầnnói: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài… Tađoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phảiđoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc
và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” [16, tr.438] Từ “ta” ở đây là chủthể, vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, vừa là mọi người dân ViệtNam nói chung
Người còn chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dânphải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối
Trang 14quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót mộtlực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ
Tổ quốc, không là Việt gian, không phản bội lại quyền lợi của của dân chúng
là được Với tinh thần đoàn kết rộng rãi như vậy, Hồ Chí Minh đã định hướngcho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạngViệt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc tới cách mạng dân chủ nhân dân
và từ cách mạng dân chủ nhân dân tới cách mạng xã hội chủ nghĩa
1.4.2 Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừnglại ở quan niệm, ở những lời kêu gọi, những lời hiệu triệu mà phải trở thànhmột chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng,toàn dân tộc Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật
chất có tổ chức, tổ chức đó chính là mặt trận dân tộc thống nhất.
Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địchtrong đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợp, tổ chức lạithành một khối vững chắc, được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung vàhoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn Nếu không được như vậythì quần chúng nhân dân dù có đông tới hàng triệu, hàng trăm triệu conngười cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh Thất bại của các phongtrào yêu nước và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước khi Đảng ra đời đãchứng minh rất rõ điều này
Về một phương diện nào đó, có thể khẳng định rằng, quá trình tìmđường cứu nước của Hồ Chí Minh cũng là quá trình tìm kiếm mô hình vàcách thức tổ chức quần chúng nhân dân, nhằm tạo sức mạnh cho quần chúngtrong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình và giải phóng xã hội Chính vìvậy, ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ýđưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai
Trang 15cấp, từng ngành nghề, từng giới, từng lứa tuổi, từng tôn giáo, phù hợp vớitừng giai đoạn của cách mạng Đó có thể là các hội ái hữu hay tương trợ, cônghội hay nông hội, đoàn thanh niên hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng hayhội phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước hay những nghiệpđoàn… Trong đó, bao trùm nhất là mặt trận dân tộc thống nhất.
Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêunước, nơi tập hợp mọi con dân nước Việt, không chỉ ở trong nước mà còn baogồm cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dù ở bất cứ phương trờinào nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương, đất nước, về Tổ quốc Việt Namđều được coi là thành viên của mặt trận
Tùy theo từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng,cương lĩnh và điều lệ của mặt trận dân tộc thống nhất có thể có những nétkhác nhau, tên gọi của mặt trận dân tộc thống nhất theo đó, cũng có thể khác
nhau: Hội phản đế đồng minh (1930), Mặt trận Dân chủ (1936), Mặt trận
nhân dân phản đế (1939), Mặt trận Việt Minh (1941), Mặt trận Liên Việt (1946), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955, 1976) Song thực chất chỉ là một, đó là tổ chức chính
trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, nơi quy tụ, tập hợp đông đảo cácgiai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêunước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc,thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựngtheo các nguyên tắc sau đây:
- Thứ nhất, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền
tảng khối liên minh công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Thứ hai, Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo
đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân
Trang 16- Thứ ba, Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc
hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững
- Thứ tư, Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đại đoàn kết chặt chẽ, lâu
dài, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
1.5 Điều kiện để thực hiện đại đoàn kết dân tộc
1.5.1 Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc và lòng khoan dung độ lượng của con người
Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu
nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc Truyền thống này được hình thành,
củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngànnăm của cả dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tìnhcảm, tâm hồn của mỗi người con Việt Nam, được lưu truyền qua các thế hệ từthời các vua Hùng dựng nước tới Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, LêLợi, Quang Trung…
Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người Hồ Chí Minh chỉ rõ,
trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyếtđiểm, mặt tốt, mặt xấu… Cho nên, vì lợi ích của cách mạng cần phải có lòngkhoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người,mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng
Lòng khoan dung, độ lượng ở Hồ Chí Minh không phải là một sáchlược nhất thời, một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyềnthống nhân ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng
mà Người suốt đời theo đuổi Đó là tư tưởng nhất quán, được thể hiện trongđường lối, chính sách của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ
và những người nhất thời lầm lạc biết hối cải Người tuyên bố: “Bất kì ai màthật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người
đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”
Trang 17[16, tr.438] Người tha thiết kêu gọi tất cả ai có lòng yêu nước, không phânbiệt tầng lớp, tín ngưỡng, chính kiến và trước đây đã đứng về phe nào, hãycùng nhau đoàn kết vì nước, vì dân Để thực hiện được đoàn kết, cần xóa bỏhết mọi thành kiến, cần phải thật thà hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.Người cho rằng, trong mỗi con người Việt Nam “ai cũng có ít hay nhiều tấmlòng yêu nước” tiềm ẩn bên trong Tấm lòng yêu nước đó có khi bị bụi bậmche mờ, chỉ cần làm thức tỉnh lương tri con người thì lòng yêu nước đó lạibộc lộ Với niềm tin vào sự hướng thiện của mỗi con người vì lợi ích tối caocủa dân tộc, Hồ Chí Minh đã chân thành lôi kéo, tập hợp được chung quanhmình nhiều người trước đây vốn là quan đại thần của Nam triều cũ, như:Thượng thư Bùi Bằng Đoàn, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại… vào khối đạiđoàn kết toàn dân, tạo điều kiện để họ có đóng góp vào sự nghiệp khángchiến, kiến quốc của dân tộc.
1.5.2 Đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và các quyền thiêng liêng của con người
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong tư tưởng đạiđoàn kết của Hồ Chí Minh Hạt nhân của nguyên tắc này là giải quyết đúngđắn mối quan hệ lợi ích phức tạp, chồng chéo giữa cá nhân - tập thể, gia đình
- xã hội, bộ phận - toàn thể, giai cấp - dân tộc, quốc gia - quốc tế theo phươngchâm chỉ đạo là dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết và tất cả do con người
Theo Hồ Chí Minh, lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ, là bình đẳng, dân chủ, tự do Lợi ích tối cao này là ngọn cờđoàn kết, là sức mạnh dân tộc và là nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạngViệt Nam Đó cũng là nguyên tắc bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh đểNgười tìm ra những phương pháp thực hiện nguyên tắc đó trong chiến lượcđại đoàn kết dân tộc mình Tóm lại, muốn đoàn kết, đại đoàn kết toàn dânphải giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích dân tộc Song, khi giải quyếtcác mối quan hệ lợi ích này phải đặt quyền lợi dân tộc, quyền lợi Tổ quốc,quyền lợi toàn dân lên trên hết, lên trước hết
Trang 181.5.3 Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân
Tin vào dân, dựa vào dân là một nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng đạiđoàn kết Hồ Chí Minh Bởi vì, theo Người dân là gốc rễ, là nền tảng của đạiđoàn kết, dân là chủ thể của đại đoàn kết, là nguồn sức mạnh vô tận, và vôđịch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng Để thực hành
đoàn kết rộng rãi cần có niềm tin vào nhân dân Với Hồ Chí Minh, yêu dân,
tin dân, dựa vào dân, sống đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắctối cao Nguyên tắc này dựa trên cơ sở:
Một là, sự tiếp nối truyền thống dân tộc “nước lấy dân làm gốc”, “chở
thuyền và làm lật thuyền cũng là dân” Hồ Chí Minh cũng từng nói “Dễ mườilần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong” [14, tr.293] Với
Hồ Chí Minh, “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giớikhông gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [17, tr.276]
Hai là, quán triệt sâu sắc nguyên lý Mácxít cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng Theo người DÂN là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sứcmạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cáchmạng, là nền, gốc và chủ thể của Mặt trận
Tin vào dân, dựa vào dân trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh làtin vào, dựa vào tinh thần yêu nước, ý chí giành độc lập tự do, xây dựng mộtđất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh
1.5.4 Đoàn kết tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo
Trong quá trình thực hiện đại đoàn kết, xây dựng và phát triển lựclượng cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nhất quán nhận thức khoa học đó làđoàn kết không phải là ngẫu nhiên, tự phát, nhất thời mà là một tập hợp bềnvững của các lực lượng xã hội có định hướng, có tổ chức lãnh đạo Đoàn kếtphải có tổ chức, có kỷ luật, có lãnh đạo Cụ thể:
Về tổ chức: Đoàn kết phải được tổ chức trong các đoàn thể quần chúng
cách mạng hay trong các đoàn thể chính trị - xã hội của Mặt trận dân tộcthống nhất
Trang 19Về kỷ luật: Tổ chức của Mặt trận và các đoàn thể phải có kỷ luật mà
mỗi thành viên phải tự giác tuân theo
Về lãnh đạo: Lãnh đạo khối đại đoàn kết dân tộc là Đảng Cộng sản
Việt Nam Hồ Chí Minh khẳng định Đảng Cộng sản là người lãnh đạo khốiđại đoàn kết toàn dân, nhưng Người chỉ rõ Đảng Cộng sản cũng là một bộphận hữu cơ của Mặt trận, song “Phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất,hoạt động nhất và chân thực nhất” [13, tr.139] của Mặt trận
Để khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, Hồ Chí Minh chỉ rõ, trướchết Đảng phải đoàn kết nhất trí, nhất là cán bộ lãnh đạo Đảng, đây là yếu tốquyết định sự tồn tại và sức mạnh của khối đại đoàn kết Người nhấn mạnh:
“Đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của Đảng và nhân dân ta Cácđồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trícủa Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” [20, tr.497]
1.5.5 Đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, đoàn kết chặt chẽ theo lập trường giai cấp công nhân
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói “Đoàn kết của ta không những rộng rãi
mà còn đoàn kết lâu dài… Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lậpcủa Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà” [16, tr.438] Nhưvậy theo Hồ Chí Minh, đoàn kết toàn dân trong các tổ chức Mặt trận dân tộcthống nhất phải rộng rãi và lâu dài, đoàn kết không phải là một thủ đoạn chínhtrị, mà còn là một chính sách dân tộc, một chính sách nhất quán của Đảng vàNhà nước ta
Theo Người, Đảng Cộng sản Việt Nam phải đoàn kết lâu dài với cácđảng phái và các đoàn thể yêu nước khác trong mặt trận dân tộc thống nhất,không phải đoàn kết nhất thời
Về đoàn kết rộng rãi hay đại đoàn kết, theo tư tưởng Hồ Chí Minh làđoàn kết hết thảy các lực lượng, các cá nhân yêu nước trong dân tộc, không
Trang 20để bỏ sót một lực lượng, một cá nhân nào đứng ngoài các tổ chức của Mặttrận dân tộc thống nhất, nhưng đoàn kết phải được tổ chức theo lập trườnggiai cấp công nhân.
Nguyên tắc đoàn kết rộng rãi, lâu dài theo lập trường giai cấp côngnhân là kết quả của nhà tổ chức vĩ đại Hồ Chí Minh, biến khẩu hiệu nổi tiếng:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”[18, tr.607] thành hiện thực, thành sức mạnh tinh thần, trí tuệ, thành sức mạnhvật chất vô cùng to lớn đánh thắng những thế lực thù địch, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc ngày càng vững mạnh
1.6 Phương pháp đại đoàn kết dân tộc
1.6.1 Phương pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng
Tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng đoàn kết phải thực sựkhoa học Do vậy, vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là việc tìm tòi lựachọn các nội dung tuyền truyền, giáo dục, vận động phù hợp với từng đốitượng, phù hợp với nguyện vọng, quyền lợi của quần chúng
Nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng được Hồ ChíMinh đặc biệt coi trọng và xác định đúng ngay từ đầu Đó là nguyện vọngchung, sâu xa của cả dân tộc (đó là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu,nước mạnh) Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn chú ý tới cả nguyện vọng riêng củamỗi giai cấp, mỗi tầng lớp nhân dân (chẳng hạn ruộng đất cho nông dânnghèo) Nội dung giáo dục, tuyên truyền, vận động quần chúng đoàn kết phảiđáp ứng được hai yêu cầu chung và riêng
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung tuyền truyền, vận động sát hợp vớitừng giai cấp, từng cộng đồng xã hội như đối với giai cấp công nhân, nôngdân, trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, vớithanh niên, phụ nữ, đồng bào dân tộc ít người, với cộng đồng tôn giáo, vớiquan lại, nhân sĩ yêu nước, với những người lầm đường lạc lối… Hồ Chí
Trang 21Minh thấu hiểu tất cả, phấn đấu hy sinh vì tất cả những khát vọng, những ước
mơ sâu lắng của dân tộc và của mỗi con người Do vậy, tư tưởng đại đoàn kếtcủa Người có sức mạnh to lớn tập hợp đoàn kết toàn dân
1.6.2 Phương pháp xây dựng, kiện toàn không ngừng phát triển hệ thống chính trị cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, sự thống nhất bền vững của hệ thống chính trị lànhân tố quyết định sự tồn tại và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
Về Đảng Cộng sản, theo Người Đảng Cộng sản Việt Nam có vai tròquyết định đối với sự hình thành, phát triển và sức mạnh của đại đoàn kếttrong hệ thống chính trị cách mạng
Về Nhà nước cách mạng, theo Hồ Chí Minh hoạt động của Nhà nước
có ảnh hưởng rất lớn đến đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế Để khối đạiđoàn kết toàn dân tồn tại, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng,củng cố Nhà nước cách mạng, nhất là Ủy ban nhân dân các cấp, nơi trực tiếp
tổ chức, quản lý điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội
Về các đoàn thể chính trị - xã hội, theo Hồ Chí Minh đây là sợi dây gắnkết Đảng với nhân dân, gắn kết nhân dân với nhau, thực hiện đoàn kết vàcũng là nơi thể hiện sức mạnh đoàn kết Vì vậy, theo Người xây dựng củng
cố, phát triển, đoàn kết các tổ chức quần chúng hay các đoàn thể chính trị
-xã hội trong Mặt trận dân tộc thống nhất thực sự là vấn đề chiến lược
1.6.3 Phương pháp xử lý các mối quan hệ nhằm mở rộng tới mức cao nhất trận tuyến cách mạng và thu hẹp tới mức tối đa trận tuyến thù địch
Trong cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp trong phạm vi một nướccũng như trên thế giới bao giờ cũng phân định thành ba tuyến lực lượng: cáchmạng - trung gian - phản cách mạng Cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản
Trang 22cách mạng, thành bại của cuộc cách mạng không chỉ phụ thuộc vào sức mạnhcủa hai lực lượng đối địch, mà nó còn phụ thuộc một phần rất lớn vào việc bênnào lôi kéo được lực lượng trung gian Phương pháp đại đoàn kết của Hồ ChíMinh là phương pháp xử lý mối tương quan ba chiều đó, phương pháp xử lý các
mối quan hệ của Hồ Chí Minh theo phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến.
Trong phương pháp đại đoàn kết của Hồ Chí Minh có phương pháp xử
lý mối quan hệ ba chiều là cách mạng - trung gian - phản cách mạng Hồ ChíMinh đã xử lí hài hòa giữa chiến lược và sách lược, giữa cứng rắn trongnguyên tắc và mềm dẻo linh hoạt trong giải pháp, từ đó làm cho mọi tầng lớpnhân dân tin vào chính sách đại đoàn kết của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo talực - thế - thời cho cách mạng để giành lấy thắng lợi
Trang 23Tiểu kết chương 1
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa vô cùngquan trọng đối với cách mạng Việt Nam Nó không những giải đáp đúngđắn cho bài toán của cách mạng Việt Nam thời kỳ đấu tranh cách mạng, màcòn trong thời hòa bình xây dựng đất nước, và luôn còn nguyên giá trị.Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang chứng minh sức sống kì diệucủa tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng đó đã thấmsâu vào ý thức, tình cảm của tất cả mọi người dân Việt Nam yêu nước vàbiến nó thành hành động cách mạng của hàng triệu, hàng triệu con người,kết thành sức mạnh vô địch trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷqua cho thấy, lúc nào, nơi nào tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ ChíMinh được quán triệt thì khi đó, nơi đó cách mạng phát triển mạnh mẽ vàgiành được thắng lợi Vì vậy, trung thành và kiên định đi theo ngọn cờ đạiđoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, nghiên cứu, kế thừa, vận dụng và pháttriển sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người là một trong nhữngnhân tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoànthành nhiệm vụ, góp phần xây dựng thành công một nước Việt Nam độclập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
* *
*
Trang 24Chương 2 HUYỆN MAI CHÂU - TỈNH HÒA BÌNH VỚI VIỆC VẬN DỤNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT
TOÀN DÂN TỘC (2008 - 2013)2.1 Khái quát chung về huyện Mai Châu
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Mai Châu trước kia được gọi là Mường Mai, được hình thành vàokhoảng thế kỷ XIII Thời nhà Trần, Mường Mai thuộc lộ Đà Giang, thịtrấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa Dưới triều Nguyễn, Mai Châu gồm tổngThanh Mai và tổng Bạch Mai Kể từ thời Pháp thuộc, châu Mai Châuthuộc phủ Chợ Bờ, tỉnh Mường Hòa Bình Tháng 10 - 1890, châu MaiChâu và châu Đà Bắc được hợp làm một gọi là Mai Đà Sau một thời giantồn tại, châu Mai Đà lại tách thành hai và được giữ nguyên đến năm 1941thì Mai Châu và Đà Bắc lại tái hợp thành châu Mai Đà Sau khi cuộckháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, xuất phát từ yêu cầu thực tiễncủa cách mạng, ngày 21-9-1956, Thủ tướng Chính phủ kí nghị định chiahuyện Mai Đà thành huyện Mai Châu và Đà Bắc
- Về vị trí địa lí:
Mai Châu, một huyện vùng cao phía Tây Bắc có vị trí chiến lược quantrọng của tỉnh Hòa Bình Huyện nằm trong tọa độ địa lý 20024 - 20045 vĩ độBắc và 104031 - 105016 kinh độ Đông Theo số liệu thống kê năm 2009,huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 564km2 (chiếm 11,1% tổng diệntích toàn tỉnh) Phía Tây Bắc giáp huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), phía TâyNam giáp huyện Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa), phía Đông Bắc giáp huyện ĐàBắc, phía Đông Nam giáp huyện Tân Lạc vì vậy đây là cửa ngõ lên Tây Bắc
và sang Lào
Trang 25Sông Mã (con sông chảy từ biên giới Việt - Lào về địa phận phía NamMai Châu tới thành phố Thanh Hóa), sông Đà (với vùng lòng hồ Hòa Bìnhrộng lớn nối với tỉnh Sơn La) đã trở thành con đường thủy thuận lợi cho việcgiao lưu kinh tế - văn hóa của huyện với một phần phía Bắc nước Lào và cáctỉnh khu IV với khu vực Tây Bắc Với vị trí chiến lược ấy, Mai Châu có lợithế trong việc xây dựng căn cứ, một thế đất tiến có thể đánh, lui có thể giữ.Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, Mai Châu từng là địa bàn hoạt độngchống giặc xâm lăng, đây cũng từng là hậu cứ của chiến trường Liên khu III,
là một phần trong hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liênkhu IV và khu vực Tây Bắc, Bắc Lào Mặc dù là một huyện miền núi, có vị trí
xa tỉnh lỵ Hòa Bình, nhưng huyện có vai trò quan trọng trong việc phát triểnkinh tế của tỉnh, có thị trường giao lưu với hai tỉnh bạn (Sơn La và ThanhHóa) Từ khi công trình thủy điện Sơn La được xây dựng, thì vị trí địa lí củahuyện Mai Châu là một thế mạnh để phát triển kinh tế
- Về điều kiện tự nhiên:
Về địa hình, Mai Châu là vùng đất có tiếng từ xưa Theo sách Hưng
Hóa phong tục của tác giả Hoàng Bỉnh chép năm 1778: Châu Mai tức (MaiChâu ngày nay) địa thế dài như dải áo, hai bên núi đá dựng đứng, dân ở vàogiữa, đất đai màu mỡ, ruộng cấy được cả chiêm lẫn mùa… Địa hình MaiChâu khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều hệ thống khe, suối và núi cao, nhìntổng thể thấp dần theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tựa mình bên dãyTrường Sơn giống như một hình thang mà đáy lớn từ Đông Bắc đến ĐôngNam, đáy nhỏ từ Tây đến Tây Bắc, toàn huyện chia thành hai vùng rõ rệt:vùng thấp dọc các con suối Xia, suối Mùn và đường quốc lộ 15A, đất đaitương đối bằng phẳng, màu mỡ, có diện tích gần 2000ha (đây chính là vựathóc của huyện), vùng cao như một vành đai khổng lồ bao quanh toàn bộhuyện, có diện tích 400km2 với núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn,
độ dốc trung bình từ 30 đến 350, độ cao trung bình so với mực nước biển
Trang 26khoảng 800 - 900m, điểm cao nhất là 1.536m (thuộc địa phận xã Pà Cò), điểmthấp nhất là 200m (thị trấn Mai Châu), có những dãy núi đá vôi dựng đứngchạy liên tục từ Xăm Khòe, Mai Hịch, qua Vạn Mai đến Chiềng Châu Cảnhsắc thiên nhiên đa dạng đã tạo nên cho nơi đây vẻ đẹp thơ mộng.
Về khí hậu, do ảnh hưởng của địa hình núi cao, huyện Mai Châu có đặc
điểm khí hậu đặc trưng của vùng á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm từ 18
-190, độ ẩm trung bình năm đạt 82% Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cóthể lên tới 370C - 380C, tháng lạnh nhất thường vào tháng 1, nhiệt độ có thểxuống tới 3 - 40C
Một năm thường chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùamưa (nóng, ẩm, mưa nhiều) thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa khô(lạnh, khô) thường bắt đầu từ cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau Với khí hậukhô hanh, độ ẩm xuống thấp, có ngày có sương muối, sương mù và mưa phùngiá rét, biến động nhiệt độ ngày càng cao
Mai Châu chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi ba hướng gió chính Gió Bắc làhướng gió thịnh hành về mùa đông, mang theo tính chất lạnh và khô, xuấthiện từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Gió Nam xuất hiện từ tháng 4 đếntháng 10 thường mang theo độ ẩm và hơi nước Vào khoảng tháng 4, tháng 5,gió Lào xuất hiện có tính chất khô, nóng
Mai Châu có hệ thống sông, suối tương đối dày đặc Sông Đà ở phíaĐông Bắc của huyện, chảy qua địa phận Suối Rút cũ và chảy về hồ Hòa Bình.Ngoài hai con sông chính, Mai Châu còn có 4 hệ thống suối chính chảy trongđịa phận huyện: Suối Xia; Suối Mùn; Suối Bãi Sang; Suối Cò Nào Từ hệthống các suối chính này, còn có một số hệ thống suối nhỏ tỏa đi các xã tronghuyện, đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho hoạt động sản xuất, sinh hoạtcủa nhân dân Ngoài các hệ thống sông, suối, Mai Châu còn có các hồ chứa,
hồ tự nhiên như hồ Khả (xã Mai Hạ), hồ Tòng Đậu (xã Tòng Đậu)… ngoài ýnghĩa cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất đặc biệt là trong mùa khô, còn
là môi trường để nuôi thủy sản nước ngọt
Trang 27Về thổ nhưỡng, là một tỉnh miền núi nên đất là một nguồn tài nguyên
quan trọng để phát triển kinh tế của Mai Châu, đặc biệt là lâm nghiệp Nhìnchung, đất đai của huyện hình thành trên nền đất cổ và trẻ, phát triển trêncác loại đá trầm tích biến chất như phiến thạch, sa thạch, đá vôi và mác-matrung tính
Về tài nguyên khoáng sản, theo số liệu thống kê, toàn huyện có khoảng
800 ha núi đá chạy dọc theo các con suối lớn và đường giao thông Đó lànguồn nguyên liệu lớn cung cấp cho các ngành sản xuất nguyên vật liệu xâydựng Đất sét, đất thịt nặng với chất lượng tốt là điều kiện để phát triển ngànhsản xuất gạch ngói Rừng bương, tre, nứa có thể khai thác được từ 150.000 -200.000 tấn nguyên vật liệu mỗi năm Rừng Mai Châu còn có nhiều loạimăng, mộc nhĩ, nấm hương, cánh kiến, mây Các động vật rừng như lợn lòi,gấu, khỉ, vượn, hoẵng, gà, trăn, rắn…
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Tình hình kinh tế: Nền kinh tế của huyện tăng trưởng bền vững, có sự
chuyển biến rõ ràng, đạt được những thành tựu nổi bật Quan hệ sản xuấtđược điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương Năm
2012, tổng giá trị sản xuất đạt 867,9 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 9,3% so vớicùng kì, trong đó: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 296 tỷ đồngchiếm tỷ trọng 39,39%, giá trị công nghiệp - xây dựng đạt 296 tỷ đồng chiếm
tỷ trọng 34,11%, giá trị thương mại du lịch đạt 230 tỷ đồng chiếm tỷ trọng26,50% Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 10.415.000 đồng/người/năm
Trong trồng trọt thì cây lúa chiếm chủ yếu về diện tích và sảnlượng Cây công nghiệp và cây ăn quả là thế mạnh kinh tế của huyện,nhưng chưa thực sự được chú trọng và phát triển Ngành chăn nuôi ởhuyện chủ yếu phát triển theo quy mô hộ gia đình Các loại gia súcthường được nuôi là trâu, bò, lợn theo phương thức chăn thả tự nhiên ởcác bãi cỏ, hoặc dưới tán rừng là chính
Trang 28Cho đến nay huyện vẫn luôn duy trì số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp trên địa bàn Phát huy nguồn vốn ưu tiên phát triển sản xuất, các cơ sởcông nghiệp, thủ công nghiệp không ngừng mở rộng về quy mô sản xuất, sốlượng mặt hàng Toàn huyện có 606 cơ sở sản xuất đã tiêu thụ khối lượng lớnnguồn nguyên vật liệu của địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ, góp phầntăng thu nhập cho lao động của huyện.
Du lịch được coi là thế mạnh của huyện với một số địa danh du lịchvăn hóa nổi tiếng, không chỉ ở trong nước mà còn đối với cả du khách nướcngoài như bản Lác (Chiềng Châu), bản Củm (Vạn Mai), bản Pom Coọng (thịtrấn Mai Châu)
Tình hình văn hóa - xã hội:
- Về giáo dục: Hệ thống giáo dục của huyện khá hoàn chỉnh bao gồmcác ngành học, bậc học Toàn huyện có 73 đơn vị trường học, trong đó có 02trường THPT, 02 trường DTNT, 01 trung tâm GDTX, 22 trường Tiểu học, 20trường THCS, 03 trường PTCS và 23 trường Mầm non Cho đến năm 2010,toàn huyện có 23/23 xã được công nhận phổ cập trung học cơ sở và 6 trườngđược công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 01 trường được công nhậnđạt chuẩn quốc gia mức độ II
- Về y tế: Cơ sở y tế của huyện phát triển, trang thiết bị hiện đại, độingũ bác sĩ, y tá đông đảo và có chuyên môn tay nghề giỏi Trên địa bàn huyệnhiện nay, có 23 xã, thị trấn có trạm y tế độc lập, không còn lồng ghép và ởnhờ như trước
Ngành y tế của huyện đã thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, chủ độngtích cực phòng chống dịch bệnh, thường xuyên theo dõi giám sát dịch tễ tạicộng đồng, tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân biết cách phòng chống dịchbệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng Thực hiện tốt các chương trìnhmục tiêu quốc gia về y tế
Trang 29- Về văn hóa, thể thao: Nhằm có thể đưa nhanh và nhiều các sinh hoạtvăn hóa của cả nước và tỉnh Hòa Bình về với nhân dân các dân tộc Mai Châu,trên địa bàn huyện đã hình thành hệ thống các thiết chế văn hóa cơ sở gồm:thư viện, điểm bưu điện văn hóa xã và các đội văn nghệ quần chúng ở hầukhắp các bản làng Ngành văn hóa huyện đã tuyên truyền lối sống lành mạnh,góp phần từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu tồn tại lâu đời Một số lễ hộitruyền thống được khôi phục và duy trì nhằm nâng cao đời sống tinh thần chongười dân, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Duy trì hoạt động phát thanh truyền hình, bám sát các nhiệm vụ trọngtâm của huyện, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước Năm 2012, Đài Truyền thanh - Truyềnhình huyện đã sản xuất, phát sóng được 144 chương trình phát thanh, 96chương trình địa phương Các đội văn nghệ quần chúng, đội thông tin cổđộng, đội chiếu bóng… các trạm tiếp sóng truyền hình được xây dựng để khôiphục và đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho đời sống vănhóa, tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú
Công tác tôn giáo: Với đặc thù là một huyện vùng núi có đông dân tộc
anh em sinh sống, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo cấp ủy và chính quyền các cấplàm tốt công tác đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo Tạo điều kiện cho dântộc thiểu số phát triển bình đẳng về kinh tế, văn hóa xã hội, quan tâm đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, chovay vốn phát triển với lãi xuất ưu đãi…, góp phần từng bước ổn định và nângcao đời sống cho đồng bào dân tộc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
Tuy điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn so với các huyện khác,song nhờ truyền thống đoàn kết mà toàn Đảng, toàn dân trong huyện khôngngừng vươn lên đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đờisống nhân dân ngày một nâng cao
Trang 302.2 Huyện Mai Châu với việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
2.2.1 Thực trạng khối đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện
Mai Châu là huyện miền núi của tình Hòa Bình, có 22 xã và 1 thị trấn,dân số hiện nay có gần 53 ngàn người, có 7 dân tộc chính (Thái, Kinh,Mường, Dao, Tày, H,Mông, Hoa), ngoài ra còn có một số ít người dân tộckhác mới đến sinh sống trên địa bàn huyện, trong đó dân tộc Thái chiếm trên62% dân số Nhân dân các dân tộc trong huyện luôn giữ gìn và phát huytruyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, cần cù chịukhó, sáng tạo trong lao động sản xuất, luôn giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa dân tộc
Trong 5 năm, từ năm 2008 đến năm 2013 dưới sự lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã tập trungtuyên truyền, vận động nhân dân không ngừng tăng cường và giữ vững khốiđại đoàn kết các dân tộc, tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đuayêu nước, các chương trình mục tiêu quốc gia trên các lĩnh vực trong pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng như “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư”; “Ngày vì người nghèo” Trong những năm qua,Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình, chính sách cụ thể, thiết thựcvới các vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, nhằm xây dựng cơ sở
hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững ổn định
- Tuy nhiên, còn một số mặt khó khăn, tồn tại làm ảnh hưởng tới khốiđại đoàn kết toàn dân Trong những năm qua, do ảnh hưởng của suy thoái nềnkinh tế thế giới và khu vực, giá cả thị trường tăng cao làm ảnh hưởng đến sảnxuất và đời sống của người dân, trình độ dân trí và mức hưởng thụ về thànhquả kinh tế, xã hội giữa các vùng trung tâm và vùng sâu, vùng xa chưa đượcđồng đều, nhất là thụ hưởng về cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn
Trang 31Việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở có một số nơi, nội dung Quychế dân chủ ở cơ sở, nội dung Quy ước ở một số khu dân cư…, chưa đượcxây dựng, bổ sung kịp thời, một số xã chưa quan tâm đến tổ chức và hoạtđộng của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng ở sơ sở Chonên chức năng giám sát của nhân dân chưa thể hiện đảm bảo đầy đủ choquyền về lợi ích chính đáng của người dân ở một số địa phương.
Công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu quả quản lý điều hành củachính quyền ở một số địa phương đã và đang có dấu hiệu bị thách thức bởicác tệ nạn xã hội, tệ nạn buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma túy, vi phạm antoàn giao thông có chiều hướng gia tăng Khai thác, vận chuyển, buôn bánlâm sản trái phép chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả, gây bất bình trongnhân dân, phần nào làm giảm lòng tin của một số bộ phận người dân vào sựlãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số địa phương
Công tác phối hợp hành động giữa Mặt trận Tổ quốc với chính quyềnnhân dân và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuy đã có nội dung quy chếphối hợp thống nhất hành động, song việc triển khai thực hiện một số côngviệc chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, hiệu quả chưa cao
Một số cán bộ Mặt trận còn nhiều hạn chế về năng lực tổ chức, thựchiện nhiệm vụ, chưa được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, còn lungtúng trong đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận cơ sở, chưa đáp ứngđược yêu cầu và nhiệm vụ mới đặt ra
2.2.2 Nhiệm vụ, yêu cầu và phương hướng của công tác đại đoàn kết dân tộc
Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, với chủ trương, chính sáchlớn của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện MaiChâu đã phát huy truyền thống đoàn kết, khối đại đoàn kết toàn dân trên nềntảng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được
mở rộng, hình thức tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng đa dạng hơn
và có bước phát triển mới, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội, giữ vững ổn định chính trị của huyện, khắc phục mọi khó khăn, nỗ
Trang 32lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng Đây chính là tiền đề quantrọng để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện, cùng với cả nướctiếp tục sự nghiệp cách mạng thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh.
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mai Châu khóa XXIII(nhiệm kỳ 2008 - 2013) là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng,toàn dân các dân tộc trong huyện diễn ra giữa lúc cả nước đang thực hiệnthắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã và đang nô nức thi đuathực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết XXIII Đạihội Đảng bộ huyện Mai Châu đề ra, đó là “Đảng bộ đoàn kết, phát huy nộilực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu thoát nghèo vào năm2010” [21] Đó là những điều kiện thuận lợi để Đại hội Mặt trận Tổ quốcViệt Nam đề ra phương hướng nhiệm vụ chung, đó là tiếp tục giữ vững vàphát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ huyện Mai Châu lần thứ XXIII, Nghị quyết lần thứ VII củaBan Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh của khốiđại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh, tăng cường củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân,mọi hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể hướng mạnh về các khu dân cư,tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và cuộc vận động “Ngày vì ngườinghèo” Huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, vận động nhân dântham gia xây dựng Đảng, tham gia xây dựng chính quyền các cấp, xây dựngMặt trận và các tổ chức thành viên trong sạch vững mạnh; đi đôi với việcphát huy tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, không ngừng đổi mớiphương thức hoạt động của Mặt trận các cấp, các tổ chức thành viên nhằmthi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh chính trị vàtrật tự an toàn xã hội, mà Đảng bộ huyện Mai Châu lần thứ XXIII và nhữngnăm tiếp theo đã đề ra
Trang 33Do vậy, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn này đó là phải củng cố và tăngcường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn huyện, nhằm phát huy sứcmạnh tổng hợp của toàn dân Cụ thể là phải tăng cường xây dựng và mở rộngMặt trận Tổ quốc huyện Mai Châu để tập hợp đông đảo nhân dân tham gia,xây dựng vững chắc khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức, giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc, tự chủ tự cường, chủtrương phát huy sức mạnh dân tộc …
2.2.3 Công tác tập hợp, tổ chức lực lượng toàn dân
Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là bài học lớncủa cách mạng Việt Nam Ngay từ khi tìm thấy con đường cứu nước cho dântộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý đến việc đưa quần chúng vào những tổchức yêu nước phù hợp với từng giai tầng, từng giới, từng lứa tuổi, từngngành nghề, tôn giáo, hơn nữa để phù hợp với những bước phát triển của cáchmạng Tổ chức thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc chính là Mặttrận dân tộc thống nhất Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc là một tất yếu
và sự ra đời của Mặt trận cũng là một tất yếu khách quan Theo Người, Mặttrận dân tộc thống nhất là hình thức tập hợp quần chúng rộng rãi, đại diện chođại đa số quần chúng và quyền lợi dân tộc, không có sự phân biệt đối xử “TừNam chí Bắc, ai là người tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thìchúng ta sẵn sàng đoàn kết với họ, thật thà hợp tác với họ, dù từ trước đến nay
họ đã theo phe phái nào” [17, tr.49]
Vận dụng quan điểm này của Người, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể huyện Mai Châu từ thị trấn đến cơ sở đã tích cực đổi mới nộidung và phương thức hoạt động hướng về cơ sở, đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, vận động nhân dân, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương.Từng bước đưa nội dung phong trào và các cuộc vận động của Đảng, Nhànước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đến các tầng lớp nhândân, động viên nhân dân thi đua có hiệu quả các phong trào, các cuộc vậnđộng Tích cực vận động, tập hợp, động viên nhân dân tham gia sinh hoạt,gắn bó với tổ chức đoàn thể
Trang 34Giai cấp công nhân: Là lực lượng nòng cốt có trình độ văn hóa, có kiến
thức khoa học kỹ thuật, luôn sáng tạo trong học tập, công tác và lao động sảnxuất, kinh doanh, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, góp phần quantrọng vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương Để chăm loxây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về mọi mặt, phát triển về số lượng,chất lượng, có bản lĩnh, tay nghề cao, tác phong làm việc khoa học, ý thức tổchức kỷ luật đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại, Đảng bộ và các cấp củahuyện đã tổ chức cho cán bộ, đoàn viên lao động nghiên cứu học tập Chỉ thị,Nghị quyết của Đảng về việc “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân ViệtNam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa” và thực hiện các cuộcvận động, các phong trào do Đảng, các ngành, các cấp phát động Phối hợpvới các cơ quan, ban, ngành tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thaotrong công nhân viên chức lao động Đẩy mạnh công tác xây dựng, củng cố tổchức công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên, năm 2013 trong toàn huyện có 37công đoàn cơ sở và 2.963 đoàn viên tham gia
Hội nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong nhân dân, chiếm 80%
dân số trên địa bàn huyện, là lực lượng hăng hái trong công cuộc đổi mới hiệnnay, đi đầu trong việc thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn.Hội đã thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thônmới, vận động hội viên thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng caođời sống nhân dân nhằm xóa đói giảm nghèo Thường xuyên xây dựng, củng
cố kiện toàn tổ chức Hội, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức, đưa khoa học vàosản xuất Thành lập các Câu lạc bộ, xây dựng quỹ Hội để giúp đỡ nhau pháttriển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển nhiều ngành nghề đểtăng thu nhập cho hội viên Năm 2008, toàn huyện có 22 Hội cơ sở, 138 chihội với 8200 hội viên tham gia [22] Năm 2013, toàn huyện có 23 Hội cơ sở,
148 chi hội với 9.638 hội viên tham gia và có 26 Câu lạc bộ nông dân lồngghép với 757 người tham gia [27]