1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Những hạn chế của quá trình giám sát xã hội của Báo chí Việt nam trong thời gian qua.

12 862 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH. HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN *** TIỂU LUẬN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI: NHỮNG HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. Học viên: Nguyễn Đình Hải Lớp Cao học: PT- TH K15 Tháng 10 năm 2010 Đề tài: Những hạn chế của quá trình giám sát xã hội của Báo chí Việt nam trong thời gian qua. Có thể nói rằng trong thời gian vừa qua, Báo chí Việt nam đã đóng góp tiếng nói quan trọng với nhà nước cũng như các vấn đề xã hội. Báo chí đã thực sự thể hiện vai trò và ưu thế của một binh chủng tiên phong trong công tác tư tưởng, làm cho công tác tư tưởng đi trước một bước trong quá trình triển khai một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Một trong những chức năng được Báo chí nước ta phản ánh và đề cập tương đối thành công trong thời gian qua đó chính là chức năng giám sát xã hội. Chức năng giám sát xã hội của báo chí-truyền thông đại chúng thực chất là “theo dõi, kiểm tra, đánh giá” quá trình thực hiện chủ trương chính sách, luật pháp, kịp thời phát hiện những nơi làm đúng, làm hay để biểu dương khích lệ và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời phát hiện những nơi làm sai, vi phạm chủ trương, chính sách và luật pháp để đấu tranh.v.v… Tuy nhiên bên cạnh những mặt thành công này, hiện nay việc thực hiện chức năng giám sát xã hội của Báo chí nước ta đang gặp phải một số hạn chế cần phải nhanh chóng khắc phục để báo chí phát huy tốt vai trò, xứng đáng là công cụ lý luận sắc bén của Đảng và nhà nước và thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát xã hội của mình. Giám sát và Phản biện xã hội là hai khái niệm chức năng gắn bó mật thiết. Chỉ trên cơ sở giám sát một cách nghiêm túc thì mới có thông tin đầy đủ và thấu đáo làm tiền đề cho phản biện. Theo từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, nhà xuất bản Đà Nẵng năm 1997 thì giám sát là “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không.” Điều đó có nghĩa là, giám sát bao gồm hai quá trình, theo dõi và kiểm tra. Như vậy, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất theo chương trình, kế hoạch đã đề ra. Và giám sát được tiến hành một cách khách quan, độc lập, có chuyên môn và được thực hiện bởi một lực lượng khác, độc lập, ngoài chủ thể tiến hành hoạt động ấy. Trong xã hội hiện đại ngày nay, thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng, chính thông qua sử dụng và giám sát thông tin nên báo chí thể hiện được chức năng giám sát và phản biện xã hội của mình. Chức năng này thể hiện quyền lực của báo chí trong đời sống xã hội. Giám sát xã hội của báo chí thực chất là giám sát bằng dư luận xã hội. Qua giám sát, theo dõi một cách khách quan và có định hướng mà báo chí thể hiện vai trò phản biện xã hội của mình. Phản biện xã hội theo nghĩa tích cực và xây dựng là bản chất của báo chí cách mạng. Ở nước ta hiện nay, cho dù là nhà nước “của dân, do dân, vì dân” nhưng trên thực tế nhà nước và nhân dân không là một thực thể. Nhà nước là cơ quan quyền lực, là bộ máy cai trị có trong tay các công cụ bạo lực bảo đảm cho luật pháp được thực thi. Cho dù là nhà nước “của dân, do dân, vì dân” nhưng mỗi khi nhà nước nắm quyền cai trị, quyền duy trì trật tự xã hội trong khuôn khổ pháp luật thì ở bất kỳ một chế độ xã hội nào vẫn luôn luôn có nguy cơ lạm dụng quyền lực để chiếm đoạt của cải chung-dưới mọi hình thức, mưu lợi cá nhân hoặc vì lợi ích của một nhóm người có quyền uy. Để chống lạm dụng quyền lực nhằm chiếm đoạt tài sản chung, trong chính trị cần thực hiện chế độ dân chủ; trong kinh tế phải phá bỏ độc quyền, thực hiện cạnh tranh bình đẳng và trong đời sống báo chí cần tiếng nói phản biện, giám sát xã hội. Một ví dụ nhỏ, khi chưa có sự xuất hiện của tập đoàn Viettel và các công ty viễn thông khác, VNPT liên tục trình chính phủ để tăng giá cước viễn thông, đẩy cước viễn thông của Việt Nam lên vào loại cao nhất thế giới. Dĩ nhiên tờ trình nào cũng có “lý do chính đáng”-nào là bị lỗ nặng, nào là cần đầu tư cơ sở hạ tầng, nào là cần nâng cao chất lượng dịch vụ Chính phủ đương nhiên là chấp thuận, và cũng đương nhiên lương và thu nhập của ngành này bao giờ cũng vào loại cao nhất nước. Nhưng khi xuất hiện Viettel và một số công ty khác vào cuộc cạnh tranh, ngay lập tức giá cước liên tục “rớt” Trong xã hội hiện đại, nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình một cách hiệu quả nhất là thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng. Như vậy, cùng với việc giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực và các cơ quan bảo vệ pháp luật, thực hiện giám sát của nhân dân thông qua các tổ chức đại diện và nhất là thông qua các phương tiện báo chí-truyền thông là điều rất cần thiết và có hiệu quả nhất để thực thi dân chủ và chống việc lạm dụng quyền lực. Trở lại vai trò giám sát của Báo chí nước ta trong suốt mấy thập niên qua đều thấy rằng sự giám sát, phản biện của báo chí đã thể hiện rõ hơn, sâu sắc hơn với các đề tài cũng hết sức đa dạng. Bác Hồ từng nói là viết báo thì phải xác định viết cho ai, phục vụ ai. Ở nước ta Báo chí phục vụ tổ quốc và lợi ích của nhân dân, cái đó thì đã rõ ràng nhưng cái khó nhất là phục vụ như thế nào. Và cái ngưỡng của phản biện đến đâu, để nó đảm bảo tối đa tính tích cực hạn chế tối đa cái tiêu cực. Đó luôn là vấn đề nóng hổi cả trong lý luận và thực tiễn của hoạt động báo chí nước ta trong việc thực hiện chức năng giám sát. Ở Việt Nam, những năm trước đổi mới, không thể quan niệm báo chí có chức năng giám sát xã hội, hay chức năng phản biện xã hội. Bởi vì lúc bấy giờ người ta đặt câu hỏi giám sát ai, phản biện cái gì và chỉ quan niệm báo chí chỉ là công cụ tuyên truyền, tuyệt đối hoá chức năng tuyên truyền của báo chí. Do đó, hầu như báo chí chỉ nói một chiều, áp đặt. Đảng ta đã khởi xướng sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 về bản chất trong kinh tế là vận hành nền kinh tế theo quy luật thị trường, về chính trị là thực hiện từng bước mở rộng dân chủ. Và dấu móc quan trọng đối với báo chí Việt Nam là lần đầu tiên trong văn kiện chính thức của mình-Nghị quyết TW 6 (lần hai) khoá VIII, Đảng cộng sản Việt nam đã ghi nhận, khẳng định báo chí và truyền thông đại chúng là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội. Đấy là bước phát triển quan trọng về lý luận, nhận thức của Đảng ta về vai trò xã hội của báo chí, cũng là một dấu móc quan trọng của thực hiện mở rộng dân chủ. Trong thời gian vừa qua, báo chí cũng đóng góp một tiếng nói quan trọng với nhà nước cũng như các vấn đề xã hội. Đó là việc báo chí thực hiện quyền được thông tin, quyền được biết của nhân dân về mọi vấn đề liên quan đến họ, là công cụ thực hiện sự công khai và minh bạch-cơ sở và dấu hiệu thực hiện quyên dân chủ của nhân dân. Trong cuộc đấu tranh chông tiêu cực-tham nhũng những năm gần đây, nhiều vụ việc lớn do báo chí phát hiện, phanh phui và cơ quan chức trách vào cuộc hoăc báo chí phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luât để đấu tranh. Hàng loạt ví dụ tiêu biểu hàng ngày trên báo chí, như: vụ điện kế điện tử tại Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh, các vụ việc trong ngành giao thông, xây dựng, kể cả việc bòn rút tiền ăn hàng ngày của các cháu mẫu giáo mầm non ở cơ sở, biến đất công thành đất tư; lôi kéo tạo dựng êkíp để lũng đoạn bộ máy, trù úm và loại bỏ người có năng lực, người trung thực nhằm che đậy những hành vi vi phạm pháp luật và trục lợi hầu như nơi nào cũng có. Năm 2008, 2009 những vụ việc lớn như Vedan, PMU18 báo chí có tiếng nói rất lớn trong việc đòi lại công bằng, cũng như gây hiệu ứng phản biện xã hội rất tốt. Vụ sai phạm, tiêu cực ở Vinashin đưa ra ánh sang mới đây v.v. Tuy nhiên trên thực tế chức năng giám sát xã hội của báo chí ở nước ta còn hạn chế do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Trong điều kiện thiết chế chính trị được phân công tam quyền nhưng không phân lập như ở nước ta, nguy cơ lũng đoạn, thao túng của các cán bộ chủ chốt trong cơ quan hành pháp, tư pháp là khó tránh khỏi. Chừng nào chưa có được một cơ chế chống lạm dụng quyền lực một cách hữu hiệu, quyền được biết, được thông tin của nhân dân chưa thực sự được tôn trọng thì vai trò giám sát xã hội của báo chí, của nhân dân sẽ còn bị hạn chế và đương nhiên năng lực lãnh đạo của Đảng ta không được phát huy và niềm tin của nhân dân. Mặt khác do trình độ phân tích, đánh giá của một số nhà báo còn chưa sâu, chưa khách quan, độc lập nên sự phản biện, chức năng giám sát của báo chí chưa được thể hiện tốt. Tính độc lập ở đây có nghĩa là, khi thực hiện chức năng giám sát xã hội của báo chí, nhà báo không “theo đuôi”, nghe một cách thụ động, không dễ tin vào kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức trách-vốn ít độ tin cậy, cần có và coi trọng kết quả khai thác, điều tra độc lập của mình từ tai mắt của nhân dân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin và các số liệu mà mình đưa ra. Thậm chí khi phát hiện những vi phạm, có lúc, có nơi, Báo chí lại phải né tránh không phản biện, không đưa ra những thông tin giám sát kịp thời do có sự can thiệp của những người đứng đầu với cơ quan báo chí. Về phía Đảng và Nhà nước cũng cần những chứng cứ độc lập ấy để phản biện chính sách, để đấu tranh chống tiêu cực làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế-xã hội, trên cơ sở ấy có thể góp phần gây dựng và củng cố lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền và chế độ xã hội- Đây là một hạn chế lớn và xuất hiện phổ biến trong thời gian qua. Bên cạnh đó do tác động của nền kinh tế thị trường, một số nhà báo đã có những tư lợi, vì mục đích thương mại hóa báo chí, lợi nhuận kinh tế của tờ báo nên né tránh những vấn đề nhạy cảm và có lúc, có nơi bỏ mặc những sai phạm mà lẽ ra với chức năng giám sát của mình, báo chí phải vạch trần những tiêu cực đó. Người ta cũng cho rằng, che chắn báo chí và dư luận xã hội tức là che chắn tai mắt của nhân dân thì khó khăn gấp bội lần trong việc phản biện và đây là hạn chế của Báo chí trong bối cảnh kinh tế thị trường. Không phải ngẫu nhiên mà băng nhóm tội phạm của Năm Cam từ cuối những năm 90 đã “bắt rễ’ vào các cơ quan công quyền và các cơ quan báo chí. Cũng như không phải bình thường mà Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng và đồng bọn trong vụ PMU18 tổ chức thành bốn mũi chạy tội, trong đó có mũi tập trung vào báo chí để che chắn dư luận xã hội….v.v. Trên thực tế Báo chí nước ta phát triển rất nhanh, lực lượng ngày càng đông, nhưng tính chuyên nghiệp, kĩ năng, năng lực phân tích, tổng hợp, trách nhiệm xã hội còn hạn chế. Những nhà báo có năng lực tác nghiệp thành thạo trong môi trường pháp lý, có bản lĩnh hành nghề trong những điều kiện phức tạp của kinh tế thị trường-khả năng tiếp cận nguồn tin, năng lực điều tra, thu thập và phân tích sự kiện pháp lý Nhà báo thường hoạt động độc lập, đơn tuyến nên ở họ cần phẩm chất đạo đức trong sáng. Công bố hay không công bố một thông tin là quyền, và quyền thường gắn với tiền bạc, bổng lộc. Điều đó nói lên rằng, xã hội càng phát triển, trình độ dân trí càng cao thì vai trò xã hội, chức năng giám sát xã hội của báo chí càng cần được thể hiện rõ ràng và hiệu quả. Do đó, để báo chí làm tốt chức năng giám sát xã hội của mình, cần chú ý tới một số điều kiện như về phía chủ thể phải có kiến thức, làm việc khách quan và có đạo đức. Về phía pháp luật thì phải nghiêm minh, công khai, minh bạch. Về phía công chúng phải thực hiện có trách nhiệm, tham gia giám sát xã hội và ngược lại Báo chí cũng phải được giám sát để tránh những sai phạm. Mặt khác không ngừng mở rộng tính công khai và dân chủ hoá đời sống xã hội, Dân chủ phải gắn với công khai thông tin, bảo đảm quyền được biết, được thông tin của nhân dân. Về nguyên tắc là thúc đẩy tự do báo chí, bảo đảm cho báo chí làm tốt vai trò giám sát xã hội, trước hết là giám sát các cơ quan và cán bộ trong bộ máy công quyền. Bởi vì, giám sát là giám sát bằng pháp luật, thông qua và trên cơ sở pháp luật. Do đó, muốn nâng cao năng lực giám sát của mình, báo chí cần tích cực truyên truyền, giải thích cho nhân dân nhận thức đầy đủ và đúng đắn các chính sách và luật pháp của Nhà nước, động viên khích lệ nhân dân không chỉ tích cực thực hiện mà còn có khả năng giám sát quá trình thực hiện ấy. Cần hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng nhà nước pháp quyền-xã hội công dân, có cơ chế kiểm soát quyền lực để chống lạm dụng quyền lực;, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, năng lực tác nghiệp, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp cũng như cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ nhà báo. Nhà báo phải là những người cần có trình độ, am hiểu cuộc sống, nhất là pháp luật-như sự hiểu biết, kinh nghiệm vận dụng và năng lực phân tích pháp lý. Cần trang bị cho các nhà báo những phương tiện kỹ thuật-nghiệp vụ hiện đại, cơ chế cung cấp thông tin để họ có thể tác nghiệp thuận lợi trong quá trình thực hiện chức năng giám sát xã hội, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới. Mặt khác sử dụng báo chí-truyền thông như một công cụ hữu ích nhất trong việc mở rộng tính công khai và dân chủ hoá đời sống xã hội, trong cuộc đấu tranh chông tiêu cực, tham nhũng, làm lành hoá các quan hệ kinh tế-xã hội. Coi báo chí truyền thông [...]... người làm báo, các nhà quản lý một mặt vừa muốn báo chí thực hiện vai trò của mình, một mặt lại e ngại báo chí Thứ hai là đội ngũ báo chí ngày càng đông nhưng sự phát triển chưa đồng đều nên nó dẫn đến sự thiếu tin cậy của một bộ phận quần chúng và một bộ phận lãnh đạo làm hạn chế tính phản biện, chức năng giám sát xã hội Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả chức năng giám sát xã hội của Báo chí cần phải... nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng tác nghiệp của các hội viên, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của xã hội Với sự phát triển rất mạnh mẽ của báo chí như hiện nay, và với thực tiễn cuộc sống đang diễn ra hết sức sôi động, đa dạng, phức tạp như thế này thì năng lực của nhà báo (những người trực tiếp xử lý, truyền tải thông tin đến người dân) là cực kỳ quan trọng Chính vì thế, những hạn chế trong. .. tới nay mà báo chí hay mắc phải do năng lực nhà báo và một phần cũng do việc tổ chức bộ máy nhà nước Tóm lại, báo chí trong xã hội hiện đại có những chức năng rất quan trọng đó như là chức năng thông tin Cái nội dung thông tin và nội dung diễn đàn tác động được đến xã hội bao nhiêu, nó phụ thuộc hiệu quả của tính phản biện Nhưng cái nguyên nhân chính, vấn đề chính hiện nay đang tồn tại chính là mối... là diễn đàn rộng rãi nhất để mọi người dân bày tỏ chính kiến, bàn luận những vấn đề quốc kế dân sinh mà còn là công cụ thể hiện và trường học nâng cao năng lực, trình độ dân trí về dân chủ và công khai, minh bạch cũng như công cụ tập hợp, tổ chức, huy động dư luận xã hội trong cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng Hội Nhà báo Việt Nam cần kiện toàn về tổ chức, bộ máy, đa dạng hóa... quả chức năng giám sát xã hội của Báo chí cần phải có sự đổi mới cả từ phía khách thể và chủ thể quản lý, về cơ chế chính sách của nhà nước và cả việc không ngừng nâng cao, bồi dưỡng lý luận, trau dồi dạo đức nghiệp vụ cho người làm báo để báo chí Việt nam làm tốt công tác tuyên truyền, lý luận, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước ta ngày càng đổi mới, phát triển./ . tài: Những hạn chế của quá trình giám sát xã hội của Báo chí Việt nam trong thời gian qua. Có thể nói rằng trong thời gian vừa qua, Báo chí Việt nam đã đóng góp tiếng nói quan trọng với nhà. sống xã hội. Giám sát xã hội của báo chí thực chất là giám sát bằng dư luận xã hội. Qua giám sát, theo dõi một cách khách quan và có định hướng mà báo chí thể hiện vai trò phản biện xã hội của. chính trị quan trọng. Một trong những chức năng được Báo chí nước ta phản ánh và đề cập tương đối thành công trong thời gian qua đó chính là chức năng giám sát xã hội. Chức năng giám sát xã

Ngày đăng: 17/04/2015, 19:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w