1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Tiểu luận lâm sản ngoài gỗ Cây có sợi

25 1,7K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 209 KB

Nội dung

Trong LSNG có các loài cây có sợi như: Dùng lá cọ, lá cỏ tranh, dừa nước để lợp nhà; dùng tre nứa, mây song để đan lát, dùng sợi gai, sợi cói để bện thừng; lấy vỏ dướng, vỏ dó để làm giấ

Trang 1

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1 Khái quát lâm sản ngoài gỗ: Nhóm cây có sợi 5

1 Dùng phấn (Bambusa chungii mcclure, 1936) 9

2 Lồ ô (Bambusa procera a chev & a cam., 1922) 10

3 Luồng (Dendrocalamus barbatus hsueh et d z li, 1988) 11

4 Mai cây (Dendrocalamus giganteus Munro, 1868) 13

5 Tre gai (Bambusa blumeana J.A & J H Schult 1830) 14

1 Mây nếp (Calamus tetradactylus hance, 1875) 16

2 Song mật (Calamus platyacanthus warb ex becc, 1908) 17

3 Thốt nốt (Borassus flabellifer l., 1753) 22

Trang 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là loại tài nguyên có giá trị đặc biệt của rừng,

nó có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của của nhân loại, đặc biệt đối với cộng đồng dân cư vùng sâu vùng xa sống trong rừng, gần rừng Nó còn có ý nghĩa lớn về môi trường, giải quyết công ăn việc làm mang lại nhiều lợi ích cho đời sống của nhân dân

LSNG có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng, chúng đóng góp vào đa dạng sinh học của rừng; là nguồn gen hoang dã quý, có thể bảo tồn để phục vụ cho công nghiệp

Trong LSNG có các loài cây có sợi như: Dùng lá cọ, lá cỏ tranh, dừa nước để lợp nhà; dùng tre nứa, mây song để đan lát, dùng sợi gai, sợi cói để bện thừng; lấy vỏ dướng, vỏ dó để làm giấy Càng ngày người ta càng phát hiện nhiều loài cây có sợi để sử dụng chúng phục vụ cho các mục tiêu của con người

Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn quyết tâm đưa lâm sản ngoài gỗ thành một ngành sản xuất quan trọng trong lâm nghiệp, dự kiến đến 2020 LSNG chiếm 20% giá trị lâm nghiệp, chiếm từ 30 - 40% giá trị xuất khẩu gỗ, giải quyết việc làm cho 1,5 triệu người dân vùng núi

LSNG hiện bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng do ảnh hưởng của

sự buông lỏng quản lý, của sự gia tăng dân số, mở rộng canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc không kiểm soát, khai thác gỗ, thu hái gỗ củi làm chất đốt quá mức

Hiện nay cây có sợi là nhóm LSNG có giá trị lớn nhất được dùng trong nội địa hoặc xuất khẩu

Để góp phần quản lý bảo vệ, phát triển và khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lâm sản ngoài gỗ, sau khi được học tập và ghiên cứu môn quản lý lâm sản ngoài gỗ, Tôi xin làm bài tiểu luận với nội dung: "Tìm hiểu nhóm lâm sản ngoài gỗ cây lấy sợi”

Mặc dù đã rất cố gắng, song do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên không thể tránh khỏi các thiếu sót Tôi mong được các Thầy, Cô giáo và các bạn đóng góp để bài tiểu luận này được bổ sung hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

Phần I ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu.

Lâm sản ngoài gỗ nhóm cây lấy sợi

2 Mục tiêu nghiên cứu:

2.1 Mục tiêu tổng quát:

- Nhằm góp phần bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng Góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng phong phú của hệ sinh thái rừng của Việt Nam

- Tìm hiểu về lâm sản ngoài gỗ nhóm cây lấy sợi ở ở Việt nam Xác định giá trị của nhóm cây lấy sợi Để phát triển và bảo tồn nhóm cây này

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Một số nét khái quát về lâm sản ngoài gỗ nhóm cây lấy sợi ở Việt Nam: Đặc điểm, thành phần loài, giá trị về sinh học và giá trị sử dụng của nhóm cây cho sợi

- Tình trạng khai thác, sử dụng

- Tìm hiểu sơ lược về một số loài cây thường gặp ở Việt Nam trong nhóm lâm sản ngoài gỗ cây lấy sợi

3 Phương pháp nhiên cứu.

Do điều kiện thời gian có hạn nên chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp kế thừa và phân tích tài liệu

Trang 5

Phần II:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Khái quát lâm sản ngoài gỗ: Nhóm cây có sợi.

Theo định nghĩa, nhóm cây có sợi bao gồm các loài thực vật trong vỏ, lá hay gỗ có chứa tế bào sợi dài, dai, với tỷ lệ chiều dài so với chiều rộng thường gấp hơn 100 lần

Các cây có sợi là những loài cây được trồng hoặc khai thác trong thiên nhiên để sử dụng vào các mục đích: đan lát, lợp nhà, bện dây hoặc được dùng trong công nghệ chế biến sợi và công nghệ giấy

Ở Việt Nam, do điều kiện khí hậu nhiệt đới nên thành phần loài cây có sợi rất phong phú; chúng bao gồm cả các dạng cây gỗ, cây bụi, dây leo, cây thảo Chúng phân bố trong nhiều hệ sinh thái, nhiều sinh cảnh khác nhau Từ

độ cao ngang mặt biển đến núi cao Hoàng Liên, đều có thể gặp các loài cây có sợi

Về mặt thực vật, các loài cây có sợi thường tập trung nhiều trong các họ: Hoà thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Cau Dừa (Arecaceae), họ Đay (Tiliaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Trầm (Thymeleaceae)

Từ lâu nhân dân ta đã sử dụng các loài cây có sợi như: Dùng lá cọ, lá cỏ tranh, dừa nước để lợp nhà; dùng tre nứa, mây song để đan lát, dùng sợi gai, sợi cói để bện thừng; lấy vỏ dướng, vỏ dó để làm giấy Càng ngày người ta càng phát hiện nhiều loài cây có sợi để sử dụng chúng phục vụ cho các mục tiêu của con người, như dùng thân các loài dương xỉ (bòng bong, tế guột), các loài dây rừng (tiết dê) hoặc cuống cụm quả (móc đùng đình) để đan các hàng

mỹ nghệ; dùng lá buông, mo tre để đan nón hoặc dùng lá diễn, lá mai xanh, lá chít để gói bọc thực phẩm

Hiện nay cây có sợi là nhóm LSNG có giá trị lớn nhất được dùng trong nội địa hoặc xuất khẩu Chỉ riêng hàng mỹ nghệ làm từ mây tre đã xuất khẩu lượng hàng hoá giá trị khoảng 120-150 triệu USD/năm hoặc số lượng tre yêu cầu cung cấp cho nhà máy giấy thủ công hoặc hiện đại trong nuớc, hàng năm cũng tới hàng triệu tấn Vì vậy việc nghiên cứu, phát triển và bảo vệ các loài cây có sợi là một yêu cầu cấp thiết để phát triển ngành LSNG của Việt Nam.Cần có những nghiên cứu đầy đủ về kỹ thuật lâm sinh, chế biến và thị trường để bảo vệ và phát triển toàn diện và bền vững nhóm cây có sợi của

Trang 6

Việt Nam Đây sẽ là nhóm LSNG mũi nhọn trong chiến lược phát triển LSNG của Việt Nam trong thời gian tới.

Loài người đã biết khai thác sử dụng sợi thực vật từ rất sớm Người ta lấy sợi để đan lát, may mặc, làm giấy, thuốc nổ… đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày Khoa học kỹ thuật càng phát triển, đời sống của người dân càng cao, nhu cầu tiêu thụ giấy sợi càng nhiều

Cần phân biệt khái niệm sợi trong thực vật học và sợi trong công nghiệp Sợi trong thực vật học là mạch dẫn, là loại tế bào dài, hình thoi, nhọn hai đầu, rỗng ruột, màng dày, trên màng có lỗ thủng đơn, mức độ hoá gỗ khác nhau và

có tác dụng nâng đỡ các bộ phận của cây Sợi công nghiệp ngoài bao gồm loại sợi trên còn có quản bào tồn tại trong cây thuộc ngành Thông (Pinophyta), một số thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) và các sợi liên kết thành bó mạch trong thân, cuống lá, bẹ lá ở cây thuộc lớp Loa kèn (Liliopsida)

Thành phần chính của sợi là xenlulô Xenlulô là hợp chất được cấu tạo từ

100 gốc glucô trở lên liên kết với nhau, công thức hoá học là (C6H10O5)n Qua kính hiển vi điện tử cho thấy xenlulô thể hiện dạng kết cấu tinh thể

Ở Việt Nam, thực vật cho sợi phân bố rộng trong cả nước, có thể gặp chúng mọc tự nhiên rải rác hoặc thành đám nhỏ trong nhiều trạng thái rừng vì vậy trước mắt chúng chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng nhỏ lẻ và không liên tục trừ một vài loài sẵn có, phân bố tương đối tập trung như cói, nứa… được nhân dân địa phương khai thác sử dụng và đã bước đầu gây trồng thêm để dùng tại chỗ và đáp ứng nhu cầu của thị trường

Dựa vào kết cấu và nguồn gốc sợi có thể phân làm 3 loại chính:

- Sợi libe: là những tế bào thường xếp thành bó ở tầng vỏ, hàm lượng xenlulô cao, dẻo dai và dễ uốn

- Sợi gỗ: là những tế bào nằm ở phần gỗ, hàm lượng lignin cao, dòn dễ gẫy

- Sợi biểu bì: là những tế bào dài nằm ở phần vỏ hoặc hạt, hàm lượng xenlulô cao, dẻo dai và dễ uốn

Tùy từng loài cây, mỗi loại sợi có thể tồn tại nhiều hay ít ở các bộ phận khác nhau trong đó sợi ở thân thường nhiều và có giá trị nhất ở cây thân cỏ các bó libe bao ngoài các bó dẫn; ở cây thân gỗ bó dẫn xếp thành vòng, phía trong là phần gỗ gồm các sợi gỗ, phía ngoài là phần libe gồm các sợi libe sợi còn có thể tồn tại ở rễ cây, lá cây, quả và hạt

Tuỳ theo độ dài, mảnh, dẻo dai, đàn hồi, mức độ ngậm nước … mà sợi

có giá trị thương phẩm và khả năng sử dụng khác nhau

Trang 7

Căn cứ vào giá trị sử dụng, có thể phân làm 4 loại sau:

- Sợi dùng để dệt và đan lát, loại này tương đối dẻo dai và có tính đàn hồi tốt như Cói, Giang, Mây…

- Sợi dùng để làm giấy, loại này có tỷ lệ xenlulô cao (gần 50%), tỷ lệ lignin thấp (không quá 30%), kích thước sợi mảnh và tương đối dài như nhiều loài cây thuộc họ Cỏ

- Sợi dùng làm dây buộc, loại này thường có kích thước dài, chịu kéo, chịu ma sát tốt như: Đay, Gai

- Sợi dùng để nhồi đệm, gối, phao cứu sinh, tiêu bản động vật… loại này thường không thấm nước như Bông gạo, sợi trong bẹ lá cây họ Cau Dừa,… Người ta thường lấy sợi từ các loài cây thuộc các họ sau: Bông (Malvaceae), Gai (Urticaceae), Trôm (Sterculiaceae), Dâu (Moraceae), Bông gạo (Bombacaceae), Trầm (Thymelaeaceae), Đậu (Fabaceae), Cói (Cyperaceae), Cỏ (Poaceae), Thùa (Agavaceae)

2 Các nhóm cây cho sợi chính:

Dựa theo đặc tính sinh thái, sự giống nhau về sử dụng và cách chế biến của các loài cây có sợi, chúng tôi chia chúng làm 3 nhóm chính: 1/ Nhóm tre nứa; 2/ Nhóm mây song và 3/ Nhóm các cây có sợi khác

2.1 Nhóm tre nứa

Tre nứa bao gồm các loài thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Hoà thảo (Poaceae); Trên thế giới có khoảng 14 triệu ha rừng với trên 500 loài tre nứa, phân bố chủ yếu ở vùng Nam và Đông Nam Á

Việt Nam là một trong những trung tâm phân bố tre nứa của thế giới, với gần 800 nghìn ha rừng tre nứa thuần loại, hơn 700 nghìn ha rừng tre nứa hỗn giao và hơn 2 nghìn tỉ cây tre nứa phân tán

Do có nhiều đặc tính quí nên tre nứa đã được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trong thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại Đã thống

kê được hơn 30 công dụng của tre nứa, trong đó những công dụng chính là: Làm hàng thủ công, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khô

Theo chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, đến năm 2010, nước ta

sẽ sản xuất 2-2,5 triệu tấn giấy/năm; trong đó 30% nguyên liệu giấy có nguồn gốc từ tre nứa; như vậy phải cần khoảng 3-4 triệu tấn tre nứa/ năm để đáp ứng cho riêng ngành công nghiệp giấy (5-6kg tre nứa tươi cho 1kg bột giấy) Ngoài ra còn cần rất nhiều tre nứa cho các ngành sản xuất mới như: sản xuất đúa, tăm tre; sản xuất ván thanh, ván ép

Trang 8

Măng tre đã được sử dụng từ rất lâu đời; măng trúc, măng mai, măng giang, măng nứa là các món ăn quen thuộc của mỗi người dân Việt Nam từ thành thị đến nông thôn Măng tre không chỉ được dùng trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu ngày càng được ưa chuộng và yêu cầu với số lượng ngày càng tăng

Như vậy tre nứa là nhóm cây có sợi quan trọng bậc nhất Trong Kế hoạch hành động LSNG của Bộ Nông Nghiệp và PTNT đang soạn thảo cũng coi việc phát triển tre nứa là một trong những mục tiêu trọng tâm của phát triển LSNG trong thời gian tới Vì vậy việc tập trung nghiên cứu về gieo trồng, khai thác, chế biến và bảo quản tre nứa để đưa chúng thành một mặt hàng LSNG bền vững và ngày càng phát triển là một nhiệm vụ cần phải sớm tiến hành

2.2 Nhóm mây song

Mây song, thuộc họ Cau dừa (Palmae), là nhóm lâm sản có giá trị đứng hàng thứ 3 sau gỗ và tre nứa ở Việt Nam Tới nay đã thống kê được trên 30 loài mây song thuộc 6 chi, phân bố ở nước ta Do thân mây song có các đặc tính nhẹ, bền, dai, bóng đẹp, lại dễ uốn nên từ lâu mây song đã là nguồn nguyên liệu để làm nhiều mặt hàng gia dụng, bàn ghế, sản phẩm mỹ nghệ dùng trong nước và xuất khẩu Việc phát triển mặt hàng mây song đã mang lại cho đất nước nguồn ngoại tệ lớn và hàng chục vạn công ăn việc làm cho người dân

Hiện nay mới thống kê được 4 loài mây song, thuộc chi Mây (Calamus)

được đưa vào trồng trọt là: Mây nếp (Calamus tetradactylus), Mái (C tenuis), Mây đắng (C tonkinensis) và Song mật (C platyacanthus) Còn hầu hết các

loài mây khác vẫn khai thác ngoài thiên nhiên Bảy loài được khai thác nhiều

nhất là: Mây nếp, Mây đắng, Song mật, Song bột (Calamus poilanei), Song

đá hay Song đen (C rudentrum) và Mây nước (Daemonorops poilanei).

Mặt hàng chế biến từ mây song, ngày càng được ưa chuộng trên thế giới Theo ước tính của FAO (1995), mỗi năm, trên thế giới, mặt hàng này đạt khoảng 600 triệu USD Việt Nam là nước xuất khẩu hàng mây song đứng thứ

3 sau Malaysia và Indonesia Nhưng đáng tiếc là do khai thác huỷ diệt không chú ý đến tái sinh thiên nhiên nên nguồn mây song trong rừng của Việt Nam ngày càng cạn kiệt, nhiều loài như song bột, song mật, song đá đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng Hàng năm ta phải nhập khẩu từ các nước láng giềng khoảng 1 triệu USD nguyên liệu mây song thô để làm hàng xuất khẩu.Trước tình hình đó, cần phải đẩy mạnh gieo trồng, đặc biệt cần trồng mây nếp, mây nước và song mật trên một qui mô lớn, đồng thời áp dụng các biện pháp khai thác khoa học và bền vững để bảo vệ và phát triển nguồn mây

Trang 9

song tự nhiên Có như vậy chúng ta mới tự túc được nguyên liệu cho ngành sản xuất hàng từ mây song trong thời gian tới.

2.3 Nhóm các cây có sợi khác

Nhóm này bao gồm các loài cây có sợi không thuộc 2 nhóm trên Chúng

có thể được sử dụng để làm giấy như dó, dướng; lợp nhà như cọ, lá buông, dừa nước, cỏ tranh; đan lát hàng gia dụng hay làm hàng mỹ nghệ như: Cói, gai, tế guột

Những loài cây có sợi này cũng đóng một vai trò quan trọng vì chúng là nguồn nguyên liệu để làm các mặt hàng tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu Dưới đây là các loài cây cho sợi thường gặp ở Việt Nam:

3 Một số loài cây có sợi tiêu biểu:

3.1 Nhóm Tre nứa:

1 Dùng phấn (Bambusa chungii mcclure, 1936).

Họ: Hoà thảo – Poaceae

* Hình thái:

Cây cao 10 - 18m, đường kính 5cm; thân có phấn trắng, gióng dài 45cm; vòng mo khi non có lớp lông màu nâu quay đầu xuống, về sau nhẵn Mo cứng, màu vàng nhạt, khi rụng để lại dấu vết ở vòng mo Mặt ngoài bẹ mo có một ít lông ở gốc quay đầu xuống, lưỡi bẹ thường không xẻ răng, trên mép có hàng lông Tai mo ít phát triển, trên mép có một hàng lông thò dài; lá mo vàng nhạt, hình trứng, mép cuộn, mặt trong có lông ở phía gốc Mỗi mắt mang nhiều cành Phiến lá hình mũi mác, đầu nhọn, gốc tròn hay gần tròn, dài 20cm, rộng 22 - 30mm, hơi dày Mỗi đốt mang 1 - 2 bông chét hình trứng rộng, dài 2cm, đầu nhọn, nhẵn Có 1 - 5 hoa, 1 - 2 lá bắc Mày hoa ngoài hình trứng rộng, dài 9mm, đầu nhọn, nhẵn, mép có lông nhỏ Mày hoa trong dài hơn mày hoa ngoài, nhẵn, mép có lông nhỏ Vẩy bao hoa 3, gần đều nhau Bầu có lông ở đỉnh

* Phân bố:

Loài của Trung Quốc và Việt Nam Ở Việt Nam, cây mọc lẻ tẻ ở Hà Giang, Cao Bằng và các tỉnh Đông Bắc Việt Nam, trên đất vùng núi ở độ cao 100 - 900m

Mùa măng tháng 9, tháng 10

* Công dụng

Trang 10

Thân nhiều sợi dai, dùng để đan phên cót, tăm mành và làm hàng mỹ nghệ Có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép, làm sợi

và làm giấy Măng ăn được, nhưng chất lượng không cao

Cây có dáng đẹp nên có thể trồng làm cây cảnh trong các công viên, vườn gia đình và ven bờ nước

Tinh tre (Trúc như) được dùng làm thuốc thanh tâm trừ phiền, tiêu thử lợi thấp, chỉ khát sinh tân, giải độc

* Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Nên phát triển dùng phấn để làm nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến hàng mỹ nghệ từ tre trúc, nguyên liệu giấy Nên phát triển dùng phấn như một loài cây cảnh trồng trong công viên hoặc vườn gia đình ở các thành phố và đô thị lớn

2 Lồ ô (Bambusa procera a chev & a cam., 1922).

Họ: Hoà thảo - Poaceae

* Hình thái: Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm thành bụi thưa, thường không thẳng, chiều cao cây 14- 18m, ngọn cong rủ, đường kính phổ biến 5-6cm, to hơn là 7-8cm; chiều dài trung bình của lóng 40-60cm, các lóng giữa thân dài đến 80-90cm, các lóng gốc chỉ dài 30-50cm; vách thân dầy 1,1cm Thân tròn đều, nhẵn, vòng mo nổi rõ, được phủ bằng một lớp lông màu nâu xám bạc Lúc non thân tre màu xanh bạc do được phủ bằng một lớp lông trắng; khi già thân màu lục và có địa y trắng mọc loang lổ từng đốm Cành chính 1, to, dài 2-3m, đường kính 2-3cm; gốc cành phát triển và ít cành nhỏ Phiến lá thuôn dài, dài 20-30cm, rộng 2-4cm, đầu nhọn, đuôi hơi thuôn,

có 1 gân chính và nhiều gân bên song song, nổi rõ Bẹ mo hình thang cân, đáy rộng 20-30cm, đầu bẹ mo rộng 5-8cm hơi lõm, cao 28cm; mặt ngoài bẹ mo được phủ một lớp lông màu nâu, mặt trong nhẵn bóng; lá mo hình mũi giáo dài 20cm rộng 4cm, có gân sọc cả 2 mặt; tai mo không phát triển, có dạng lông cứng; lưỡi mo xẻ sâu Cụm hoa phân nhánh nhiều, ở mỗi nhánh, trên các đốt có 3-5 bông nhỏ, xếp thành hình đầu Bông nhỏ nhọn đầu, hơi dẹt, màu vàng xanh hay tím, dài 1,5-2,5cm, rộng 5-8mm, mang khoảng 5-7 hoa Các hoa lưỡng tính ở giữa, các hoa trên ngọn và dưới gốc phát triển không đày đủ Gốc bông nhỏ mang 2 lá bắc lớn màu vàng nhạt Mày nhỏ ngoài màu cỏ úa, mày nhỏ trong 8-10mm Hoa lưỡng tính Nhị 6, rời; nhuỵ có 2 vòi

* Phân bố: Việt Nam: Lồ ô là cây đặc hữu của phần Nam Đông Dương gồm Nam Việt Nam, Nam Lào và Cămpuchia Ở Việt Nam lồ ô mọc phổ biến

từ tỉnh Quảng Nam trở vào; tập trung nhất ở phần Nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng) và vùng Đông Nam Bộ Đặc biệt mọc thành rừng có diện tích lớn

Trang 11

(được gọi là biển tre) ở tỉnh Bình Phước và Bình Long – Riêng huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước rừng lồ ô chiếm tới 40% diện tích toàn Huyện Ở hầu hết các tỉnh khác của vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ đều thấy lồ ô mọc rải rác Thế giới: Nam Lào và Cămpuchia.

* Đặc điểm sinh học: Lồ ô phân bố ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa: Nhiệt độ trung bình năm dưới 270C, lượng mưa hàng năm 1.500-2.000mm tập trung từ tháng 4 đến tháng 11 Độ cao so với mặt biển 100-400m Địa hình là những đồi thấp, nhấp nhô, lượn sóng Đất mầu đỏ hoặc nâu vàng, thành phần cơ giới thịt hoặc sét, thoát nước tốt, không có đá lẫn, lớp đất dầy trên 100cm, độ phì cao Cây rất

ưa đất phù sa cổ, đất nâu trên bazan có tầng dày, sâu và ẩm

* Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Lồ ô là loài LSNG đặc hữu và đa tác dụng, là một trong những loài tre quen thuộc nhất đối với người dân các tỉnh phía Nam Càng ngày người ta càng tìm ra nhiều giá trị sử dụng mới của lồ ô (làm đũa, làm ván sàn…) Vì vậy cần phải nghiên cứu, bảo vệ và phát triển loài tre có nhiều giá trị này Đặc biệt chú ý khả năng gieo trồng bằng hạt của lồ ô để phát triển chúng trên qui

mô lớn trong tương lai

3 Luồng (Dendrocalamus barbatus hsueh et d z li, 1988).

Họ: Hoà thảo - Poaceae

* Hình thái:

Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm, chiều cao thân 15-18m, đường kính 10-15cm, ngọn cong hay hơi rủ, một số đốt gốc có vòng rễ khí sinh; lóng màu lục xẫm, chiều dài 26-32cm, phần phẳng dẹt một phía không lông, phần trên có ít phấn trắng, bề dày vách thân 2-2,5cm; vòng thân không nổi lên, chiều dài đốt 1,5cm, ở đốt và phía dưới vòng mo đều có một vòng lông nhung màu trắng Chiều cao dưới cành 0,5-1m Mỗi đốt thân có nhiều cành, cành chính 3, trong đó một chiếc to khoẻ hơn rõ rệt, hay có lúc cành chính không phát triển mà có một chồi ngủ lớn và các cành bên khá nhỏ, rủ xuống Bẹ mo rụng sớm, chất da, lúc đầu màu nâu vàng, lưng phủ phấn trắng

và có lông gai nhỏ màu nâu; tai mo liền với phần kéo dài ra ngoài của gốc

Trang 12

phiến mo, dạng sóng, dài 5-15mm, rộng 2-3mm, phủ dày lông mi dạng lông bờm lợn dài 1cm; lưỡi mo cao 5-8mm, đầu xẻ răng không đều; phiến mo lật

ra ngoài, gốc mặt bụng cũng phủ dày lông thẳng cứng dạng lông bờm lợn, phần còn lại phủ lông gai nhỏ Cành nhỏ 8-15 lá; bẹ lá phủ lông; tai lá nhỏ, dễ rụng, có mấy chiếc lông tua; lưỡi lá cao 1mm; chiều dài phiến lá 10-15cm, rộng 1-2cm, gân cấp hai 5 hay 6 đôi Cụm hoa không mang lá, mỗi đốt đính 10-25 bông nhỏ, đường kính trục cụm 1-2,2cm; bông nhỏ hình trứng ngược, dài 6-8,5mm, rộng 2-4mm, màu lục vàng, gần không lông, hai hoa nhỏ; chiều dài mày ngoài 6-7mm, rộng 4-5mm, đầu có mũi nhọn nhỏ dạng gai dài 0,8-1mm; chiều dài mày trong 5-6mm, khoảng cách giữa hai gờ 1mm, có 3 gân; chiều dài chỉ nhị 6mm, bao phấn màu vàng hay sau khi khô màu tím, dài 6mm, đầu có mũi nhọn; chiều dài nhuỵ 6-7,5mm, phần trên của bầu cùng với vòi và đầu nhuỵ đều phủ lông

* Phân bố

Luồng có nguồn gốc từ các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam, thuộc vùng Thượng nguồn sông Mã như Sơn La, Hoà Bình Ở đây Luồng có thể mọc tự nhiên hoặc được trồng thành từng cụm phân tán ở các huyện ven sông Mã thuộc tỉnh Sơn La Các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hoá như Quan Hoá, Lang Chánh, Bá Thước, Ngọc Lạc là vùng trồng rừng luồng tập trung nhất (vì thế quen gọi là "Luồng thanh hoá"), nhưng luồng ở đây đều ở dạng cây trồng Tới nay luồng được trồng nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ, hiện đã dẫn giống trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc và phía Nam Nghệ An, Yên Bái, Hoà Bình là các tỉnh có diện tích rừng luồng trồng đứng sau Thanh Hoá

Ở các vùng khác chỉ gặp luồng ra hoa, nhưng không thấy kết hạt, riêng ở Sơn La (huyện Mộc Châu và Sông Mã) đã gặp luồng ra hoa, kết hạt và mọc thành cây con

* Đặc điểm sinh học

Điều kiện tự nhiên ở vùng phân bố chính của luồng có khí hậu nóng, ẩm Mỗi năm có hai mùa: mùa nắng nóng, mưa nhiều, thường từ tháng 4-5 đến tháng 10-11 lượng mưa chiếm tới 70-80% lượng mưa cả năm; mùa lạnh, mưa

ít, thường từ tháng 11-12 đến tháng 3-4 năm sau lượng mưa chỉ có khoảng 20-30% lượng mưa cả năm Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23-240C, nhiệt

độ tối đa có khi lên đến 420C Độ ẩm không khí 87% Lượng mưa 2.000mm/năm Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 677mm Luồng sinh trưởng tốt ở các địa hình vùng đồi trên độ cao dưới 800m so với mặt biển; nơi đất bằng, chân đồi hoặc sườn thoải có độ dốc vừa phải (dưới 300) Luồng thường được trồng trên đất feralit phát triển trên đá poocphia, đá vôi, phiến thạch, phyllit hoặc phù sa cổ, có độ sâu 50-150cm hoặc hơn; thành phần cơ giới

Ngày đăng: 09/04/2015, 19:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w