MỞ ĐẦU Tản Đà là một thi sĩ, văn sĩ, nhà báo, nhà viết kịch lãng mạn của Việt Nam. Trên văn đàn của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX Tản Đà là một trong những tác gia nổi tiếng, ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo và rất sáng tạo, ông để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại, ông là một trong những nhà văn đi tiên phong cho phong trong phong trào thơ mới của Việt Nam, là gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại. Không chỉ sáng tác văn học Tản Đà còn sáng tác thơ, dịch thơ Đường và được biết đến như một người dich thơ đường hay nhất Việt Nam. Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đây là giai đoạn đánh dấu sự xuất hiện của báo chí một hình thái sinh hoạt tinh thần mới. Đối với một nhà Nho như Tản Đà thì báo chí là một lĩnh vực mới hấp dẫn. Có lẽ do đặc thù của báo chí giai đoạn bấy giờ (tính bác học ) đã lôi cuốn ông, và đây sẽ là nơi nhà Nho “nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng” cùng sử dụng những gì mình có để đánh một canh bạc lớn với cuộc đời, có thể nói Tản Đà là một trong những nhà báo đầu tiên của nền báo chí Việt Nam. Ông từng làm chủ bút cho tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Tuy sự nghiệp làm báo không được lâu dài và gặp nhiều khó khăn nhưng bằng tài năng và tâm huyết của mình những cống hiến của Tản Đà đã ghi dấu tên tuổi ông vào làng báo chí Việt Nam.
Trang 1MỞ ĐẦU
Tản Đà là một thi sĩ, văn sĩ, nhà báo, nhà viết kịch lãng mạn của Việt Nam Trên văn đàn của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX Tản Đà là một trong những tác gia nổi tiếng, ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo và rất sáng tạo, ông để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại, ông là một trong những nhà văn đi tiên phong cho phong trong phong trào thơ mới của Việt Nam, là gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại Không chỉ sáng tác văn học Tản Đà còn sáng tác thơ, dịch thơ Đường và được biết đến như một người dich thơ đường hay nhất Việt Nam
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đây là giai đoạn đánh dấu sự xuất hiện của báo chí một hình thái sinh hoạt tinh thần mới Đối với một nhà Nho như Tản Đà thì báo chí là một lĩnh vực mới hấp dẫn Có lẽ do đặc thù của báo chí giai đoạn bấy giờ (tính bác học ) đã lôi cuốn ông, và đây
sẽ là nơi nhà Nho “nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng” cùng sử dụng những
gì mình có để đánh một canh bạc lớn với cuộc đời, có thể nói Tản Đà là một trong những nhà báo đầu tiên của nền báo chí Việt Nam
Ông từng làm chủ bút cho tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí Tuy sự nghiệp làm báo không được lâu dài và gặp nhiều khó khăn nhưng bằng tài năng và tâm huyết của mình những cống hiến của Tản Đà đã ghi dấu tên tuổi ông vào làng báo chí Việt Nam
Trang 2NỘI DUNG
1 Cuộc đời và sự nghiệp của Tản Đà
1.1 Cuộc đời.
Tản Ðà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu Ông sinh ngày 19 tháng 05 năm
1889 (20 tháng 4 năm Kỷ Sửu, Thành Thái nguyên niên),ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), nguyên quán ở làng Lủ tức làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội)
Ông xuất thân từ một gia đình thuộc dòng dõi phong kiến quí tộc Cha
là Nguyễn Danh Kế, từng làm quan đến Án sát, Ngự sử Mẹ là Lưu Thị Hiền ,cũng có sách ghi là đào Nghiêm, vốn là một đào hát, nổi tiếng sâu sắc, giỏi văn thơ Tản Đà là con út trong số bốn người con của ông Kế và bà Nghiêm Trước khi lấy bà Nghiêm, ông Nguyễn Danh Kế đã từng có hai người vợ Dòng máu tài hoa và tính cách phong lưu tài tử của Tản Đà có lẽ cũng được thừa hưởng một phần lớn từ cha và mẹ
Năm Tản Đà lên 3 tuổi, bố mất, cuộc sống gia đình trở nên nghèo túng Năm sau, vì bất hòa với nhà chồng, bà Nghiêm bỏ đi, trở lại nghề ca xướng Tám năm sau, xảy ra chuyện chị ruột ông cũng theo mẹ làm nghề đó (năm Tản Đà 13 tuổi) Những sự kiện đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong tâm hồn
Anh cả là Nguyễn Tái Tích đỗ phó bảng, làm Ðốc học, sau tham gia ban Tu thư, làm Hiệu trưởng trường Qui Thức, là những tổ chức do Pháp lập
ra để đối phó vào phong trào Ðông Kinh nghĩa thục
Từ lúc nhỏ Nguyễn Khắc Hiếu đã theo cha và anh sống ở những nơi họ làm việc, ở Nam Ðịnh, Sơn Tây, Vĩnh Yên
Do ảnh hưởng của gia đình, năm 14 tuổi, ông đã thạo các lối từ chương thi phú Năm 1907, ông theo anh ra Hà Nội,học trường Quy Thức ở phố Gia Ngư Ông cũng là một trong những học trò đầu tiên của trường Qui Thức
Trang 3Năm 1909, đi thi hương ở Nam Định, bị hỏng năm 1912 đi thi khoa Nhâm Tý vẫn hỏng Trở về Hà Nội, chứng kiến người yêu là cô Đỗ thị đi lấy chồng, ông chán nản trở về Hòa Bình rồi cùng bạn là tư sản Bạch Thái Buởi lên chùa uống rượu, làm thơ và thưởng trăng
Năm 1915 ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Tùng, con gái một người tri huyện ở Hà Đông
Năm 1916 người anh từ trần , gia đình trở nên cùng túng, Tản Đà quyết định chuyển hẳn sang nghề cầm bút Thời gian này ông viết tuồng cho các rạp
và được đọc thêm nhiều sách dịch Âu Tây bằng chữ Hán, nhờ đó mà tư tưởng của ông có nhiều biến chuyển
Năm 1920 ông đi du lich ở Huế, Đà Nẵng, sau đó viết truyện “thề non nước” Năm 1921 ông làm chủ bút tờ Hữu Thanh tạp chí Sau 6 tháng làm chủ bút ông từ chức và trở về quê Năm 1922 ông trỏ lại Hà Nội lập ra Tản Đà thư điếm sau tập hợp với Nghiêm hàm ấn quán thành Tản Đà thư cục
Ông là một nhà nho rời nông thôn ra thành thị Cuộc sống thành thị lúc bấy giờ đã ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và thái độ trước cuộc sống hiện tại của ông.Năm 1925, phong trào yêu nước dấy lên mạnh mẽ , Tản Đà vào Nam, gặp gỡ nhiều nhà chí sĩ và viết bài trên nhiều báo
Tháng 2 năm 1928 ông trở về miền Bắc rồi lên địch cư vùng Yên Lập( Vĩnh Yên), nhưng bị quan lại địa phương gây khó dễ , ông phải xuống Hải phòng rồi lên Hà Nội Năm 1933, sau khi An Nam tạp chí bị đình bản, ông chuyển sang trợ giúp cho Văn học tạp chí ít lâu rồi về quê ở ẩn
Cuối năm 1937, ông chuyển về làng Hà Trì ( Hà Đông), tham gia dịch thuật, viết báo Sau vì bị viên quan tổng đốc Hà Đông thù ghét, phải chuyển
ra Hà Nội, mở lớp dạy quốc văn hàm thụ, Hán văn diễn giảng, kiêm cả xem lý
số Hà lạc.Ông sống nghèo đói, không đủ ăn và trả tiền nhà , bị chủ nhà tịch thu đồ đạc và đuổi đi , Tản Đà phải cùng gia đình dọn về phố cầu mới
Trong hai năm 1937 và 1938, ông dịch thơ Đường đăng trên báo, trong
đó có bài Hoàng Hạc lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu
Trang 4Ông qua đời vì bệnh vào ngày 17 tháng 6 năm 1939 trong cảnh nghèo nàn, túng thiếu
1.2 Sự nghiệp của Tản Đà.
Bình sinh Tản Đà là một nhà thơ,nhà văn rất nổi tiếng Tản Ðà bắt đầu sáng tác từ năm 1913 Ðến năm 1915 ông mới bắt đầu công bố tác phẩm của mình trên tờ Ðông Dương tạp chí"
Ông đã đê lại rất nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau Thơ là lĩnh vực quan trọng nhất trong sự nghiệp phong phú của Tản Đà Ông được coi là một thi sĩ, hơn hết các nghề khác Ông sáng tác rất nhiều thơ, nhiều thể loại – cả về nội dung lẫn hình thức Thơ ông hay diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán đời thực, đắm chìm trong cõi mộng, những mối tình với người tri
kỷ xa xôi, song cũng có những bài mang tính ẩn dụ, ngầm phê phán hiện thực một số tác phẩm tiêu biểu của ông là Khối tình con I (1916), Khối tình con II (1916), Tản Đà xuân sắc (1918), Khối tình con III (1932)
Thơ Tản Đà thường làm theo thể cổ phong, cũng có khi làm bằng Đường luật, đường luật phá thể, lục bát, song thất lục bát Ông còn có tài sáng tác thơ dựa trên từ khúc, một hình thức âm nhạc của Trung Hoa, những bài
“Tống biệt”, “Cảm thu tiễn thu” nhờ sự phá cách, phối hợp nhiều thể loại thơ,
có thể coi là cách tân về hình thức khá táo bạo
Một kiểu văn vần đặc biệt nữa mà ở đó, Tản Đà được sánh ngang với Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Cao Bá Quát…, là hát nói hay ca trù (nay được xem như một thể loại thơ) Hát nói của Tản Đà thể hiện một triết lý sống phóng khoáng, một tâm hồn hay mơ mộng, hoài cổ nhưng man mác nỗi sầu nhân thế
Ngoài thơ tự sáng tác, thơ dịch của Tản Đà cũng được đánh giá rất cao Những bài thơ lục bát dịch từ thơ Đường của Tản Đà thường được cho là hay hơn các bản dịch khác, có bài hay hơn cả nguyên tác, vì sự tự nhiên, không bị
gò bó mà chuyển tải cả tâm hồn mình vào đó Ngoài thơ Đường, ông còn dịch
Trang 5những bài thơ dài như Trường Hận ca, dịch ra thể Song thất lục bát, được đánh giá rất cao
Bên cạnh một Tản Đà thi sĩ còn có một Tản Đà người viết văn xuôi Văn xuôi là lĩnh vực mà trong không ít lần, Tản Đà thừa nhận đã dành nhiều
“tinh tứ học lực” Từ thời điểm Tản Đà bước vào văn đàn (1915) đến khi ông bắt đầu rơi vào một cơn khủng hoảng sáng tạo trầm trọng, cạn kiệt khả năng sáng tác và lạc lõng trong thời đại văn chương của một thế hệ là sản phẩm của giáo dục hiện đại với những tín điều văn chương đi ra ngoài truyền thống, Tản
Đà đã để lại một di sản văn xuôi phong phú bao gồm cả các tự sự nghệ thuật
và các tản văn Giấc mộng con I (1917), Giấc mộng con II (1932), Giấc mộng lớn (1932),Thề non nước (1922), Tản Đà văn tập (1932)
Nhìn vào khối lượng sáng tác đó, có thể nhận thấy một mặt, dường như ẩn sau một hệ thống tên gọi thể loại có phần hỗn tạp và thiếu nhất quán ( với những tên gọi như “thuyết văn”, “dịch văn”, “tản văn thể chính và ngoại”, “ngụ văn”) một nỗ lực muốn tái cấu trúc lại hệ thống thể loại văn xuôi truyền thống nhưng mặt khác, lại cũng có thể nhận thấy một cách đậm nét bóng dáng của một tác gia viết văn xuôi truyền thống với những thể loại được ổn định từ thời Đường Tống bát đại gia chỉ với một khác biệt duy nhất : ngôn ngữ Mặc dù giá trị thẩm mỹ của từng tác phẩm còn có nhiều phương diện cần phải bàn cãi thì văn xuôi vẫn là bộ phận sáng tác hàm chứa nhiều vấn đề lý luận văn học sử quan trọng trong tổng thể sáng tác của Tản Đà
Ngoài việc viết văn và sáng tác thơ thì Tản Đà còn viết một số thể loại khác như tuồng, kịch, truyện… ông đã để lại rất nhiều tác phẩm hay nổi tiếng như: tuồng Người cá, Tây Thi, Dương Quý Phi, Thiên Thai (diễn vào 1916 ở Hải Phòng) Tản Đà xuất bản một loạt truyện: Thần tiền, Đàn bà Tàu (1919), sách giáo khoa, giáo huấn luân lý: Đài gương, Lên sáu (1919), Lên tâm (1920); và thơ Cồn chơi(1921)
Làm báo chí là một phần trong sự nghiệp rất phong phú của Tản Đà Ông có phong cách làm báo đặc biệt, thường xuất hiện trong những cuộc bút
Trang 6chiến với những giọng điệu khó lẫn Năm 1915, Tản Đà lập gia đình Cũng trong năm này ông bắt đầu có bài in trên Đông Dương tạp chí với mục “Một lối văn nôm” Một năm sau, Nguyễn Tái Tích qua đời, Tản Đà về sống tại Vĩnh Phú, tiếp tục viết cho Đông Dương tạp chí, bắt đầu lấy tự hiệu Tản Đà Trong năm này, cuốn sách đầu tiên của Tản Đà Khối tình con I(thơ) được xuất bản Đây cũng là thời gian ông viết Giấc mộng con I (sẽ được in năm 1917) Năm 1917, Nam Phong tạp chí ra đời, ông bắt đầu viết cho tờ báo này.Tản Đà xuất hiện trên tờ tap chí này ngay từ số đầu tiên,Và cũng trên Nam Phong tạp chỉ, năm 1918 Phạm Quỳnh viết bài đả kích Giấc mộng con I
Từ đấy Tản Đà bắt đầu trở thành một hiện tượng trên văn đàn Sau bài báo cùa Phạm Quỳnh, Tản Đà thôi không cộng tác với Nam Phong tạp chí Cũng trong mấy năm này Tản Đà làm quen với nhà tư sản Bùi Huy Tín, du lịch khắp Bắc, Trung Kỳ và làm chủ bút tờ Hữu thanh tạp chí một thời gian
Năm 1922, Tản Đà thành lập Tản Đà thư điếm (sau đổi thành Tản Đà
tu thư cục) nhà xuất bản riêng đầu tiên của ông Đây là nơi xuất bản một loạt tác phẩm quan trọng của ông không những thế, Tản Đà thư điếm còn là nơi ông xuất bản sách dịch của Ngô Tất Tố, Đoàn Tư Thuật
Năm 1926, Tản Đà 38 tuổi, An Nam tạp chí, tờ báo mà ông dành nhiều tâm huyết nhất ra số đầu tiên với tòa soạn ở phố Hàng Lọng,An Nam tạp chí
có số phận long đong không kém số phận của người chủ xướng: xuất bản và đình bản tới sáu lần Xen kẽ giữa thời gian làm An Nam tạp chí, Tản Đà đi du lịch khắp ba kỳ: khi lên đề thơ ở núi Non Nước - Ninh Bình, khi vào Trung kỳ thăm Phan Bội Châu, đi Sài Gòn gặp Diệp Văn Kỳ, ra Bình Định thăm mộ cũ nhà Tây Sơn, về Hải Phòng sống với con tướng Cần Vương đô thống Thuật Những chuyến đi của Tản Đà lúc để giải sầu, lúc để chạy nợ, tìm “Mạnh Thường Quân” tài trợ cho tờ báo Năm 1931 - 1932 Tản Đà luận chiến với Phan Khôi về luân lý truyền thống và Nho giáo Tản Đà bút chiến với Phan Khôi về lý luận Tống Nho ông đòi đem Phan Khôi ra Văn Miếu phạt roi Đối với phong trào thơi mới đanh lên, các tờ báo mới như Phong Hóa của nhóm
Trang 7Tự Lực Văn Đoàn, đem Tản Đà ra phê bình gây nhiều tranh cãi giữ phe cựu học và tân học Trong thời gian này, ông tiếp tục viết văn Mấy tập Nhàn tưởng (bút ký triết học),Giấc mộng lớn (tự truyện) (1929); Khối tình con III (in thơ cũ); Thề non nước(truyện); Giấc mộng con II (truyện) lần lượt ra đời Đến 1933 An Nam tạp chí chính thức đình bản
Tản Đà vào Gia Định viết cho báo Thần Chung và Đông Pháp thời báo của Diệp Văn Kỳ Giấc mộng lớn nhỏ đều bay vào hư không nên Tản Đà phải sống với ngề dịch thơ đường,cho báo Ngày Nay, chú thích truyện Kiều, dịch Liêu Trai Chí Dị cho nhà xuất bản Tân Dân
Ở giai đoạn cuối đời ông còn cộng tác với "Văn học tạp chí" và cả
"Ngày nay", tờ báo trước đó đã mạt sát ông nặng nề
2 Một số tờ báo gắn liền với tên tuổi của Tản Đà
2.1 Đông Dương tạp chí
“Đông Dương tạp chí” là tờ báo tiếng Việt đầu tiên xuất bản ở Hà Nội
do Scheneider sáng lập Chủ bút là Nguyễn Văn Vĩnh, nhà tân học, nhà văn, nhà báo Việt Nam đầu thế kỷ XX “Đông Dương tạp chí” xuất bản vào thứ năm hàng tuần Ban đầu, tờ “Đông Dương tạp chí” được coi như một phụ bản của báo “Lục tỉnh tân văn” xuất bản ở Sài Gòn Nhưng về sau, mức độ nổi tiếng và ảnh hưởng của tạp chí này còn vươn xa hơn cả tờ báo chính của nó
Các mục tiêu quan trọng mà các cây bút có tâm huyết trong Đông Dương tạp chí hướng tới, đó là:
Tìm cách phổ biến chữ Quốc ngữ trong mọi tầng lớp dân chúng, với lối hành văn ngắn gọn, rõ ràng và rành mạch
Phá tan thành kiến xưa, chỉ xem văn vần hay lối văn biền ngẫu mới là văn chương Dùng lối văn xuôi gãy gọn để diễn đạt tư tưởng, để nghị luận và phê bình văn học
Truyền bá tư tưởng Âu Tây bằng cách dịch những tác phẩm hay của nước ngoài, nhất là của Pháp Bên cạnh đó, những tư tưởng cũ của nền văn học Á Đông vẫn được nghiên cứu với tinh thần mới
Trang 8“Đông Dương tạp chí” ra số 1đầu tiên ngày 15.5.1913 ở Hà Nội, xuất bản được 4 năm thì đình bản năm 1916 Trong hai năm đầu tiên, chủ yếu tạp chí đăng những bài bình luận chính trị phản động và những tin tức chính trị xuyên tạc sự thật chống lại cách mạng Đến năm 1915, tạp chí đã dần chuyển sang xu hướng “trung hòa”, tập trung vào học thuật, văn chương, lịch sử, phong tục, cổ văn, cổ học, dịch thuật Ban biên tập đều là những người rất giỏi
Tân Nam Tử Nguyễn Văn Vĩnh (1882~1936), Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892~1945), Bưu Văn Phan Kế Bính (1875~1921), Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889~1939), Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến Nguyễn Bá Trác, Thân Trọng Huề (1869~1925), Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố , Nguyễn Đỗ Mục,
Lệ Thần Trần Trọng Kim (1882~1953), Phạm Duy Tốn (1883~1924)
Trong đó, Phan Kế Bính khảo cứu văn học, văn hóa, phong tục và danh nhân đất nước Trần Trọng Kim phụ trách mảng tân học cùng Phạm Duy Tốn; Tản Đà chiếm riêng một mục trong tân học; Nguyễn Văn Vĩnh dịch một số tác phẩm xuất sắc của Pháp như thơ ngụ ngôn Lafontaine, kịch của Molière, tiểu thuyết của Balzac
Năm 1913, lần đầu tiên bài thơ ngụ ngôn của La.J.De Lafontaine "Con Kiến và con Ve sầu" được đăng trên tạp chí, sau được đông đảo bạn đọc yêu thích
Tản Đà là một trong nhũng cộng tác có tài của Đông Dương tạp chí, văn của Tản Đà ngay từ khi ra mắt bạn đọc đã thu hút được rất nhiều bạn đọc, nổi tiếng đến mức Đông Dương tạp chí phải mở riêng một mục là Tản Đà văn tập chuyên đăn tải các tác phẩm của ông
2.2 Nam Phong tạp chí
Tạp chí Nam Phong đã xuất bản bằng hai thứ chữ, chữ Quốc
ngữ và chữ Nho, dung hòa người Việt trên con đường hòa nhập văn hóa Á -Âu; Phạm Quỳnh đã kính cáo bạn đọc tại số đầu tiên ra ngày 1 tháng
7 năm 1917
Trang 9Việc thành lập tạp chí Nam Phong là chủ trương của chính phủ Liên
bang Đông Dương do toàn quyền Albert Sarraut đề xướng với mục tiêu đẩy mạnh vai trò văn hóa và chính trị của nhà nước Bảo hộ.[1] Kinh phí của báo là
do chính phủ trang trải Cùng đứng tên là Giám đốc Sở Mật thám Đông Dương Louis Marty
Đồng thời với việc cho ra báo Nam Phong ở ngoài Bắc thì ở Nam
Kỳ Toàn quyền Sarraut cũng cho phát hành báo Tribune Indigène cũng một mục đích nhưng khác với tờ Nam Phong in bằngtiếng Việt, tờ Tribune
Indigène chỉ dùng tiếng Pháp.
Với ý tưởng Nam Phong là ngọn gió nước Nam, ngay từ đầu, tôn chỉ của tờ nguyệt san đã nêu rõ:
1 Diễn đạt truyền bà tư tưởng, học thuật đông tây kim cổ;
2 Luyện quốc văn trở nên hoàn thiện, bồi dưỡng Việt ngữ phong phú, uyển chuyển, sáng sủa và gãy gọn;
3 Lấy đó làm nền tảng dân tộc rồi phát triển thành tinh thần dân tộc Dưới sự chỉ đạo mềm dẻo và thâm thúy của Phạm Quỳnh, các tôn chỉ
đó được thể hiện sinh động trên cơ sở các chuyên mục của tạp chí, như: Lý thuyết, Văn hóa bình luận, Khoa học bình luận, Triết học bình luận, Văn uyển, Tạp văn, Thời đàm, Tiểu thuyết
Nam Phong hoạt động với mục đích:
Dùng chữ quốc ngữ để diễn tả, giải thích các tư tưởng, học thuật Âu - Á
để mang những kiến thức này đến cho người không biết tiếng Pháp hoặcchữ nho
Truyền bá chữ quốc ngữ vào Việt Nam, nâng cao trình độ chữ quốc ngữ thành một nền ngôn ngữ so sánh được với tiếng Pháp và chữ nho
Để thực hiện mục đích trên, nhóm biên tập tạp chí Nam Phong:
Khảo cứu và viết bài về triết học, khoa học, văn chương, lịch sử của Á Đông và Âu Tây
Đăng những sáng tác đương đại: truyện ngắn, du ký, tùy bút, v.v
Trang 10Dịch các tác phẩm triết học, văn học từ tiếng Pháp hoặc chữ nho
Sưu tầm và đăng tải thơ văn cổ của Việt Nam, kể cả chữ nho và chữ Nôm
In lại các sách cũ của Việt Nam, như bộ Lịch triều hiến chương loại chí
Nam Phong mỗi tháng ra một kỳ, khổ lớn, dày 100 trang, có sức mạnh
cạnh tranh với các báo khác
Theo Dương Quảng Hàm, tạp chí Nam Phong đã có ảnh hưởng về hai
phương diện:
Về đường văn tự, Nam Phong đã sáp nhập vào tiếng Việt nhiều danh
từ triết học, khoa học mới, và luyện cho chữ quốc ngữ có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới
Về đường học vấn, Nam Phong đã cho phổ biến những điều yếu lược
của học thuật Âu Tây, đồng thời diễn đạt những điều đại cương trong các học thuyết cổ của Á Đông như Nho học, Phật học, v.v., và bảo tồn những điều cốt yếu trong văn hóa Việt Nam xưa (văn chương, phong tục, lễ nghi)
Một số tác giả cộng tác với báo Nam Phong:
Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim, Tương Phố,Tản Đà, Dương Bá Trạc, Dương Quảng Hàm, Nam Trân, Đạm Phương
Ở tờ báo này Tản Đà cũng chủ yếu cộng tác trong chuên mục văn học, ông tiếp tục viết những tác phẩm văn học, dịch thuật để đăng bài trên báo một thời gian sau do bất đồng với Phạm Quỳnh, Tản đà đã ngừng không viết bài cho báo này nữa
2.3 Hữu Thanh tạp chí
Số 1 ra ngày 1.8.1921 tại Hà Nội, là cơ quan của Hội Bắc Kỳ Công Thương Đồng nghiệp tức là Hội Ái hữu của các viên chức ngành thương nghiệp và công nghiệp Bắc Kỳ, ra mỗi tháng hai kì, mỗi kì 60 trang Chủ nhiệm là Nguyễn Duy Hợi, sau là Trần Quang Huy rồi Nghiêm Vịnh; chủ bút
là Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu), vv Tạp chí tuyên truyền tinh thần hữu ái,