MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ khảo sát 2 3. Đối tượng và phạm vi khảo sát 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 2 NỘI DUNG 3 I Một số vấn đề liên quan đề tài 3 1. Khái niệm 3 2. Các kiểu câu hỏi phỏng vấn 3 3. Các lỗi thường gặp trong câu hỏi phỏng vấn báo chí 3 II Khảo sát báo chí 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Phỏng vấn là một loại hình báo chí phổ biến trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay. Thể loại phỏng vấn ngày càng giữ vai trò quan trọng vì nó có khả năng khai thác thông tin một cách khách quan và chân thực nhất. Thông qua bài phỏng vấn, độc giả không những biết thêm thông tin mà còn nắm bắt được cái nhìn của nhân vật phỏng vấn về sự kiện, vấn đề đó. Hơn nữa, báo chí là loại hình sử dụng ngôn ngữ để phục vụ đời sống xã hội, có chức năng định hướng dư luận, do đó, những thông tin khai thác được từ một bài phỏng vấn có khả năng tác động to lớn tới người đọc. Phỏng vấn ngày nay cũng như một con dao hai lưỡi. Nếu câu hỏi chuẩn xác, đúng trọng tâm thì sẽ đem lại một nguồn thông tin đa dạng đa chiều cho độc giả, không những vậy phóng viên còn thông qua câu hỏi để tạo cơ hội cho nhân vật được tự do bày tỏ ý kiến và quan điểm cá nhân, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về bản chất sự việc. Ngược lại, nếu câu hỏi đóng sẽ thu hẹp nguồn thông tin hay một số phóng viên vì muốn biết nhiều nên đã khai thác quá sâu vào đời sống riêng tư của nhân vật, thậm chí là câu hỏi kích động và thiếu lịch sự sẽ làm cho nhân vật phỏng vấn khó chịu và không muốn chia sẻ thông tin. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi trong phỏng vấn, nó quyết định sự thành bại của một bài báo. Khảo sát báo mạng Việt Nam hiện nay, không thiếu những bài viết mắc nhiều lỗi về cách đặt câu hỏi phỏng vấn. Các lỗi thường gặp như câu hỏi đóng, câu hỏi khẳng định hoặc kiểu câu hỏi xoáy sâu vào đời sống riêng tư của nhân vật đã tạo ra một số lượng không nhỏ các bài viết kém chất lượng, không những không mang lại nhiều thông tin mà còn gây bất lịch sự, khó chịu cho độc giả. Vì vậy, việc khảo sát các lỗi thường gặp trong câu hỏi phỏng vấn báo chí là cần thiết và cấp bách để kịp thời đưa ra các giải pháp hiệu quả, hạn chế tối đa việc mắc lỗi trong phỏng vấn
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ khảo sát 2
3 Đối tượng và phạm vi khảo sát 2
4 Phương pháp nghiên cứu: 2
NỘI DUNG 3
I/ Một số vấn đề liên quan đề tài 3
1 Khái niệm 3
2 Các kiểu câu hỏi phỏng vấn 3
3 Các lỗi thường gặp trong câu hỏi phỏng vấn báo chí 3
II/ Khảo sát báo chí 4
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Phỏng vấn là một loại hình báo chí phổ biến trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay Thể loại phỏng vấn ngày càng giữ vai trò quan trọng
vì nó có khả năng khai thác thông tin một cách khách quan và chân thực nhất Thông qua bài phỏng vấn, độc giả không những biết thêm thông tin mà còn nắm bắt được cái nhìn của nhân vật phỏng vấn về sự kiện, vấn đề đó Hơn nữa, báo chí là loại hình sử dụng ngôn ngữ để phục vụ đời sống xã hội, có chức năng định hướng dư luận, do đó, những thông tin khai thác được từ một bài phỏng vấn có khả năng tác động to lớn tới người đọc Phỏng vấn ngày nay cũng như một con dao hai lưỡi Nếu câu hỏi chuẩn xác, đúng trọng tâm thì sẽ đem lại một nguồn thông tin đa dạng đa chiều cho độc giả, không những vậy phóng viên còn thông qua câu hỏi để tạo cơ hội cho nhân vật được tự do bày
tỏ ý kiến và quan điểm cá nhân, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về bản chất sự việc Ngược lại, nếu câu hỏi đóng sẽ thu hẹp nguồn thông tin hay một
số phóng viên vì muốn biết nhiều nên đã khai thác quá sâu vào đời sống riêng
tư của nhân vật, thậm chí là câu hỏi kích động và thiếu lịch sự sẽ làm cho nhân vật phỏng vấn khó chịu và không muốn chia sẻ thông tin Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi trong phỏng vấn, nó quyết định
sự thành bại của một bài báo Khảo sát báo mạng Việt Nam hiện nay, không thiếu những bài viết mắc nhiều lỗi về cách đặt câu hỏi phỏng vấn Các lỗi thường gặp như câu hỏi đóng, câu hỏi khẳng định hoặc kiểu câu hỏi xoáy sâu vào đời sống riêng tư của nhân vật đã tạo ra một số lượng không nhỏ các bài viết kém chất lượng, không những không mang lại nhiều thông tin mà còn gây bất lịch sự, khó chịu cho độc giả Vì vậy, việc khảo sát các lỗi thường gặp trong câu hỏi phỏng vấn báo chí là cần thiết và cấp bách để kịp thời đưa ra các giải pháp hiệu quả, hạn chế tối đa việc mắc lỗi trong phỏng vấn
Trang 32 Mục đích và nhiệm vụ khảo sát
Mục đích:
Mục đích của bài khảo sát này nhằm chỉ ra và làm rõ các lỗi thường mắc trong câu hỏi phỏng vấn trên một số trang báo mạng hiện nay để từ đó có cái nhìn chung về thể loại phỏng vấn trên báo chí cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục, hạn chế tối đa lỗi đặt câu hỏi phỏng vấn
Nhiệm vụ khảo sát
- Nắm rõ các khái niệm về phỏng vấn báo chí, các thể loại phỏng vấn cũng như hệ thống các lỗi hay mắc trong câu hỏi phỏng vấn
- Khảo sát các trang báo mạng để thu thập tư liệu
- Đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng mắc lỗi trong câu hỏi phỏng vấn trên báo mạng hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi khảo sát
Đối tượng khảo sát: Các lỗi đặt câu hỏi phỏng vấn trên báo mạng
Phạm vi khảo sát: 3 trang báo mạng (Vnexpress, Dân trí, ngoisao.net)
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát, thống kê, phân loại
- Phân tích, kết luận
Trang 4NỘI DUNG
I/ Một số vấn đề liên quan đề tài
1 Khái niệm
Phỏng vấn là thể loại báo chí mà trong đó phóng viên đặt câu hỏi cho nhân vật về một chủ đề cụ thể nào đó, vào một thời điểm nhất định nhằm có được thông tin, những lời giải thích hay các ý kiến hay và rõ ràng để có thể được đăng tải
2 Các kiểu câu hỏi phỏng vấn
- Dựa vào khả năng khai thác thông tin
+ Câu hỏi đóng – mở - vô tận
+ Câu hỏi phản bác
+ Câu hỏi cầu khiến
+ Câu hỏi tu từ
+ Câu hỏi mục đích
- Dựa vào sắc thái biểu cảm của câu hỏi
+ Câu hỏi lịch sự
+ Câu hỏi trung tính
+ Câu hỏi kích động
+ Câu hỏi gây sốc
+ Câu hỏi mất lịch sự
3 Các lỗi thường gặp trong câu hỏi phỏng vấn báo chí
- Câu hỏi đóng
- Câu hỏi gây sốc
- Câu hỏi bất lịch sự
- Câu hỏi vô tận
- Câu hỏi không phải câu hỏi
- Câu hỏi 2 trong 1
- Câu hỏi kích động
Trang 5II/ Khảo sát báo chí
Phỏng vấn là thể loại báo chí trong đó phóng viên đặt câu hỏi cho nhân vật trả lời để khai thác thông tin hoặc nhân vật muốn thông qua bài phỏng vấn
để trần tình, giải thích về một sự việc nào đó Thông qua khảo sát chung, có thể nhận thấy trên báo mạng hiện nay, phần lớn các bài phỏng vấn thường là dành cho 2 nhóm đối tượng chính Một là nhóm các nhà lãnh đạo cấp cao, có thẩm quyền phán xét sự việc thì họ sẽ đứng ra trần tình, giải thích về một vấn
đề nào đó lan truyền trong dư luận; hai là nhóm các ngôi sao, ca sĩ trả lời về những scandal hoặc vụ việc gây nổi tiếng của họ Tuy nhiên, cách đặt câu hỏi cho 2 nhóm đối tượng này rất khác nhau Nếu như đối với nhóm các vị lãnh đạo cấp cao, phóng viên thường cẩn trọng khi hỏi và tập trung vào vấn đề cần giải thích nên không mắc nhiều lỗi lắm thì với nhóm người nổi tiếng, phóng viên thường có xu hướng xoáy sâu vào đời sống riêng tư của họ và hỏi nhiều đến scandal nên có rất nhiều lỗi về cách đặt câu hỏi như câu hỏi đóng, câu hỏi gây shock hay câu bất lịch sự Dưới đây là một số bài báo cụ thể để giải thích:
1 Hoàng Anh: 'Tôi thấy ghen tị với Hoa hậu Kỳ Duyên'
http://ngoisao.net/tin-tuc/hau-truong/showbiz-viet/hoang-anh-toi-thay-ghen-ti-voi-hoa-hau-ky-duyen-3158267.html
Tổng thể bài báo là muốn lý giải nguyên nhân vì sao á hậu Hoàng Anh không còn xuất hiện nhiều trên báo giới trong suốt năm qua Tuy nhiên phóng viên đã có những câu hỏi mắc lỗi cơ bản, đi xa chủ đề và bất lịch sự Ví dụ như các câu sau:
Câu 3: Chỉ vì bị tổn thương bởi lời chê bai của dân mạng mà chị quyết định 'ở ẩn' sao?
Đây là kiểu câu hỏi không phải câu hỏi, là kiểu câu khẳng định Trong câu trả lời bên trên, á hậu chỉ đơn giản nói mình nhận một vài bình luận không tích cực về gu thời trang và điều này làm cô buồn Tuy nhiên phóng viên ngay lập tức cho rằng chính vì những lời chê bai đó nên cô mới trốn
Trang 6showbiz trong hẳn một năm Điều này gây bất lịch sự và khiến cho á hậu phải ngay lập tức giải thích “không có chuyện đó đâu” Trong phỏng vấn, nên tránh những câu kiểu như thế này vì nó có thể gây cho nhân vật sự thiếu tôn trọng cũng như căng thẳng khi phải giải thích
Câu 4: Vậy chị có thấy ghen tỵ khi trong thời gian chị 'mờ nhạt', giới truyền thông và công chúng chỉ quan tâm đến những nhan sắc mới như Hoa hậu Kỳ Duyên, Á hậu Huyền My?
Đây là kiểu câu hỏi đóng, nhân vật nếu không muốn giải thích gì thì chỉ cần trả lời một câu “Không” hoặc “Có” Bên cạnh đó, đây lại một lần nữa là kiểu câu khẳng định Phóng viên dùng những từ khá chủ quan như “chỉ”, làm sao phóng viên chắc chắn truyền thông và công chúng không quan tâm đến á hậu Hoàng Anh và chỉ để ý tới những người mới mà đã vội áp đặt lên á hậu cảm giác “ghen tỵ” Điều này khiến cho nhân vật cảm thấy bối rối và phải lên tiếng thanh minh Kiểu câu hỏi này, phóng viên nên lựa chọn cách hỏi hợp lý, dùng từ chuẩn xác thay vì quá chủ quan và có phần thiếu thiện cảm như “ghen tỵ”
Câu 5: Nếu chị cứ 'chơi vơi', chị sẽ bỏ rất nhiều cơ hội mà danh hiệu Á hậu mang lại Chị không hối hận sao?
Lại một kiểu câu hỏi mà không phải câu hỏi, câu hỏi khẳng định Cách dùng từ “chơi vơi” cũng không thực sự chuẩn xác
Câu 6: Chị gặp những chuyện buồn gì?
Đây là kiểu câu hỏi gây bất lịch sự cho nhân vật vì nó không những xa chủ đề mà còn hỏi thẳng vào đời sống riêng tư Có những nhân vật không thích lôi chuyện buồn trong quá khứ lên mặt báo nhưng kiểu hỏi thẳng này của phóng viên dễ khiến người ta nghĩ như là đang chất vấn hơn
Câu 7: Việc đổ vỡ trong tình yêu khiến chị sụp đổ đến thế sao?
Kiểu câu hỏi kích động, bất lịch sự khi xoáy sâu vào chuyện buồn riêng
tư của nhân vật mà lại không liên quan đến chủ đề Đây cũng là câu hỏi có tính khẳng định và mang ý chủ quan áp đặt của phóng viên Nhân vật chỉ nói
Trang 7cô ấy đã chia tay người yêu nhưng không hề đề cập đã đau khổ thế nào mà phóng viên ngay lập tức dùng hai từ “sụp đổ” để miêu tả khiến cho nhân vật phải đính chính rằng cô là người mạnh mẽ và chủ động Những câu hỏi kiểu này luôn khiến nhân vật phải trong tâm trạng phủ nhận và giải thích, gây bất lịch sự
2 Tóc Tiên: 'Tôi tự hào mình là gái ngoan'
http://ngoisao.net/tin-tuc/hau-truong/showbiz-viet/toc-tien-toi-tu-hao-minh-la-gai-ngoan-3159097.html
Câu 1; Về Việt Nam tham gia The Remix, chị phải đối mặt với nhiều thị phi Chị chuẩn bị tâm lý thế nào với điều này?
Ngay trong câu hỏi đầu tiên, phóng viên đã sử dụng kiểu câu hỏi khẳng định
Câu 2:Tuy nhiên, việc chị quá gợi cảm trên sân khấu hay khi làm mẫu ảnh lại dễ bị đánh giá là "gái hư" Chị nghĩ sao?
Lại một lần nữa, phóng viên đưa ra những ý kiến chủ quan và có phần
áp đặt cho nhân vật Thay vì khẳng định rồi hỏi “chị nghĩ sao?”, phóng viên
có thể hỏi như là: “Liệu chị có lo ngại rằng hình ảnh gợi cảm trên sân khấu sẽ
dễ bị đánh giá là “gái hư”?” nghe sẽ nhẹ nhàng hơn
Câu 3: Nhận lời tham gia một cuộc thi truyền thực thực tế, chị được lợi gì?
Cách hỏi quá thẳng thắn vào lợi nhuận của nhân vật là một vấn đề nhạy cảm vì nó còn bao hàm lợi ích về kinh tế Kiểu hỏi này dễ gây hiểu lầm cho bạn đọc vì cho rằng nhân vật tham gia truyền hình thực tế vì lợi ích Thay vì thế, phóng viên nên có cách hỏi lịch sự hơn để độc giả thấy rằng nhân vật tham gia chương trình không đơn giản chỉ là vì lợi ích
3 Johnny Trí Nguyễn: Chỉ ai là lợn mới quan tâm đến phát ngôn của Trang Hạ (Báo vietnamnet.vn – 20/3/2015:
Trang 8http://vietnamnet.vn/vn/van- hoa/226667/johnny-tri-nguyen chi-ai-la-lon-moi-quan-tam-den-phat-ngon-cua-trang-ha.html
Câu 1:Nếu thế thì có vẻ anh Johnny là người rất chịu khó giúp đỡ vợ /bạn gái làm việc nhà?
Kiểu câu hỏi mà không phải câu hỏi, câu hỏi khẳng định Những câu hỏi như thế này đôi khi gây khó xử cho nhân vật Vì nếu thực tế nó không đúng như lời khẳng định của phóng viên thì nhân vật sẽ phải giải thích và khó trả lời
Câu 3: Vậy có phải Johnny cũng không giúp vợ/bạn gái trong lúc làm bữa tối? Giả sử hai người cùng về nhà một lúc, cùng có trách nhiệm kiếm tiền trong xã hội như nhau, cùng mệt như nhau khi về đến nhà Trong lúc người phụ nữ của anh lao vào làm bữa tối, chăm con thì anh làm gì?
Cũng lại là một kiểu khẳng định khác dưới góc nhìn chủ quan của phóng viên, hơn nữa lại đi sâu vào những việc làm riêng tư của nhân vật
Câu 4: Thế nếu người phụ nữ của anh cũng biết sửa xe, cũng làm được tất tần tật mọi thứ, cô ấy muốn bình đẳng cả chuyện trong bếp thì anh nghĩ sao?
Những kiểu ví dụ phi thực tế như thế này có phần gây bất lịch sự vì bắt nhân vật phải trả lới những cái không có thật Thêm vào đó phóng viên 3 câu liên tiếp cứ xoay quay vấn đề phân chia công việc nhà của nhân vật khiến cho câu chuyện có phần riêng tư và nhân vật cũng không muốn trả lời mãi về nó
Câu 5: Trở lại câu chuyện nữ nhà văn Trang Hạ với những phát ngôn trên mạng của mình, cô ấy bị chửi bới cũng như phê phán rất nhiều Anh nghĩ sao?
Câu hỏi kiểu kích động nhân vật, lấy cái tiêu cực của người khác và muốn nhân vật cho ý kiến cá nhân.Với những câu hỏi thế này, nhân vật thường không muốn trả lời vì nó không liên quan đến mình, thêm vào đó đây còn là một vấn đề tiêu cực, ý kiến về scandal của người khác nên càng không
Trang 9muốn trả lời Câu hỏi này của phóng viên là không cần thiết và không gắn với chủ đề Trên thực tế chỉ cần câu hỏi đầu tiên là đủ
4 Chồng Jennifer Phạm từng đi làm bảo vệ ban đêm (Báo
10/3/2015):http://ngoisao.net/tin-tuc/hau-truong/showbiz-viet/chong-jennifer-pham-tung-di-lam-bao-ve-ban-dem-3155431.html
Câu 4: Anh có quá tham lam khi làm nhiều việc ở nhiều vị trí khác nhau?
Kiểu câu hỏi không phải câu hỏi, câu hỏi khẳng đinh và dùng từ chưa chính xác Phóng viên hỏi như vậy sẽ khiến cho nhân vật cảm thấy mình bị áp đặt là “người tham lam” nên phải giải thích
Bài viết này còn mắc lỗi về cách đặt tít, khi trong tít cũng như sapo đều nói về việc nhân vật từng làm bảo vệ đêm nhưng trong hệ thống câu hỏi chỉ
có đúng một câu về chủ đề, còn lại tất cả các câu khác đều về công việc hiện tại cũng như đời sống cá nhân Với kiểu bài phỏng vấn thế này đôi khi khiến độc giả không được đáp ứng đúng thông tin mong muốn vì tít và nội dung phỏng vấn không có phù hợp khiến nhiều người muốn biết rõ hơn về câu chuyện trong tít và sapo nhưng trong bài phỏng vấn lại không có mấy thông tin Do đó, nhà báo cũng cần phải nắm vững chủ đề của bài để có thể lên hệ thống câu hỏi hợp lý, bám sát chủ đề và đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc
5 Dương Cẩm Lynh: 'Bạn trai không bao giờ nghi ngờ tôi'
(Vnexpress.vn – 25/3/2015): http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/duong-cam-lynh-ban-trai-khong-bao-gio-nghi-ngo-toi-3162014.html
Câu 2: Bạn trai chị là người thế nào?
Kiểu câu hỏi vô tận điển hình Với kiểu hỏi này, nhân vật có rất nhiều thứ để nói về bạn trai mình, từ ngoại hình cho đến tính cách, công việc, gia đình,…Phóng viên nên biết cụ thể quá câu hỏi để nhân vật khỏi trả lời lan man, không định hướng
Trang 10Câu 5: Mối quan hệ của chị và bạn trai đang ở giai đoạn nào?
Câu hỏi riêng tư, không phù hợp chủ đề và cũng không khai thác được nhiều thông tin Trong bài báo thì câu hỏi kiểu này không cần thiết
6 Angela Phương Trinh: 'Tôi luôn làm hết sức, chơi hết mình'
(Vnexpress.vn – 20/3/2015): http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/angela-phuong-trinh-toi-luon-lam-het-suc-choi-het-minh-3159798.html
Câu 1: Mục đích của chị khi tham gia sân chơi này là gì?
Câu hỏi này không sai, nhưng cách hỏi thế này dễ gây ra hiểu lầm là nhân vật tham gia cũng vì mục đích cá nhân, đôi khi họ tham gia vì tình cảm hoặc lý do nào đó mà không vì mục đích nhưng kiểu hỏi thẳng thế này dễ khiến cho nhân vật cảm thấy họ bị áp đặt một chút Thay vì thế chỉ cẩn hỏi ngắn gọn: “Lý do chị nhận lời tham gia sân chơi này?” có vẻ sẽ nhẹ nhàng hơn
Câu 2: Hoạt động nghệ thuật không nhiều, chị lấy chi phí đâu để trang trải cho những sở thích "phù phiếm"?
Lại một dạng câu hỏi mang ý khẳng định và rất bất lịch sự cùng với sử dụng từ không hợp lý Vấn đề kinh tế luôn là một vấn đề nhạy cảm nhưng phóng viên sẵn sàng hỏi thẳng nhân vật về chi phí trang trải cho vui chơi sẽ làm nhân vật cảm thấy bị hỏi riêng tư cộng thêm sử dụng từ “phù phiếm” khiến cho nhân vật thấy không được tôn trọng sở thích cá nhân Kiểu câu hỏi khẳng định và áp đặt thế này rất bất lịch sự cho nhân vật
Câu 3: Mới 19 tuổi nhưng số scandal chị đối mặt có vẻ không chỉ đếm trên đầu ngón tay Chị rút được những kinh nghiệm gì cho mình sau những điều tiếng?
Lại kiểu câu hỏi bới móc những scandal của nhân vật một cách trực tiếp dễ khiến cho nhân vật cảm thấy không được tôn trọng Phóng viên nên hỏi theo hướng khác để câu hỏi trở nên nhẹ nhàng hơn mà lại khai thác được những chia sẻ thật lòng từ nhân vật
Trang 117 Hương Tràm: 'Tôi đã quen với việc bị chê mặc xấu'
(vnexpress.vn – 23/2/2015): http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/huong-tram-toi-da-quen-voi-viec-bi-che-mac-xau-3147491.html
Câu 1: Chị luôn chọn trang phục khoe da, cắt xẻ táo bạo làm lộ nhược điểm cơ thể, vì sao vậy?
Câu hỏi khẳng định và nhắm thẳng vào những khuyết điểm của nhân vật nên hơi bất lịch sự, thêm vào đó kiểu câu hỏi như trên lại yêu cầu nhân vật phải giải thích về việc phơi bày ra các khuyết điểm đó Những câu như thế này thường thì nhân vật không thích trả lời
Câu 2: Chi phí đầu tư cho trang phục chiếm bao nhiêu phần trăm trong
số cát-xê chị được trả?
Những câu hỏi về tiền nong kinh tế bao giờ cũng rất nhạy cảm hơn nữa trong hoàn cảnh của bài phỏng vấn thì câu hỏi này không phù hợp Bài viết nói về việc nhân vật bị chê lỗi trang phục dù nó đắt tiền nhưng phóng viên lại tiếp tục hỏi về giá trị của nó nhằm nhấn mạnh sự mâu thuẫn trên Câu hỏi này
là không cần thiết
8 Kỳ Duyên: 'Tôi không chạy show vì tham tiền' (ngoisao.net –
17/2/2015): http://ngoisao.net/tin-tuc/hau-truong/showbiz-viet/ky-duyen-toi-khong-chay-show-vi-tham-tien-3148027.html
Đây là một bài viết mắc khá nhiều lỗi về các đặt câu hỏi dù nhân vật là một người nổi tiếng mang tầm cỡ quốc gia là Hoa hậu
Câu 1: Đã hơn 2 tháng sống với danh hiệu Hoa hậu, chị đã quen với
việc bị dư luận 'soi' chưa?
Câu hỏi dùng từ không phù hợp (từ “soi”) và vẫn mang ý kiến khẳng định rằng là một Hoa hậu thì phải gắn với việc bị soi Điều này làm giảm đi giá trị về giải thưởng mà nhân vật đạt được, gây bất lịch sự
Câu 2: Dẫu ngày một đẹp hơn so với đêm đăng quang nhưng nhiều
người vẫn còn chê bai nhan sắc của chị không xứng với vương miện Chị cảm thấy thế nào?