1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận cao học, môn NGON NGU BAO MANG đặc điểm NGÔN NGỮ báo MẠNG điện tử

10 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Báo chí ra đời là để thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp ngày càng cao của con người. Xã hội ngày càng phát triển, để đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp, báo chí cũng không ngừng thay đổi về nội dung và hình thức để làm trọn trách nhiệm và bổn phận của mình. Sự ra đời của Báo mạng điện tử là một bước nhảy vọt tuyệt vời trong lịch sử phát triển của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng. Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh và truyền hình. Tuy nhiên, không vì vậy mà nó trở nên yếu thế. Bản thân báo mạng điện tử mang trong mình sức mạnh của phương tiện truyền thông vừa truyền thống, vừa hiện đại. Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế so với các loại hình báo chí khác. Yếu tố ngôn ngữ cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công ngày hôm nay của báo mạng điện tử. Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của báo mạng sẽ giúp người học và làm báo sử dụng ngôn ngữ thành thạo và chuyên nghiệp hơn khi sáng tạo tác phẩm báo chí. 2. Đề tài, nội dung, phương pháp nghiên cứu • Đề tài: đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử • Nội dung Lý thuyết cơ bản về báo mạng điện tử Nguyên tắc viết báo mạng điện tử Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ báo mạng điện tử • Phương pháp nghiên cứu Kết hợp giữa những kiến thức đã học từ môn “ Ngôn ngữ truyền thông” và thực tiễn hoạt động báo chí.

Trang 1

ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Báo chí ra đời là để thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp ngày càng cao của con người Xã hội ngày càng phát triển, để đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp, báo chí cũng không ngừng thay đổi về nội dung và hình thức để làm trọn trách nhiệm và bổn phận của mình Sự ra đời của Báo mạng điện tử là một bước nhảy vọt tuyệt vời trong lịch sử phát triển của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng

Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh và truyền hình Tuy nhiên, không vì vậy mà nó trở nên yếu thế Bản thân báo mạng điện tử mang trong mình sức mạnh của phương tiện truyền thông vừa truyền thống, vừa hiện đại

Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế so với các loại hình báo chí khác

Yếu tố ngôn ngữ cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công ngày hôm nay của báo mạng điện tử

Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của báo mạng sẽ giúp người học và làm báo

sử dụng ngôn ngữ thành thạo và chuyên nghiệp hơn khi sáng tạo tác phẩm báo chí

2 Đề tài, nội dung, phương pháp nghiên cứu

Đề tài: đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử

Nội dung

- Lý thuyết cơ bản về báo mạng điện tử

- Nguyên tắc viết báo mạng điện tử

- Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ báo mạng điện tử

Phương pháp nghiên cứu

Trang 2

- Kết hợp giữa những kiến thức đã học từ môn “ Ngôn ngữ truyền thông”

và thực tiễn hoạt động báo chí

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Báo mạng điện tử và đặc điểm

Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí hiện đại, tuy ra đời muộn hơn so với báo

in, báo phát thanh và báo truyền hình, nhưng có thể đảm đương được nhiệm vụ đưa tin của phát thanh, minh họa của truyền hình và phân tích, giải thích của báo in một cách dễ dàng

Bản thân báo mạng điện tử mang trong mình sức mạnh của phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống nhưng kết hợp với internet nên có nhiều ưu điểm vượt trội, trở thành kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các phương tiện truyền thông đại chúng khác vào một cuộc đua tranh khốc liệt

Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế ở khả năng tương tác qua lại giữa tờ báo với công chúng, giữa công chúng với nhau, tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập các diễn đàn báo chí; có khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng và nóng hổi nhất, đồng thời cũng giúp cho người đọc lưu giữ

 Độc giả tiếp cận và tiếp nhận thông tin từ báo mạng điện tử không giống với những loại hình báo chí khác Đối với báo in, toàn bộ nội dung thông tin xuất hiện đồng thời trước mắt người đọc, do vậy họ hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin Sự chủ động bao gồm từ việc bố trí không gian, thời gian, địa điểm, lựa chọn trình tự, tốc độ và cách thức đọc Họ có thể đọc lướt, đọc kỹ hay đọc lại những nội dung phức tạp

Trong khi đó, trên báo mạng điện tử, người đọc bị hạn chế bởi độ rộng của màn hình, sẽ có những khu vực khuất khiến họ không xác định được bố cục và độ dài

Trang 3

tối đa của văn bản Độc giả vừa đọc vừa liên tục cuộn thanh trượt dọc vì họ chỉ có thể xem được từng trang báo hiển thị trên màn hình Hơn nữa, sự phát sáng và độ phân giải của màn hình các thiết bị như máy vi tính, điện thoại di động, máy tính bảng… dễ gây nhức mỏi mắt, chóng mặt và cảm giác mệt mỏi nếu người đọc theo dõi quá lâu Một nghiên cứu của nhà phân tích web Jakob Nielsen cho thấy tốc độ đọc trên máy tính thường chậm hơn trên giấy khoảng 25%

Theo nghiên cứu của dự án Eyetrack III (nghiên cứu thói quen đọc, xem web tin tức) thì ở trang chủ, người đọc báo mạng điện tử thường bắt đầu tại góc phía trên, bên trái của trang, nhìn quanh một lúc tại khu vực đó rồi chuyển đến khu vực thấp hơn bên phải Sau khi đọc hết phần trên, họ chuyển xuống góc dưới bên trái và cuối cùng là nhìn khu vực cạnh dưới, cạnh bên phải của trang báo Điều này đúng với quy luật đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới của phần lớn con người

 Khi tiếp nhận thông tin từ báo in, cả tờ báo đều nằm trong tay người đọc và nội dung bài viết hiển hiện lên ngay trước mắt họ, bởi vậy, việc đọc của họ diễn ra một cách trôi chảy, tuần tự theo quán tính mà không có bất kì trở ngại nào Ngay

cả đối với phát thanh, truyền hình, độc giả có thể lựa chọn tư thế thoải mái nhất để tiếp nhận thông tin như nằm, ngồi hoặc có thể vừa làm việc vừa theo dõi Còn khi người đọc tiếp nhận thông tin từ báo mạng điện tử, họ cần tập trung cao độ vào màn hình máy tính hoặc điện thoại, máy tính bảng…, việc đọc có thể bị gián đoạn

và gây mệt mỏi bởi việc cuộn và lướt chuột

 Khi theo dõi báo mạng điện tử, độc giả được chủ động trong quá trình tiếp nhận thông tin, hoàn toàn có quyền lựa chọn tần suất và trình tự tiếp nhận chứ không cần phải lần lượt theo định sẵn như đối với báo phát thanh, truyền hình Tuy nhiên, cũng giống như 2 loại hình này, báo mạng điện tử khó giúp người đọc đánh dấu vào tác phẩm (bằng kí hiệu, bút màu…) để xác định những thông tin quan trọng hoặc muốn đọc lại như khi đọc báo in Họ phải đọc lại từng dòng, từng đoạn, lần theo logic thông tin để xác định được vị trí cần tìm

Trang 4

 Công chúng tìm tới báo mạng điện tử thường là những người bận rộn, có ít thời gian rảnh Đa phần trong số họ không tập trung đọc nhiều mà chỉ “lướt mắt”

để tranh thủ thời gian và chỉ click chuột khi thấy những tiêu đề hấp dẫn hoặc một vấn đề đáng quan tâm Hơn nữa, trong một công cụ như máy tính hay máy tính bảng, độc giả có thể mở nhiều tờ báo cùng lúc, có rất nhiều sự lựa chọn dành cho

họ nên nhìn chung họ luôn có xu hướng tìm đọc những tin bài nổi bật, lướt nhìn một vài từ đầu tiên của tiêu đề và sapo để xem qua nội dung thông tin Do vậy, nếu không tìm thấy thông tin nào hấp dẫn, thú vị, công chúng sẽ không dừng mắt tại trang báo đó, và có rất ít trường hợp người đọc lưu và tải văn bản về máy

2 Đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử

Ngôn ngữ đa phương tiện

Báo mạng điện tử là loại hình tích hợp được rất nhiều ngôn ngữ thông tin dưới dạng chữ viết, hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, tiếng động… Trên một tác phẩm báo mạng điện tử, công chúng có thê tiếp nhận thông tin bằng cả ba cách: đọc, nghe và xem Điều này khác với các loại hình còn lại, khi báo in chỉ thể hiện thông tin qua các con chữ; phát thanh chỉ cho phép tiếp nhận thông tin bằng thính giác; truyền hình linh hoạt hơn nhờ ngôn ngữ hình ảnh, lời nói, âm thanh sống động nhưng buộc công chúng phải tuân theo thời gian tuyến tính Điểm vượt trội của báo mạng điện tử là vừa giúp độc giả thu nhận thông tin một cách đa dạng, phong phú, hấp dẫn, vừa khiến họ cảm thấy hài lòng khi được quyền chủ động tiếp nhận theo cách riêng của mình

Ngôn ngữ kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp tin

Các bài viết trên các trang báo mạng điện tử thực chất là những siêu văn bản – loại văn bản có cơ chế “nở ra” vì có những tham chiếu tới những văn bản khác Do vậy, công chúng không bị bó hẹp bởi phạm vi của một tờ báo mà có thể tới những văn

Trang 5

bản khác hay những tệp dữ liệu âm thanh, hình ảnh… Mỗi lớp thông tin mang một phong cách ngôn ngữ riêng, bổ sung thông tin cho nhau

Ngôn ngữ ít mang dấu ấn cá nhân của tác giả

Một bài viết trên báo mạng điện tử có thể sử dụng nhiều phương tiện truyền tải như chữ viết, hình ảnh, âm thanh… và có thể được nhiều người thể hiện Hơn nữa, nhiều lớp thông tin với nhiều phong cách thể hiện được chứa đựng trong một văn bản nên người đọc khó nhận biết bản sắc riêng của tác giả trong từng tác phẩm

Ngôn ngữ mang bản sắn dân tộc và có tính quốc tế

Tất cả các loại hình báo chí đều có điểm chung là ngôn ngữ mang đậm bản sắc văn hóa của đất nước, của dân tộc Đó là ngôn ngữ của toàn dân, biểu hiện của ý thức dân tộc thống nhất Tuy nhiên, ngôn ngữ báo mạng cũng mang tính quốc tế bởi phạm vi phục vụ, đối tượng độc giả của loại hình báo chí này là toàn cầu nên từ ngữ, ngữ pháp, văn phong… phải phù hợp, giành cho nhiều đối tượng độc giả khác nhau

 Từ những đặc điểm nêu trên, có thể đưa ra một số cách viết cho báo mạng điện tử sao cho truyền tải được lượng thông tin cần thiết và giúp người đọc cảm thấy thoải mái, dễ dàng nhất khi tiếp nhận thông tin

Viết ngắn gọn, đúng trọng tâm

Dựa vào đặc điểm của người đọc báo mạng là bận rộn, ít thời gian, nên cần phải viết ngắn gọn, súc tích, nhằm thẳng vào đối tượng, chủ đề của bài báo Cần viết dễ hiểu, cụ thể và rõ ràng, tránh lối diễn đạt gián tiếp, lòng vòng phức tạp, bởi nhu cầu của người đọc là nhận được thông điệp cô đọng, đúng trọng tâm trong khoảng thời gian ngắn nhất Bài viết ra đời để thỏa mãn thông tin, ý thích của người đọc chứ không phải ý thích của bản thân nhà báo

Trang 6

Để đạt được tiêu chí này, nhà văn người Mỹ Stephen King đã đưa ra khái niệm

“Phương pháp 10%”, có nghĩa là “Bản thảo thứ hai = Bản thảo thứ nhất – 10%”, bao gồm một số nguyên tắc:

- Chuyển câu dài thành câu ngắn và cắt bớt một số câu ngắn vừa tách ra

- Chuyển những động từ bị động (không cần thiết) sang chủ động

- Bỏ bớt các từ như thì, là, mà, rằng, này, sự, một cách, ngoài ra, bên cạnh

đó, có, của, những, các, về, được…

- Giảm các từ có chung nghĩa trong câu như “đang” thì thôi “hiện”, “đã” thì thôi “từng”…

- Trong nhiều tình huống có thể chỉ dùng một trong hai từ: “thành” hoặc

“lập”, “sang” hoặc “thăm”, “phòng” hoặc “chống”, “tham” hoặc “dự”…

- Không đặt quá nhiều động từ vào cùng một chỗ, trong một câu

- Trong câu, cố gắng để động từ gần với chủ ngữ; lưu ý hạn chế dùng các phó

từ, các cụm từ bổ nghĩa (không cần thiết) để tránh làm dài câu

Nên sử dụng nhiều bài ngắn, đoạn ngắn, câu đơn giản

Thay vì viết một bài dài như trên báo in, báo mạng điện tử nên viết nhiều bài báo nhỏ có độ dài chỉ khoảng một đến hai trang màn hình, mỗi bài báo nhỏ viết sâu

về một vấn đề “Viết gì thì viết nhưng phải dưới 800 từ” – Roy Peter Clark, một cây bút chuyên viết cho Viện nghiên cứu báo chí Poynter phát biểu Nếu dài hơn, bản thân bài báo đó phải thu hút sự chú ý và thuyết phục công chúng hơn rất nhiều Hơn nữa, người đọc báo mạng không tiếp nhận thông tin theo dòng mà theo từng khối, vì vậy cần cắt thông tin làm nhiều khối hoặc đoạn ngắn và viết thêm tit phụ trong bài để không chỉ giúp phân chia ý một cách mạng lạc, logic mà còn giúp người đọc hiểu nhanh được nội dung toàn bài Mỗi đoạn không nên quá dài (chỉ khoảng 4 – 5 dòng), diễn đạt được một ý trọn vẹn và nằm gọn trên một trang màn hình Giữa các đoạn nên có một khoảng trắng nhất định, vừa là điểm dừng mắt của người đọc, vừa để phân biệt các đoạn

Trang 7

Việc sử dụng nhiều kiểu câu cũng có thể tránh sự nhàm chán đối với người đọc Tuy nhiên, trên báo mạng điện tử, đặc biệt là ở trang chủ không nền dùng kiểu câu phức tạp, dài dòng

Tăng cường thông tin lý giải và định hướng

Một trong những đặc điểm vượt trội của báo mạng điện tử là đưa tin một cách nhanh chóng và nóng hổi nhất Cũng chính vì lí do này mà trên thực tế có rất nhiều

tờ báo luôn đua tranh nhau để trở thành người đưa tin nhanh, sớm và nhiều nhất, mỗi khi có diễn biến mới nhất về sự kiện là cập nhật thông tin liên tục Họ không cần quan tâm xem diễn biến mới đó có quan trọng và cần thiết đối với độc giả hay không, điều này dẫn tới hậu quả là những thông tin được đưa thiếu sự chọn lọc Trong khi đó, hầu hết bạn đọc không quan tâm tới việc tờ báo nào đưa tin nhanh nhất và nhiều nhất, họ quan tâm nhiều hơn tới việc gì đã xảy ra cũng như tầm quan trọng và ý nghĩa của tin tức đó Vì vậy, cần phải chọn lọc thông tin khi đăng bài, lý giải thông tin tốt, định hướng được nhu cầu và thẩm mĩ của người đọc

Ví dụ, sau hàng loạt những bài viết tường thuật, phân tích, giải thích về nguyên nhân, diễn biến, kết quả của vụ nổ tại nhà riêng của ông Phương “khói lửa” khiến

10 người chết hồi tháng 2 vừa rồi, tờ VnExpress tiếp tục đăng tải những bài viết mang tính ngoài lề, không có nhiều liên quan tới diễn biến điều tra của vụ việc như

Cách tạo cháy nổ trong phim của “Phương khói lửa”, Nghệ sĩ đau buồn khi cả nhà “Phương khói lửa” tử nạn hay Dòng người đưa tiễn các nạn nhân vụ sập nhà.

Những bài viết đó mặc dù đáp ứng được một cách toàn diện về thị hiếu của độc giả đối với sự việc này, tuy nhiên chúng lại không đóng vai trò lý giải thông tin hoặc định hướng nhu cầu của người đọc, vì vậy cần phải đăng bài một cách chọn lọc hơn nữa

Không bao giờ quên viết sapo

Trang 8

Một tác phẩm báo mạng điện tử thường được việt theo kiểu “mô hình chữ T”, tức là thông tin được sắp xếp từ trên xuống dưới theo mức độ quan trọng giảm dần Theo đó, sapo là phần gạch ngang của chữ T, có nhiệm vụ tóm tắt hoặc cho biết thông tin quan trọng, cần thiết, hấp dẫn của sự kiện hoặc vấn đề Đây là phần bắt buộc của một tác phẩm báo mạng điện tử, bởi đặc điểm đọc trực tuyến của công chúng là luôn có nhu cầu nắm bắt được những thông tin quan trọng, hấp dẫn nhất Đọc xong sapo cũng là lúc độc giả quyết định có đọc tiếp bài báo hay không

Đôi khi sapo không cần thông báo kết quả sự kiện mà chỉ cần dẫn dắt, lôi cuốn người đọc đến với toàn bộ sự kiện Sau sapo, phần còn lại của tác phẩm có thể được viết theo dạng tháp ngược

Ví dụ, bài viết Cây xăng Trần Hưng Đạo bị cháy không được cấp phép kinh doanh có sapo như sau: “Trạm xăng dầu số 9, nơi bị hỏa hoạn không hề được cấp

phép kinh doanh, cây xăng này ra đời nhằm phục vụ nhu cầu nội bộ của Bộ Quốc phòng Thế nhưng vào thời điểm xảy ra vụ cháy, nơi đây vẫn tấp nập kinh doanh xăng dầu cho người dân…” Sapo này đã làm được đúng nhiệm vụ tóm tắt nội dung bài viết, cung cấp cho độc giả thông tin quan trọng nhất Bên cạnh đó, sapo cũng khiến người đọc cảm thấy hứng thú muốn đọc tiếp để biết được kết cục của cây xăng này như thế nào, bởi nó chỉ dẫn dắt chứ không thông báo kết quả, câu cuối của sapo có tính chất gợi mở, thể hiện rất rõ ở dấu ba chấm

Tăng cường tạo lập các lớp thông tin qua siêu liên kết

Với lợi thế là một siêu văn bản, báo mạng điện tử có thể và nên tăng cường tạo lập những siêu liên kết (đường dẫn) trong một bài viết và trong một trang báo Ngoài những thông tin chính, nên tạo các lớp thông tin liên quan bổ sung bằng cả chữ viết, hình ảnh, âm thanh… giúp người đọc có cái nhìn khách quan và đầy đủ

về sự kiện, vấn đề Những thông tin này được xây dựng như các tập hồ sơ, mỗi tập

hồ sơ chứa đựng nhiều thông tin về một chủ để nhất định Bản thân những đường

Trang 9

dẫn phải giống như các cửa sổ mở ra cho người đọc một thế giới thông tin phong phú, đa dạng

Đối với những liên kết đến thông tin ngoài tờ báo, nhà báo phải có trách nhiệm thẩm tra tính chính xác và cân nhắc trước khi thực hiện việc liên kết, lựa chọn những liên kết giúp làm tăng giá trị của câu chuyện hoặc làm chi tiết hơn câu chuyện Thông thường mỗi trang chỉ nên có 20 đường dẫn, thường có màu xanh

Kết hợp đa phương tiện truyền tải thông tin

Báo mạng điện tử có đặc trưng đa phương tiện, vì vậy nhà báo luôn phải cân nhắc đến việc thể hiện tác phẩm bằng chữ, bằng âm thanh, tiếng động, bằng hình ảnh hay đồ hình hoặc là kết hợp tất cả các phương tiện trên Việc sử dụng phải được kết hợp hài hòa, logic để chúng có thể hỗ trợ cho nhau

Đối với những lời nói của nhân vật, những trích dẫn cụ thể cần phải biên tập và chọn lọc kỹ càng để đảm bảo sự ngắn gọn súc tích Khi sử dụng ảnh minh họa thì cần kèm theo chú thích cung cấp thông tin tới nhân vật, sự việc, nội dung… Có thể tăng cường sử dụng ảnh động, tức là vài bức ảnh lần lượt thay thế nhau nhằm đưa đến người xem một lượng thông tin sinh động, hấp dẫn Còn khi sử dụng video, cần chú ý đến tính thống nhất trong văn bản cũng như trong tờ báo

Hạn chế sử dụng ngôn ngữ địa phương

Trong hoàn cảnh nhất định và ở một mức độ nào đó, từ địa phương có khả năng diễn đạt và tăng sức biểu cảm cho văn bản Tuy nhiên, do phạm vi sử dụng của từ địa phương chỉ gắn với địa phương hoặc một ngành, một lĩnh vực nào đó, không nên lạm dụng để tránh gây ra sự khó khăn trong tiếp nhận cho đông đảo công chúng

Đối với thành ngữ, tục ngữ và từ “lóng” cũng tương tự như vậy Trong một vài trường hợp, có thể sử dụng chúng để diễn đạt theo ý đồ của tác giả, nhưng tránh

Trang 10

lạm dụng hoặc dùng mà không hiểu rõ nghĩa, không phù hợp với hoàn cảnh của bài viết

Hạn chế sử dụng dạng bị động và thời quá khứ

Dạng câu bị động hướng người đọc chú ý đến hành động và kết quả hơn là chủ thể gây ra hành động đó Hơn nữa, cách vết này có vẻ khách quan hơn Tuy nhiên dạng bị động thường có một hạn chế là dài dòng, khó hiểu, người đọc phải mất công và thời gian để đọc thêm từ mà lượng thông tin thu được không khác gì Vì vậy, chỉ khi nào cần thiết, nhà báo mới sử dụng dạng bị động chứ không nên lạm dụng

Những trạng từ thời quá khứ cũng nên được sử dụng có mục đích Trên báo mạng điện tử, thông tin luôn trực tuyến, được cập nhật từng giờ, từng phút nên những trạng từ chỉ quá khứ nên được hạn chế Ví dụ như các cụm từ “tuần vừa rồi”,

“những ngày vừa qua”, “ngày hôm qua”, “sáng qua”… dễ gây cho người đọc cảm giác thông tin đã cũ, không có tính thời sự

KẾT LUẬN: Báo mạng điện tử với những thế mạnh về ngôn ngữ của mình

đã và đang phát huy tối đa lợi thế để phát triển vượt bậc và trở thành loại hình báo chí hiện đại rất mạnh, có sức ảnh hưởng lớn

 Nắm được những ưu thế của ngôn ngữ báo mạng điện tử, người làm báo sẽ thuận lợi hơn để tạo ra những sản phẩm báo chí chất lượng cho độc giả của mình

Ngày đăng: 11/06/2020, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w