1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận cao học Môn kinh tế báo chí sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt” và những đặc tính của nó

15 544 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 89 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUTrước đây, khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp thì sản phẩm báo chí không được coi là sản phẩm hàng hóa mà chỉ được coi là sản phẩm tuyên truyền đơn thuần. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc báo chí không có chức năng kinh tế dịch vụ, không được quảng cáo, PR,... Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa như ngày nay, quan niệm sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hóa đã được hình thành và chấp nhận. Sản phẩm báo chí cũng có giá trị và giá trị sử dụng, có giá thành và giá bán, chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, quy luật giá trị,... Nhưng cũng cần nhìn nhận một cách chắc chắn rằng sản phẩm báo chí là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Tính đặc biệt trước hết thể hiện ở chỗ sản phẩm báo chí là kết tinh giá trị vô hình về thời gian, công sức, trí tuệ, không thể cân, đo, đong, đếm như một hàng hóa bình thường được. Tính đặc biệt còn thể hiện ở chỗ trong điều kiện nước ta, báo chí không chỉ là hàng hóa mà còn là phương tiện, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện chức năng thông tin, văn hóa, tư tưởng, tình cảm,.. cho xã hội.Trong khuôn khổ một tiểu luận của môn học, tôi xin trình bày rất ngắn gọn những quan điểm, cách nhìn nhằm luận giải cho luận điểm “Sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt” và những đặc tính của nó.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trước đây, khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp thì sản phẩm báo chí không được coi là sản phẩm hàng hóa

mà chỉ được coi là sản phẩm tuyên truyền đơn thuần Điều đó cũng đồng nghĩa với việc báo chí không có chức năng kinh tế - dịch vụ, không được quảng cáo, PR, Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa như ngày nay, quan niệm sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hóa đã được hình thành và chấp nhận Sản phẩm báo chí cũng có giá trị và giá trị sử dụng, có giá thành và giá bán, chịu sự chi phối của quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, Nhưng cũng cần nhìn nhận một cách chắc chắn rằng sản phẩm báo chí là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt Tính đặc biệt trước hết thể hiện ở chỗ sản phẩm báo chí là kết tinh giá trị vô hình về thời gian, công sức, trí tuệ, không thể cân, đo, đong, đếm như một hàng hóa bình thường được Tính đặc biệt còn thể hiện ở chỗ trong điều kiện nước ta, báo chí không chỉ là hàng hóa mà còn là phương tiện, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện chức năng thông tin, văn hóa, tư tưởng, tình cảm, cho xã hội.

Trong khuôn khổ một tiểu luận của môn học, tôi xin trình bày rất ngắn gọn những quan điểm, cách nhìn nhằm luận giải cho luận

điểm “Sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt” và

những đặc tính của nó.

Trang 2

NỘI DUNG

1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG:

1.1.Tác phẩm báo chí và sản phẩm báo chí:

Theo Điều 9 Nghị định 100/200/NĐ-CP, Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo

trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào Tác phẩm còn được thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi, ký hiệu tốc ký, ký hiệu tương tự khác mà có thể sao chép bằng nhiều hình thức khác nhau Theo đó, tại Điều 11 Nghị định 100/2006/NĐ-CP, Tác phẩm báo chí bao gồm: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình báo, điện tử hoặc các phương tiện khác

Căn cứ vào các điều khoản trên cùng với các lý thuyết về báo chí –

truyền thông, Tác phẩm báo chí là thuật ngữ dùng để chỉ sản phẩm tư duy

của nhà báo, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng nghiên cứu và phản ánh,

có hình thức tương ứng với nội dung thông tin, thường gắn với các thể loại báo chí, được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, là bộ phận cấu thành sản phẩm báo chí, nó có giá trị tạo lập dư luận xã hội, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người tiếp nhận thông tin Tác phẩm báo chí được pháp luật bảo hộ quyền tác giả và được trả nhuận bút Như chúng ta đã biết, hoạt động báo chí là một hoạt động truyền thông đại chúng Sản phẩm, tác phẩm báo chí được tạo ra là để chuyển tải tới công chúng những thông tin thời sự về các sự kiện, vấn đề, sự vật, hiện tượng, con người xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội Đích hướng đến của một tác phẩm báo chí là đem lại giá trị thông tin cho công chúng xã hội, do

đó, đảm bảo tính thông tin là chức năng quan trọng đầu tiên của một tác phẩm báo chí Để đạt được hiệu quả thông tin, một tác phẩm báo chí phải đạt các

tiêu chí như: mới, thời sự, cập nhật; chân thực, khách quan; có ý nghĩa xã hội, mang lại giá trị giáo dục và nhân văn… Ngoài ra, tác phẩm báo chí còn phải

Trang 3

đảm nhiệm các chức năng xã hội khác như: định hướng dư luận xã hội; giám

sát, quản lý và phản biện xã hội; giáo dục và giải trí

Các nhà báo chuyên nghiệp đều phải tuân thủ các bước tiến hành cơ bản

trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí là: Nghiên cứu, thâm nhập thực

tiễn, phát hiện đề tài; Thu thập thông tin, dữ liệu; Thể hiện tác phẩm; Tự biên tập tác phẩm; Tổ chức tác phẩm trên sản phẩm báo chí, phát tán thông tin;

Theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi Khi sáng tạo tác phẩm báo chí,

những yêu cầu về năng lực chuyên môn của nhà báo luôn phải gắn với những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp Điều này được thể hiện trong từng bước tiến hành sáng tạo một tác phẩm báo chí Có như vậy, tác phẩm báo chí mới đem lại những giá trị đích thực cho công chúng xã hội

Nói đến tác phẩm báo chí, ta cũng cần xem xét nó như là một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức là quan hệ bên trong

cơ bản của nó Tính chất chỉnh thể của tác phẩm báo chí mang ý nghĩa tương đối trong mối quan hệ với sản phẩm báo chí hoàn chỉnh Một tác phẩm báo chí dù hay đến đâu, chất lượng thông tin cao như thế nào cũng không có ý nghĩa nếu nó không được chuyển tải đến công chúng thông qua một sản phẩm

báo chí hoàn chỉnh Sản phẩm báo chí là một chỉnh thể hoàn chỉnh được hình

thành từ tập hợp các tác phẩm báo chí và từ quá trình lao động báo chí miệt mài của đội ngũ phóng viên, nhà báo, biên tập viên, đội ngũ quản lý, giám sát, thiết kế, , có hình thức tương ứng với nội dung thông tin, được kiểm duyệt

kỹ lưỡng trước khi in ấn và xuất bản Sản phẩm báo chí của mỗi loại hình báo chí khác nhau có hình thức thể hiện khác nhau và được công chúng tiếp nhận bằng những hình thức khác nhau Sản phẩm báo chí là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt

Tuy nhiên, xét trong một sản phẩm báo chí hoàn chỉnh thì tác phẩm báo chí lại có tính độc lập tương đối Tính độc lập tương đối đó thể hiện ở việc công chúng tiếp nhận, đánh giá nó như một chỉnh thể riêng biệt và khả năng tác động của nó đến công chúng, xã hội tùy thuộc vào thông điệp mà nó mang lại

Trang 4

Chính mối quan hệ giữa sản phẩm báo chí và tác phẩm báo chí tạo nên mối quan hệ và sự gắn kết giữa các cá nhân và tập thể trong hoạt động báo chí

1.2.Sản phẩm và hàng hóa:

1.2.1 Sản phẩm:

Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử

dụng hay tiêu dùng, có thể thỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu Nó

có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng

Về cơ bản, sản phẩm được phân loại thành ba nhóm: sản phẩm lâu bền (là những thứ có thể sử dụng nhiều lần), sản phẩm không lâu bền (là những thứ bị tiêu hao sau một hay nhiều lần sử dụng), sản phẩm dịch vụ (là những thứ thỏa mãn được nhu cầu của người sử dụng được đưa ra để bán)

Phần lớn các sản phẩm được cấu trúc ở năm mức độ: lợi ích cốt lõi, sản

phẩm chung, sản phẩm mong đợi, sản phẩm hoàn thiện và sản phẩm tiềm ẩn.

Trong đó, lợi ích cốt lõi mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng chính là mức độ cơ bản nhất Hay nói cách khác, đó chính là công dụng chủ yếu mà sản phẩm mang đến cho người sử dụng dù về mặt tinh thần hay vật chất Chẳng hạn, khách hàng mua điện thoại thông minh thực chất là mua sự tiện lợi, khách hàng mua mỹ phẩm thực chất là mua niềm tin rằng nhờ có các loại

mỹ phẩm mà họ trở nên xinh đẹp hơn, lung linh hơn, Lúc này, người cung cấp sản phẩm phải đặt mình vào vị thế của người cung ứng lợi ích và phải biến lợi ích cốt lõi thành sản phẩm chung

Tiếp theo, nhà kinh doanh phải chuẩn bị một sản phẩm mong đợi, tức là tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó Chẳng hạn khi chọn mua xe hơi, người mua sẽ mong đợi có được một sản phẩm tiện lợi, sang trọng, phục vụ cho công việc, đi lại mà mưa không đến mặt, nắng không đến đầu, Vì hầu hết các loại xe hơi đều đáp ứng được nhu cầu này nên khách hàng lựa chọn đến mức độ phù hợp với túi tiền của họ để thỏa mãn cả hai mong đợi của bản thân

đó là một chiếc xe có đầy đủ đặc tính cần thiết và vừa với túi tiền của họ

Trang 5

Ở mức độ thứ tư, nhà kinh doanh phải chuẩn bị một sản phẩm hoàn thiện thêm, tức là một sản phẩm bao gồm cả những dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp mình khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Ví dụ khách sạn có thể hoàn thiện thêm sản phẩm của mình so với các khách sạn thông thường bằng cách trang bị máy thu hình, bổ sung dầu gội đầu

và hoa tươi, dịch vụ đăng ký và trả phòng nhanh chóng,…

Ở mức độ thứ năm là sản phẩm tiềm ẩn, tức là những sự hoàn thiện và biến đổi mà sản phẩm đó có thể có được trong tương lai Trong khi sản phẩm hoàn thiện thể hiện những gì đã được đưa vào sản phẩm hiện nay, thì sản phẩm tiềm ẩn chỉ nêu ra hướng phát triển có thể của nó Vì thế các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm những cách thức mới để thỏa mãn khách hàng và tạo

ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình

Như vậy, sản phẩm bao gồm nhiều thuộc tính cung ứng sự thỏa mãn nhu cầu khác nhau của khách hàng Hay nói cách khác, khi mua một sản phẩm người mua mong muốn thỏa mãn cho cả một chuỗi nhu cầu, và các nhu cầu

đó có quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau trong quá trình quyết định mua của khách hàng

1.2.2 Hàng hóa:

Hàng hóa là một phạm trù cơ bản của kinh tế - chính trị Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể mang ra trao đổi, mua bán được Hàng hóa có thể hữu hình như quyển sách, cái cốc, cái bát, cũng có thể vô hình như dịch vụ, giao thông vận tải,

Theo học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin, hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán Hàng hóa có 2 thuộc tính là: giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa

Với tư cách là giá trị sử dụng, hàng hóa trước hết “là một vật nhờ có

những thuộc tính của nó mà thỏa mãn được một loại nhu cầu nào đó của con

Trang 6

người”, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn một cách trực tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sinh hoạt, hay gián tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sản xuất C.Mác từng nói: “Là những giá trị sử dụng, các hàng hóa khác nhau trước hết về chất” Giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc mà có thể phát hiện ra được hết mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn và chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng nó

Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng là hàng hóa Do đó, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất

ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi

Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong

hàng hóa Nhưng cũng cần nhận thấy hao phí lao động của con người kết tinh trong sản phẩm không phải lúc nào cũng là giá trị Trong các xã hội mà người

ta sử dụng sức lao động làm ra sản phẩm để tự tiêu dùng cho bản thân và gia đình mình thì sự hao phí lao động đó không có hình thái giá trị Chỉ trong những xã hội người ta làm ra sản phẩm để trao đổi, thì hao phí lao động đó mới mang hình thái giá trị Do đó, giá trị là một phạm trù mang tính lịch sử Như vậy, thuộc tính tự nhiên của hàng hóa là giá trị sử dụng, thuộc tính

xã hội của hàng hóa là hao phí lao động kết tinh trong nó và là giá trị Hai thuộc tính này của hàng hóa vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn Chúng thống nhất ở chỗ cùng tồn tại trong hàng hóa Bất cứ một vật nào muốn trở thành hàng hóa đều phải có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị Nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó thì sản phẩm không thể là hàng hóa Tuy nhiên, chúng cũng mâu thuẫn ở hai điểm: thứ nhất, về mặt giá trị sử dụng thì hàng hóa khác nhau về chất, còn về mặt giá trị thì hàng hóa lại giống nhau về chấ; thứ hai, giá trị được sử dụng trong quá trình lưu thông còn giá trị sử dụng được thực hiện trong quá trình tiêu dùng

Trang 7

Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính trên bởi nó có tính hai mặt, đó là: lao động cụ thể và lao động trừ tượng Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể, có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng Trong khi đó, lao động trừu tượng là sự hao phí trí óc, sức thần kinh và sức cơ bắp nói chung của con người chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào Lao động trừu tượng tạo ra giá trị

Và một điều không thể không nhắc đến khi nói về hàng hóa chính là thước đo giá trị của hàng hóa Theo C.Mác, thước đo giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định

2 TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT CỦA SẢN PHẨM BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG:

2.1.Sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt:

Nhắc đến khái niệm “báo chí là hàng hóa”, ở nước ta hiện đang tồn tại hai quan niệm hoàn toàn khác nhau Quan niệm thứ nhất coi báo chí là hàng hóa thông thường vì trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì mọi thứ đều trở thành hàng hóa, chịu sự tác động và chi phối của nhiều quy luật kinh tế như cung cầu, cạnh tranh, giá trị, Trong khi đó, quan niệm thứ hai cũng coi sản phẩm báo chí là hàng hóa nhưng là hàng hóa đặc biệt Tính đặc biệt trước hết thể hiện ở chỗ sản phẩm báo chí là kết tinh giá trị vô hình về thời gian, công sức, trí tuệ, không thể cân, đo, đong, đếm như một hàng hóa bình thường được Tính đặc biệt còn thể hiện ở chỗ trong điều kiện nước ta, báo chí không chỉ là hàng hóa mà còn là phương tiện, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện chức năng thông tin, văn hóa, tư tưởng, tình cảm, cho xã hội Điều đó đồng nghĩa với việc phải hài hòa giữa chính trị, tư

Trang 8

tưởng và kinh tế trong hoạt động báo chí Hai quan niệm này cùng song song tồn tại Tuy nhiên, trong điều kiện như hiện nay thì đại đa số các ý kiến đều tán thành với quan niệm thứ hai

Khi xem xét sản phẩm báo chí như là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt, ta cần xem xét những khía cạnh như sau:

Thứ nhất, mỗi tác phẩm báo chí và sản phẩm báo chí là sản phẩm của lao

động, là sản phẩm tinh thần của nhà báo, dựa trên khả năng quan sát, phát hiện, tư duy, tìm tòi và năng lực thể hiện của mỗi nhà báo, phóng viên Nhà báo là nhân tố chính sáng tạo ra tác phẩm báo chí và sản phẩm báo chí Nhưng để sản phẩm báo chí ấy đến được với công chúng xã hội thì cần phải trải qua một quá trình lao động của nhiều công đoạn khác nhau như: lao động quản lý, lao động kỹ thuật – công nghệ, lao động mỹ thuật – trình bày, lao động chế bản – in ấn, lao động nghiên cứu dư luận xã hội và công chúng, phát hành, quảng cáo, Quá trình trên cũng đồng nghĩa với thời gian hao phí lao động để tạo ra một sản phẩm báo chí hoàn chỉnh là quá nhiều Một nhà báo muốn sáng tạo ra một tác phẩm báo chí đều phải trải qua quá trình trăn trở, chiêm nghiệm trước cuộng sống, tìm đề tài, chủ đề, vấn đề để đưa vào bài viết của mình Sau đó phải trăn trở làm sao để viết cho hay, cho đúng, trúng và hấp dẫn công chúng Đôi khi, nhà báo phải đánh đổi rất nhiều thứ không chỉ

là trí lực, vật lực để có được tác phẩm báo chí hoàn hảo Nghề báo đòi hỏi sự

hy sinh và cống hiến cao hơn bất kì một nghề nào khác Và mỗi một tác phẩm báo chí, một sản phẩm báo chí là đứa con tinh thần có ý nghĩa rất lớn đối với bất kì một người làm báo, một cơ quan báo chí nào

Thứ hai, sản phẩm báo chí thỏa mãn hai yêu cầu cơ bản của thuộc tính

hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị

Về giá trị sử dụng: Có thể thấy, mỗi một sản phẩm báo chí ra đời đều nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời thỏa mãn nhu cầu thông tin của

Trang 9

công chúng, là diễn đàn của toàn thể nhân dân Như vậy, nó đã đáp ứng toàn

bộ nhu cầu của một xã hội

Mỗi tác phẩm báo chí và sản phẩm báo chí có giá trị sử dụng khác nhau Chẳng hạn, báo Đảng ra đời chủ yếu phục vụ cho công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, phục vụ hoạt động chính trị - xã hội của các tổ chức Đảng; các tác phẩm báo chí về văn hóa nghệ thuật lại phục vụ nhu cầu học hỏi, giao lưu hay giải trí của công chúng, Sản phẩm báo chí chính là những sản phẩm dịch vụ lâu bền bởi nó có thể sử dụng nhiều lần mà không bị tiêu hao Một tòa soạn báo in có thể phát hành 50.000 bản/kỳ nhưng không thể thống kê hết được số lượng bạn đọc bởi một tờ báo không chỉ thuộc sở hữu của duy nhất một người mà nó được truyền tay nhau qua rất nhiều người Và khối lượng thông tin, kiến thức trên tờ báo ấy có thể thiết thực với từng nhóm người khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau chứ không nhất thiết đều có lợi cho tất

cả đối tượng độc giả ngay khi tờ báo được phát hành Trên thực tế, những sản phẩm bình thường càng nhiều người sử dụng thì giá trị càng thấp nhưng đối với sản phẩm báo chí thì hoàn toàn ngược lại Càng nhiều người sử dụng thì giá trị càng cao, phù hợp với kinh tế tri thức

Một điều không thể không nhắc đến khi nói đến thuộc tính giá trị sử dụng của sản phẩm báo chí đó là công chúng muốn tiếp nhận thông tin từ các sản phẩm báo chí đều phải chi trả một khoản chi phí dù nhỏ hay lớn như mua báo, mua sóng phát thanh – truyền hình, trả phí cho truyền hình kỹ thuật số, phí bảo trì trang web,

Về giá trị: Tác phẩm báo chí hay sản phẩm báo chí là sự kết tinh của quá trình lao động báo chí Trong đó có lao động tổ chức – quản lý, lao động biên tập, lao động tác giả, lao động kinh tế - dịch vụ, Nhà báo lao động để sản xuất

ra thông tin để đáp ứng nhu cầu của công chúng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất Đó chính là sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và người tiếp nhận

Trang 10

Thứ ba, sản phẩm báo chí có tính hai mặt là lao động cụ thể là lao động

trừu tượng Để tạo ra một tác phẩm báo chí đòi hỏi nhà báo phải trải qua một quá trình lao động miệt mài và nghiêm túc Từ việc quan sát thực tế cuộc sống, nhà báo phát hiện đề tài, từ đó tư duy tìm hướng đi, góc tiếp cận vấn đề cho bài viết, cách thức tiếp cận nguồn tin, thu thập và xử lý thông tin Sau đó

là quá trình biên tập, in ấn và xuất bản, phát sóng sản phẩm báo chí

Mỗi một tòa soạn, một cơ quan báo chí đều có những mục đích hoạt động riêng, có cách thức tổ chức riêng, đối tượng độc giả riêng, Trong khi

đó, mỗi một phóng viên, nhà báo lại có phương thức làm việc riêng, cách thức

tổ chức tác phẩm báo chí riêng, Điều đó cho thấy, sản phẩm báo chí chính là sản phẩm của tư duy sáng tạo và mồ hôi công sức của bản thân nhà báo và của cả một tập thể

2.2.Đặc điểm – tính chất của sản phẩm báo chí với tư cách là sản phẩm hàng hóa:

Với tư cách là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, sản phẩm báo chí có những đặc điểm sau:

1 Sản phẩm báo chí hay tác phẩm báo chí là sản phẩm tinh thần của bản thân nhà báo hoặc của cả tập thể dựa trên khả năng quan sát, phát hiện, tư duy, tìm tòi và năng lực thể hiện của mỗi người làm báo

2 Đối tượng tác động của các sản phẩm báo chí chính là đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội Mặc dù mỗi một sản phẩm báo chí đều nhắm vào những đối tượng cụ thể nhưng khi chúng đã được xã hội hóa thì khó có thể xác định được đối tượng tiếp nhận Đây cũng chính là tính công khai của các sản phẩm báo chí

3 Sản phẩm báo chí luôn hướng tới việc ưu tiên, thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của công chúng xã hội và nhân dân Những nội dung trong một sản phẩm báo chí đều liên quan mật thiết đến việc giải thích, giải đáp và tháo gỡ những vấn đề bức xúc trong cuộc sống của đông đảo quần chúng nhân dân,

Ngày đăng: 16/09/2018, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008 Khác
2. Cơ sở lý luận báo chí, PGS.TS. Nguyễn Văn Dững, Nxb Lao Động, 2012 Khác
3. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Nxv ĐH Quốc gia Hà Nội, 2004 Khác
4. Báo chí trong kinh tế thị trường, Grabennhicop, Nxb Thông Tấn, 2004 Khác
5. Những vấn đề của báo chí hiện đại, Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng, Nxb Lý luận chính trị, 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w