Tình hình hoạt động cho vay tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành (Trang 34)

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ lệ trên 90%, chính vì vậy mà chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hoá các hình thức cho vay phù hợp với điều kiện địa phương và nguồn vốn của chi nhánh.

Trong những năm gần đây theo sự chỉ đạo của UBND huyện và các cấp chính quyền địa phương đã tăng cường xây dựng phát triển mô hình kinh tế ở địa phương. Với mục tiêu này thì nhu cầu vốn đáp ứng cho sản xuất ngày càng trở nên cấp thiết.

4.2.1 Doanh số cho vay

Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu doanh số cho vay của ngân hàng trong ba năm (2011-2013)

Hình 4.2 Doanh số cho vay của ngân hàng qua từ 2011 đến 2013

Theo số liệu trên, ta thấy DSCV của ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Cụ thể là trong năm 2012, tổng DSCV của ngân hàng tăng so với năm 2011 là 173.273 triệu đồng, tương ứng tăng 22,89%. Năm 2013 tăng 3,27% so với năm 2012. Cụ thể hơn như sau:

29

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo ngành nghề

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo ngành nghề trong ba năm (2011-2013)

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch qua các năm

2012/2011 2013/2012 Đối tượng 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % I. Ngắn hạn 728.264 913.019 932.250 184.755 25,37 19.231 2,11 - Ngành công nghiệp 126.154 200.551 192.757 74.397 58,97 (7.749) (3,86) -Ngành thương nghiệp 146.425 157.278 188.998 10.653 7,28 31.720 20,17 - Ngành nông nghiệp 441.301 537.455 518.380 96.154 21,79 (19.075) (3,55) - Ngành khác 14.384 17.734 32.113 3.350 23,29 14.379 81,08 II. Trung hạn, dài hạn 28.611 17.130 28.276 (11.481) (40,13) 11.146 65,07 - Ngành công nghiệp 5.600 1.900 800 (3.100) (62) (1.100) (57,89) - Ngành nông nghiệp 5.651 0 12.820 (5.651) (100) 12.820 x - Ngành khác 17.360 15.230 14.656 (2.130) (12,27) (574) (3,77) Tổng cộng (I+II) 756.875 930.149 960.526 173.274 22,95 30.377 3,27

Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu DSCV theo ngành trong ba năm (2011-2013)

Doanh số cho vay ngắn hạn

Mặc dù theo truyền thống lĩnh vực đầu tư chính của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành là lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành đầu tư ngắn hạn cho hầu hết các ngành nghề: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và các ngành nghề khác. Nhìn vào bảng số liệu 4.4 ta thấy rằng, DSCV ngắn hạn tăng lên qua các năm nhưng lại chiếm tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay giảm so với năm trước. Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 913.019 triệu đồng, tăng 25,37% so với năm 20011, chiếm tỷ trọng là 98,16% trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng tăng 1,22% so với năm 2011. Trong năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 932.250 triệu đồng, tăng 2,11% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 97,06%, tỷ trọng giảm 1,1% so với năm 2012. Nhìn chung DSCV ngắn hạn của NH tăng trong ba năm, tuy nhiên, xét về từng lĩnh vực thì vẫn có sự biến động nhẹ qua các năm. Cụ thể như sau:

30

 Ngành nông nghiệp

Mặc dù đa dạng hóa các ngành nghề cho vay nhưng lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2011, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 60,6% so với năm 2011, sang năm 2012 tỷ trọng này giảm còn 58,87% và đến năm 2013 còn khoảng 55,61%. Dù có sự biến động của lĩnh vực này trong cơ cấu theo các năm, tuy nhiên lĩnh vực đem lại doanh thu cao nhất cho NH vẫn là lĩnh vực nông nghiệp. Trong 3 năm, từ năm 2011 đến năm 2013, DSCV trong lĩnh vực nông nghiệp không tăng hay giảm theo 1 chiều hướng cụ thể nào mà DSCV tăng vào năm 2012 và giảm trong năm 2013. Đối với lĩnh vực này thì ngân hàng chủ yếu cho vay hỗ trợ vốn cho các nhu cầu về: cải tạo vườn, chăn nuôi, sản xuất lúa, trồng trọt,…. Năm 2012, DSCV cho lĩnh vực nông nghiệp tăng 96.154 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương tăng 21,79%. Nguyên nhân tăng về DSCV trong lĩnh vực này là do trong năm 2012, người dân đã đẩy mạnh về việc đầu tư vào các dự án trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đối với huyện Châu Thành có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tra. Do đó người dân đã tăng nhu cầu đầu tư vào việc này làm cho DSCV ở lĩnh vực này tăng trong năm 2012. Ngoài ra, trong năm 2012 các dự án về nông thôn mới cũng được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn huyện Châu Thành, từ đó thúc đẩy người dân có nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nhiều hơn.

Sang năm 2013, DSCV đối với lĩnh vực này giảm nhẹ, giảm 19.075 tỷ đồng (tương đương giảm 3,55% ) so với năm 2012. Nguyên nhân do sự sụt giảm trong sản xuất thủy sản và trồng trọt. Trong năm 2013, các nhà đầu tư về thủy sản đặc biệt là cá tra trên địa bàn huyện kiên tục bị thua lỗ do chi phí nuôi cao nhưng giá bán lại thấp. Người dân có nhiều e ngại khi tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, không chỉ người dân mà về phía NH cũng hạn chế đầu tư vào lĩnh vực thủy sản trong năm 2013 khi mức giá đầu ra không được tốt. Từ đó làm cho DSCV ở lĩnh vực nông nghiệp năm 2013 giảm so với năm 2102.

 Trong ngành công nghiệp

Tương tự như lĩnh vực nông nghiệp thì DSCV đối với lĩnh vực công nghiệp cũng có sự thay đổi không ổn định và không theo 1 chiều hướng tăng giảm nào. Sự phát triển và nhu cầu của nền kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển hơn về lĩnh vực công nghiệp trê địa bàn huyện. Nắm bắt được tình hình chung như vậy nên NH đã đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực này. Do đó, trong năm 2012, DSCV đối với lĩnh vực này tăng 74.397 triệu đồng, tăng 58,97% so với năm 2011.

31

Sang năm 2103, DSCV đối với các ngành công nghiệp chựng lại và giảm 7.749 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương 3,86%. Nguyên nhân do nền kinh tế chưa thật sự ổn định từ đó làm cho các DN có xu hướng sản xuất cầm chừng, không có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, dẫn đến nhu cầu về vốn thấp và làm cho DSCV của NH cũng giảm theo.

 Trong ngành thương nghiệp

Khác với DSCV ở lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp thì DSCV ở lĩnh vực thương nghiệp tăng đều qua các năm. Năm 2102, DSCV ở lĩnh vực này tăng 7,28% so với năm 2011 và lại tiếp tục tăng 20,17% trong năm 2013 (so với năm 2012). Sự tăng lên về DSCV ở lĩnh vực này là do nhu cầu về trao đổi trên địa bàn huyện. Khi người dân sản xuất nhiều và cần có người môi giới trong quá trình trao đổi. Đây cũng là một dấu hiệu tốt, bỡi lẽ khi thương nghiệp phát triển thì ở một khía cạnh nào đó người dân sản xuất sẽ không vướng phải tình trạng bị ép giá do thương lái quá ít, từ đó sẽ đẩy lợi nhuận của người dân lên cao hơn.

 Đối với các ngành nghề khác

Đối với lĩnh vực này thì tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành sẽ hỗ trợ chi phí nhu cầu: cầm cố, thẻ tín dụng, thấu chi,… Đối với lĩnh vực này thì DSCV tăng từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2011, DSCV đạt 14.384 triệu đồng, sang năm 2012 DSCV đạt 17.734 triệu đồng (tăng 23,29% so với năm 2011) và tiếp tục tăng vào năm 2012 với DSCV đạt được là 32.113 triệu đồng (tăng 81,08% so với năm 2012). Nguyên nhân tăng về DSCV đối với ngành nghề này trong ba năm là do NH đã chú trọng mở mở rộng việc cho vay trong lĩnh vực này. Mặt khác, do nhu cầu vốn của người dân trong lĩnh vực này cũng tăng trong ba năm. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong DSCV ngắn hạn của NH trong ba năm, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn có mức tăng trưởng tương đối ổn định.

Mặc dù tỷ trọng doanh số cho vay của ngành nghề khác trong tổng doanh số cho vay không ổn định, nhưng với các số liệu trên cho thấy doanh số cho vay đã có sự tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên, doanh số cho vay của các ngành khác chỉ là một phần nhỏ trong doanh số cho vay ngắn hạn, tỷ trọng mà nó chiếm là rất nhỏ, điều này cũng phần nào phản ánh được đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là ngành nông nghiệp. Nhưng cũng không thể phủ nhận những hiệu quả mà các ngành khác mang lại cho ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng.

32

Trong ba năm qua thì doanh số cho vay trung hạn - dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh số cho vay, tuy nhiên thời gian gần đây thì hình thức cho vay này cũng được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm và đầu tư đúng mức, cụ thể như sau: Doanh số cho vay trong năm 2012 tăng đạt 17.130 triệu đồng, giảm 25,26% so với năm 2011, trong cơ cấu tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay trung hạn - dài hạn cũng giảm 1,22% so với năm 2011, đạt 3,06%. Năm 2013 là 28.276 triệu đồng, 65,07% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 2,94% trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng giảm 0,12% so với năm 2012.

 Đối với ngành nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối vớ lĩnh vực này trong ba năm từ 2011 đến 2013 có những thay đổi lớn. Trong năm 2011, DSCv trung – dài hạn đối với lĩnh vực này đạt 5.651 triệu đồng, chiếm 19,75% so với DSCV trung – dài hạn năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2012, thì DSCV trung – dài hạn ở lĩnh vực này lại không phát sinh. Nguyên nhân do trong năm 2012 các loại cây trồng có thể đầu tư vốn trung – dài hạn gặp dịch bệnh. Điển hình là bệnh “Chổi Rồng” trên nhãn đã làm cho rất nhiều hộ phải rơi vào tình trạng không còn đối tượng để đầu tư. Từ đó người dân không có nhu cầu vay vốn để đầu tư vào những đối tượng này. Mặt khác do nền kinh tế không ổn định người dân không tìm được đầu ra ổn định nên hạn chế việc đầu tư vào các loại cây trồng trung – dài hạn và đẩy mạnh đầu tư vào các loại cây trồng ngắn hạn, có thời gian thu hồi vốn nhanh.

Sang năm 2013 thì cho vay trung - dài hạn đối với ngành nông nghiệp có sự gia tăng đáng kể, đạt 12.820 triệu đồng và chiếm tỷ trọng tương đối cao, đạt 45,33% trong tổng doanh số cho vay của ngành. Sự gia tăng đột biến của DSCV ở lĩnh vực này trong năm 2013 phần lớn là do những định hướng của người dân vào các loại cây trồng mới. Nhu cầu về vốn của người dân tăng cao để đầu tư cây giống, vật tư nông nghiệp,….nhằm hỗ trợ cho những dự án mới, từ đó đã đẩy DSCV trung – dài hạn của lĩnh vực này tăng mạnh.

Như vậy, cho vay trung - dài hạn trong nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là cho vay đối với những hộ cải tạo vườn tạp hoặc những dự án, phương án sản xuất có chu kỳ lâu dài. Tuy nhiên, những phương án, dự án này là không nhiều và tính khả thi của nó lại không cao, vì vậy doanh số cho vay cũng không cao.

33

 Đối với lĩnh vực công nghiệp

Từ năm 2011 đến năm 2013, DSCV trung – dài hạn trong lĩnh vực này tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành giảm mạnh. Năm 2011, DSCV đạt 5.600 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,57% so với tổng DSCV trung - dài hạn năm 2011. Sang năm 2012, con số này giảm đáng kể khi DSCV chỉ còn 1.900 triệu đồng, giảm 3.100 triêụ đồng so với năm 2011 (tương đương 62%). Đến năm 2013, DSCV ở đối tượng này lại tiếp tục giảm chỉ còn 800 triệu đồng, giảm 57,89% so với năm 2012. Ta nhận thấy trong 3 năm DSCV ở đối tượng này giảm mạnh và liên tục. Nguyên nhân chủ yếu do tác động từ nền kinh. Nền kinh tế trong thời gian này gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tính khả thi của các dự án trung – dài hạn. Cả DN và NH đều e ngại trong vấn đề đầu tư vốn vào các dự án trong tình hình nền kinh tế bất ổn định như vậy. Từ đó đã kéo theo sự sụt giảm đáng kể của DSCV ở lĩnh vực này.

 Đối với các ngành khác

Tương tự ngành công nghiệp, DSCV đối với ngành nghề khác cũng giảm từ năm 2011 đến năm 2013. Đối với lĩnh vực này thì NH chủ yếu hỗ trợ vốn cho các nhu cầu: giao thông (xe máy), đồ dùng trong gia đình, sữa chữa nhà, cho vay XKLĐ,…. Doanh số cho vay ở lĩnh vực này chủ yếu là cho vay giao thông và một số ngành nghề khác. Trong năm 2011, DSCV ở lĩnh vực này đạt 17.360 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60,68% so với DSCV trung – dài hạn năm 2011. Doanh số cho vay ở đối tượng này tiếp tục giảm trong năm 2011 khi chỉ đạt 15.230 triệu đồng, giảm 2.130 triệu đồng so với năm 2011 (tương đương giảm 12,27%). Đến năm 2011, giảm còn 14.656 triệu đồng, giảm 3,77% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân thắc chặc chi tiêu trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, giảm nhu cầu về các khoản chi tiêu phục vụ cho cá nhân.

Như vậy, khác với DSCV ngắn hạn thì DSCV trung – dài hạn đối với ngành nghề khác chiếm tỷ trọng cao nhất. Sự thay đổi DSCV trong đối tượng này không ảnh hưởng nhiều đến tổng DSCV của NH trong năm, tuy nhiên lại ảnh hưởng nhiều đến DSCV trung – dài hạn của NH. Do đó, NH cũng phải có những biện pháp cải thiện DSCV đối với đối tượng này, do đối tượng áp dụng đối với cho vay trung dài hạn thường là những thành phần kinh tế có thu nhập tương đối ổn định, từ đó sẽ giảm rủi ro cho NH.

34

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo TPKT của NH từ 2011 đến 2013

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch qua các năm (%) 2012/2011 2013/2012 Đối tượng 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % I. Ngắn hạn 728.264 913.019 932.250 184.755 25,37 19.231 2,11 1.Cty Cổ Phần, Cty TNHH 103.874 163.497 160.478 59.623 57,4 (3.019) (1,85) 2. DNTN 51.360 55.514 47.120 4.154 8,09 (8.394) (15,12) 3. Hộ sản xuất 573.030 694.008 724.642 120.978 21,11 30.634 4,41 II. Trung - dài hạn 28.611 17.130 28.276 (11.481) (40,13) 11.146 65,07 1. DNTN 5.600 1.900 800 (3.100) (62) (1.100) (57,89) 2. Hộ sản xuất 23.011 15.230 27.476 (7.781) (33,81) 12.246 80,41 Tổng cộng (I+II) 756.875 930.149 960.526 173.274 22,89 30.377 3,27

Nguồn: Phòng tín dụng, số liệu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế trong ba năm (2011-2013)

Doanh số cho vay ngắn hạn

 Đối với Cty Cổ phần, Cty TNHH

Doanh số cho vay ở đối tượng này tăng mạnh vào năm 2012 và giảm nhẹ vào năm 2013. Mặc dù nền kinh tế trong ba năm không có sự chuyển biến tốt tuy nhiên, DSCV ở đối tượng này có những thay đổi không nhiều. Năm 2012, DSCV ở đối tượng này đạt 163.497 triệu đồng, tăng 59.623 triệu đồng so với năm 2011 (tương đương tăng 57,4%). Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do số lượng các DN được cổ phần hóa ngày càng nhiều. Từ đó làm tăng nhu cầu về vốn của các DN này phục vụ cho những dự án kinh doanh mới. Sang năm 2013, DSCV giảm nhẹ ở đối tượng này, đạt 160.478 triệu đồng, tương đương giảm 1,85% so với năm 2012. Dù trong năm 2013, doanh số cho vay đối với đối tượng này có giảm nhưng mức giảm không đáng kể và không làm ảnh hưởng đến tổng doanh số cho vay của NH.

 Đối với DNTN

Doanh số cho vay đối với DNTN trong năm 2012 tăng so với năm 2011. Năm 2012, DSCV ở đối tượng này đạt 55.514 triệu đồng, tăng 4.154 triệu đồng so

35

với năm 2011 (tương đương tăng 8,09%). Nguyên nhân tăng DSCV đối với đối tượng này do trong thời gian này các DNTN tăng lên cả về số lượng lẫn qui mô. Các DN tăng nhu cầu đầu tư về cơ sở vật chất cũng như máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Sang năm 2013, DSCV ở đối tượng này giảm 15,12% so với năm 2012, tương đương với 8.394 triệu đồng. Sự sụt giảm này do những rủi ro mà DN có thể

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành (Trang 34)