Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành (Trang 68)

- Mặc dù nguồn vốn huy động của NH có tăng qua các năm, tuy nhiên hằng năm NH đều phải nhận vốn điều chuyển từ NH cấp trên gửi về và tăng liên tục trong ba năm. Chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn nhiều so với VHĐ, nên mặc dù hoạt động có hiệu quả nhưng lợi nhuận đem lại cho NH vẫn chưa được cao lắm. Do đó NH cần có chính sách để tăng nguồn VHĐ.

- Trong HĐV nguồn vốn chủ yếu NH huy động được là các loại tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng, điều này sẽ gây khó khăn cho NH khi NH muốn đầu tư vào các dự án trung – dài hạn.

63

- Mặc dù đã có những biện pháp chuyển đổi cơ cấu cho vay nhưng tỷ lệ cho vay ngắn hạn vẫn còn khá cao, cho thấy NH đã không sử dụng có hiệu quả VHĐ trung – dài hạn.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh, tuy nhiên nợ xấu vẫn tồn tại và có xu hướng tăng đối với những ngành nghề truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH nếu như NH không có giải pháp phòng ngừa hợp lí.

- Do chưa đủ về nhân lực để mở rộng thẩm định hồ sơ vay vốn cho các doanh nghiệp của cán bộ thẩm định nên Ngân hàng vẫn chưa mở rộng cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp mà đây là loại hình cho vay mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng.

- Doanh số cho vay của NH đa số tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp. Đây là lĩnh vực thế mạnh của NH, tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp từ các vụ thiên tai, dịch bệnh,… Những yếu tố này sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho người sản xuất từ đó tăng mức độ rủi ro đối với các khoản cho vay của NH ở lĩnh vực này. Vì vậy để phân tán rủi ro Ngân hàng cần tăng nhiều hơn nữa doanh số cho vay đối với những ngành đang dần dần phát triển ở địa phương như ngành tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp hoặc các ngành nghề khác.

- Ngoài ra, NH còn gặp nhiều khó khăn do nguồn nhân lực còn hạn chế. Mỗi CBTD thường phụ trách từ 2-3 xã trên địa bàn huyện với rất nhiều món vay do đó CBTD khó có thể theo dõi, giám sát và thẩm định các món vay chặt chẽ và chính xác. Đa số các CBTD thẩm định dựa vào kinh nghiệm và mối quan hệ tín dụng của khách hàng với NH trong những năm qua. Điều này sẽ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn mà NH có thể gặp phải đối với các món vay.

- Trình độ chuyên môn của các CBTD đối với một số lĩnh vực mới còn hạn chế. Các CBTD chưa có khả năng dự đoán các phản ứng của thị trường cũng như khả năng lường trước những rủi ro có thể xảy ra với khách hàng làm ảnh hưởng đến các khoản vay.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành (Trang 68)