- Ngân hàng cần hạn chế việc cho vay đối với các khoản vay nhỏ lẻ, có giá trị thấp vì địa bàn rộng khi cho vay các món vay nhỏ phải đi thẩm định xa tốn nhiều chi phí trong khi lãi cho vay ít, cần tập trung vào các món vay lớn có giá trị cao. Ngân hàng có thể sử dụng phương thức cho vay theo HMTD để tiết kiệm chi phí.
- Giảm các khoản vay ngắn hạn, tăng các khoản cho vay trung dài hạn bằng cách tăng thời hạn cho vay đối với các khoản vay. Ngoài ra, NH nên liên hệ với phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, UBND các xã (thị trấn) khai thác triệt để các chương trình cho vay đối với các dự án mua máy móc phục vụ sản xuất nông
65
nghiệp; các dự án cải tạo vườn trung dài hạn để có thể đầu tư vốn vay hợp lí, đúng quy định và tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn.
- Ngân hàng cần tập trung khai thác và đầu tư vốn vay cho khách hàng là DN và hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn bằng cách mở rộng mối quan hệ với các ngành nghề, lĩnh vực. Tránh tình trạng tập trung vốn vay vào ngành nông nghiệp quá nhiều, như vậy sẽ tránh được những rủi ro mà NH có thể gặp phải.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó Ngân hàng mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để có biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn đảm bảo có thể trả nợ khi đến hạn.
- Ngân hàng nên bổ sung thêm nguồn nhân lực nhất là nguồn lực cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên giao một CBTD phụ trách một địa bàn quản lí. Như vậy, CBTD có thể theo dõi, giám sát việc sử dụng các món vay, thực hiện đôn đốc khách hàng trả nợ khi khoản vay đến hạn. Từ đó sẽ nâng cao được chất lượng tín dụng. Nếu như một cán bộ tín dụng phụ trách nhiều địa bàn như ở Ngân hàng hiện nay thì có gặp nhiều phiền hà khi cán bộ này đi thẩm định, khách hàng sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi, đi lại nhiều lần.
- Bên cạnh đó tăng cường đào tạo về nghiệp vụ cũng như trình độ chuyên môn đối với một số ngành nghề mới cho các CBTD từ đó có thể tăng năng lực thẩm định các dự án và giảm rủi ro cho NH.
66
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua việc phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành cho thấy tín dụng là hoạt động chủ yếu và luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động của NH. Ngoài việc huy động vốn từ nền kinh tế bổ sung thêm nguồn vốn cho NH thì hoạt động này cũng góp phần quan trọng vào việc cung cấp vốn cho các tầng lớp dân cư, các ngành nghề và lĩnh vực trong nền kinh tế từ đó giúp cho nền kinh tế được ổn định hơn.
Trong ba năm, nguồn vốn NH huy động được luôn tăng, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của NH. Điều này cho thấy được sự nỗ lực của ban lãnh đạo NH và đội ngũ nhân viên trong NH. Ngoài ra, NH còn đa dạng hóa các hình thức huy động và trả lãi từ đó thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn huyện. Ngân hàng cũng đã tận dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được qua việc DSCV tăng qua các năm. Công tác cho vay của NH tăng trưởng ở hầu hết các ngành nghề. Ngân hàng cũng đã phát huy được lĩnh vực cho vay thế mạnh của mình là lĩnh vực nông nghiệp với những khách hàng quen thuộc có mối quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng. Bên cạnh đó thì DSTN ngắn hạn của NH cũng được cải thiện và có những kết quả khả quan trong ba năm. Từ năm 2011 đến năm 2013, DSTN ngắn hạn tăng liên tục và đạt 894.729 triệu đồng (năm 2013). Cũng như những TCTD khác thì rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động tín dụng. Do đó, trong ba năm (từ năm 2011 đến năm 2013), tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành vẫn còn tồn tại nợ xấu. Tuy nhiên, NH đã có những biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu các khoản nợ xấu có thể xảy ra. Và kết quả đạt được là nợ xấu tồn tại trong NH giảm từ năm 2011 đến năm 2013.
Bên cạnh những mặt mà NH đã thực hiện tốt trong ba năm qua thì vẫn còn một số vấn đề NH cần cải thiện. Mặc dù vốn huy động của NH tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu vay của người dân, do đó NH còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên, đặc biệt là trong năm 2013. Việc sử dụng nguồn vốn này đã làm giảm lợi nhuận của NH do chi phí sử dụng vốn này cao. Việc sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay trung –dài hạn chưa được tốt, doanh số cho vay ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu DSCV. Công tác thu hồi nợ đối với các khoản nợ trung – dài hạn của NH vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thể hiện ở DSTN trung – dài hạn không ổn định và giảm ở năm 2012. Nợ xấu
67
của NH có giảm trong ba năm tuy nhiên, xét theo các đối tượng thì lại có xu hướng tăng ở lĩh vực truyền thống của NH là lĩnh vực nông nghiệp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH vì đây là lĩnh vực cho vay chủ yếu của NH.