Vai trò của công chúng trong phát thanh hiện đại
Trang 1Häc viÖn b¸o chÝ & tuyªn truyÒn
KhoA B¸O CHÝ
***
tiÓu luËn
M«n c¬ së lý luËn b¸o chÝ
§Ò TµI: VAI TRß CñA C¤NG CHóNG TRONG PH¸T THANH
HIÖN §¹I
MỞ ĐẦU
Sau gần 4 thế kỷ ra đời và phát triển, những năm hai mươi của thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến sự bùng nổ của truyền thông đại chúng nói chung, báo chí
Trang 2nói riêng với sự xuất hiện của loài hình báo phát thanh Những hạn chế trong việc chuyển tải thông tin của báo in đã được khắc phục, bổ sung bởi một kênh truyền thông nhanh nhạy chưa từng có Cùng một lúc và ngay tức khắc, bằng sóng radio, thông tin vượt qua rào cản của của biên giới cuốc gia lãnh thổ để đến với hàng tỷ người trên hành tinh này Thế giới trở nên nhỏ bé hơn khi phát thanh ra đời và ngày càng “phẳng” hơn khi Internet xuất hiện
Phát thanh với thế mạnh là âm thanh và tiếng động được truyền đi và có thể tạo dựng tất cả lên trước mắt con người về những gì đã và đang diễn ra; khợi gợi trí tưởng tượng vô biên của con người về cuộc sống thực tại đang diễn ra trong mối liên hệ với quá khứ và liên tưởng tới tương lai Báo phát thanh ra đời đã cùng với báo in tạo nên sợi dây liên kết các nhóm người trong xã hội, các cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn và do đó sức mạnh được nhân lên gấp bội
Báo phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt và phương thức thông tin sinh động bằng lời nói, giúp cho thính giả tiếp cận nhanh nhất với những
sự việc, sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống xung quanh Phát thanh giúp cho công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin dù họ đang ở đâu, đang làm
gì Đối tượng của phát thanh là quảng đại quần chúng nhân dân Phát thanh còn là
bạn tri âm của những người khiếm thị Thông tin phát thanh không phân biệt lứa
tuổi, giới tính, nghề nghiệp…Có ý kiến đã từng cho rằng, báo phát thanh đã phân
bổ làn sóng cho mọi tầng lớp công chúng một cách xa xỉ và hào phóng Trong những hoàn cảnh đặc biệt như chiến tranh, bão lụt hay ở những vùng rừng núi, hải đảo xa xôi, phát thanh là loại hình báo chí chiếm ưu thế tuyệt đối so với bất cứ loại hình báo chí nào khác
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, công nghệ thông tin phát triển như
vũ bão đã mở đường cho phát thanh hiện đại phát triển Nhu cầu thông tin của con người sẽ ngày càng cao, đa dạng hơn và chính cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt trên quy mô toàn cầu với các loại hình thông tin đã tạo ra những điều kiện quan trọng để cho báo phát thanh ngày càng phát triển mạnh, nhờ đó mà ưu thế của phát thanh ngày càng được khẳng định, tạo điều kiện cho nó có thể thực hiện các chức năng tuyên truyền, giáo dục, tham gia điều hành và quản lý xã hội một cách hiệu quả
Công chúng của báo phát thanh là rộng lớn và đa dạng Đó là quần thể dân
cư không phân biệt trình độ học vấn Mọi đối tượng (chỉ trừ người bị khiếm thính)
Trang 3đều có thể tiếp nhận thông tin qua radio Âm thanh không phụ thuộc vào hình ảnh hoặc chữ in nên có nhiều thuận lợi trong khai thác sử dụng Âm thanh có thể kích thích sự tưởng tuợng, gây không khí và gợi lên tâm trạng
Trong thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng thông tin và sự phát triển như
vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đã xuất hiện nhiều loại hình báo chí mới, đặc biệt là sự phát triển của truyền hình và Internet, dường như công chúng phát thanh đang bị thu hẹp, hay nói cách khác, phát thanh đang có nguy cơ mất dần công chúng
Nhưng trong thực tế, phát thanh không những mất đi công chúng mà ngày càng khẳng định được thế mạnh và sự hấp dẫn của mình Khi xã hội phát triển, áp lực công việc nhiều, người ta sẽ không có nhiều thời gian, phát thanh sẽ chiếm ưu thế Đặc biệt với ưu thế là thông tin gần gũi, thực hiện phát thanh trực tiếp, đa loại hình, đã phương tiện người ta cho rằng phát thanh chính là báo chí của thế kỷ XXI Chính vì vậy, nghiên cứu công chúng phát thanh là một vấn đề hết sức quan trọng liên quan đến sự sống còn của phát thanh, tìm các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất
lượng và hiệu quả của phát thanh Tiểu luận “Vai trò của công chúng phát thanh
hiện đại”, trong đó đi sâu nghiên cứu công chúng phát thanh là gì? đặc điểm của
công chúng phát thanh hiện đại? Vai trò của công chúng phát thanh hiện đại…
VAI TRÒ CỦA CÔNG CHÚNG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
1 Một số vấn đề về công chúng phát thanh
1.1 Công chúng phát thanh là gì?
Công chúng phát thanh chính là thính giả Công chúng phát thanh có thể được hiểu là nhóm lớn xã hội được chương trình phát thanh tác động, hoặc nhóm người mà phát thanh hướng vào để tác động Có công chúng tiềm năng và công chúng thực tế, công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp Công chúng tiềm
Trang 4năng là nhóm lớn xã hội mà chương trình phát thanh hướng vào tác động lôi kéo, thuyết phục Nhưng trong thực tế không phải tất cả những thành viên nhóm lớn xã hội mà chương trình nhằm vào đều tiếp nhận được các chương trình phát thanh Hay nói cách khác, chỉ một phần trong nhóm lớn mà chương trình phát thanh hướng vào, tiếp nhận được sự tác động Bộ phận ấy gọi là công chúng thực tế
Ở bình diện khác, lại có công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp Công chúng trực tiếp là những người trực tiếp tiếp nhận các chương trình phát thanh Còn công chúng gián tiếp là những người được những người công chúng trực tiếp
kể lại, thông tin lại những điều mà họ đã tiếp nhận qua sóng phát thanh Các chương trình truyền thông trên radio vừa nhằm vào đại chúng trên cơ sở xác định nhóm đối tượng cụ thể Chuơng trình phát thanh thanh niên, tức là nhằm vào đối tượng công chúng chủ yếu là thanh niên, nhưng mọi đối tượng cũng không phải vô tình nghe được (tuy cũng có lúc như vậy) mà chủ yếu nghe theo sở thích và nhu cầu
Tất cả chương trình, sản phẩm báo chí có tình hình tương tự Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà báo luôn phải tính toán, cân nhắc sự kiện và vấn đề xã hội trước khi công bố, để việc xã hội hoá sản phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao nhất Điều này càng có ý nghĩa thiết thực đối với nhà báo phát thanh Vì người ta nói rằng, viên đạn có thể bắn không trúng đích nhưng sóng phát thanh đã phủ và có radio trong tay thì bất kỳ ai cũng có thể nghe được, chỉ có hai rào cản đó là ngôn ngữ và năng lực làm việc của thính giác
2.1 Phương thức và con đường tác động của phát thanh với công chúng
Phát thanh có phương thức và con đường tác động riêng, trong đó từ ngữ với phương thức biểu đạt bằng lời nói là phương tiện chuyển tải ý nghĩa và tình cảm, gắn liền với âm nhạc và tiếng động minh hoạ Bản chất của quá trình tác động radio là một sự tương tác để đi đến sự hiểu biết, là sự truyền tải ý tưởng, tình cảm bằng cách sử dụng hệ thống các ký hiệu âm thanh phong phú Đây là một quá trình liên tục mà qua đó chúng ta hiểu người khác và ngược lại
Thính giả tiếp nhận thông tin qua phát thanh không có khả năng nhìn được bằng mắt như trong trường hợp truyền thông trực tiếp Người nghe không thể nhìn thấy những dấu hiệu khác thường khi giao tiếp bằng lời nói như khi biêủ đạt bằng nét mặt, sử dụng tay để minh hoạ Các hình thức giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cử chỉ
Trang 5không thể được sử dụng để chuyển tải ý nghĩa thông điệp Bởi vậy, nếu những điều phát ra càng ngắn gọn, dễ hiểu thì sẽ càng tạo được sự cuốn hút đối với họ
Theo một số nhà nghiên cứu về lý luận phát thanh hiện đại, công chúng phát thanh thường được chia làm mấy loại:
Một là đối tượng nghe dò tìm: Người nghe mở đài cố gắng tìm một chương
trình cụ thể nào đó Giai đoạn tiếp theo là trạng thái tinh thần, tình cảm tập trung vào thời điểm phát chương trình Người nghe có thể thích thú hoặc bực mình với những gì nghe được
Hai là đối tượng nghe tập trung tư tưởng: do yêu cầu nghề nghiệp chuyên môn
người nghe luôn có mặt bên máy thu thanh hoặc dành một bộ phận thời gian nhất định cho việc nghe đài hằng ngày
Ba là đối tượng nghe có chọn lọc, lựa chọn: người nghe chỉ cần tiếp nhận một
phần của chương trình hay tin tức nào đó
Bốn là đối tượng nghe loáng thoáng, rơi rớt: chương trình radio chỉ là một yếu
tố động chạm đến một phần nhỏ hoặc chung chung, không ảnh hưởng đến lĩnh vực nhận thức của người nghe
2.Vai trò của công chúng (thính giả) trong phát thanh hiện đại
Trong lý thuyết truyền thông nói chung và trong lý luận cũng như trong thực tiễn của báo chí hiện đại nói riêng, công chúng - nhóm đối tượng có vai trò đặc biệt quan trọng Khi tiến hành một hoạt động truyền thông vận động xã hội, công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định năng lực và hiệu quả của chiến dịch truyền thông là nghiên cứu công chúng nhóm đối tượng
Công chúng nhóm đối tượng là những người tiếp nhận thông điệp và chịu sự tác động, ảnh hưởng của thông điệp, sự lôi kéo, thuyết phục của chủ thể truyền thông đại chúng Họ không chỉ là đối tượng tiếp nhận, đối tượng tác động mà còn
là nguồn đề tài phong phú vô tận của báo chí Họ còn là người trực tiếp tham gia các chương trình phát thanh với những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội và chính đến bản thân họ Nhiều chương trình phát thanh trực tiếp ở đài Tiếng nói Việt Nam và các đài địa phương, những người lao động được mời đến tham gia chương trình hoặc gọi điện thoại từ xa cùng giao lưu với phóng viên và khách mời Công chúng là người trực tiếp sáng tạo hoặc tham gia sáng tạo tác phẩm và chương trình phát thanh, phương thức phát thanh
Trang 6Công chúng là đối tượng đầu tiên quan trọng và quyết định nhất cho việc thiết kế thông điệp, cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí và các chương trình phát thanh Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn các nhà báo luôn phải đặt
câu hỏi: “Viết cho ai? Viết để làm gì và sau đó mới là Viết thế nào?”
Sản xuất tác phẩm, sản xuất chương trình phát thanh bao giờ cũng xuất phát
từ động cơ, nhằm thực hiện chủ định, ý đồ, đính hướng nào đó Nhưng ý muốn sẽ bằng không tiếp nhận các chương trình và tác phẩm của mình Nếu chương trình không hấp dẫn, không lôi kéo, không thuyết phục được người nghe đài thì họ tắt radio đi và làm việc khác
Công chúng phát thanh là người nuôi dưỡng chương trình phát thanh, là người đánh giá, thẩm định cuối cùng chất lượng phát sóng Công chúng phát thanh
là người thẩm định vai trò, vị thế xã hội của nhà báo và của cơ quan báo chí Nhà báo nổi tiếng phải nhờ và phải được công chúng suy tôn làm người bạn thân thiết của họ Uy tín uy lực của nhà báo do công chúng và dư luận xã hội thừa nhận Có thể coi công chúng là đối tác của cơ quan báo chí Mất đối tác thì cơ quan báo chí không còn lý do để tồn tại
Công chúng là nguồn sinh lực phong phú, là ngọn nguồn tươi mới của chương trình phát thanh Với tư cách là đối tượng phản ánh, những tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc những cái mới nảy sinh,… Là nguồn đề tài vô tận của người làm báo Một bộ phận công chúng phát thanh là những cộng tác viên, thông tin viên của các chương trình Những cây bút này luôn đem lại cho chương trình phát thanh một sắc thái mới, sinh động và cập nhật Công chúng là người luôn tạo điều kiện, giúp đỡ các nhà báo, đặc biệt là trong những “ tình huống có vấn đề” Vai trò của công chúng có đóng góp to lớn cho sự phát triển của các chương trình phát thanh, công chúng vừa là đối tượng tiếp nhận vừa là đối tượng phản ánh Chính công chúng là người góp phần tạo nên các tác phẩm báo chí và chương trình phát thanh hay, có giá trị
Công chúng ngày nay không chỉ thích nghe đài mà còn có ý thức tham gia các chương trình phát thanh Họ luôn có sự so sánh, đánh giá, nhận xét về những vấn đề được nêu ra Trả lời được câu hỏi đó cũng chính là đáp ứng nhu cầu thông tin thiết thực của thính giả Năng lực của báo phát thanh hiện đại còn được thực sự được phát huy bởi khả năng giao lưu, trò chuyện, trao đổi thông tin giữa phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên và thính giả Đây chính là điều kiện để công chúng
Trang 7(thính giả) có cơ hội tham gia vào quá trình thực hiện chương trình Qua theo dõi cho thấy số lượng người nghe chương trình phát thanh bao giờ cũng tỷ lệ thuận với mức độ tham gia cuả họ Công chúng phát thanh hiện đại sẵn sàng loại bỏ những chương trình phát thanh không bổ ích để chuyển qua một kênh truyền thông khác
Họ luôn có sự so sánh, đánh giá, nhận xét và có những ý kiến phản hồi, thậm chí sẵn sàng tham gia nếu chương trình phát thanh hấp dẫn và hiệu quả
Một là, tham gia một cách gián tiếp Người nghe cùng đồng cảm, cùng suy nghĩ
với vấn đề đặt ra trong chương trình hoặc được đáp ứng một yêu cầu nào đó của họ như muốn nghe một bài hát, đề nghị giải đáp một vấn đề, một câu hỏi và tên của
họ được nhắc đến trong chương trình cũng là một cách xuất hiện trước công chúng
Hai là, tham gia một cách trực tiếp vào chương trình Đó là được trao đổi, được
phát biểu, được bày tỏ quan điểm để mọi người cùng nghe trong các chương trình giao lưu, toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp
Điều được khẳng định qua thực tiễn các chương trình mang tính giao lưu càng cao thì càng có sức lâu bền và càng có lượng người nghe đông bởi chính sự hấp dẫn của nó, và bởi vì một người nói trên đài sẽ có thêm không biết bao nhiêu người khác (là gia đình, họ hàng, bạn bè ) cùng đón nghe như trong thư các bạn nghe đài đã bày tỏ Phương thức tác động hiệu quả nhất của phát thanh hiện đại là một cuộc trò chuyện với thính giả
Theo xu thế phát triển, một mặt các phương tiện truyền thông đại chúng trong
đó có radio phải không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, mặt khác bản thân công chúng lại liên tục đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống này Đó chính là những đòi hỏi của bạn nghe đài trước cuộc sống và những nhu cầu tinh thần ngày một đa dạng phong phú Cũng chính điều này đang là lý do tạo ra cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ quan truyền thông đại chúng để làm sao ngày càng có thêm nhiều bạn đọc, người nghe, người xem
Ở các đô thị lớn ở nước ta đời sống kinh tế tăng trưởng hơn, kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng Do đó cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng có nhiều thay đổi Công chúng hiện nay và sau này vẫn luôn luôn cần đến một âm thanh không có hình ảnh để có được cái quyền tự họ mỗi buổi sáng, rút ra được cái ý nghĩa của những tin tức lắng nghe được qua radio
Điều tra thăm dò “Bạn có nghe chương trình phát thanh không?” của trang
Trang 8Vietnam Journalistm; kết quả như sau: Thường xuyên 26,5%; thỉnh thoảng 40,1%;
rất hiếm khi 29,06%; không bao giờ 4,27%
Truyền thông đại chúng ngày nay đa dạng hoá thông tin: thông tin nhiều chiều, thông tin sâu cho từng đối tượng, cho từng nhóm nhỏ càng phát triển, mỗi nhóm công chúng và mỗi người có quyền tự lựa chọn cho mình một hình thức tiếp nhận thông tin phù hợp thì phát thanh vẫn là một phương tiện thông tin được nhiều người ưa thích Nhờ ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ mới, ưu thế của phát thanh ngày càng được khẳng định rõ rệt hơn Thực tiễn cho thấy: quá trình “Phi đại chúng hoá” các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ diễn
ra với báo in mà còn mạnh mẽ hơn đối với phát thanh và truyền hình Trước đây nước Mỹ chỉ có các đài phát thanh, đài truyền hình lớn là VOA, CBS, ABC, NBC thì nay có hơn 70 đài truyền hình với hơn 100 kênh khác nhau, hàng trăm đài phát thanh
Ngày nay, xu thế “phi đại chúng hoá” đã tác động đến Việt Nam Công chúng không chỉ nghe phát thanh mà họ tự lựa chọn các kênh thông tin khác để tiếp nhận
Vì vậy các cơ quan thông tấn báo chí nói chung và đài phát thanh phải đặc biệt quan tâm đến công chúng của mình Công chúng báo chí và công chúng phát thanh
từ vai trò là đối tượng tiếp nhận thụ động đã tiến lên vai trò chủ động, trực tiếp tham gia vào quá trình truyền thông
Trong cơ chế thị trường, hội nhập và toàn cầu hóa vấn đễ xã hội hoá các chương trình phát thanh cũng dần được triển khai nhằm có nhiều chương trình phát thanh hay đáp ứng sự mong mỏi của công chúng Bên cạnh đó chính công chúng cũng trực tiếp tham gia làm các chương trình phát thanh ngày một nhiều hơn, mối quan hệ hợp tác giữa công chúng và các cơ quan phát thanh ngày càng gắn kết Việc sử dụng công nghệ tiên tiến và kỹ thuật hiện đại để sản xuất các chương trình phát thanh đã khẳng định của báo trong các loại hình báo chí ở nước ta nhằm thoả man nhu cầu thông tin ngày một phong phú và đa dạng của công chúng
*
* *
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, công nghệ thông tin phát triển như
vũ bão đã mở đường cho phát thanh hiện đại phát triển Nhu cầu thông tin của con người sẽ ngày càng cao, đa dạng hơn và chính cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt trên quy mô toàn cầu với các loại hình thông tin đã tạo ra những điều kiện
Trang 9quan trọng để cho báo phát thanh ngày càng phát triển mạnh, nhờ đó mà ưu thế của phát thanh ngày càng được khẳng định, tạo điều kiện cho nó có thể thực hiện các chức năng tuyên truyền, giáo dục, tham gia điều hành và quản lý xã hội một cách hiệu quả
Với ưu thế được qui định bởi đặc thù của mình, phát thanh vẫn đã, đang và
sẽ là một loại hình truyền thông độc đáo, hấp dẫn có khả năng tạo ra được sức hút
và thiện cảm đối với đông đảo công chúng Năng lực của phát thanh hiện đại còn thực sự được phát huy bởi khả năng giao lưu, trò chuyện, trao đổi thông tin giữa phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên và thính giả, tạo điều kiện cho họ được bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình cho hàng triệu người cùng nghe, cùng chia
sẻ, nhưng trên cơ sở đó, người làm phát thanh thực hiện được chức năng giáo dục nâng cao nhận thức, định hướng được tư tưởng, định hướng được dư luận xã hội Giao lưu thính giả trên sóng phát thanh trực tiếp chính là sự hấp dẫn của phát thanh hiện nay
Phần 2: Chọn 1 văn bản báo in hoặc báo mạng và biên tập lại thành văn bản phát thanh.
Khu dân cư “nhiều không” giữa lòng Hà Nội
Bài đăng trên tienphongonline.com.vn, ngày 3/12/2008
TP - Gần 3 năm nay, cư dân sống trong khu nhà B2 đơn nguyên 2 của đô
thị Cầu Diễn ( Từ Liêm) đã không thể sinh hoạt Đảng, Đoàn, tổ dân phố,
không hộ khẩu, không sổ đỏ vì khu đô thị chưa được bàn giao cho
chính quyền địa phương
Nhiều hạng mục công trình hoặc chưa được đầu tư, hoặc đã xuống cấp nhưng
lại chẳng được quan tâm đúng mức khiến những hộ dân sống tại đây vô cùng
khổ sở.
Hàng loạt sự cố
Phòng ngủ của căn hộ 503
đã bị ẩm mốc, bong rộp sơn
và ngả màu rêu xanh
Trang 10Anh Nguyễn Anh Tuấn dọn về ở căn hộ 503 được hơn một năm Tuy nhiên, mỗi khi trời mưa căn phòng của đôi vợ chồng trẻ lại lai láng nước “Em cũng không biết vì sao trời mưa to là nước cứ chảy từ tường chảy ra”- Vợ anh Tuấn bức xúc
Theo chị, đợt mưa lịch sử vừa qua hai vợ chồng chị mỗi ngày cũng hứng được vài xô trong buồng ngủ đổ đi Tận dụng việc nước ngấm qua tường chảy vào khuôn cửa sổ, anh Tuấn đã khoan ngay một đường thoát nước từ trong nhà qua khuôn cửa ra ngoài
Nước ngấm tứ phía khiến trần và tường ẩm mốc, rộp sơn và có chỗ đã ngả màu rêu xanh Theo gia đình, có thể nước đã chảy từ trên sân thượng ngấm qua trần chảy xuống phòng và nước cũng “đột kích” căn phòng từ bức tường giáp với khoảng không
Ngoài ra, căn hộ của anh Tuấn còn có các hiện tượng như: gạch lát nền bị vỡ, cửa ban công bị mọt, sơn tường bong rộp
Cạnh đó, căn hộ 501 của gia đình ông Nguyễn Quốc Khánh cũng rơi vào thảm cảnh không kém
Bộ khuôn cửa gỗ ra ban công của gia đình đã bị mối xông Phần chân khuôn cửa đã mục nát và lìa ra khỏi bức tường
“Cửa hỏng khiến gia đình rất lo lắng vì trộm có thể đột nhập”- Đại diện hộ ông Khánh nói Cũng tại tầng 5 của khu nhà, căn hộ 502 của gia đình bà Nguyễn Thị Hương Thuỷ cũng bị phồng rộp gạch tại khu bếp
Chỉ khi một viên gạch ốp bếp bị rơi ra, gia đình mới tá hỏa thì ra gạch được ốp sau khi bức tường đã sơn Vì lý do đó, chúng đang phồng lên và có thể rơi rụng hàng loạt
Gia đình bà Thuỷ còn có đến 3 cửa không thể đóng được do gỗ cong vênh Theo quan sát của chúng tôi thì có nhiều hộ gia đình gặp phải sự cố tương tự như: gạch lát nền rộp, tường bị ẩm mốc, cửa cong vênh
Bên trong căn hộ là vậy, bên ngoài khu nhà cũng chẳng khá hơn là bao Phía trước khu nhà là một dãy những căn hộ liền kề được xây thô rồi bỏ hoang Bên trong rác rưởi vứt bừa bãi
Khu đất dành làm vỉa hè của khu nhà cũng không được thi công nên đã được người dân gần đó tranh thủ trồng rau, đổ rác và phế liệu Năm 2007, các hộ dân đã tự đóng góp tiền lát một đoạn vỉa hè cho các cháu nhỏ và người già đi lại
Hàng cột điện chiếu sáng khu đô thị dù được đầu tư bài bản nhưng nó chỉ được bật sáng khoảng
1 tháng, sau đó là tắt lịm đến nay Đêm đến, khu đô thị tối tù mù.“Chúng tôi như bị bỏ rơi”- Ông Nguyễn Hữu Y - một chủ hộ buồn rầu nói
“Nhiều không” đến bao giờ?
Năm 2007 sau khi chịu đựng được hai năm trong cảnh “nhiều không”, 15 hộ dân tại khu nhà đã
có đơn gửi chủ đầu tư khu đô thị là Cty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội mong được giải quyết những bức xúc
Hàng loạt kiến nghị của người dân sau 1 năm vẫn rơi vào im lặng
Trong buổi tiếp xúc với chúng tôi, đại diện các hộ dân cho biết: Thủ tục hành chính để bàn giao khu dân cư về huyện Từ Liêm chưa được thực hiện; cơ sở hạ tầng: đường đi, vỉa hè, sân chưa được hoàn thiện
Đặc biệt, vì chưa được bàn giao nên các hộ dân đến sinh sống tại ngôi nhà của mình nhưng có cảm giác như đi ở nhờ tại một nơi xa lạ Cụ thể, các hộ dân chưa thể sinh hoạt Đảng, đoàn, tổ dân phố, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ
Hơn nữa, các hộ dân cũng chưa thể đứng ra làm các thủ tục hành chính thường ngày như nhập khẩu, làm các thủ tục học hành, xin việc cho con cái Sống trong cộng đồng giữa lòng thủ đô Hà Nội mà chúng tôi cảm giác như đang bị cô lập giữa một ốc đảo”- Các hộ dân bày tỏ bức xúc.
Trong biên bản mới đây, chủ đầu tư có thừa nhận các sự cố tại căn hộ số 503 như: Tường bong tróc, ngấm nước, khóa phòng tắm bị hỏng, cửa ra ban công bị mọt, gạch lát nền bị vỡ
Các sự cố này theo chủ đầu tư là do lỗi thi công và chất lượng vật liệu Theo chủ hộ Nguyễn Anh Tuấn, hàng loạt các sự cố khác như: phần tường ngấm, giáp đơn nguyên 1 nhà B2 bức tường giáp với cửa sổ và giáp phòng 502 nhà B2, thấm phần bếp.
Phùng Sưởng
Biên tập lại:
“Ốc đảo” giữa lòng Hà Nội
PTV: Thưa quí thính giả, gần 3 năm nay, cư dân sống trong khu nhà B2 đơn nguyên 2 của đô thị Cầu Diễn ( Từ Liêm) đã không thể sinh hoạt Đảng,