1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của báo chí trong xã hội hiện đại

23 1,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 44,93 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN ………………. Đề tài : Vai trò của báo chí trong xã hội hiện đại Hà Nội, tháng 6, 2012 MỞ ĐẦU Toàn bộ các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội là động cơ thôi thúc việc truyền bá rộng rãi và thường xuyên các thông tin văn hóa, khoa học, thương mại cũng như thông tin chính trị về tình hình trong nước và quốc tế. Những khả năng kỹ thuật xuất bản thông tin đã thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng các mối quan hệ toàn diện giữa các nước. Đó chính là thời kỳ bước lên vũ đài lịch sử của giai cấp tư sản cùng với những lợi ích kinh tế của mình, còn sau đó với những kỳ vọng chính trị đã kéo theo sự hình thành và phát triển báo chí.Vào thế kỉ 19,báo chí Châu Âu đã trở thành một lĩnh vực quan trọng và phát triển năng động của đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị-xã hội. Nó đáp ứng quyền lợi và nhu cầu của độc giả trong một phạm vi lớn nên ảnh hưởng của báo chí ngày một tăng nhanh, nó bắt đầu tích cực can thiệp vào các cuộc đấu tranh chính trị nội bộ và các mối quan hệ quốc tế. Vào thời kỳ chuyển giao giữa thế kỉ 19 và 20 đã phát minh ra phát thanh và truyền hình. Đến những năm 1980 sự phát triển cả 3 loại hình của các kênh thông tin đại chúng nhờ thành tựu của vô tuyến điện tử đã dẫn đến việc tạo ra một hệ thống báo chí thống nhất. Nếu như trước đây trong các điều kiện đối đầu về tư tưởng-chính trị, báo chí được gọi là “cường quốc vĩ đại thứ năm” hay là “lực lượng thứ ba” thì ngày nay người ta càng thường xuyên hơn, gọi nó là “quyền lực thứ tư” (sau lập pháp hành pháp và tư pháp), nhờ có vai trò đáng kể trong xã hội thông qua việc hình thành ý thức đại chúng trên phạm vi thế giới. Sức mạnh này của báo chí có được là do ý nghĩa thông tin trong đời sống xã hội hiện đại. Và vai trò của nó sẽ tiến lên của nhân loại để đạt đến một xã hội thông tin phát triển. Bải tiểu luận sau đây xin được làm rõ vai trò của báo chí trong xã hội hiện đại ngày nay thông qua việc tìm hiểu các tư liệu tham khảo cũng như khảo sát thực tế từ báo in Kinh tế và Đô thị từ số 57 đến số 106 năm 2012 .Bởi nếu chỉ thông qua lý thuyết, không thể làm rõ được vai trò của báo chí mà phải thông qua khảo sát thực tế về định hướng hoạt động của một tở báo cụ thể mới có thể nêu bật được vai trò của báo chí. Báo chí vốn có tính đa chức năng, và chúng ta cần phải phân tách những vai trò căn bản của nó. NỘI DUNG A)Khái niệm vai trò và vai trò của báo chí Theo từ điển tiếng việt thì vai trò chỉ tác dụng, chức năng, vị thế hoạt động,việc thực hiện nhiệm vụ. Vậy vai trò của báo chí là chỉ toàn bộ các trách nhiệm, các nhiệm vụ, chức năng nó thực hiện, là khả năng hoạt động sống trong xã hội. Vai trò của báo chí trong xã hội hiện đại ngày nay là cả một “không gian chức năng”. “Không gian chức năng” này rất rộng lớn và còn tiếp tục mở rộng ,do gắn với việc nâng cao vai trò thông tin trong đời sống xã hội đang bước vào “kỷ nguyên thông tin” và sự tăng nhanh ý nghĩa của thông tin đại chúng. Vậy vấn đề đặt ra là : báo chí có những vai trò gì? B)Các vai trò của báo chí Theo rất nhiều các ý kiến, thì vai trò của báo chí,như một loại hình hoạt động của con người, là rất khác nhau, Vai trò của báo chí trong nhận thức thế giới xung quanh, trong khám phá định hướng giá trị, xã hội nhân cách hóa, giáo dục và đạo tạo, truyền bá văn hóa cũng như điều tiết, kiểm soát, quản lý tiến trình xã hội, bảo vệ xã hội . Và chúng ta không thể không kể tới chức năng “xuyên suốt” cúa báo chí là giải trí, chức năng này có tác động điều hòa hoạt động căng thẳng, điều tiết tâm lý,…. Về mặt lý luận trong hoạt động báo chí có thể và cần phải phân chia các chức năng tư tưởng, giáo dục văn hóa, hướng dẫn-quảng cáo, giải trí và chức năng tổ chức trực tiếp về mặt thực tiễn chúng được thực hiện trong sự thông nhất đồng bộ. Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này là các số báo, trong đó các tác phẩm được sử dụng đã thể hiện tất các các chức năng. Bởi vậy hệ thống chức năng có thể hình dung theo một sơ đồ như sau: Tất nhiên, từ góc độ chức năng của từng tác phẩm riêng biệt, có thể mang tính chất khác nhau. Mỗi tác phẩm ció thể đơn chức năng, hoặc cũng có thể đa chức năng. Các chức năng của báo chí là những cơ sở hoạt động chung đối với tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Và sau đây, xin điểm qua các nhóm chức năng của báo chí để làm rõ nên vai trò quan trọng của báo chí Chức năng giải trí Hỏi đáp-Quảng CáoTrau dồi văn hóa Chức năng tư tưởng Chức năng tổ chức-trực tiếp Chức năng giao tiếp của nhà báo trong xã hội hiện nay cùng với vấn đề đặt ra là 2 chức năng mới của báo chí là phản biện xã hội và kinh doan dịch vụ. I.Nhóm chức năng tư tưởng:mục tiêu-định hướng-giáo dục chính trị,tư tưởng 1.Chức năng mục tiêu Hoạt động tư tưởng là hoạt động tác động vào thế giới tinh thần của con người hình thành hệ tư tưởng, ý thức xã hội cho phù hợp với những mục tiêu đã xác định. Hệ tư tưởng là hệ thống những quan điểm, trong đó có nhận thức và đánh giá các mối quan hệ của con người với hiện thực và giữa con người với con người về các vấn đề xã hội và những khả năng giải quyết chúng. Các quan điểm tư tưởng đóng vai trò rất quan trọng trong ý thức quần chúng nên từ lâu nay buộc người ta phải can thiệp vào quá trình hình thành chúng một cách tự phát. Vì vậy xuất hiện tiền báo chí và báo chí đã xác định cho mình nhu cầu xã hội trong việc thành lập “địa bàn” cho hoạt động hệ tư tưởng. Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng luôn coi trọng công tác tư tưởng, coi công tác tư tưởng là một trong số những công tác quan trọng nhất, song song với công tác tổ chức và công tác kiểm tra. Trong số các công cụ tư tưởng của Đảng thì báo chí đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chính vai trò, tác dụng của báo chí trong việc giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng đối với quần chúng nhân dân đã tạo thành nhóm chức năng tư tưởng của báo chí. Báo chí là công cụ tư tưởng quan trọng bởi lẽ báo chí hàng ngày hàng giờ thông qua hoạt động chuyển tải thông tin truyền bá hệ tư tưởng của Đảng vào quần chúng nhân dân, hướng tính tích cực xã hội của quần chúng nhân dân vào việc thực hiện những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Báo chí làm nhiệm vụ khách quan là chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, toàn diện và có định hướng. Cũng như mọi hoạt động khác của con người, hoạt động báo chí bao giờ cũng hướng tới những mục tiêu xác định. Mục tiêu của hoạt động báo chí là nâng cao tính tự giác cho đối tượng công chúng. Để nâng cao tính tự giác cho công chúng, báo chí phải nâng cao nhận thức và tự nhận thức cho họ. Sự tự giác là kết quả của nhận thức và tự nhận thức. Tự giác là động lực mạnh mẽ của hành vi, nó quy định tính tích cực xã hội của con người. Chính vì vậy,bản chất các chức năng tư tưởng của báo chí thể hiện ở chỗ nó thường xuyên thúc đẩy sự tăng cường và phát triển ý thức tự giác của quần chúng bằng định hướng toàn diện trong thực tiễn, được thể hiện trong quá trình hình thành các thành tố của ý thức đại chúng,trong đó đặc biệt chú ý đến những nhiệm vụ phát triển và nâng cao tính tích cực của dư luận xã hội. Ví dụ như trong số 74 ra ngày 17-4-2012 có bài viết trên trang 4: Kiềm chế lạm phát và giải quyết đình đốn sản xuất-Linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ. Bài viết đã chỉ rõ cần cân bằng giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế để tháo gỡ tình trạng đình đốn trong sản xuất. Bài viết này đã giúp cho những người dân có những cái nhìn tích cực hơn về tình trạng lạm phát hiện nay khi mà các chuyên gia đã có các hướng giải quyết vấn đề bằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng phải thắt chặt chính sách tài khóa thay vì cứ mãi điệp khúc thắt chặt chống lạm phát sau đó lại kích thích, kích cầu, để duy trì tăng trưởng, tránh đình đốn sản xuất, rồi lại tiếp tục thặt chặt giải quyết hệ quả từ kích cầu,….Đồng thời cũng giúp người dân nhận thức được những định hướng giải quyết các vấn đề cấp thiết trong xã hội . 2.Chức năng định hướng Định hướng xã hội - là tác động, giáo dục, giúp đỡ cho công chúng hiểu và đánh giá đúng các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội để từ đó họ xác định được mục tiêu, khuynh hướng và đặc điểm hành vi của mình. Định hướng của báo chí trong thực tế có thể toàn diện, sâu sắc và đúng đắn; có thể toàn diện nhưng không sâu sắc và đúng đắn; và cũng có thể là rất yếu kém. Báo chí cách mạng - với bản chất giai cấp và vai trò lịch sử của mình - phải định hướng một cách sâu sắc, toàn diện và đúng đắn, hình thành ý thức khoa học và tiến bộ cho công chúng xã hội, làm sao để công chúng báo chí nhận thức đúng về thế giới xung quanh, hiểu được vị trí và vai trò của mình để lựa chọn thái độ và hành vi cho phù hợp. Định hướng xã hội toàn diện, sâu sắc, đúng đắn và khách quan sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của công chúng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xã hội đã đề ra. Báo chí thực hiện chức năng mục tiêu, hình thành tính tự giác thông qua định hướng xã hội một cách toàn diện, sâu sắc, đúng đắn và khách quan - mang đặc điểm tổng hợp; có nghĩa là báo chí phải tác động tới các mặt của thế giới tinh thần, tới toàn bộ các bộ phận cấu thành của cấu trúc ý thức xã hội: Thế giới quan; Ý thức lịch sử, văn hóa và Dư luận xã hộ Dư luận xã hội Nhân sinh quan Thế giới quan Nhận thức lịch sử Các thành tố của ý thức xã hội nằm trong mối liên hệ chặt chẽ, vận động một cách linh hoạt dưới sự tác động của thực tiễn. Việc đề ra và áp dụng vào thực tiễn báo chí những tư tưởng thế giới quan mới đáng vấp phải những khó khăn lớn, diễn ra trong cuộc đấu tranh tư tưởng , trong các cuộc luận chiến và thảo luận. Tham gia vào các cuộc tranh luận này còn có cả độc giả, nên những tư tưởng mới, mang tính chất thiết thực, có thể được phát triển và thấm nhuần chỉ bằng tranh luận. Trong số 72 ra ngày thứ bảy 14-4-2012 ở chuyên mục Pháp luật và bạn đọc có bài viết “Bùi Thị Minh Hằng-Sự thật về một nhân vật đang bị lợi dụng-Bafi3: Dư luận lên án những hành động quá khích”. Thông qua bài viết đã phản ánh quan điểm rất rõ ràng của nhân dân: “Yêu nước trước hết là yêu chính những người thân trong gia đình, rồi bạn bè, láng giềng,…” Hay “ Chúng tôi không biết lòng yêu nước của chị Hằng ở chỗ nào. Yêu nước mà lai làm cho đứa con của mình rứt ruột đẻ ra khổ đau trong tù? Yêu nước mà trở thành nhân vật bị lợi dụng để chống lại cuộc sống bình an của người dân Việt Nam, thì thử hỏi, bà ấy có yêu nước hay không?” Câu hỏi đặt ra à dường như đã có ngay câu trả lời. Sự tranh luận,tác động qua lại này đã phản ánh phần nào thực trạng các thế lực thù địch vẫn luôn ẩn nấp mà “cổ súy” những người dân có nhận thức kém, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân, nhưng cũng qua đó mà phản ánh được nhận thức của phần đông dân chúng còn khi vẫn luôn tỉnh táo để điều chỉnh hành vi của mình mà làm theo các chính sách của Đảng và nhà nước, thực hiện theo các mục tiêu đường lối mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Và để có được điều đó, chúng ta không thể không kể tới công tác tuyên truyền , và báo chí có công không nhỏ. Hay như trong số 66 ra ngày thứ bảy 7-4-2012 ó bài “Các dự án phát triển nhà ở-Cấp sổ đỏ ngay nếu không có sai phạm”. Bài viết tường thuật lại buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Nguyễn Minh Quang đã nhận trách nhiệm trong việc để thất thoát phôi Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xa Sơn Tây Hà nội khi mà tình trạng khiếu kiện đất đai nhiều và kéo dài thời gian qua được nhân dân phản ánh lại. Từ bài viết cho hay, văn bản liên quan tới pháp luật đất đai rất nhiều khiến cán bộ quản lý khó nắm vững. Từ đó nảy sinh tình trạng cán bộ địa phương” có vấn đề” khi thực thi công vụ. Lúc này công luận nhảy vào phản ánh tiếng nói của dân, bên lại bao biện cho cán bộ địa phương. Tranh luận một hồi mới thấy, ngoài việc các cán bộ địa phương sai sót, thì trong quá trình sử dụng, người dân cũng có những cái sai. Thế mới thấy, báo chí bây giờ không chỉ một bên nói, một bên nghe, mà còn phải nghe xong thì còn phản ánh lại, phản ánh xong lại tiếp tục lắng nghe. 3. Chức năng giáo dục chính trị tư tưởng. Chức năng giáo dục chính trị tư tưởng của báo chí được thể hiện ở sự giáo dục, bao gồm giáo dục thường xuyên và giáo dục lại đối với công chúng báo chí. Giáo dục - là hoạt động nhằm hình thành ý thức ở đối tượng. Khi nhận được những thông tin (về quá khứ và hiện tại, về những quy luật vận động và phát triển của xã hội, về những giá trị và chuẩn mực của cuộc sống ) tạo ra sự thay đổi về chất trong mỗi con người. Nếu những thông tin tiếp nhận ấy là chân thực và khách quan thì quan điểm riêng được hình thành sẽ là tích cực (và ngược lại). Để đạt được hiệu quả giáo dục, báo chí khi truyền bá những thông tin về thực tiễn phải giúp cho công chúng hiểu biết được những quy luật, những sự kiện, hiện tượng, những quá trình của đời sống xã hội, phải quan tâm đến việc tạo ảnh hưởng tư tưởng mạnh mẽ tới họ, phải phối hợp và gắn với những giá trị, những chuẩn mực, những tư tưởng hiện hành, có nghĩa là gắn với chức năng mục tiêu của hoạt động thông tin, với toàn bộ các hình thức định hướng xã hội. Nội dung quan trọng nhất của giáo dục là hình thành tư duy kinh tế, giáo dục ý thức chính trị, ý thức lao động, ý thức đạo đức, ý thức luật pháp, tinh [...]... hóa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cũng như nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội Với chức năng của mình, báo chí có thể tham gia từ khâu thông tin về chủ trương, nội dung Đề án, giới thiệu sâu rộng tới mọi thành phần xã hội để tạo sự đồng thuận của xã hội trong thực hiện chủ trương này, đồng thời thực hiện chức năng phản biện xã hội, chuyển tải các ý kiến của công chúng, của các chuyên... trong báo chí góp phần tạo ra niềm tin của công chúng Sự xuất hiện của niềm tin đối với báo chí - đó là kết quả của việc tiếp thu thông tin cá nhân, hình thành từ sự tin tưởng vào những phản ánh, phân tích và đánh giá, đề xuất, kiến nghị và kết luận của báo chí Niềm tin đối với báo chí khác với đức tin trong tôn giáo Đức tin trong tôn giáo là sự ngộ nhận thiếu bằng chứng còn niềm tin đối với báo chí. .. Thẩm quyền của nhà báo khác với thẩm quyền của một chuyên gia, bởi lẽ, trong báo chí, bất kỳ tình huống nào của các thiest chế xá hội được xem xét trong cuojc sống không phải ở bình diện hẹp mà ở bình diện rất rộng Nên cách nhìn nhận của một nhà báo rất quan trọng, nó phải kết hợp cả hai cách tiếp cận chuyên môn và xã hôi Cũng có nghĩa việc phân tích hoạt động của các thiết chế xã hội do báo chí tiến... trạng xã hội, khắc tinh của tham nhũng, cường quyền, gian lận, bất công và chệch hướng Báo chí đã đóng vai trò lương tri xã hội với biết bao phản biện nhanh nhạy, sắc sảo và đầy dũng khí Song, những phản biện văn hóa, xã hội trên báo chí cũng đầy rẫy những điều thái quá hay bất cập, thậm chí có lúc trở thành con ngựa thành Troy của những chiến dịch phản thông tin Nhưng nhìn chung,thời gian qua, báo chí. .. hiện có hiệu quả toàn bộ những chức năng xã hội vốn có của báo chí - Tổ chức đa dạng các loại hình dịch vụ mà mỗi cơ quan báo chí có ưu thế và có khả năng KẾT THÚC Các chức năng của báo chí là những cơ sở hoạt động chung đối với tât cả các phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, chúng được thực hiện một cách độc đáo theo nội dung,phụ thuộc vào quan điểm xã hội mà các nhà báo tiến hành và thực hiện. .. hành vì sự hình thành, phát triển và hoàn thiện của hệ thống các thiết chế xã hội V Chức năng phản biện xã hội của báo chí Ngoài các chức năng thông tin, chức năng giáo dục, chức năng tổ chức-trực tiếp và báo chí cũng có chức năng phản biện xã hội, với mục tiêu chung là phục vụ sự phát triển đất nước, trong giai đoạn này là phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chủ trương tái cơ cấu nền kinh... tăng thu đồng thời với giảm chi trong toàn bộ hoạt động báo chí, trong từng bước của hoạt động báo chí - Nguồn thu của báo chí: doanh số bán báo; quảng cáo; các loại hình dịch vụ có thể - Nguồn chi của báo chí: cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; lao động sống (tiền lương, nhuận bút); các chi phí cho quá trình sản xuất Trước đây ở thời bao cấp, mọi hoạt động báo chí tại các tòa soạn đều được chu... trực tiếp của các nhà báo, Ngoài áp lực của dư luận đến các thiết chế xã hội, báo chí còn tiến hành tác động trực tiếp đến chúng.Các tiểu bộ phận của các thiết chế xã hội đã dùng cả hai yếu tố-chính trị và thực tiễn- để phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng nhằm lập ra dịch vụ thu thập và phân tích các bài phát biểu của báo chí đã đụng chạm đến hoạt động Kết quả này tạo ra tin tức của các... Nhưng khi nhà nước thực hiện chế độ chính sách đổi mới từ năm 1986, thoát khỏi chế độ bao cấp đã đặt ra cho báo chí một vấn đề tự hoạch thu chi Và chính vì vậy mà tính cạnh tranh trong báo chí cũng tăng, khi đó các tác phẩm báo chí cũng càng ngày càng gần gũi với quần chúng nhân dân hơn,đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân hơn Nhưng để thực hiện tốt chức năng kinh doanh của báo chí cần: - Nâng cao chỉ... được hình thành từ báo chí và do báo chí - thông qua những bằng cớ xác thực của thực tiễn (Thông qua kỹ năng phản ánh, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các quá trình, các khuynh hướng hàng ngày của báo chí) Do vậy, để hình thành niềm tin của công chúng, đòi hỏi báo chí phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các phương pháp tái tạo thực tiễn trong các tác phẩm báo chí, vận dụng một . chức và công tác kiểm tra. Trong số các công cụ tư tưởng của Đảng thì báo chí đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chính vai trò, tác dụng của báo chí trong việc giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng. luận của báo chí. Niềm tin đối với báo chí khác với đức tin trong tôn giáo. Đức tin trong tôn giáo là sự ngộ nhận thiếu bằng chứng còn niềm tin đối với báo chí được hình thành từ báo chí và. tiếp của các nhà báo, . Ngoài áp lực của dư luận đến các thiết chế xã hội, báo chí còn tiến hành tác động trực tiếp đến chúng.Các tiểu bộ phận của các thiết chế xã hội đã dùng cả hai yếu tố-chính

Ngày đăng: 12/08/2015, 05:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w