1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố hồ chí minh

133 881 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 6,84 MB

Nội dung

TÓM TẮT Để vai trò của người thầy trong xã hội được xác định và thực hiện đúng đắn, góp phần đưa nghề dạy học về với đúng vị thế cao quý vốn có trong truyền thống dân tộc Việt Nam, trong

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÊ THỊ THU DIỆU

THỰC TRẠNG VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY

TRONG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101

S K C0 0 4 5 1 7

Trang 2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-oo0oo -

Tp Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÊ THỊ THU DIỆU

THỰC TRẠNG VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY TRONG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 60140101 Hướng dẫn khoa học:

GVC.TS VÕ THỊ NGỌC LAN

Trang 3

LÝ LỊCH KHOA HỌC

Quê quán: Xã Mỹ Hiệp – Huyện Phù Mỹ - Tỉnh Bình Định Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: 51/32 Đường số 10 - Khu phố 4 - Phường Linh Chiểu - Quận Thủ Đức - Tp Hồ Chí Minh

Đại học:

Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ 09/ 2007 đến 03/ 2012 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh Ngành học: Công nghệ may

Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:

Công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm Lingerie nữ tại công ty Scavi

Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

Người hướng dẫn: ThS Trần Thanh Hương

NGHIỆP ĐẠI HỌC

nhiệm Tháng

04/2014

Ban Đào tạo – Trường Đại học Giao thông

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2015

Người nghiên cứu

Lê Thị Thu Diệu

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Người nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh; Các thầy cô giáo Viện Sư phạm kỹ thuật – Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh;

Ban Giám đốc Trường Đại học Giao thông vận tải - Cơ sở II;

Đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu

Cùng quý thầy cô giáo, quý vị phụ huynh và học sinh, sinh viên ở các trường học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình khảo sát thực trạng

Đặc biệt, người nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Võ Thị Ngọc Lanđã luôn tận tâm, chỉ bảo chu đáo và hướng dẫn thường xuyên để người nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Trân trọng!

Trang 6

TÓM TẮT

Để vai trò của người thầy trong xã hội được xác định và thực hiện đúng đắn, góp phần đưa nghề dạy học về với đúng vị thế cao quý vốn có trong truyền thống dân tộc Việt Nam, trong phạm vi luận văn tốt nghiệp, người nghiên cứu chọn đề tài:

“Thực trạng vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn được hoàn thành với những nội dung được trình bày theo cấu trúc

sau:

Phần mở đầu

Trình bày lý do chọn đề tài; xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu; giới hạn đề tài; làm rõ đối tượng và khách thể nghiên cứu; trình bày các phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung

- Chương 1: Cơ sở lý luận về vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội

Hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu như: các khái niệm, vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội Việt Nam và ở một số quốc gia trên thế giới; các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội

- Chương 2: Thực trạng về vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh

Khảo sát thực trạng vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố

Trang 7

Introduction

Give reasons for this topic; define the research targets and tasks; topic limits; clarify the research subjects; present the research methods

Contents

- Chapter 1: Foundation for the status and roles of teachers in society

The system of theoretical basis relevant to research topic such as the concepts, the status and roles of teachers in Vietnam and in the world; the factors affecting to the status and roles of teachers in society

- Chapter 2: The situation of the status and roles of teachers in Ho Chi Minh City

Survey the situation of the status and roles of teachers in Ho Chi Minh City

Chapter 3: The causes of the situation about the status and roles of teachers

in Ho Chi Minh City

Find out about the objective and subjective causes leading to the situation about the status and roles of teachers in Ho Chi Minh City

Conclusion and recommendations

Give researcher’s opinions and contribution of the topic

Give recommendations to government departments

Trang 8

MỤC LỤC

LÝ LỊCH KHOA HỌC i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT iv

SUMMARY v

MỤC LỤC vi

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

DANH SÁCH HÌNH x

DANH SÁCH BẢNG xiii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

5 Giả thuyết nghiên cứu 4

6 Giới hạn nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY TRONG XÃ HỘI 5

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1 Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Các kết quả nghiên cứu ở trong nước 9

1.2 Khái niệm 12

1.2.1 Xã hội 12

1.2.2 Vị thế xã hội 12

1.2.3 Vai trò xã hội 13

1.2.4 Người thầy (nhà giáo) 13

1.2.5 Vai trò của người thầy trong xã hội 14

1.3 Mối quan hệ giữa vị thế và vai trò xã hội 16

1.4 Khái quát về vị thế và vai trò của người thầy trên thế giới 17

1.4.1 Singapore 17

Trang 9

1.4.2 Trung Quốc 18

1.4.3 Pháp 19

1.4.4 Phần Lan 21

1.4.5 Hoa Kỳ 22

1.5 Khái quát về vị thế và vai trò của người thầy ở Việt Nam 24

1.5.1 Vị thế và vai trò của người thầy trong tư tưởng Hồ Chí Minh 24

1.5.1.1 Vị thế và vai trò của người thầy thể hiện trong từng giai đoạn phát triển đất nước 24

1.5.1.2 Vai trò của người thầy thể hiện trong việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo 26

1.5.1.3 Vai trò của người thầy thể hiện trong chuyên môn và phương pháp giảng dạy 27

1.5.1.4 Vị thế và vai trò của người thầy thể hiện trong quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh 28

1.5.2 Vị thế và vai trò của người thầy trong Luật Giáo dục và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam 30

1.5.2.1 Vị thế và vai trò của người thầy trong Luật Giáo dục Việt Nam 30

1.5.2.2 Vị thế và vai trò của người thầy trong chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam 31

1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến vị thế, vai trò của người thầy trong xã hội 33

Kết luận chương 1 34

Chương 2 THỰC TRẠNG VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY TRONG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 35

2.1 Giới thiệu chung về thành phố Hồ Chí Minh 35

2.1.1 Vị trí địa lý 35

2.1.2 Diện tích và dân số 35

2.1.3 Văn hóa 36

2.1.4 Kinh tế 36

2.2 Tình hình xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh 38

2.3 Tình hình giáo dục – đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh 40

2.4 Kết quả khảo sát vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh 41

2.4.1 Mẫu khảo sát 41

2.4.2 Thực trạng vị thế của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh 42

Trang 10

2.4.3 Thực trạng về vai trò người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí

Minh 57

Kết luận chương 2 65

Chương 3 NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG VỀ VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY TRONG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 66

3.1 Nguyên nhân khách quan 66

3.1.1 Tình hình xã hội 66

3.1.2 “Bệnh thành tích” trong giáo dục 66

3.1.3 Mức lương thu nhập của người thầy 68

3.1.4 Sự phát triển của các phương tiện truyền thông 74

3.1.5 Chất lượng tuyển sinh ngành sư phạm 77

3.1.6 Công tác giáo dục đạo đức nhà giáo cho sinh viên sư phạm 81

3.2 Nguyên nhân chủ quan 83

3.2.1 Ý thức và phẩm chất đạo đức của học sinh, sinh viên 83

3.2.2 Năng lực chuyên môn của người thầy 84

3.2.3 Ý thức và phẩm chất đạo đức nhà giáo của người thầy 85

Kết luận chương 3 87

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

1 Kết luận 90

2 Kiến nghị 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 97

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế và vai trò của người thầy

trong xã hội 33 Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện ý kiến của PH và HSSV về nghề nghiệp có vị thế cao nhất trong xã hội hiện nay 42 Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện lý do PH và HSSV đánh giá nghề nghiệp có vị thế cao nhất trong xã hội hiện nay 43 Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện ý kiến của GV, PH và HSSV về vị thế của nghề dạy học trong xã hội hiện nay 44 Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “giới tính” đến việc cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay 45 Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “tuổi tác” đến việc cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay 45 Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “gia thế” đến việc cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay 46 Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “chức vụ” đến việc cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay 47 Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “mức lương thu nhập” đến việc cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay 47 Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “trình độ học vấn” đến việc cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay 48 Hình 2.10 Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “năng lực cá nhân” đến việc cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay 49 Hình 2.11 Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố “phẩm chất đạo đức” đến việc cấu thành vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay 49 Hình 2.12 Biểu đồ thể hiện thái độ, hành động của PH khi gặp thầy cô giáo (có quen biết) 51

Trang 13

Hình 2.13 Biểu đồ thể hiện thái độ, hành động của HSSV khi gặp thầy cô giáo

(có quen biết) 51

Hình 2.14 Biểu đồ thể hiện ý kiến của GV, PH và HSSV về nguyên nhân dẫn đến hiện trạng “học sinh dọa dẫm, đánh giáo viên, bạo lực học đường…” 53

Hình 2.15 Biểu đồ thể hiện sự mong muốn làm nghề dạy học của HSSV và cho con em mình của PH 55

Hình 2.16 Biểu đồ thể hiện ý kiến của giảng viên nếu được lựa chọn lại nghề nghiệp 55

Hình 2.17 Biểu đồ thể hiện ý kiến của giáo viên nếu được lựa chọn lại nghề nghiệp 56

Hình 2.18 Biểu đồ thể hiện ý kiến của GV, PH và HSSV về sự khác nhau giữa vị thế giảng viên và giáo viên trong xã hội 56

Hình 2.19 Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của PH về ý kiến “Chỉ cần một chiếc máy tính kết nối Internet thì chúng ta có thể học bất cứ thứ gì chúng ta muốn mà không cần có một người thầy giảng dạy” 57

Hình 2.20 Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của HSSV về ý kiến “Chỉ cần một chiếc máy tính kết nối Internet thì chúng ta có thể học bất cứ thứ gì chúng ta muốn mà không cần có một người thầy giảng dạy” 58

Hình 2.21 Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của HSSV về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV 59

Hình 2.22 Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của PH về việc giáo dục đạo đức cho người học của GV 60

Hình 2.23 Biểu đồ thể hiện sự đánh giá việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của GV 61

Hình 2.24 Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của HSSV về việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của GV .63

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của GV về mức lương thu nhập 73

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sử dụng Internet tại các thành phố 74

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng Internet theo thành phố 75

Trang 14

Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện phương thức lan truyền hình ảnh tiêu cực của người thầy trong xã hội 76 Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện lý do chọn học ngành sư phạm của sinh viên sư

phạm 80 Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên sư phạm biết qui định về đạo đức nhà giáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo 81 Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở các trường

sư phạm 82

Trang 15

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Danh sách diện tích và dân số các quận, huyện trực thuộc thành

phố Hồ Chí Minh năm 2010 35 Bảng 2.2 Thống kê sơ bộ năm 2012 về thu nhập bình quân hàng tháng của

lao động trong khu vực Nhà nước theo giá hiện hành phân theo ngành 37 Bảng 2.3 Thống kê số trường học, lớp học, giáo viên và học sinh tại thành

phố Hồ Chí Minh năm 2012 40 Bảng 2.4 Danh sách các trường học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có giảng viên, giáo viên, phụ huynh và học sinh, sinh viên tham gia khảo sát 41 Bảng 2.5 Thống kê mẫu khảo sát (theo bậc học) 41 Bảng 2.6 Tổng hợp mức độ quan trọng của các yếu tố cấu thành nên vị thế của người thầy trong xã hội hiện nay 50 Bảng 2.7 Tổng hợp ý kiến của GV, PH và HSSV về nguyên nhân dẫn đến hiện trạng “học sinh dọa dẫm, đánh giáo viên, bạo lực học đường…” 53 Bảng 2.8 Tổng hợp lý do PH, HS không đồng tình ý kiến “Chỉ cần một chiếc máy tính kết nối Internet thì chúng ta có thể học bất cứ thứ gì chúng ta muốn

mà không cần có một người thầy giảng dạy” 58 Bảng 2.9 Tổng hợp đánh giá việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của GV 61 Bảng 2.10 Tổng hợp đánh giá của HSSV về việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của GV .63

Bảng 3.1 Tổng hợp lý do GV cho rằng vị thế của nghề dạy học trong xã hội là

thấp 67 Bảng 3.2 Tổng hợp lý do GV, PH và HSSV cho rằng vị thế của nghề dạy học trong xã hội là bình thường 69 Bảng 3.3 Tổng hợp ý kiến của GV về nguyên nhân GV không muốn tiếp tục làm nghề dạy học 69

Bảng 3.4 Tổng hợp lý do PH và HSSV không chọn nghề dạy học 70

Trang 16

Bảng 3.5 Tổng hợp ý kiến của GV về nguyên nhân gây khó khăn cho GV thực hiện vai trò của mình 70 Bảng 3.6 Tổng hợp mức thu nhập hàng tháng của GV tại thành phố Hồ Chí Minh 72 Bảng 3.7 Điểm chuẩn tuyển sinh một số ngành sư phạm trường Đại học Sư

phạm thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 77

Bảng 3.8 Điểm chuẩn tuyển sinh một số ngành sư phạm trường Đại học Sư

phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 78

Bảng 3.9 Điểm chuẩn tuyển sinh ngành sư phạm trường Cao đẳng Sư phạm

Trung ương thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 79 Bảng 3.10 Tổng hợp ý kiến của GV về nguyên nhân của sự xuống cấp về đạo

đức của một bộ phận người thầy trong xã hội hiện nay 86

Trang 17

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo”, “Nhất tự vi

sư, bán tự vi sư” (học một chữ cũng là thầy, học nửa chữ cũng là thầy) Cha ông ta luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ ơn nghĩa sâu đậm của những người có ảnh hưởng,

có công lao trong mỗi cuộc đời con người “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” Người thầy có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và trong chính cuộc đời mỗi người nói riêng bởi “Không thầy đố mày làm nên” Ca dao xưa

vi sư nan” nghĩa là làm người thật khó, làm thầy lại càng khó hơn Không phải ai cũng có thể làm được nghề này bởi nó yêu cầu cao không chỉ về tri thức mà còn cả

về đạo đức, phẩm hạnh Xã hội luôn yêu cầu khắt khe về đạo đức người thầy, bởi hơn bất cứ người làm nghề nào khác, người thầy phải là tấm gương cho học trò bắt chước, học theo và làm theo Người thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy “đạo” – đạo làm người, thông qua dạy kiến thức để giáo dục đạo đức cho con người Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà học trò (thậm chí cả phụ huynh) ngày xưa khi gặp thầy phải khoanh hai tay trước ngực, thưa gửi đúng lễ nghi cho dù người thầy đó không dạy mình Để được thầy nhận dạy học, học trò cũng phải thực hiện nghi lễ “bái sư”,

“nhập môn” (vái lạy thầy, xin được theo học) Nếu gia đình khá giả, mời thầy giáo đến nhà dạy học cũng đối đãi như với người bề trên Nghĩa vụ của người học trò đối với thầy là phải “Sống tết, chết giỗ”, như bổn phận của người con hiếu thảo đối với cha mẹ

Trang 18

Trước những bộn bề khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã xác định ba loại giặc cần phải diệt là: giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt Vì lẽ đó mà Người rất mực quan tâm đến giáo dục, bởi “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta luôn coi trọng giáo dục và đào tạo, coi đây là “quốc sách hàng đầu”, là chìa khóa để hội nhập

và phát triển Để thực hiện thành công sự nghiệp “trồng người” thì vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng Người đã khẳng định “Không có thầy giáo thì không có giáo dục” Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang Đề án trình Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XI “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trong đó

“đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” thể hiện tư duy và nhận thức cách mạng, khoa học, toàn diện, triệt để và sâu sắc của Đại hội

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông tin, mạng Internet và phương tiện truyền thông, đặc biệt là ở các thành phố lớn như thành phố

Hồ Chí Minh, đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như việc học tập của con người Con người có thể học tập mọi lúc, mọi nơi với nhiều hình thức, thậm chí chỉ với một cái máy tính kết nối Internet Vì vậy mà mô hình lớp học, nhà trường, quan

hệ giáo dục cũng có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến việc dạy học nói chung, đến vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội nói riêng Nhà giáo trong xã hội hiện đại không còn là người thầy duy nhất trong cuộc đời mỗi con người như ngày xưa mà trở thành là những người thầy được đào tạo chuyên sâu một lĩnh vực, là thầy giáo

bộ môn Bên cạnh hàng triệu nhà giáo đang hàng ngày, hàng đêm tâm huyết, cống hiến tâm lực của cuộc đời mình cho sự nghiệp đổi mới và phát triển nền giáo dục nước nhà thì thời gian qua có một số người thầy thiếu tu dưỡng rèn luyện, nhìn nhận

và thực hiện chưa đúng vai trò của mình, chưa tâm huyết với nghề, chưa thông cảm chia sẻ với hoàn cảnh của nhiều học sinh còn khó khăn, còn nặng về thực dụng, tiêu

Trang 19

cực trong dạy thêm học thêm, quá khắt khe với học trò, chưa tạo môi trường thân thiện cho học sinh,… Hình ảnh nhiều học sinh chưa ngoan, vô lễ với thầy cô giáo, thậm chí xúc phạm đến nhân phẩm thầy cô giáo của mình và không ít những chuyện

bẽ bàng khác đã không còn quá xa lạ trong xã hội ngày nay

Xã hội Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang rất quan tâm việc tìm lời giải vì sao ngày nay hình ảnh và vai trò của người thầy trong

xã hội đang mờ nhạt và vị thế của người thầy đang bị coi là thấp Việc tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân thực trạng trên là những vấn đề đặt ra cho công tác nghiên cứu lý luận, để vai trò của người thầy trong xã hội được xác định và thực hiện đúng đắn nhằm đưa nghề dạy học về với đúng vị thế cao quý vốn có trong truyền thống dân tộc Việt Nam

Từ những lý do mang tính cấp bách trên, việc tiến hành nghiên cứu đề tài

“Thực trạng vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh” là điều cần thiết Hoàn thành đề tài này sẽ góp phần làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

2 Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân thực trạng vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống cơ sở lý luận về vị thế, vai trò người thầy

- Khảo sát thực trạng về vị thế và vai trò người trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh

- Tìm hiểunguyên nhân thực trạng về vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội

ở thành phố Hồ Chí Minh

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng vị thế và vai trò người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh

 Khách thể nghiên cứu

Tình hình xã hội, giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh

Trang 20

5 Giả thuyết nghiên cứu

Vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh đang bị giảm Ý thức và phẩm chất đạo đức của người thầy là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên

6 Giới hạn nghiên cứu

Việc tìm hiểu thực trạng vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội cần điều tra nhiều đối tượng thuộc nhiều độ tuổi, thành phần xã hội, nghề nghiệp, khác nhau Đề tài này chỉ điều tra các đối tượng là giảng viên, giáo viên, phụ huynh và học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

7 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích tài liệu thông qua các luận văn, các tài liệu về xã hội học giáo dục, về vị thế, vai trò người thầy để hệ thống hóa cơ sở lý luận vị thế và vai trò của người thầy

Phương pháp điều tra, bao gồm phương pháp bút vấn và phỏng vấn, thông qua phiếu khảo sát ý kiến và các câu hỏi phỏng vấn dành cho giảng viên, giáo viên, phụ huynh và học sinh, sinh viên được soạn thảo trước để khảo sát thực trạng, và tìm hiểu nguyên nhân thực trạng vị thế, vai trò người thầy trong xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp thống kê toán học để xử lý thông tin thu thập nhằm định lượng được kết quả nghiên cứu từ việc khảo sát thực trạng

Trang 21

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY

TRONG XÃ HỘI 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vị thế và vai trò của người thầy, chẳng hạn:

Về vị thế người thầy

Đề tài nghiên cứu “The status of teachers and the teaching profession in England” của nhóm tác giả Linda Hargreaves, Mark Cunningham, Anders Hansen, Donald McIntyre, Caroline Oliver và Tony Pell thuộc trường Đại học Cambridge và Đại học Leicester nước Anh đã trình bày các kết quả khảo sát về vị thế (địa vị) xã hội của người thầy và nghề dạy học Với mẫu nghiên cứu là giảng viên và các nhóm liên quan gồm ban giám hiệu, trợ giảng viên, sinh viên và phụ huynh, đề tài được thực hiện trong bốn năm từ năm 2002 đến 2006 tại Khoa Giáo dục, Đại học Cambridge và Khoa Truyền thông, Đại học Leicester Những kết quả chính đạt được như sau:

 1/3 số người được khảo sát coi vị thế người thầy như một nhân viên xã hội

Tỷ lệ số người xem vấn đề tiền lương của người thầy như một sức hút cho nghề dạy học tăng từ 18% năm 2003 lên 20% năm 2006 nhưng mức lương lại giảm đáng kể với tỷ lệ từ 21% năm 2003 xuống 12% năm 2006, điều đó được coi là một trở ngại lớn Tuy nhiên, khoảng một nửa người được hỏi (49% năm 2003 và 47% năm 2006) vẫn xem nghề dạy học là một nghề hấp dẫn

 Người thầy và các nhóm liên quan (trợ giảng viên, ban giám hiệu và phụ huynh) luôn coi dạy học là một nghề khen thưởng ít nhưng luôn được quan tâm và coi là một nghề có vị thế cao Cả hai nhóm nghiên cứu đều nhận định rằng vị thế của người thầy giảm mạnh, từ vị thế tương đối cao 4.3 (giảng viên) và 4.4 (nhóm liên quan) trên thang điểm 5 vào năm 1967 Đến năm 2006, mặc dù thấp nhưng theo nhận định của giảng viên thì vị thế cao hơn năm 2003 (2.2 năm 2003 và 2.5 năm 2006) và theo nhóm liên quan là 2.7 năm 2003 và 2.9 năm 2006

Trang 22

 Giảng viên không quá quan tâm đến vị thế xã hội của họ nhưng họ cảm nhận đạt được vị thế khi họ được khen thưởng, tin cậy, đánh giá cao từ phụ huynh

và đồng nghiệp; thông qua kinh nghiệm làm việc, thời gian để học tập phát triển

 Sự phân loại các trường học về hoạt động, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất theo nhận thức của phụ huynh và các giảng viên tác động mạnh mẽ lên địa vị, vị thế của người thầy Theo đó, người thầy đạt được vị thế cao ở các trường học có nguồn lực tốt, hoạt động tốt và ngược lại [37]

Nghiên cứu “2013 global teacher status index” của tổ chức phi lợi nhuận Varkey GEMS có trụ sở tại Vương quốc Ả rập đã thực hiện 1000 cuộc phỏng vấn ở

21 quốc gia về chỉ số địa vị giáo viên toàn cầu năm 2013, xếp hạng các quốc gia dựa trên một số tiêu chí, bao gồm: vị thế của nghề dạy học so với các nghề khác trong suy nghĩ người dân, thu nhập của người thầy có được đánh giá là công bằng hay không và người dân có khuyến khích con cháu mình theo nghề này hay không Một số kết luận nghiên cứu như sau:

Trung Quốc, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc lần lượt xếp đầu bảng trong danh sách các quốc gia có giáo viên được tôn trọng nhất Giáo viên có vị thế xã hội thấp nhất là Israel, Brazil, Cộng hòa Séc và Ý 50% số người được khảo sát ở Trung Quốc cho rằng họ hoàn toàn khuyến khích con cái theo nghề dạy học Ở Mỹ, con số

đó chỉ là hơn 30% và chỉ có 8% ở Israel Ở Trung Quốc, người dân có xu hướng coi trọng nghề bác sĩ và giáo viên hơn các ngành nghề khác Tại Mỹ, Brazil, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, nghề giáo viên thường được so sánh với nghề thư viện Ở Hy Lạp, Ai Cập, Thụy Sĩ và nhiều quốc gia khác, giáo viên thường được coi như nhân viên xã hội Khoảng 60% số người được hỏi cho rằng giáo viên nên được trả lương dựa trên thành tích học tập của học sinh Ở Mỹ, 80% người dân ủng hộ ý kiến này Khảo sát cũng tìm hiểu mức thu nhập của nghề giáo viên ở các nước, trong đó cao nhất là Singapore với 45755 USD/ năm và thấp nhấp là Ai Cập với 10604 USD/năm Ông Sunny Varkey – người sáng lập tổ chức Varkey GEMS nhận xét: “Ở nhiều quốc gia, giáo viên không còn được tôn trọng như xưa nữa Theo thời gian, sự tôn trọng giảm xuống sẽ làm suy yếu việc giảng dạy, học tập cũng như cơ hội học tập của hàng triệu người, và cuối cùng sẽ làm tổn hại tới xã hội nói chung” [41]

Trang 23

Về vai trò của người thầy

Bài báo khoa học số 44 “The changing roles of teachers in an Era of High – Stakes Accountability” của giáo sư Linda Valli và trợ lý Daria Buese trường Đại học Maryland, College Park đăng trên Tạp chí Nghiên cứu giáo dục Mỹ, nghiên cứu

sự thay đổi của vai trò giáo viên trong thời kỳ đề cao tinh thần trách nhiệm Nội dung khảo sát sự ảnh hưởng của các chính sách địa phương đến vai trò của giáo viên tiểu học trong và ngoài lớp học Thông qua việc phân tích sự thay đổi nhiệm vụ giáo viên trong 4 năm, các tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò trong bốn lĩnh vực: giảng dạy, tổ chức, hợp tác và học tập nghiên cứu Các tác giả cũng đã phân tích nội dung các chính sách để minh họa cho sự phức tạp về sự đòi hỏi vai trò của giáo viên, từ đó rút ra ý nghĩa cho các chính sách và cho đề tài [40]

Nghiên cứu “Changing teacher roles, identities and professionalism: An annotated bibliography” của Ian Hextall, Alan Cribb, Sharon Gewirtz, Pat Mahony

và Geoff Troman của trường Đại học Luân Đôn và Đại học Roehampton nước Anh tổng hợp từ 100 văn bản, tài liệu nghiên cứu về giáo dục đã được công bố kể từ tháng 1 năm 2000 ở nhiều quốc gia Từ đó phân tích sự thay đổi của vai trò, phẩm chất và chuyên môn của người thầy qua các thời kỳ [38]

Bài báo “Roles and Responsibilities of teachers and teacher assistants/ education assistants” với sự hợp tác nghiên cứu của các thành viên thuộc Liên hiệp viên chức và Liên đoàn giáo viên British Columbia, Canada đã trình bày những quan điểm chung về vai trò và trách nhiệm của giáo viên, trợ lý giáo viên, trợ lý giáo dục Giáo viên đề cập trong bài viết là chỉ tất cả các giáo viên nói chung, kể cả giáo viên hỗ trợ giáo dục đặc biệt Bài viết nhận định vai trò quan trọng của giáo viên trong việc giáo dục học sinh với những yêu cầu đặc biệt, từ đó đề xuất việc thành lập một tổ chức, xây dựng mối quan hệ làm việc với nhau để đảm bảo giáo dục thành công cho đối tượng này Một số vai trò và trách nhiệm của giáo viên như sau:

 Thiết kế chương trình và lập kế hoạch và tổ chức học tập cho học sinh

có yêu cầu đặc biệt;

Trang 24

 Triển khai, thực hiện chương trình dạy học;

 Đánh giá, nhận xét, báo cáo và ghi lại sự tiến bộ của học sinh;

 Xây dựng và phát triển mối quan hệ với người học, phụ huynh học sinh

và cán bộ địa phương [39]

Tác phẩm “Talk to Teachers on Psychology” (Nói chuyện với giáo viên về tâm lý) của William James (1842 – 1910), một nhà tâm lý học và triết học tiên phong người Mỹ, cho rằng người thầy nên “giáo dục mỗi cá nhân học sinh để họ có thể có những dự định cho tương lai và cố gắng hoạt động để thực hiện những dự định này” [34, 244] Người thầy có vai trò tạo hứng thú cho những bài giảng, quan sát, tổng hợp những hoạt động học tập của người học trong quá trình dạy học,

“teacher who take a spontaneous delight in filling syllabuses, inscribing observations, compiling statistics and computing the percent” [34, 12]

Trong sách “The Later Works of John Dewey 1925 – 1953, Volume 13: 1938 – 1939, Experience and Education, Freedom and Culture, Theory of Valuation and Essays” của Jo Ann Boydston, viết về những công việc trong giai đoạn 1925 –

1953 của John Dewey (1859 - 1952), nhà tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ, Dewey xem người thầy là những người truyền đạt kiến thức, các kỹ năng

và thực hiện các quy tắc ứng xử, “teacher are the agents though which knowledge and the skills are communicated and rules of conduct enforced” [35, 6]

Trong “Education and experience: The 60th anniversary edition” của John Dewey, mô tả nền giáo dục dựa trên triết lý về những kinh nghiệm của ông Ông nhận định rằng người thầy không còn ở vị trí là một ông chủ hay nhà độc tài nhưng phải là một người chỉ dẫn các hoạt động của một nhóm người, “teacher loses the position of external boss or dictator but takes on that of leader of group activities” [36, 66] Như một người chỉ dẫn (leader), người thầy có vai trò đưa ra các ý tưởng sáng tạo mới mẻ hơn, nên việc lập kế hoạch giảng dạy sao cho hiệu quả nhất sẽ là điều không dễ dàng, “there is incumbent upon the educator the duty of instituting a much more intelligent, and consequently more difficult kind of planning” [36, 65] Người thầy phải phấn đấu hết mình để đáp ứng nhu cầu của tất cả người học, đảm

Trang 25

bảo tất cả học sinh, sinh viên sẽ là những công dân có năng lực giỏi và tham gia tích cực cho xã hội, xây dựng đất nước

Ngoài ra, theo đánh giá UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc), vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay thay đổi theo các hướng chủ yếu sau:

- Đảm nhận nhiều chức năng hơn so với trước, có trách nhiệm lớn hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục;

- Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh,

sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã hội;

- Coi trọng việc cá biệt hoá trong học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò;

- Yêu cầu rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại, do đó yêu cầu trang

bị thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết;

- Yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa giáo viên với nhau;

- Yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống;

- Yêu cầu giáo viên tham gia các hoạt động rộng rãi ngoài nhà trường [28] 1.1.2 Các kết quả nghiên cứu ở trong nước

Nghiên cứu về vấn đề vị thế và vai trò xã hội, đề tài “Tìm hiểu thực trạng và kiến nghị giải pháp nâng cao vai trò, vị trí của người cán bộ nữ với công tác quản lý trong ngành giáo dục và đào tạo” (mã số B2003-49-TĐ63 của nhóm nghiên cứu do PGS.TS Nguyễn Thị Minh Phương – Viện chiến lược và phát triển chương trình - làm chủ nhiệm) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về vị trí và vai trò xã hội và cách thức khảo sát, phân tích, xác định vị thế và vai trò xã hội của người cán bộ nữ với công tác quản lý trong ngành giáo dục và đào tạo [20]

Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” của nhóm nghiên cứu Quỹ hòa bình và Phát triển do bà Nguyễn Thị Bình, Nguyên Phó Chủ tịch nước làm chủ nhiệm, được thực hiện từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2012, đã khảo sát trên 6000 nghiệm thể gồm những cán

Trang 26

bộ quản lý, cơ sở đào tạo giáo viên, giảng viên, sinh viên sư phạm, giáo viên tiểu học, THCS, THPT, học sinh và phụ huynh học sinh ở 13 tỉnh, thành phố đại diện các vùng miền, 10 trường Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm từ Bắc vào Nam Đề tài đưa ra cái nhìn tổng thể thực trạng giáo viên hiện nay với nhiều vấn đề về chất lượng đội ngũ nhà giáo, về chính sách ưu đãi giáo viên và đưa ra 5 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trong đó, nhận định vai trò người thầy chưa được thể hiện rõ, giáo viên phổ thông còn nhiều hạn chế như chưa lưu tâm được việc dạy người qua dạy chữ, chưa có chuyển biến trong cách dạy, còn nhiều hình thức phiến diện, sức ì giáo viên còn lớn, có thói quen dạy học cũ từ trước và lười đổi mới, [25]

Ngoài ra, có nhiều tác phẩm về những tấm gương người thầy mẫu mực qua các giai đoạn lịch sử Việt Nam, qua đó cũng nói lên phần nào vị thế cao quý của người thầy trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay

Trong sách “Danh nhân giáo dục Việt Nam và thế giới”, tác giả Nguyễn Đăng Tiến và Nguyễn Phú Tuấn viết về chân dung nhà giáo dục tiêu biểu của Việt Nam qua các thời kỳ, các gương mặt các danh nhân giáo dục Trung Quốc và thế giới như Chu Văn An, Hồ Quý Ly, Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Chu Công, Hàn Phi Tử, Chu Hy, Arixtot, Sôcơrát, Êramxmơ, Thomas More, J.A.Komenxky, Mác - Ăngghen, Lênin,… Sách sơ lược vài nét về lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam, quan

hệ thầy và trò xưa nay, từ đó cho thấy vị thế cao quý, vai trò, trách nhiệm hết sức to lớn, vẻ vang trong sự nghiệp dạy dỗ thế hệ trẻ [21]

Vũ Ngọc Khánh với tác phẩm “Nhà giáo Việt Nam - tiểu sử và giai thoại” giới thiệu về thân thế và những cống hiến, đóng góp lớn lao về giáo dục của các nhà giáo Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, từng được vinh danh là “Người thầy của muôn đời” như: Nhà giáo Chu Văn An, Nguyễn Thiếp, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu, Lê Văn Hưu, Lê Quý Đôn, Ngô Thế Vinh, Lê Hữu Trác, Đỗ Xuân Cát, Đoàn Huyên, Nguyễn Đình Chiểu Đặc biệt, ông còn giới thiệu một số gương mặt các nhà giáo nữ tiêu biểu: Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Thị Hinh Với những phẩm chất thanh cao và tài trí đức rộng, những người thầy thời kỳ phong kiến đã để lại cho hậu thế

Trang 27

những tấm gương ngời sáng về sự học, về đạo đức, về lẽ sống cao đẹp và nhân cách cao thượng của những người thầy [14]

Với nghiên cứu về nhân cách, năng lực sư phạm của người thầy, Giáo sư Phạm Minh Hạc trong sách “Tâm lý học” đã nêu ra những đặc điểm lao động và việc tự hoàn thiện nhân cách của người thầy Ông cho rằng người thầy “là những người được xã hội giao trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ, thực hiện những mục đích giáo dục do xã hội đặt ra” [2, 224], “là người tổ chức và thực hiện nội dung, các hình thức và phương pháp dạy học và giáo dục cơ bản: thầy giáo và học sinh là chủ thể của hoạt động dạy – học” [2, 224] Tất cả những phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu hoạt động sư phạm được xem là điều kiện để có được uy tín sư phạm,

từ đó có được vị thế xã hội của người thầy

Bàn về vai trò người thầy, Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch, Kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam, cho rằng nhà giáo chính là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai Nhà giáo là một nhân tố tích cực trong xã hội học tập: “Nói đến giáo dục phải nói đến nhà giáo Nhà giáo tức là người chuyển tải được tri thức của loài người đến với người dân để người dân trở thành những người có tri thức

Sứ mạng của xã hội học tập là phải thực hiện được là ai cũng đi học và ai cũng học suốt đời Nhà giáo trước hết phải động viên mọi người đi học và cũng phải tham gia vào việc học suốt đời” [32]

Giáo sư Dương Thiệu Tống viết về những suy nghĩ của ông về văn hóa giáo dục Việt Nam bao gồm nền văn hóa giáo dục Lạc Việt, đạo đức người thầy và một

số vấn đề thời sự giáo dục Việt Nam cho đến năm 2003 trong sách “Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại” Khi bàn về người thầy, ông đã khẳng định vai trò quan trọng của người thầy trong việc giáo dục đạo đức cho người học “Đức nào cũng phải tùy theo Đạo”, “ở trường học là đạo làm làm thầy và đạo làm trò”, “có đạo của người lãnh đạo” (người thầy) và đạo của người được lãnh đạo” (học trò), trong đó “đạo của người lãnh đạo là quan trọng nhất và quyết định tất cả” [22, 200] Người thầy phải tạo được lòng tin tưởng và sự thông cảm ở người học vì nếu “thiếu

sự tin tưởng ở người thầy, người học sẽ cảm thấy những điều giảng dạy là xa lạ, siêu thực tế” [22, 198]

Trang 28

Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu khoa học, tài liệu biên soạn, bài báo trên

đã đề cập vấn đề vị thế và vai trò người thầy dưới các góc độ này hay góc độ khác nhau Tuy nhiên tại Việt Nam, vấn đề này chưa được chú trọng đi sâu nghiên cứu trong thực tiễn cụ thể với những lý luận khoa học xác thực

1.2 Khái niệm

1.2.1 Xã hội

Xã hội là “một nhóm những người cùng chia sẻ một văn hóa chung, cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định, và tự họ cảm thấy bản thân mình tạo thành một thực thể thống nhất và riêng biệt” Khái niệm xã hội không phải là phép cộng giản đơn các cá nhân, mà là một hệ thống các hoạt động và các mối quan hệ của con người,

có đời sống kinh tế, văn hóa chung; cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử [16, 8]

Loại vị thế giành được: là những vị thế mà một người hay nhóm người phải đầu tư thời gian, công sức và các nguồn lực để giành lấy và nắm giữ Đó là những

vị thế ví dụ như “học sinh”, “sinh viên”, “giáo viên”, “hiệu trưởng”,…” [12, 158]

“Vị thế xã hội được tạo thành từ nhiều yếu tố khác nhau Các cá nhân và nhóm

xã hội xác lập chỗ đứng của mình dưới tác động của các yếu tố này Chúng bao gồm các đặc điểm sinh lý, trình độ học vấn, tài sản, nghề nghiệp, dòng dõi,…” [26]

“Có hai quan điểm về địa vị xã hội:

Trang 29

+ Một số tác giả nhìn địa vị xã hội giống như vị trí (position) trong một cơ cấu

- “Học vấn, tài năng, năng khiếu

- Sự trợ giúp từ bên ngoài: sự giới thiệu, cơ may,

- Giới tính và tuổi tác

- Nguồn gốc xã hội

- Dân tộc, tôn giáo

- Điều kiện của cá nhân…” [16, 99]

Đặc biệt đối với người thầy trong giáo dục truyền thống thì “cách xưng hô, lễ nghi, phép tắc của xã hội quy định quan hệ của trò đối với thầy… càng nói lên sự đề cao của xã hội đối với vị thế của nhà giáo”[13, 99]

Có 2 loại vai trò xã hội:

+ Vai trò hình thức do quyền lực của vị thế tạo ra

+ Vai trò cá nhân do uy tín cá nhân tạo ra

1.2.4 Người thầy (nhà giáo)

Theo từ điển Wikipedia: người thầy (teacher) là người giáo dục kiến thức cho

học sinh [42] Theo Luật Giáo dục 2005, quy định trong Điều 70 về Nhà giáo:

“1 Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác

2 Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt

Trang 30

- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ

- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp

- Lý lịch bản thân rõ ràng

3 Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.” [18, 36] 1.2.5 Vai trò của người thầy trong xã hội

Theo từ điển Wikipedia, “teacher in role is a method of teaching that utilizes techniques of drama to facilitate education” [44], vai trò của người thầy là người thực hiện việc giảng dạy, sử dụng nhiều kỹ thuật để giáo dục người học một cách hiệu quả Vai trò của một người thầy có thể khác nhau giữa các nền văn hóa “A teacher’s role may vary among cultures” [42] Hầu hết vai trò người thầy ở các nước phương Tây có thể là người truyền đạt kiến thức, hướng dẫn người học trong các môn học khoa học tự nhiên, nghề thủ công hoặc đào tạo nghề, nghệ thuật, tôn giáo, công dân, vai trò của cộng đồng, hoặc kỹ năng sống “Teachers may provide instruction in literacy and numeracy, craftsmanship or vocational training, the arts, religion, civics, community roles, or life skills” [42] Còn đối với phương Đông, với sự khác biệt rõ rệt về nền văn hóa nên ngoài việc giảng dạy kiến thức, kỹ năng như phương Tây, thì người thầy là người có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho người học của mình

Trong sách “The Later Works of John Dewey 1925 – 1953, Volume 13: 1938 – 1939, Experience and Education, Freedom and Culture, Theory of Valuation and Essays”, Dewey định nghĩa vai trò người thầy như những bộ phận trong cơ thể mà qua đó, người học được đưa vào để liên kết một cách hiệu quả với những yếu tố khác, “the organs through which pupils are brought into effective connection with the material” [35, 6] “Vai trò người thầy là làm cho giáo dục trở nên hữu ích cho mỗi học sinh, sinh viên” [45]

Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, vai trò người thầy là “giáo dục thế hệ trẻ, thực hiện những mục đích giáo dục do xã hội đặt ra” [2, 244]

Các tác giả trong “Khoa học giáo dục Việt Nam từ đổi mới đến nay” của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam có viết [13, 100]:

Trang 31

Xã hội hiện đại đòi hỏi nhà giáo phải thực hiện tốt các vai trò sau đây:

- Vai trò nhà chuyên môn: Truyền thụ và hướng dẫn việc hình thành tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo về môn học, về nghề nghiệp…cho học sinh, sinh viên;

- Vai trò nhà giáo dục: Thuyết phục và uốn nắn hình thành ý thức, thái độ,

hành vi đạo đức, lối sống tích cực cho…ở học sinh, sinh viên;

- Vai trò người tổ chức: Mọi hoạt động của học sinh, sinh viên dù có tính chất

tập thể, nhóm nhỏ hay cá nhân trong phạm vi trách nhiệm của giáo viên thì đều phải được tổ chức, đảm bảo những yêu cầu sư phạm;

- Vai trò người cố vấn: học sinh, sinh viên có biết bao vấn đề khó khăn, khúc

mắc hàng ngày cần được giúp đỡ; có biết bao khát vọng, tò mò, ý tưởng sáng tạo…cần được chia sẻ, nâng đỡ… Khó ai làm tốt hơn giáo viên vai trò cố vấn cho học sinh, sinh viên Nếu giáo viên gần gũi học sinh, sinh viên, làm tốt vai trò này sẽ tránh được nhiều điều đáng tiếc xảy ra cho học sinh, sinh viên trong những thời điểm khó khăn

- Vai trò người phối hợp: Giáo viên là người có trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ giáo dục, có uy tín và trách nhiệm giáo dục học sinh, sinh viên trong cộng đồng, nên nhà giáo có vai trò điều phối giáo dục nhà trường, gia đình và các lực lượng giáo dục xã hội sao cho có hiệu quả đối với học sinh, sinh viên

Tóm lại, có thể kể ra rất nhiều vai trò của người giáo viên, nhưng quan trọng hơn là người giáo viên cần có được những phẩm chất và năng lực, trình độ khoa học

và nghệ thuật, tri thức lý luận và kinh nghiệm cuộc sống để thực hiện được đầy đủ những vai trò xã hội của mình

Từ việc tìm hiểu quan điểm của các tác giả khác nhau, người nghiên cứu cho rằng vai trò của người thầy là phải làm cho giáo dục trở nên hữu ích cho mỗi người

học và thực hiện các công việc cụ thể như sau:

- Chuẩn bị kế hoạch giảng dạy;

- Thực hiện việc giảng dạy theo nội dung, chương trình quy định;

- Hướng dẫn, trợ giúp người học lĩnh hội kiến thức, kỹ năng;

- Đánh giá kết quả học tập của người học;

- Giáo dục đạo đức, lối sống cho người học;

Trang 32

- Chia sẻ khó khăn và phát triển ý tưởng sáng tạo cho người học;

- Tạo môi trường học tập vui vẻ, tích cực, thúc đẩy sự hòa nhập, bình đẳng cho mọi người học;

- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức trên nhiều phương diện: chuyên môn, sư phạm, văn hóa;

- Gắn kết giáo dục nhà trường, gia đình và các lực lượng giáo dục xã hội

Do lứa tuổi ở mỗi cấp bậc học, điều kiện ở mỗi quốc gia khác nhau nên các công việc này có thể khác nhau về hình thức và nội dung

1.3 Mối quan hệ giữa vị thế và vai trò xã hội

Vị thế và vai trò là hai mặt của một vấn đề Vị thế trả lời cho câu hỏi “người

đó là ai?” và vai trò trả lời cho câu hỏi “người đó làm gì?”

Vai trò xã hội “luôn gắn liền, “tương ứng” với vị thế xã hội Ví dụ, giảng dạy với những hoạt động như lên lớp giảng bài, kiểm tra và đánh giá học sinh là vai trò của giảng viên” [12, 159] “Vị thế có các vai trò tương ứng Việc thực hiện các vai trò theo đúng vị thế mới có ý nghĩa và giá trị xã hội Điều này có thể thấy rõ qua cách nói: “Chính danh, ngôn thuận”” [12, 159]

“Một vai trò là một tập hợp các mong đợi, các quyền và nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể Nhưng sự mong đợi này xác định các hành vi của con người được xem như là phù hợp và không phù hợp đối với người chiếm giữ một địa vị.” [24, 205]

“Mỗi vị trí, vị thế xã hội đòi hỏi cá nhân phải thể hiện đúng vai trò xã hội của

nó theo những mong đợi của xã hội; đồng thời qua sự thể hiện của vai trò mà vị trí,

vị thế xã hội được tăng cường củng cố hoặc bị suy giảm…” [13, 100]

Ở cùng một vị thế xã hội do các cá nhân chiếm giữ khác nhau có vai trò xã hội không giống nhau Có cá nhân thể hiện vai trò xã hội rất tốt, có nhiều đóng góp quý báu cho xã hội, nhưng cũng có những cá nhân thể hiện vai trò của mình rất thấp

“Thực hiện vai trò là những hành vi thực tế của một cá nhân đang chiếm giữ một địa vị” [24, 206]

Trang 33

1.4 Khái quát về vị thế và vai trò của người thầy trên thế giới

Người thầy có vị thế và vai trò rất quan trọng trong mọi nền giáo dục ở các nước trên thế giới Không ai, không một nền giáo dục nào, quốc gia nào phủ nhận được vai trò của người thầy giáo Bên cạnh những vai trò chung đã được nêu ở các phần trên, người thầy giáo ở các nước trên thế giới có những vị thế và vai trò khác nhau do sự khác biệt tôn giáo, văn hóa, chính trị,… Vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội cũng khác nhau qua các thời kỳ lịch sử, cũng như qua các thời kỳ phát triển của nền giáo dục, các chính sách giáo dục của mỗi quốc gia

1.4.1 Singapore

Nước Cộng hòa Singapore là quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á, với diện tích chỉ 692.7 km2 [49] và dân số khoảng trên 4,5 triệu người (tính đến tháng 7 năm 2007) [49] Là một quốc gia đa tôn giáo, đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa khác nhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai,…

Nền giáo dục hiện đại, thừa hưởng và phát triển từ hệ thống giáo dục lâu đời của Anh quốc (Singapore từng là thuộc địa của nước Anh) Mục đích của giáo dục Singapore là “trang bị cho thanh thiếu niên những kỹ năng kiếm sống, có giá trị đạo đức lành mạnh, và khi trưởng thành trở thành những con người có trách nhiệm và những công dân trung thành” [23, 18] Chính phủ luôn đặt nền giáo dục là yếu tố chủ chốt trong sự lớn mạnh và phát triển xã hội; thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư một khoản rất lớn vào cơ sở vật chất và đội ngũ giảng dạy để tạo điều kiện giúp giáo viên thực hiện tốt vai trò của mình và nâng cao vị thế trong xã hội Người thầy được trả mức lương hấp dẫn với điều kiện làm việc tốt nhất Đất đai ở Singapore là một tài sản vô cùng quý giá nhưng phần lớn số tài sản này dành cho các trường học; việc nâng cấp các trường học cũng được quan tâm và thực hiện thường xuyên, bao gồm “phòng máy tính, thư viện đa phương tiện, các phòng học

sử dụng công nghệ thông tin, phòng cầu nguyện, phòng tập thể thao” [23, 27] Với phong trào “Dạy ít hơn, học nhiều hơn”, nội dung chương trình dạy học được cắt giảm để các thầy cô giáo “có nhiều thời gian để trao đổi với các em học sinh hơn và cũng để thầy cô có thời gian để suy xét lại phương pháp giảng dạy của mình” [23, 23] Từ đó, sự tương tác giữa người dạy và người học được tốt hơn và

Trang 34

“tạo mối quan tâm giữa thầy và trò” [23, 23] Vai trò người thầy ở đây chỉ là người hướng dẫn, tạo một môi trường học tập trong đó học sinh hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề và thực hiện những nhiệm vụ thực tế; là người cùng học với học sinh chứ không phải là người cung cấp lời giải

Ngoài ra, vào năm 2000, kế hoạch phát triển bồi dưỡng chuyên môn giáo dục (edu-pac) được đề ra nhằm mở rộng các cơ hội nghề nghiệp cho giáo viên, đảm bảo cho nghề dạy học có được một vị trí tốt Mô hình giáo viên cao cấp được thực hiện trong các trường học, “giỏi về dạy lý thuyết và hướng dẫn học sinh” [23, 32], có thể “tạo ra môi trường học tập tích cực cho học sinh của mình” [23, 32] Những giáo viên có trình độ chuyên môn cao sẽ hoạt động vượt khuôn khổ của trường học, phạm vi cụm trường, “khuyến khích thực hiện công việc biệt phái ở các tổ chức ngoài hệ thống nhà trường để mở rộng tầm nhìn và kinh nghiệm” [23, 33], giúp giáo viên có được những nhận thức mới trong giáo dục Nhà nước còn áp dụng cơ cấu tổng khen thưởng, không chỉ công nhận và khen thưởng việc thực hiện tốt mà còn tạo các cơ hội học tập và phát triển cho những giáo viên có thành tích tốt

Ngày thứ 6 đầu tiên của tháng 9 hàng năm được chọn làm ngày Nhà giáo Singapore [43] Trong ngày này, một buổi lễ kỷ niệm thường được tiến hành vào hôm trước đó để tôn vinh các thầy cô giáo

1.4.2 Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có diện tích 9.596.960 km2 [50], lớn thứ tư và là quốc gia đông dân nhất thế giới với khoảng hơn 1,34 tỷ người (năm 2012 do CIA World Factbook ước tính) [50] Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó trên 90% là dân tộc Hán Nền giáo dục đã phát triển từ rất sớm, “từ triều đại nhà Thang (1766 – 1122 trước Tây lịch)” [19, 14] Các triều đại phong kiến duy trì giáo dục luân lý đạo đức của Nho học với ông tổ là Khổng Tử, để làm nền tảng cho việc cai trị và duy trì chế

độ Vị thế và vai trò của người thầy trong nền giáo dục Nho giáo luôn được xã hội

đề cao, đối với ngay cả các vị vua chúa thời bấy giờ

Vào những năm 90, “các kỳ thi và các bài kiểm tra được xem là phương thức duy nhất để đánh giá năng lực người học” [23, 14], học sinh, sinh viên “chuyên chú toàn thời gian vào giáo dục với việc thi cử lên lớp đều đặn” [19, 324] Việc đánh giá

Trang 35

thành tích giảng dạy của người thầy, của nhà trường cũng dựa vào kết quả thi cử của học sinh, sinh viên của họ, khi đó, người thầy giáo “buộc phải giảng dạy theo kiểu học để thi cử” [23, 14] Với vị thế xã hội và mức lương vẫn còn khá thấp so với các ngành nghề khác, “nhiều người đã phải tìm một nghề phụ khác để sinh sống” [23, 325] Do vậy, tình trạng thiếu hụt đội ngũ thầy cô giáo có chất lượng trở nên nghiêm trọng khiến cho giáo dục phát triển trì trệ

Năm 1985, nhằm thu hút nguồn lực và nâng cao chất lượng giảng dạy, chính phủ đã khởi động “chương trình quốc gia về mạng lưới đào tạo giáo viên” [23, 12] Việc đào tạo giáo viên thông qua “thông tin giáo dục, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ học tập suốt đời thông qua mạng lưới đào tạo giáo viên, truyền hình, vệ tinh và các phương tiện thông tin truyền thông khác; cải tiến mạnh mẽ chất lượng giảng dạy ở bậc tiểu học và trung học thông qua chương trình đào tạo quy mô lớn, chất lượng lớn, hiệu quả cao cũng như giáo dục thường xuyên” [23, 12] Áp dụng mô hình thống nhất là: “giảng dạy bộ môn chiếm 95% chương trình học, phương pháp sư phạm và tâm lý học chiếm 2 – 3 % chương trình học, phương pháp giảng dạy chiếm

2 – 3 % chương trình học” [23, 12]

Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao vị thế

xã hội của giáo viên bằng việc đưa nghề dạy học là nghề được bảo đảm, có thu nhập

ổn định trong xã hội Ngày 10 tháng 9 hàng năm kể từ năm 1985 được chọn làm ngày Nhà giáo [43], nghề dạy học trở thành nghề đầu tiên có một ngày kỉ niệm riêng Đến năm 1993, Luật giáo viên được ban hành, theo đó mức lương hưu của giáo viên cũng được tăng một cách đáng kể, giáo viên ở cả nước được hưởng các chính sách tương tự đối với cán bộ công chức về chăm sóc y tế

Trang 36

Nền giáo dục Pháp không liên quan tới tôn giáo, nghĩa là các trường công không giảng dạy tôn giáo như một số nước trong khu vực, để tạo sự gắn kết và hòa hợp trong xã hội Các nhà giáo dục Anh, Mỹ với quan điểm giáo dục thực dụng thì cho rằng giáo dục Pháp “quá chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức mà bỏ qua các việc phát triển các kỹ năng phân tích hay xây dựng nhân cách cho trẻ” [23, 63] Học sinh có rất ít hoạt động học tập nhóm, chịu nhiều áp lực từ chương trình học quá rộng và từ phía giáo viên Đặc trưng chung giáo dục Pháp là “rất đề cao học vấn, chú trọng truyền đạt kiến thức và dạy để học sinh vượt qua các kỳ thi” [23, 62] ,

“giáo viên không giữ vai trò chính trong việc chăm sóc đời sống cho học sinh” [23, 63] mà chính học sinh phải tự lo và tự chịu trách nhiệm về bản thân

Vị thế của giáo viên ở quốc gia này cũng rất được xã hội quan tâm và chú trọng Nhân dịp khai giảng năm học 2007 – 2008, Tổng thống Pháp Nilolas Sakozy

đã viết một bức thư dài gửi các nhà giáo dục nước Pháp, trong đó ông đề cập đến việc nâng cao địa vị nghề giáo được trích như sau:

“Hỡi các thầy cô giáo, các vị cũng xứng đáng nhận được sự tôn trọng Các vị đóng vai trò chính yếu Các vị thường đã học tập trong một thời gian dài Các vị phải thể hiện trí thông minh, lòng kiên nhẫn, tâm lý và năng lực Tôi biết nghề cao quý của giáo viên đòi hỏi cao đến mức nào, nó bắt buộc các vị phải hi sinh lớn lao đến mức nào, nó khó khăn và đôi khi bạc bẽo ra sao khi nạn bạo lực đã xâm nhập vào trường học Địa vị xã hội và sức mạnh của các vị bị giảm đi khi mà sứ mệnh của các vị trở nên gian nan và điều kiện làm việc của các vị trở nên khắc nghiệt hơn Đất nước nợ các vị lòng biết ơn lớn hơn, triển vọng sự nghiệp tốt hơn, một mức sống cao hơn và những điều kiện làm việc tốt hơn

Trước đây, giáo viên có một vị trí được thừa nhận trong xã hội vì nền Cộng hòa tự hào về các trường học của mình, về những người mà nó giao phó trách nhiệm trong các trường học đó Các giáo viên trung học và tiểu học đã tự hào về nghề nghiệp của mình, tự hào được phụng sự nền Cộng hòa, phụng sự ý tưởng nào

đó về con người và về sự tiến bộ Chúng ta phải khơi lại niềm tự hào đó Trong trường học của ngày mai, các vị sẽ được trả lương cao hơn, được tôn trọng hơn, và trái với chủ nghĩa bình quyền đã tồn tại khá lâu, các vị sẽ kiếm được nhiều tiền hơn,

Trang 37

sẽ thăng tiến nhanh hơn nếu các vị lựa chọn làm việc nhiều hơn và dành nhiều cố gắng hơn cho công việc của mình

Tôi muốn việc nâng cao địa vị nghề giáo trở thành một trong những ưu tiên trong nhiệm kỳ 5 năm của mình, bởi nó là điều không thể khác được trong việc cải cách trường học và cải tổ nền giáo dục của chúng ta Nhưng hỡi các thầy cô giáo, cũng giống như các bậc phụ huynh, các vị cần phải là tấm gương Hành vi, cách ứng xử, sự tỉ mỉ, tinh thần công bằng và tận tụy của các vị phải thật mẫu mực Các vị cũng phải làm gương bằng năng lực thể hiện quyền lực nhà giáo, bằng sự quan tâm thưởng phạt đúng người đúng tội.” [23, 81]

1.4.4 Phần Lan

Nước Cộng hòa Phần Lan là một quốc gia nằm ở Bắc Âu, có diện tích 338.145

km2 [47], lớn thứ 8 nhưng có dân số ít nhất châu Âu, khoảng 5,25 triệu người (năm 2005) [47] Ngôn ngữ chính của phần lớn dân số là tiếng Phần Lan và Thụy Điển Theo các nghiên cứu hiện nay về các chỉ số quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, Phần Lan được đánh giá là quốc gia ổn định thứ hai trên thế giới và là “một trong những quốc gia hàng đầu về chăm sóc y tế, chế tạo công nghệ cao, mức tăng trưởng GDP

và bảo vệ nhân quyền” [23, 84] Nền giáo dục hiện đại, luôn được xếp vào nhóm hàng đầu trên thế giới

Trợ cấp cho đầu tư giáo dục của nhà nước là “từ 25% đến 50% chi phí theo tính toán (nguồn thu thuế ở địa phương)” [23, 86], trong đó chi phí dành cho hoạt động giáo viên tiểu học và trung học, trung bình chiếm “57% đến 43% trong chi phí tính toán tương ứng” [23, 86] Nghề dạy học được xã hội cực kỳ coi trọng và đối với các học sinh sau khi học xong cấp ba thì sự lựa chọn học ngành này luôn rất được ưa chuộng nên tỷ lệ nộp hồ sơ tuyển sinh vào các trường đại học sư phạm rất cao, nhưng chỉ có 10% tổng số hồ sơ được nhận khi qua vòng phỏng vấn trực tiếp; điều ấy nói cho thấy, “học sinh được chọn đều là các học sinh đam mê, tâm huyết

và đa tài, có kỹ năng sư phạm tuyệt vời” [23, 91] Vì thế, “giáo viên sư phạm ở Phần Lan có vị thế đặc biệt so với các quốc gia khác” [23, 91] Trong hoạt động giao tiếp giữa giáo viên và học sinh “không chịu sự ràng buộc về lễ nghi” [23, 92],

Trang 38

nhưng sự kính trọng đối với giáo viên, đặc biệt ở các trường tiểu học là hiện hữu và

“sự kính trọng đó chủ yếu xuất phát từ đạo đức và trình độ của giáo viên” [23, 92] Giáo dục ở Phần Lan phân biệt rất rõ hệ thống trường đại học để đào tạo theo hướng hàn lâm, học giả và theo hướng bách khoa, trong đó, ngành sư phạm được đào tạo theo hướng hàn lâm nên giáo viên “không đơn thuần là một nhà giáo mà được xem là một nhà nghiên cứu độc lập” [23, 91], là người có khả năng tạo ra những lý thuyết mới Trong các quốc gia của khối OECD (Khối hợp tác phát triển kinh tế), giáo viên Phần Lan có vai trò lớn hơn nhiều trong việc “quyết định các hoạt động trong trường như chương trình giảng dạy, giáo án từng môn, sách giáo khoa, phương pháp đánh giá học sinh và các chính sách nội bộ của trường” [23, 85] Học sinh không phải dự một kỳ kiểm tra hay kỳ thi toàn quốc nào trong suốt quá trình học tập hoặc ở cuối kỳ học, “vai trò đánh giá học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên” [23, 91] Giáo viên còn có vai trò là những chuyên gia tư vấn, hướng dẫn (tối thiểu phải tốt nghiệp thạc sỹ) cho học sinh lựa chọn môn học, lập kế hoạch học tập sau khi kết thúc lớp 9 Ở nghề dạy học, không có khái niệm to tiếng, trừng phạt học sinh, do giá trị bình đẳng xã hội ăn sâu vào tiềm thức, một phần là được giáo dục trong chương trình đào tạo ở đại học Điều đó tưởng chừng như đơn giản thuộc

về đạo đức nhà giáo nhưng rất ít quốc gia làm được, nhất là giáo dục tiểu học “Mục đích công việc giảng dạy của giáo viên là hỗ trợ cho học sinh phát triển” [23, 94] 1.4.5 Hoa Kỳ

Hoa Kỳ hay Mỹ (tên chính thức: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) là quốc gia có diện tích 9.826.630 km2 [46], lớn thứ 3 trên thế giới và dân số khoảng trên 313 triệu người (năm 2012) [46] Là một quốc gia “đa văn hóa và đất nước của những người

di cư” [23, 97] Hầu hết người dân ở Hoa Kỳ có nguồn gốc từ các châu lục khác,

điều này làm ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của giáo dục của đất nước

Nền giáo dục Hoa Kỳ đã phát triển từ khi người Anh “di dân ồ ạt từ năm 1630” [19, 179] đến Bắc Mỹ, và hiện nay là một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới “Sự tiên tiến thể hiện ở cơ hội tiếp cận giáo dục, phương pháp giảng dạy, quy mô trường học và nghiên cứu trong giáo dục,…” [23, 97] Một đặc điểm riêng ở Hoa Kỳ là 17% trẻ em được cha mẹ giáo dục tại nhà với những lý do

Trang 39

liên quan đến “các giá trị đạo đức và tôn giáo; nhu cầu cần có giáo trình riêng; học sinh theo bố mẹ đi công tác dài ngày ở nước ngoài; đặc biệt chương trình dành cho học sinh thiểu năng muốn tránh những áp lực tiêu cực của xã hội” [23, 103] Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mô hình học trực tuyến cũng phổ biến cùng những khóa học ngắn hạn và dài hạn dành cho những người không có điều kiện đến trường học

Giáo dục Hoa Kỳ nổi tiếng với nền giáo dục hiện đại và đặc trưng về tính dân chủ cao, do đó giáo viên có thể tự thiết kế chương trình học, chọn lựa những giáo trình và phương pháp giảng dạy khác nhau để phù hợp với nhu cầu học sinh, còn học sinh thì tự lên kế hoạch học tập cho bản thân, được chọn trường, chọn môn học (trừ những môn học bắt buộc), chọn giờ học và chọn giáo viên theo yêu cầu “Giáo viên các cấp được gọi là người hướng dẫn Facilitator hoặc Instructor chứ không phải là người dạy Teacher” [23, 110], hướng dẫn học sinh cách suy nghĩ và hành động tích cực; học sinh đóng vai trò chủ đạo trong quá trình học, là nhân vật trung tâm, “là người đưa ra các nội quy lớp học” [23, 110], các điều lệ, quy định trong lớp, trong trường và tự chủ trong các hoạt động sinh hoạt ở trường như bản tin hàng ngày, đạo diễn, quay phim, biên tập, bình luận chương trình,… Khác với Việt Nam, lớp học ở Hoa Kỳ được “thiết kế theo từng bộ môn và học sinh di chuyển sau mỗi tiết học đến phòng bộ môn” [23, 110 – 111] Phương pháp dạy học chủ yếu là giáo viên cùng học sinh làm đề tài, làm dự án theo nhóm, giải quyết vấn đề dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của học sinh, giúp phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo của học sinh Giáo viên còn có vai trò “động viên, khuyến khích và hỗ trợ học sinh, giúp giải quyết nhu cầu đặc biệt cho học sinh” [23, 111]

Dân chủ và bình đẳng trong giáo dục nhưng nước Mỹ cũng không quên tôn vinh, ghi nhận những đóng góp và cống hiến của những người thầy cô giáo cho sự phát triển cuộc sống của mọi người Quốc hội Hoa Kỳ đã tuyên bố “ngày 7 tháng 3 năm 1980 như là ngày hiến chương nhà giáo của năm đó; sau đó, họ tiếp tục tổ chức vào tuần đủ đầu tiên của tháng 5 hàng năm cho đến năm 1985 và duy trì cho đến ngày nay” [43]

Trang 40

Nhìn chung, dù là nền giáo dục phương Đông hay phương Tây thì tùy theo lịch sử và nền văn hóa đặc trưng, mỗi quốc gia tổ chức kỉ niệm ngày hiến chương Nhà giáo theo những sắc thái khác nhau, vào những ngày làm việc bình thường hay

là một ngày nghỉ lễ nhưng đều với mục đích là tôn vinh nghề dạy học “Theo UNESCO, có hơn 100 quốc gia kỉ niệm ngày 5 tháng 10 kể từ năm 1994” [43] (ngày nhà giáo quốc tế), đó là sự ủng hộ của toàn thể cộng đồng đối với những người dạy học trên toàn cầu Điều đó là một minh chứng cho sự quan tâm đặc biệt của xã hội đến vị thế và vai trò của nghề dạy học ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới Vai trò của người thầy ở mỗi cấp bậc học, mỗi quốc gia cũng thể hiện khác nhau phụ thuộc vào nền giáo dục, điều kiện hiện có và văn hóa của quốc gia đó Tuy nhiên, người nghiên cứu xét thấy, ở các quốc gia có điều kiện kinh tế phát triển, với

sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến vào trong dạy học và đặc biệt là quan điểm “lấy người học làm trung tâm” như Phần Lan, Hoa Kỳ thì người thầy có điều kiện để thực hiện vai trò của mình tốt hơn và hiệu quả hơn

1.5 Khái quát về vị thế và vai trò của người thầy ở Việt Nam

1.5.1 Vị thế và vai trò của người thầy trong tư tưởng Hồ Chí Minh

1.5.1.1 Vị thế và vai trò của người thầy thể hiện trong từng giai đoạn

phát triển đất nước Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giữa vị thế, vai trò và nhiệm vụ của người thầy

có mối quan hệ mật thiết và không tách rời nhau Vai trò của người thầy trong xã hội được thể hiện qua những nhiệm vụ mà họ đảm nhận, người thầy đảm nhận tốt những nhiệm vụ ấy sẽ khẳng định được vị thế và vai trò của họ trong xã hội Qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, vị thế và vai trò người thầy có khác nhau nhưng đều được Người luôn quan tâm và chú trọng, điều đó được thể hiện qua những chính sách, những bức thư, tác phẩm viết về người thầy, về nghề dạy học Những năm đất nước còn chiến tranh, “Chương trình của Chính phủ ta là làm thế nào cho toàn quốc đồng bào ai cũng có ăn, có mặc, có học Vậy nên khẩu hiệu của chúng ta là:

1 Tăng gia sản xuất

2 Chống nạn mù chữ” [3, 220]

Ngày đăng: 24/08/2016, 01:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w