Trên báo kinh tế, khoa học 1 Trên báo kinh tế

Một phần của tài liệu SỰ THÂM NHẬP CỦA TIẾNG ANH VÀO TIẾNG VIỆT TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM (Trang 67 - 75)

- Hay là phụ từ dùng để biểu thị mức độ Ví dụ:

THỰC TRẠNG VÀ NHẬN XÉT

2.1.1. Trên báo kinh tế, khoa học 1 Trên báo kinh tế

2.1.1.1. Trên báo kinh tế

Tiến trình “đổi mới – mở cửa – hội nhập” cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm gần đây đã tạo điều kiện cho các từ ngữ kinh tế của tiếng Anh thâm nhập mạnh mẽ vào tiếng Việt. Trong đĩ, phải kể đến sự xuất hiện của các thuật ngữ khơng viết tắt, thuật ngữ viết tắt và tên riêng tiếng Anh trên các ấn phẩm kinh tế.

2.1.1.1.1.Thuật ngữ khơng viết tắt

Các thuật ngữ kinh tế của tiếng Anh xuất hiện trong báo chí tiếng Việt chủ yếu là đã được dịch nghĩa:

™ Dịch nghĩa

Như trên đã nêu, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt các thuật ngữ kinh tế nước ngồi (trong đĩ chủ yếu là của tiếng Anh) trong tiếng Việt. Những thuật ngữ này hầu hết đều mang những khái niệm mới đối với lĩnh vực kinh tế học Việt Nam. Việc nắm bắt ý nghĩa của các thuật ngữ này là việc làm cần thiết và cấp bách khơng chỉ đối với giới kinh doanh nĩi riêng mà cịn đối với tất cả các tầng lớp khác trong xã hội nĩi chung. Vì thế, giải pháp xử lý đầu tiên được chọn là dịch nghĩa các thuật ngữ này, giải pháp này cịn được gọi là sao phỏng ngữ nghĩa, tức là chỉ cĩ ý nghĩa của từ là ngoại lai, cịn hình thức của từ là bản ngữ (đa phần là những từ Hán Việt). Nĩ chỉ giữ lại cái biểu đạt và nghĩa ban đầu của yếu tố ngơn ngữ được sao phỏng (tiếng Anh) cũng cĩ thể bị biến đổi. Ví dụ, từ thương hiệu là hình thức của từ tiếng Việt để Việt hĩa nghĩa của từ trademark trong tiếng Anh. Cho đến nay, giải pháp này vẫn phát huy vai trị tích cực của nĩ trong việc phổ biến những khái niệm mới trong lĩnh vực kinh tế. Các tờ báo kinh tế, khi đề cập đến những thuật ngữ trong lĩnh vực cĩ liên quan, cũng đều chọn giải pháp này.

Tương tự là các trường hợp:

(1)Capital marketthị trường vốn

(2) Exchange market thị trường hối đối (2) Free trade mậu dịch tự do

(3) Market share thị phần (4) Quota hạn ngạch

(5) Share cổ phiếu

(6) Shareholder cổ đơng

2.1.1.1.2. Thuật ngữ viết tắt

Trong lĩnh vực kinh tế, các thuật ngữ viết tắt tiếng Anh thường đại diện cho tên của một tổ chức hay một đơn vị kinh tế nào đĩ. Khi vào báo chí tiếng Việt, tất cả những thuật ngữ viết tắt này đều được giữ nguyên dạng.

Ví dụ1: APEC là viết tắt của cụm từ “Asia Pacific Economic Cooperation” Trong báo tiếng Việt, từ này được giữ nguyên và người Việt mỗi lần đọc thấy từ này đều ngầm hiểu rằng nĩ được dùng thay cho cụm từ “Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương” như trong trường hợp sau:

“Tối qua, triển lãm “Hình ảnh APEC và di sản văn hĩa Việt Nam” chào mừng hội nghị các nhà lãnh đạo APEC 2006 và Ngày di sản văn hĩa Việt Nam

đã được khai mạc tại Trung tâm triển lãm văn hĩa –nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội. Với các hình ảnh và hiện vật giới thiệu khái quát về văn hĩa đặc trưng của các nền kinh tế thành viên APEC và các di sản văn hĩa Việt Nam như văn hĩa cổ vật, đồ gốm, ẩm thực và thời trang đặc sắc của cả 3 miền”

[Báo Thanh Niên, NNL55] Tương tự như vậy là trường hợp của các thuật ngữ khác như:

(1)ATM: Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tự động) Ví dụ:

“Sinh viên này sau khi rút tiền từ máy ATM ở Tp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (10 tờ mệnh giá 100.000 đồng) đã để quên trong túi quần khi giặt khiến tiền bị ướt”.

[Báo Thanh Niên, NNL 57] (2) FDI: Foreign Direct Investment (Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi)

Ví dụ:

“Ngân hàng Nơng nghiệp cĩ 340 dự án FDI với 2.272 triệu USD”. [Báo Nhân Dân, NNL 39] (3) ODA: Official Development Assistance (Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức)

Ví dụ:

“Trong giai đoạn 1992 – 2005, Nhật Bản đã tài trợ cho Việt Nam khoảng 11 tỉ USD vốn ODA, chiếm 30% tổng lượng ODA cam kết dành cho Việt Nam trong giai đoạn này”.

[Báo Tuổi Trẻ, NNL 86] (4) OECD: Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế)

Ví dụ: :

OECD: Kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng mạnh bất chấp giá dầu mỏ tăng”.

(5) OPEC: Organization of Petroleum Exporting Countries (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ)

Ví dụ:

OPEC cho biết, nếu Iran ngưng xuất khẩu dầu thì họ cĩ thể sản xuất bổ sung hêm 2 triệu thùng/ngày (tức mỗi ngày thiếu khoảng 0,5 triệu thùng)…”

[Báo Sài Gịn Giải Phĩng, NNL 47] (6) PNTR: Permanent Normal Trade Relations (Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn).

Ví dụ:

“Hạ viện Mĩ chưa thơng qua PNTR cho Việt Nam”.

[Báo Thanh Niên, NNL62] (7) WTO: World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới), Ví dụ:

“Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO”.

[Báo Tuổi Trẻ, NNL92] (8) USD: United States Dollar (Đơn vị tiền tệ của Mĩ)

Ví dụ:

“ Cách đây hơn 10 năm (1996) hai vợ chồng người Nga sống tại Hoa Kỳ là Lucy Edwards (cựu phĩ Chủ tịch BNY (ngân hàng New York) và Peter Berlin đã mở tài khoản tại ngân hàng BNY và dùng hai tài khoản đĩ để chuyển hàng tỉ USD ra khỏi nước Nga mà khơng đĩng bất cứ khoản thuế nào”.

[Báo Đầu Tư Tài Chính, NNL10] Bên cạnh những từ viết tắt tiếng Anh, hiện nay xuất hiện một xu hướng là tên tắt của các tổ chức kinh tế, xã hội Việt Nam được đặt bằng tên tắt tiếng Anh đã tăng vọt (và áp đảo tên tắt bằng tiếng Việt). Cách tạo tên tắt này là: từ một tên gọi đầy đủ tiếng Việt, người ta dịch ra tên gọi bằng tiếng Anh, rồi dựa trên cơ sở tên đầy đủ của tiếng Anh để đặt tên tắt. Chẳng hạn:

(1) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đơng Ỉ Oriental Commercial Joint Stock Bank Ỉ OCB

OCB sẽ đầu tư đúng mức cho tương lai, như mua sắm tài sản, xây dựng các cơng trình mở rộng mạng lưới hoạt động, xây dựng trung tâm dữ liệu…”.

[Báo Đầu Tư Tài Chính, NNL10] (2) Ngân hàng Sài Gịn Thương tínỈ Sai Gon Commercial BankỈSacombank.

Ví dụ:

“Đến thời điểm hiện nay, Sacombank hiện đang tiếp tục dẫn đầu khối ngân hàng cổ phần trong cả nước về mạng lưới hoạt động nhiều nhất (109 điểm) và vốn điều lệ cao nhất (1.250 tỷ đồng)…”.

[Báo Sài Gịn Giải Phĩng, NNL 49] (3) Hội sản xuất thức ăn chăn nuơi Việt Nam Ỉ Vietnam Food Administration ỈVFA.

Ví dụ:

“Theo VFA, năm ngối kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuơi gần 500 triệu đơ la Mỹ và như vậy nguyên liệu nhập khẩu chiếm 45-50% giá trị một tấn thức ăn chăn nuơi Việt Nam”

[Báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gịn, NNL 76] (4) Cơng ty Cổ phần Aùnh Dương Việt NamỈVietnam Sunlight CompanyỈVinasun.

Ví dụ:

Vinasun tăng vốn lên 170 tỉ đồng”

[Báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gịn, NNL 78] (5) Cơng ty cổ phần Đầu tư tài chính Sài Gịn Thương Tín Ỉ Sai Gon Commercial Joint Stock Investment Company ỈSacomInvest.

Ví dụ:

“Lĩnh vực hoạt động của SacomInvest bao gồm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án về điện lực, du lịch; làm đầu mối thu xếp nguồn vốn và kêu gọi các tổ chức nước ngồi đầu tư vào Việt Nam; tư vấn quản lý kinh doanh, quản lý dự án đầu tư và kinh doanh bất động sản”

[Báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gịn, NNL 78] (6) Tổng cơng ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ỈState Capital Investment Corporation ỈSCIC.

Ví dụ:

“Mặc dù SCIC đã hoạt động một năm, và Chính phủ đã quy hoạch tương đối rõ ràng về “danh mục” doanh nghiệp nhà nước chuyển vốn về SCIC,

nhưng cịn khơng ít lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan chủ quản đề nghị thẳng với SCIC, là “quản lý thì đừng kinh doanh”, cĩ nhiều địa phương đề nghị SCIC

phải cĩ chi nhánh, cơ sở ở đĩ.”

[Báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gịn, NNL79] Cách đặt tên tắt này đang rất được thịnh hành ở Việt Nam, và được đơng đảo mọi người chấp nhận như là một biểu hiện tích cực của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Khơng chỉ giới doanh nghiệp, thương mại mà cả những tầng lớp khác trong xã hội như nghệ sĩ, nhà khoa học, giáo viên, học sinh… cũng quen thuộc với cách phát âm và viết tắt của các cơng ty, tổ chức như trên. Chẳng hạn như, người ta quen gọi là Sacombank hay VNPT

thay vì là Ngân hàng Sài Gịn Thương tín hay Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (Vietnam Post Telecommunication). Sự xuất hiện của các dạng viết tắt này gắn liền với những chuyển biến trong xã hội: Một mơi trường xã hội mới sẽ tạo ra một mơi trường ngơn ngữ mới trong đĩ diễn ra quá trình tiếp xúc, tương tác tạo mới giữa những yếu tố bản ngữ và ngoại lai.

2.1.1.1.3. Tên riêng

Tên riêng hiện diện trên báo kinh tế dưới các hình thức phiên âm, dịch nghĩa và giữ nguyên dạng.

™ Phiên âm

(1) Berlin Ỉ Béclin / Béc-lin Ví dụ:

“Sáng 3/9, tại trụ sở Bộ Kinh tế và Cơng nghiệp Đức ở Béclin, khoảng 50 doanh nghiệp Đức mong muốn tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam đã tham gia Hội thảo về kinh tế Việt Nam với chủ đề “Việt Nam – Điểm đến của đầu tư nước ngồi”.

[Báo Kinh Tế và Đơ Thị,NNL32] “Sáng 3/9, tại trụ sở Bộ Kinh tế và Cơng nghiệp Đức ở Béc-lin

diễn ra Hội thảo về kinh tế Việt Nam với chủ đề “Việt Nam – Điểm đến của đầu tư nước ngồi”.

[Báo Nhân Dân,NNL 41] (2) Cambodia ỈCampuchia

Ví dụ:

“Với chính sách miễn thuế hồn tồn (giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu) cho người dân Campuchia vào mua sắm hàng hĩa tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh, siêu thị miễn thuế GC đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước”

[Báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gịn, NNL 75] (3) Singapore ỈXinhgapo

Ví dụ:

“Thời gian gần đây, các nhà đầu tư Xinhgapo đang dành sự quan tâm lớn đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam với một lượng vốn khá lớn đổ vào các dự án xây dựng quần thể nhà ở, văn phịng, khách sạn.”.

[Báo Kinh Tế và Đơ Thị, NNL 31]

™ Dịch nghĩa

Giải pháp này được áp dụng đối với những tên tiêng (chủ yếu là tên các quốc gia)tiếng Anh vốn đã rất quen thuộc với người Việt, chẳng hạn như:

(1) America ỈMỹ Ví dụ:

“Thống kê cho thấy các nhà đầu tư Mỹ đang gia tăng nguồn vốn gián tiếp vào Việt Nam thơng qua các quỹ đầu tư nước ngồi”

[Báo Kinh Tế và Đơ Thị, NNL 31] (2) America ỈHoa Kỳ

Ví dụ:

“Liên Bộ Thương mại – Cơng nghiệp vừa cĩ thơng báo về việc điều hành hạn ngạch dệt may sang thị trường Hoa Kỳ những tháng cuối năm 2006”

[Báo Người Lao Động, NNL36] (3) KoreaỈ Hàn Quốc

Ví dụ:

Hàn Quốc đứng đầu trong số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 214 dự án cĩ tổng vốn đăng kí trên 1,4 tỉ đơ la Mỹ”

(4)India ỈAán Độ Ví dụ:

“Tuy mới trở thành xu hướng trong vài năm gần đây, nhưng các cơng ty cơng ty Ấn Độ đã rất nhiều sự chú ý trong giới kinh doanh khi mua lại một số cơng ty của nước ngồi.”

[Báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gịn, NNL 74] (5) JapanỈNhật Bản

Ví dụ:

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng được nâng mức dự báo tăng trưởng lên 2,6% trong năm nay và 2% trong năm tới, cao hơn những dự báo hồi tháng 4”.

[Báo Nhân Dân, NNL 40] (6) Switzerland ỈThụy Sĩ

Ví dụ:

Thụy Sĩ viện trợ cho Việt Nam 1 triệu USD để thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ”

[Báo Kinh Tế và Đơ Thị,NNL 31]

™ Giữ nguyên dạng

Theo xu thế chung của quá trình hội nhập tồn cầu, hiện nay đa số tên riêng tiếng Anh trên các tờ báo kinh tế ờ nước ta được viết theo đúng với nguyên ngữ. Sau đây là những trường hợp tiêu biểu:

(1) Angola Ví dụ:

“Ngày nay, Angola là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai của châu lục, sản lượng tăng 25% mỗi năm.”

[Báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gịn, NNL77] (2) Australia

Ví dụ:

Australia kiểm tra nghiêm ngặt thủy sản nhập khẩu”

(3)Israel Ví dụ:

“Doanh nghiệp Israel cĩ nhiều cơ hội đầu tư cho nơng nghiệp Hà Nội”

[Báo Kinh Tế và Đơ Thị, NNL30] (4) Nigeria

Ví dụ:

Nigeria là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Phi, nhưng hai phần ba trong số 135 triệu dân nước này vẫn nghèo khổ, một phần ba thất học, 40% khơng cĩ nước sạch và điện.”

[Báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gịn,NNL 77] (5)Singapore

Ví dụ:

Singapore tuần rồi cĩ gì mới lạ? Cĩ khoảng 12.000 doanh nhân tại Singapore và trên khắp thế giới đã tập trung về đây dự hội thảo Doanh nhân tồn cầu (Global Entrepolis) được tổ chức trung trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế Suntec từ 26 đến 30 tháng 9”.

[Báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gịn, NNL 73]

2.1.1.2. Trên báo khoa học 2.1.1.2.1. Trong lĩnh vực y học

Một phần của tài liệu SỰ THÂM NHẬP CỦA TIẾNG ANH VÀO TIẾNG VIỆT TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)