Đóng góp của khóa luận - Đề tài trình bày một cách có hệ thống quá trình các chúa Nguyễn từng bước mở rộng,sát nhập các vùng đất mới vào lãnh thổ của mình, tạo thành một vùng cát cứ vữ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu và kết quảnghiên cứu trong khóa luận là trung thực Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có kếthừa và tham khảo tư liệu của các công trình nghiên cứu khoa học trước đây
Tác giả khóa luận
Lê Thị Thương
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Thế Hoàn, người trựctiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để em hoàn thành được khóaluận tốt nghiệp này
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khoa học xã hội trườngĐại học Quảng Bình đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp cho
em trong 4 năm học qua Các thầy cô là những tấm gương về lao động và tận tụy vớihọc trò mà em sẽ mãi noi theo
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn nhiều bạn trong lớp đã giúp tôi trong việc tìm kiếm
tư liệu và cung cấp cho tôi những tư liệu quan trọng, cần thiết phục vụ cho việc nghiêncứu đề tài
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện trường Đại học Quảng Bình đã giúp tôitrong quá trình tìm kiếm và mượn tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoànthành đề tài này
Được sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè, cùng với những nỗ lực của bản
thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đề tài “Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của chúa Nguyễn từ thế kỷ XVI – XVIII ”, xin kính trình quý thầy cô trong
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn, khóaluận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Rất mong được sựgóp ý và chỉ dẫn của thầy cô
Em xin trân trọng cảm ơn
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, vấn đề mở mang, khai phá đất đailuôn được coi là một vấn đề quan trọng Có hiểu được quá trình Nam tiến của dân tộcViệt Nam đồng thời cũng là lịch sử khai hoang vùng đất phía Nam chúng ta mới biết trântrọng những thành quả hết sức to lớn mà ông cha ta đạt được trong các thế kỉ trước
Trong lịch sử Nam tiến của người Việt, thì quá trình mở rộng lãnh thổ cũng nhưkhai phá đất đai trong thế kỉ XVI, XVII, XVIII dưới thời các chúa Nguyễn chiếm vị tríhết sức đặc biệt Với sự cố gắng không ngừng, mà ở các thế kỉ này lãnh thổ nước ta được
mở rộng một cách mạnh mẽ nhất Đồng thời với quá trình di dân của người Việt đếnnhững vùng đất mới, hàng ngàn xóm làng trù phú đã được mọc lên biến vùng đất ĐàngTrong trở thành một vùng đất sầm uất Điều này đã tạo nên sự thay đổi to lớn của ĐạiViệt trong suốt mấy thế kỉ, dần kéo trọng tâm văn hoá kinh tế chính trị của cả nướcxuống phía Nam Những thành tựu đó đã đóng vai trò rất tích cực trong nền văn hoá ViệtNam
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp thấy rõ thêm quá trình các chúa Nguyễn lập ra
cơ sở cát cứ vững chắc của mình, tạo cơ sở cho các vua triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX cóđiều kiện phát triển quy mô lãnh thổ và xây dựng chính quyền quốc gia thống nhất Điềunày sẽ góp phần đánh giá thêm triều Nguyễn sau này về những đóng góp cũng như hạnchế đối với tiến trình phát triển lịch sử dân tộc nói chung
Trong quá trình phát triển đất Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã mở mang một vùnglãnh thổ rộng lớn về phía Nam của đất nước hiện nay Tuy nhiên, sự nghiệp này của cácchúa Nguyễn vẫn mang nhiều bí ẩn lịch sử, do đó gây nên những ý kiến không thống nhấtthậm chí trái ngược nhau
Tóm lại, với những lý do nêu trên nên tác giả đã chọn “Quá trình mở rộng lãnh thổ
về phía Nam của chúa Nguyễn từ thế kỷ XVI – XVIII” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
Trang 5Phan Khoang với tác phẩm sử học: “Việt sử xứ Đàng Trong” đây là một công trình
tương đối hoàn chỉnh, trong đó tác giả trình bày lần lượt về lịch sử vùng đất Đàng Trong,
mà trọng tâm lúc này là Thuận Hoá Các phần sau tác giả trình bày về tổ chức chínhquyền, thuế khoá, phong tục tập quán, giáo dục Tác giả dành khá nhiều cho quá trình
“Nam tiến của dân tộc” Đề cập đến công cuộc khẩn hoang và chú trọng đến vùng Nam
Bộ, ở Thuận - Quảng tuy có đề cập song chưa cụ thể
Tác giả Sơn Nam có tác phẩm: “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” đã trình bày lại
tiến trình lịch sử của miền Nam trong việc mở mang đất đai canh tác, củng cố chínhquyền, xác định biên giới, xây dựng các cơ sở vật chất Tác phẩm đã cung cấp cho ngườiđọc một cách khái quát quá trình thiên di, sinh cơ lập nghiệp của lưu dân Việt trên vùngđất mới phía Nam gần ba thế kỷ qua
Ngày 10/11/2011 Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả
nghiên cứu đề án khoa học xã hội cấp nhà nước: Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ do giáo sư Phan Huy Lê làm chủ nhiệm và hội khoa học lịch sử Việt Nam
làm cơ quan chủ trì đề án Đây là một thành tựu nghiên cứu khoa học xã hội về vùng đấtNam Bộ có quy mô và tiêu biểu nhất trong gần thế kỷ qua cả về nội dung phong phú lẫnquan điểm và phương pháp tiếp cận tiên tiến giúp cho tác giả tiếp thu, kế thừa và nghiêncứu
Ngoài ra còn có nhiều công trình có liên quan đến vấn đề này cũng đã dược công bốtrên các tạp chí, báo chí trung ương và địa phương
Tóm lại, nghiên cứu vấn đề này đã có nhiều tác giả quan tâm song do mục đích vàquan điểm của người viết nên các công trình trên chỉ khai thác từng khía cạnh nhỏ hoặc
cả vùng đất Đàng Trong Trên cơ sở những công trình đó, tác giả đã tiếp thu những kếtquả để làm rõ vấn đề mình quan tâm
3 Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu
Góp phần khẳng định giá trị và tầm quan trọng của quá trình mở rộng lãnh thổ về
phía Nam của chúa Nguyễn trong các thế kỷ XVI - XVIII
Mặt khác nghiên cứu hoàn thành đề tài này trang bị cho tôi thêm về mặt phương
pháp luận và hiểu thêm về “Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của chúa Nguyễn
từ thế kỷ XVI - XVIII ”, cũng như làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy sau này Hệ
thống hóa những tài liệu có liên quan đến đề tài, đưa đến cho người đọc một cái nhìn
Trang 6toàn diện và đi sâu làm rõ “Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của chúa Nguyễn
từ thế kỷ XVI - XVIII”.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Không gian của khóa luận được giới hạn trong phạm vi một số tỉnh ở phía Nam
như: Quảng Nam, Phú Yên, Đồng Nai, Hà Tiên, Mỹ Tho…Đây là vùng đất được chúa
Nguyễn mở mang, khai phá trong thời gian cầm quyền ở Đàng Trong
Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu ba thế kỷ XVI, XVII, XVIII, kể từ khiNguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá năm 1558 đến năm 1774 khi khởi nghĩa Tây Sơnbùng nổ, lật đổ chúa Nguyễn, đưa Đàng Trong bước vào một giai đoạn lịch sử mới
Trọng tâm nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu “Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của chúa Nguyễn từ thế kỷ XVI - XVIII ”.
5 Nguồn tư liệu
Tác giả đã tham khảo tư liệu trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn và "Ô châu cận lục” của Dương Văn An, "Lam sơn thực lục" của Nguyễn Trãi, "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú là những nguồn tư liệu gốc rất quý giá về vùng đất Đàng Trong Bên cạnh đó, còn có một số sách chuyên khảo như "Lịch sử khẩn hoang miền Nam" của Sơn Nam, "Việt sử xứ Đàng Trong" của Phan Khoang, "Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế
xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII" của LiTana do Nguyễn Nghị dịch
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như tác phẩm của cáctác giả Huỳnh Lứa, Trương Minh Đạt… kỷ yếu hội thảo, đề tài khoa học và đặc biệt làcác công trình gần đây của hội Khoa học lịch sử Việt Nam là nguồn tài liệu để chúng tôi
kế thừa, khai thác
Các tài liệu Internet cũng đã cung cấp cho tác giả những bổ sung kiến thức mà khóaluận cần cập nhật Tuy vậy đây được xem là nguồn tài liệu bổ trợ mang tính chất thamkhảo và trong quá trình sử dụng tác giả đã rất thận trọng trong việc trích dẫn và luôn lưu
ý đến việc đối chiếu, so sánh để thẩm định độ chính xác, tin cậy của tư liệu
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận:
Tiến hành nghiên cứu khóa luận trên cơ sở vận dụng quan điểm phương pháp luận
Mác xít-Lênin nít và tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhận thức và nghiên cứu lịch sử
* Phương pháp nghiên cứu:
Trang 7Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử, do đó phương pháp nghiên cứu chủ yếu làphương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại những nét chung nhất về lịch sử giai đoạn này.Bên cạnh đó phương pháp logic cũng được sử dụng để đưa ra những nhận định, đánh giámang tính khái quát Đồng thời là việc sử dụng các phương pháp sưu tầm tư liệu, tiếp thu
và chọn lọc những nguồn sử liệu có liên quan đến đề tài, đối chiếu so sánh giữa các tưliệu để tìm ra các tư liệu có độ chính xác cao
7 Đóng góp của khóa luận
- Đề tài trình bày một cách có hệ thống quá trình các chúa Nguyễn từng bước mở rộng,sát nhập các vùng đất mới vào lãnh thổ của mình, tạo thành một vùng cát cứ vững chắccủa chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đồng thời là quá trình các cư dân Việt đến khaiphá, làm ăn sinh sống
- Đóng góp những nguồn tư liệu quý cho việc giảng dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế
kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII, đồng thời việc nghiên cứu đề tài sẽ chỉ rõ được nhữngthành quả thu được trong quá trình Nam tiến
- Hệ thống hóa các nguồn tài liệu về vấn đề “Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của chúa Nguyễn từ thế kỷ XVI - XVIII” Đề tài còn là nguồn tư liệu tham khảo cho cán
bộ, học viên, sinh viên trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập
8 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo nội dung chính của khóa luận gồm 2chương:
Chương I: Nguyễn Hoàng với sự nghiệp khai phá Đàng Trong.
Chương II: Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của chúa Nguyễn từ thế
kỷ XVI – XVIII.
Trang 8CHƯƠNG I NGUYỄN HOÀNG VỚI SỰ NGHIỆP KHAI PHÁ
ĐÀNG TRONG
1.1 Nguyễn Hoàng và con đường về phương Nam
Công cuộc mở cõi, mở rộng lãnh thổ của Đại Việt về phía Nam gắn liền với nhânvật Nguyễn Hoàng Nguyễn Hoàng (1525-1613), là người Gia Miêu, huyện Tống Sơn,phủ Hà Trung, trấn Thành Hóa (nay thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), là con thứhai của Thái sư thượng phụ Hưng quốc công Nguyễn Kim, cháu nội Hữu vệ Điện tiềntướng quân An Thanh hầu Nguyễn Hoằng Dụ, theo cha trung hưng nhà Lê, từng đượcvua Lê Trang Tông phong tước Hạ Khê hầu, sau phong lên Đoan quận công NguyễnHoàng là một trong những vị tướng lập được nhiều chiến công trong việc đánh bại họMạc Năm 1545, Nguyễn Kim chết, người con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đãnhanh chóng thâu tóm mọi quyền hành, loại dần những đối thủ muốn tranh giành quyềnlực với mình
Sau khi nắm được mọi quyền lực, Trịnh Kiểm đã tìm mọi cách để hãm hại hai vịtướng cũng là hai người con của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng Saukhi người anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết hại, Nguyễn Hoàng cảm thấy tínhmạng của mình luôn bị đe dọa Để phòng thân và chờ cơ hội chống lại Trịnh Kiểm, bềngoài Nguyễn Hoàng tỏ ra thần phục, hòa thuận với anh rể, vẫn làm theo những gì TrịnhKiểm sai khiến để khỏi bị nghi ngờ; nhưng bên trong ông luôn âm thầm tìm mọi cách để
tạo dựng cơ nghiệp lâu dài cho họ Nguyễn “Đến khoảng năm Thuận Bình đời vua Lê Trung Tông do có công, Quận công được tiến phong làm Đoan quận công Hữu tướng của triều Lê là Trịnh Kiểm cầm giữ binh quyền, chuyên chế mọi việc Tả tướng là Lãng quận công Uông, con trưởng của Triệu tổ bị Trịnh Kiểm hãm hại Kiểm thấy chúa công danh ngày càng lớn nên ghét Chúa cũng biết vậy nên trong lòng áy náy không yên, ngầm bàn với Nguyễn Ư Dĩ, vờ cáo bịnh, cốt giữ mình cho kín để họ Trịnh không nghi ngờ gì Chúa nghe tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm, từng làm đến Thái bảo đã về trí sĩ là người giỏi về thuật số, liền bí mật sai người tới hỏi Bỉnh Khiêm nhìn hòn non bộ trước sân mà ngâm rằng: “Hoành sơn nhất đại, vạn đại dung thân” [26, tr.27].
Sau khi được sứ giả về thuật lại câu nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng đãhiểu được lời mà Bỉnh Khiêm khuyên mình Cũng trong thời gian này, vùng Thuận Hóa
Trang 9mới được dẹp yên, tuy nhà Lê đã đặt các chức quan để cai trị, nhưng nhân dân ở vùngnày vẫn chưa một lòng, vẫn còn xảy ra nhiều cuộc bạo loạn, chống đối của nhân dân.Trịnh Kiểm cũng đang lo lắng tìm cách để giải quyết những bất ổn ở Thuận Hóa Nhân
cơ hội đó Nguyễn Hoàng đã nhờ chị của mình là Ngọc Bảo – vợ Trịnh Kiểm nói vớiTrịnh Kiểm cho mình được vào làm Trấn thủ đất Thuận Hóa Trịnh Kiểm thấy vùng đất
đó hiểm trở xa xôi, và cũng muốn nhờ những dư đảng của họ Mạc để tiêu diệt NguyễnHoàng và muốn loại trừ ông ra khỏi công việc triều đình nên tâu lên vua Lê và đồng ýcho đi ngay Vua Lê Anh Tông lên ngôi, Trịnh Kiểm đã dâng biểu xin cho Nguyễn
Hoàng vào làm trấn thủ đất Thuận Hóa : “Thuận Hóa là nơi quan trọng, quân và của do đấy mà ra, buổi quốc sơ nhờ đấy mà nên nghiệp lớn Nay lòng dân hãy còn giáo giở, nhiều kẻ vượt biển theo họ Mạc, sợ có kẻ dẫn giặc về cướp, ví không được tướng tài trấn thủ vỗ yên thì không thể xong Đoan quận công là con nhà tướng, có tài trí mưu lược, có thể sai đi trấn chỗ ấy, để cùng với tướng trấn thủ Quảng Nam cùng nhau giúp sức thì mới để lo đến miền Nam” [26, tr.27] Vua Lê nghe theo và trao cho Nguyễn Hoàng chức
Trấn thủ Thuận Hóa, ban ấn tín, ủy thác mọi việc và chỉ yêu cầu hàng năm phải nộp đủthuế Đó là những sự kiện xảy ra vào năm 1558
Lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã củng cố thêm lòng quyết tâm của NguyễnHoàng Vào nam, một vùng đất rộng còn hoang vu, nhiều điều kiện thuận lợi về conngười, vật lực, tạo điều kiện cho ông gây dựng nghiệp lớn, góp phần mở mang bờ cõi vềphía Nam Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào nam nhận chức Trấn thủ Thuận Hóa Theoông là những người thân thuộc của dòng họ, những trung thần của nhà Lê Họ đi vào nam
có lẽ vì mục đích tìm một tương lai sáng sủa ở vùng đất mới chứ không phải như Nguyễn
Hoàng để lẩn tránh một mối nguy hiểm “Họ là những trung thần của nhà Lê Một gia phả ở Quảng Nam ghi nhận ông tổ của họ là một viên chức cao cấp của Lê Duy Tri, anh
em với vua Lê Kính Tông (1600-1619) Khi vua Lê Kính Tông bị chúa Trịnh ép thắt cổ chết vào năm 1619, Lê Duy Tri và tùy tùng đã tới trốn ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa và
ở xã Thanh Châu, phủ Điện Bàn, Quảng Nam năm 1623 Cũng chính Tiền Biên đã ghi là một số quan chức cao cấp của nhà Lê bỏ đi về phương Nam năm 1558 với Nguyễn Hoàng và nhiều gia đình cùng quê với họ Nguyễn ở Thanh Hóa” [17, tr.30] Ông đã cho
xây dựng dinh ở Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh QuảngTrị Ông đã hết sức quan tâm đến việc vỗ về yên dân, trọng hào kiệt, thực hiện các chínhsách giảm sưu thuế cho nhân dân, tiến hành khai khẩn đất hoang, lập ấp, chăm lo phát
Trang 10triển, nuôi sức dân nhằm tính kế lâu dài Chính những chính sách đó đã giúp NguyễnHoàng nhanh chóng vỗ về được dân chúng ở vùng đất còn mới mẽ và hoang vu này Chỉsau một thời gian ngắn, vùng đất thường xảy ra các cuộc nổi loạn nay đã được dẹp yên,
cơ nghiệp của họ Nguyễn bắt đầu được xây từ nền móng vững chắc Sự kiện này cũng
được Quốc sử quán triều Nguyễn chép lại trong Đại Nam thực lục như sau: “Mậu Ngọ, năm thứ nhất, mùa đông tháng 10, chúa bắt đầu vào trấn thủ Thuận Hóa, 34 tuổi Những người bộ khúc đồng hương ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng ở xứ Thanh Hoa đều vui lòng đi theo Dựng dinh ở xã Ái Tử Phàm quan lại tam ty do nhà Lê đặt đều theo lệnh chúa Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục, bấy giờ thường xưng là chúa Tiên Nghiệp đế dựng lên, thực là xây nền từ đấy” [33, tr.28] Nhờ vậy mà vùng đất Thuận Hóa trở thành vùng đất hứa cho cư dân Đàng
Ngoài (người nghèo khổ, nạn nhân của chiến tranh…) di cư vào sinh sống liên tục
Để tránh sự nghi ngờ của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng vẫn thường xuyên tổ chứccống nạp đầy đủ hàng năm và ra ngoài Bắc chầu vua Lê Năm 1569 ông ra Yên Trườngchầu vua Lê, đem theo nhiều khoản cống nộp Năm 1570, vua Lê và Trịnh Kiểm giaoluôn cho ông chức trấn thủ của Quảng Nam Năm 1572, tướng nhà Mạc là Mạc Lập Bảođem quân đánh Thuận Quảng Nguyễn Hoàng đã dùng mĩ nhân kế và giết được Mạc LậpBảo, đánh tan quân nhà Mạc Nhờ lập được công lớn trong việc dẹp yên dư đảng của họMạc mà ông được vua Lê ban thưởng và phong thêm chức tước Năm 1573, vua Lêphong cho Nguyễn Hoàng lên chức Thái phó, sai ông phải chứa thóc để sẳn ở vùng biên
ải và hàng năm đem nộp về triều đình 400 cân bạc, 500 tấn lụa Năm 1593, NguyễnHoàng cùng ba con trai đem tướng sĩ, voi, ngựa, thuyền binh về kinh để lạy chào, cònđem theo sổ sách về binh lương, tiền lụa, vàng bạc, châu báu và kho tàng của cả hai trấnThuận Hóa và Quảng Nam về nộp Hành động đó của Nguyễn Hoàng cho thấy, bề ngoàiông vẫn rất trung thành với Vua Lê và nộp đủ mọi khoản thuế thu, cống nộp mà vua Lêyêu cầu Nhưng thực chất những hành động đó của Nguyễn Hoàng chỉ vì mục đích chemắt họ Trịnh, với mưu đồ gây dựng cho họ Nguyễn một cơ nghiệp ở phía Nam đủ sức đểđối đầu với họ Trịnh ở Đàng Ngoài Hành động của ông đã làm cho họ Trịnh ít ngờ vựchơn, do vậy Trịnh Tùng đã dâng biểu xin phong cho ông làm Tả đô đốc Trung quân phủ,Thái úy Đoan quốc công Sau đó sai ông đem quân đi đánh dẹp tàn dư họ của Mạc ở SơnNam và Hải Dương Lúc bấy giờ Nguyễn Hoàng đang rất nôn nóng để trở về Thuận Hóa,
Trang 11nhưng Trịnh Tùng tìm cách để giam chân ông trên đất Bắc, nên cứ luân chuyển ông điđánh giặc hết chổ này tới chổ khác
Năm 1600, nhân sự việc tướng nhà Mạc là Phan Ngạn, Ngô Đình Nga, Bùi VănKhuê ngầm theo kế của ông nổi lên ở Sơn Nam, đánh phá cửa Đại An, Nguyễn Hoàng đãxin đem quân đi đánh, để lại con trai thứ năm là Nguyễn Hải và cháu nội là Nguyễn Hắclàm con tin ở lại kinh đô Trịnh Tùng trước đó đã giao cho Vinh quốc công Hoàng Đình
Ái trấn giữ phía Nam của Sơn Nam,một mặt cũng đề phòng tàn dư của họ Mạc nổi loạn,mặt khác củng ngấm ngầm giữ không cho Nguyễn Hoàng rút về Thuận Quảng, tưởng sẽkhông có vấn đề gì nên cho Nguyễn Hoàng đem quân đi đánh dẹp Sau khi được TrịnhTùng cho phép, Nguyễn Hoàng đã dẫn quân đi, đến cửa Đại An, ông liền cho đốt hếtdoanh trại, xin Phan Ngạn, Ngô Đình Nga và Bùi Văn Khuê, nhường cho một số thuyền
bè rồi đem quân lên thuyền rút hết vào Nam
Trịnh Tùng nghe tin rất tức giận, đã triệu Đình Ái về triều quát mắng thậm tệ,nhưng sau đó đã viết thư vào nam cho Nguyễn Hoàng, khuyên Nguyễn Hoàng nhận lỗi
và chở thóc lúa, vàng bạc ra Bắc cống nộp, lấy công chuộc tội Để làm hòa dịu với họTrịnh, Nguyễn Hoàng đã gả con gái của mình là công chúa Ngọc Tú cho Trịnh Tráng,con trai của Trịnh Tùng Cũng từ đó Nguyễn Hoàng đã không ra chầu ngoài kinh nữa mà
ở luôn lại trong nam, ráo riết xây dựng cơ ngơi ở vùng đất mới như một triều đình riêngbiệt, hàng năm vẫn cho người mang đồ cống nạp ra Bắc Cùng với việc chấn chỉnh bộmáy cai trị, tăng cường binh lính, tích trữ lương thảo, Nguyễn Hoàng còn cho xây dựngnhiều chùa chiền, thực hiện nhiều chính sách giảm tô thuế, khuyến khích khai hoang mởrộng diện tích sản xuất Tiềm lực của Đàng Trong ngày càng lớn mạnh, đủ sức để có thểđối kháng với họ Trịnh ở Đàng Ngoài
Năm 1613, biết mình đã già yếu, khó sống lâu thêm nữa, ông đã cho triệu người con
thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên, đang làm trấn thủ Quảng Nam về dinh căn dặn: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Hoành Sơn và sông Linh Giang hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và Thạch Bi Sơn vững bền Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng
võ Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ ngơi muôn đời, còn nếu thế lực không địch được thì cố giữ vững đất đai chờ cơ hội, chứ đừng
bỏ quên lời dặn của ta” [26, tr.37] Qua lời dặn của chúa Tiên Nguyễn Hoàng với con
trai Nguyễn Phúc Nguyên, ta cũng nhận thấy được tham vọng của chúa Tiên nuôi chí mởrộng lãnh thổ để gây dựng cơ nghiệp Vấn đề là mở rộng về phía nào? Phía Bắc là vùng
Trang 12đất của chính quyền họ Trịnh đang nắm giữ, vùng đất để mở rộng lãnh thổ còn lại chỉ cóthể là phía nam, nơi mà các triều đại trước như Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đã hướng về
Không lâu sau Nguyễn Hoàng mất, thọ 89 tuổi Ông trấn thủ đất Thuận Quảng 56năm, xây dựng Thuận Quảng thành cơ ngơi riêng biệt 14 năm, về sau Triều Nguyễn suytôn là Thái tổ Gia dụ Hoàng đế, còn dân chúng thường gọi ông bằng cái tên Chúa Tiên Tiếp bước những gì mà Nguyễn Hoàng đã gây dựng, con cháu của ông đã tiếp tụcthực hiện chính sách xây dựng một chính quyền tách biệt với chính quyền Lê - Trịnh ởĐàng Ngoài, xây dựng Đàng Trong như một triều đình riêng của mình Đồng thời vớiviệc củng cố chính quyền đã gây dựng, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong còn tích cực thựchiện chính sách mở rộng lãnh thổ về phía Nam, nhằm củng cố thêm sự vững chắc chochính quyền của mình Lúc này, càng cách xa chính quyền họ Trịnh càng tốt, bởi vậy nhucầu về mở rộng lãnh thổ, lấn chiếm đất đai của chính quyền chúa Nguyễn trong cuộc đấutranh sinh tồn với họ Trịnh ở Đàng Ngoài trở nên quan trọng Lãnh thổ trở thành vấn đềthen chốt, cần phải có một chốn dung thân ổn định mới có thể nghĩ tới việc chống đối lại
họ Trịnh Việc mở rộng lãnh thổ ra hướng Bắc là điều không thể, bởi ở đó họ Trịnh đang
án ngữ Còn về phía Tây và phía biển thì rất hạn chế Trong khi đó, ở phía Nam, nướcláng giềng Champa đã ngày một khủng hoảng và suy yếu Nhưng họ vẫn tổ chức cáccuộc tấn công xâm lấn vào biên giới của Đại Việt, họ vẫn còn nuôi tham vọng giành lạinhững vùng đất đã mất vào tay Đại Việt trong những thế kỉ trước Với nhiệm vụ đangtrấn giữ vùng đất biên cương phía Nam của Đại Việt, các chúa Nguyễn đã ngăn chặnnhững hành động quấy phá của Champa, mục đích ban đầu để giữ vững biên cương, chủquyền của đất nước, đồng thời cũng xúc tiến hoạt động mở rộng lãnh thổ về phía Nam.Chính những điều đó là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy chính quyềnchúa Nguyễn thực hiện cuộc Nam tiến mở rộng lãnh thổ về phía Nam trong các thế kỉ sau
Trang 13đối lại các cuộc đấu tranh của người Chăm, những người cũng đang bị dồn vào bướcđường cùng trong cuộc đấu tranh sinh tồn, bảo vệ lãnh thổ cuối cùng của họ
Nhưng trong bối cảnh, chính quyền chúa Nguyễn cũng đang ở trong tình thế khốncùng, vấn đề mở rộng lãnh thổ cùng trở thành vấn đề sống còn cho cuộc đấu tranh sinhtồn với họ Trịnh ở phía Bắc, buộc họ phải đẩy mạnh các hoạt động di dân, khai phá cácvùng đất ở phía nam Đi phía sau lực lượng dân cư là chính quyền chúa Nguyễn, cáccuộc xung đột, chiến tranh, quan hệ ngoại giao giữa hai bên diễn ra liên tục trong khoảngthời gian dài của thế kỷ XVII Kẻ mạnh hơn đã giành chiến thắng, Champa yếu thế chấpnhận thất bại, chính quyền chúa Nguyễn thắng lợi và sáp nhập toàn bộ lãnh thổ củaChampa vào lãnh thổ Đàng Trong
1.2 Hoạt động quân sự, ngoại giao của chính quyền Đàng Trong
Từ thế kỉ XVI, việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt mà trước hết là củachính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong không chỉ là vì bảo vệ chủ quyền biên giới mà
để còn chống lại các cuộc xâm lấn biên cương của Champa nữa Việc mở rộng lãnh thổ
đã trở thành một nhu cầu cấp thiết của Đàng Trong lúc bấy giờ Đến lúc này, ở phía nam,vương quốc Champa ngày càng suy yếu, trong khi chúa Nguyễn muốn gây dựng một cơ
đồ riêng vững chắc của mình, nhu cầu về lãnh thổ, xây dựng sức mạnh để có thể đối địchlại với họ Trịnh ở Đàng Ngoài luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu
Hơn nữa, dải đất miền Trung của nước ta lúc bấy giờ không những hẹp mà còn rấtthưa dân Việc mở mang đất đai và đưa người vào khai khẩn trở thành một nhu cầu bứcthiết của họ Nguyễn để có thể thực hiện lại ý đồ là chống lại họ Trịnh ở Đàng Ngoài.Trong bối cảnh phải có đất để sinh tồn đó, quan niệm của vua Lê Thánh Tông thuở trước
về giới hạn cương vực đã không còn giá trị nữa Bởi vậy, chúa Nguyễn không thể chấpnhận viễn cảnh vừa phải chống đối với họ Trịnh ở Đàng Ngoài lại vừa phải lo đối phóvới nước Champa nhỏ yếu đang trên đường suy vong, nhưng lúc nào cũng muốn đươngđầu với Đại Việt Nhất là khi họ xây thành trì ở phía nam và luôn muốn chiếm phần lãnhthổ của nước Hoa Anh Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa (1558), sau kiêm luônchức trấn thủ Quảng Nam (1570) Diện tích hai xứ Thuận Hóa – Quảng Nam đương thờirộng khoảng 45000 km2 Lúc bấy giờ vùng đất cực Nam của Quảng Nam là huyện TuyViễn, thuộc phủ Hoài Nhân (nay là Tuy Phước, Bình Định), bên kia đèo Cù Mông lànước Champa Champa vẫn thường cho quân lính quấy phá vùng biên giới giữa hai nước
Trang 14Vì muốn giữ yên biên cương, bờ cõi của mình chúa Nguyễn Hoàng đã nhiều lần mangquân đi đánh dẹp
Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh cầm quân tiến vào Hoa Anh,vây đánh và hạ thành An Nghiệp – một trong những kinh thành kiên cố và đồ sộ nhấttrong lịch sử của vương quốc Champa, đẩy họ về biên giới cũ ở phía Nam đèo Cả Cuộctấn công của Lương Văn Chánh và chính quyền họ Nguyễn mới chỉ nhằm thiết lập lại trật
tự cũ như đã có trước đó Tuy nhiên Lương Văn Chánh (Chính) cũng đã tiến thêm mộtbước trong việc đưa dân lưu tán vào khai khẩn miền đất này, rãi rác từ phía nam đèo CùMông đến đồng bằng sông Đà Diễn Đó chính là cơ sở đầu tiên cho cuộc Nam tiến đầutiên của nhân dân Đại Việt vào sâu trong vùng lãnh thổ cũ của vương quốc Champa.Năm 1602, Nguyễn Hoàng dựng dinh Thanh Chiêm (Quảng Nam) và giao chohoàng tử thứ 6 là Nguyễn Phước Nguyên làm trấn thủ dinh Quảng Nam, đây là vùng đấtgiàu có, nhiều tiềm lực hơn Thuận Hóa nhiều lần Nguyễn Phước Nguyên đã nhanhchóng xây dựng vùng đất này trở thành một vùng quan trọng về kinh tế, chính trị củaĐàng Trong
Năm 1611, nhân chuyện quân Champa sang cướp phá vùng biên giới và xâm chiếmvùng đất Hoa Anh, Nguyễn Hoàng đã sai tướng là Nguyễn Phong đem quân đi đánh.Quân của Champa nhanh chóng bị đánh bại trước sức mạnh quân sự của chính quyềnchúa Nguyễn Vua của Champa là Po Nit đã phải bỏ vùng đất Hoa Anh rút quân về phíanam đèo Cả Đến lúc này chúa Nguyễn mới chiếm được hẳn vùng đất Hoa Anh (đất cũcủa Champa), đặt làm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, hợp thành phủ Phú Yên Đóngquân để phòng giữ, Lương Văn Chánh được cử làm tham tướng dinh Trấn Biên, sau đổi
là dinh Phú Yên Trong Việt sử xứ Đàng Trong, Phan Khoang đã ghi lại sự kiện này như sau: “Năm Tân Hợi (1611), Thái tổ sai chủ sự là Văn Phong đem quân vào đánh Chiêm Thành, lấy đất bên kia đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi, đặt làm phủ Phú Yên, gồm hai
huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, cho Văn Phong làm Lưu thủ”[13, tr.296] Đây thực sự là
bước Nam tiến đầu tiên của các chúa Nguyễn
Năm 1613, chúa Tiên Nguyễn Hoàng mất, hoàng tử thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyênlên nối nghiệp, theo lời dặn của cha tiếp tục xây dựng cơ ngơi để chống đối lại họ Trịnh ởĐàng Ngoài Chúa Nguyễn Phước Nguyên (1613-1635) tính tình hiền hậu như Phật nênngười ta thường gọi là chúa Sãi Chúa Sãi đã tiến hành cải tổ lại bộ máy hành chính vàcách cai trị ở Đàng Trong
Trang 15Lãnh thổ được phân chia theo thừa Tuyên hay xứ, phân thành các chính dinh, dinhngoài Dưới dinh là các phủ, huyện Quan lại làm việc trong các chính dinh hay dinhngoài cũng có những tên xưng gọi mới khác với Đàng Ngoài như ty Xá Sai thì có Đô Tri
và Ký lục giữ, ty Tướng Thần Lại thì có Cai bạ giữ, ty Lệnh Sử thì có Nha úy giữ
Năm 1653, đời chúa Nguyễn Phúc Tần, vua Chăm là Bà Tấm xâm lấn vùng đất PhúYên, Nguyễn Phúc Tần đã sai Cai cơ Hùng Lộc đem quân đi đánh Hùng Lộc đem quânvượt đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, đánh thẳng vào thành của vua Chăm, ban đêm lại choquân lính phóng hỏa đốt trại của quân Chăm, đại phá quân Champa Sau đó thừa thắngđuổi Bà Tấm phải chạy dài và chiếm được đất tới tận Phan Rang Bà Tấm sai con là Xác
Bà Ân mang thư đến xin hàng, chấp nhận địa giới mới là sông Phan Rang (sông Cái), từsông Phan Rang trở ra thuộc chúa Nguyễn, từ sông Phan Rang trở vào thuộc Champa.Nguyễn Phúc Tần đã đặt tên cho vùng đất mới là phủ Phú Khang và phủ Diên Ninh, lạiđặt Dinh Thái Khang ( nay gồm tỉnh Khánh Hòa và một phần phía Bắc tỉnh Ninh Thuận)giao cho Hùng Lộc trấn giữ và bắt vua Chăm hàng năm phải cống nạp Hai phủ này rộngtrên 5.500 km2
Sau sự kiện năm 1653, cương vực lãnh thổ của Champa đã bị thu hẹp lại khá nhiều,bao gồm từ sông Phan Lang đến khoảng sông Dinh (Hàm Tân), tức đất đai của hai tỉnhNinh Thuận và Bình Thuận ngày nay Người dân Chăm còn lại tập trung sinh sống ở cácvùng đồng bằng sông Lòng Sông (huyện Tuy Phong), sông Phan Rí, sông Phú Hài, sôngPhan Thiết và sông Phố Chiêm (Hàm Tân) Champa từ lúc này đã thực sự suy yếu vàkhông còn là sự cản trở đường Nam tiến của người Việt và của chúa Nguyễn nữa ChúaNguyễn đã nhanh chóng nắm lấy được quyền kiểm soát ở lưu vực sông Đồng Nai, vốn làđất sinh cơ lập nghiệp lâu đời của người Chăm, rồi thuộc hẳn vào vương quốc Champa,nhưng Champa đã không còn đủ thực lực để kiểm soát vùng này kể từ sau sự kiện năm
1471
Thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), năm Nhâm Thân (1692), vua Chăm là
Bà Tranh đem quân đắp lũy, cướp giết nhân dân phủ Diên Ninh, quân trấn thủ ở dinhBình Khương báo lên chúa Nguyễn Tháng 8, Chúa Hiển Tông đã sai Cai cơ Lê Tài hầuNguyễn Hữu Kính làm thống binh, Văn chức Nguyễn Đình Quang làm tham mưu, đemquân Chánh dinh cùng quân Quảng Nam và Bình Khương đi đánh Tháng giêng năm sau(1693), quân Việt đánh bại được quân của Champa, vua Bà Tranh bỏ chạy; quan quânchúa Nguyễn tiếp tục đuổi bắt và đến tháng ba năm đó thì bắt được Bà Tranh cùng một
Trang 16viên quan là Tả Trà Viên Kế Bá Tử và một người trong hoàng gia Chăm là Nàng Mi Bà
Ân Chúa Nguyễn Phước Chu bèn sáp nhập nước Chăm vào bản đồ nước mình, đặt làmmột trấn, tên là Thuận Thành, về sau đổi làm phủ Bình Thuận coi hai huyện An Phước vàHòa Đa, rộng khoảng 11.500 km2 Sự kiện thất bại của vua Bà Tranh năm 1693 trongcuộc đối đầu với chính quyền họ Nguyễn đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trongviệc mở rộng bờ cõi về phía Nam của chúa Nguyễn Nước Champa sau 15 thế kỉ tồn tại,
đã không thể đứng vững trên vùng đất của mình nữa mà bị xóa sổ
Đó là quy luật tất yếu của lịch sử lúc bấy giờ Nước yếu không thể đứng vững trước
sự tấn công của các nước lớn mạnh thì sẽ bị diệt vong Lịch sử của các vương quốc cổcủa người Môn cũng là một minh chứng rõ ràng Dân tộc Chăm cũng không tránh khỏiđược quy luật đó của lịch sử, họ không đứng vững được trước những cuộc tấn công củacác chúa Nguyễn và làn sóng di cư của người Việt Thất bại buộc họ phải nhận kết cục làbiến lãnh thổ của mình thành một phần lãnh thổ của Đại Việt, dân tộc Chăm sinh sốnghoà lẫn với những di dân người Việt trên vùng đất của mình và dần trở thành một bộphận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Như vậy, với ba chiến thắng lớn đạt đượctrên mặt trận quân sự vào các năm 1611, 1653 và 1692, quân đội của chính quyền chúaNguyễn đã đánh bại hoàn toàn những nổ lực cuối cùng của người Chăm trong việc bảo
vệ lãnh thổ, quốc gia của mình Vương quốc Champa đã hoàn toàn thất bại, thất bại của
họ trong cuộc đối đầu với chúa Nguyễn như một tất yếu của lịch sử, và thất bại đó cũngđồng nghĩa với sự diệt vong của vương quốc Champa, một quốc gia đã tồn tại suốt hơn
15 thế kỉ, đã hình thành và phát triển song hành với Đại Việt Nhưng cuối cùng đã khôngthể đứng vững được bên sự lớn mạnh của Đại Việt Cùng với sự diệt vong của Champa là
sự mở rộng lãnh thổ của chúa Nguyễn Lãnh thổ của Đàng Trong lúc này đã bao gồm từcon sông Gianh giáp Đàng Ngoài cho đến tận lãnh thổ của tỉnh Bình Thuận ngày nay.Nước Champa, trước đó là Lâm Ấp đã trãi qua hàng ngàn năm quan hệ hòa hiếu vớicác triều đại Lý, Trần, đã có lúc liên kết với nhà nước phong kiến Đại Việt đánh bại cáccuộc tấn công của quân Mông Cổ Mỗi nước đã xây dựng cho mình một nền chính trịriêng biệt phát triển, có luật pháp Nhưng chỉ vì hiềm khích, đất nước của một dân tộcChăm kiêu hùng đã thường xuyên sang cướp phá vùng đất biên cương của Đại Việt,khiến cho quan hệ hai nước không mấy khi hòa thuận với nhau Đã đối địch với nhau thì
sẽ không tránh được quy luật của tạo hóa: kẻ mạnh tồn tại, kẻ yếu bị diệt vong Bởi vậy
mà kể từ khi vua Lê Thánh Tông thân chinh đem quân đánh Champa, lấy đất Chiêm
Trang 17Động, Cổ Lũy lập nên đạo thừa tuyên Quảng Nam và chia Champa làm 3 tiểu quốc nhỏ,
từ đó trở về sau thế lực của Chiêm Thành ngày một suy, dân tình ngày một đói kém Đến thời kỳ các chúa Nguyễn, những gì còn lại của một vương quốc đã tồn tại hàngngàn năm đã bị chúa Nguyễn lấy hết Cả một vương quốc rộng lớn, hùng mạnh thuở nào,giờ đã trở thành một trấn của Đại Việt, hơn nữa bộ phân dân cư Chăm củng không cònđược mấy ngàn người nữa, trở thành một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Việt Namsau này Tồn tại trong thời kỳ mà các quốc gia phong kiến đang muốn khẳng định sứcmạnh và vị thế của mình, Champa đã không tránh được cái họa “cá nhỏ bị cá lớn nuốt”.Trải qua một quảng thời gian trong suốt một thế kỷ, chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã xâmchiếm và sáp nhập được toàn bộ lãnh thổ của Champa vào lãnh thổ của Đại Việt Trongquá trính thực hiện chiếm hết vùng đất còn lại của Champa, các chúa Nguyễn còn thựchiện các chính sách can thiệp vào Chân Lạp, tạo điều kiện cho lưu dân người Việt tớisinh sống trên lãnh thổ của Thủy Chân Lạp
Cũng bằng các hoạt động quân sự, ngoại giao khôn khéo, dựa vào sức mạnh củamình, các chúa Nguyễn đã từng bước lấn chiếm hết vùng đất của Thủy Chân Lạp ở phíanam vào lãnh thổ của mình Hoàn thành quá trình mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam củanhà nước phong kiến Đại Việt Vùng đất của Thủy Chân Lạp là vùng đất tương đươngvới Vùng Đông Nam Bộ nước ta ngày nay
Sau khi hoàn thành việc thôn tính toàn bộ lãnh thổ của nước Chiêm Thành, các chúaNguyễn tiếp tục tiến hành mở rộng lãnh thổ của mình về phía Nam
Như đã trình bày ở trên vùng đất Thủy Chân Lạp lúc bấy giờ vẫn là vùng đất hoang
vu, có rất ít dân cư sinh sống Chính quyền của Chân Lạp cũng không thể đưa dân tớisinh sống, hay thiết lập chính quyền cai quản ở vùng đất toàn đầm lầy này Trên bướcđường phát triển thế lực của mình, các chúa Nguyễn đã lần lượt xâm chiếm vùng đất củaThủy Chân Lạp bằng nhiều con đường khác nhau, có cả việc giành đất bằng quân sự, và
cả việc chiếm đất bằng con đường hòa bình Mốc sự kiện mở đầu cho cuộc Nam tiến củacác chúa Nguyễn vào lãnh thổ của Thủy Chân Lạp là sự kiện năm 1618 Năm 1620, chúaNguyễn Phước Ngyên đã gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chettha II.Cuộc hôn nhân này đã mở đầu cho giai đoạn sự có mặt của người Việt trên đất Chân Lạp.Cuộc hôn nhân này cũng giúp cho vua Chân Lạp có chỗ dựa vững chắc trong cuộc chiếnchống lại tham vọng thôn tính của người Xiêm Sau cuộc hôn nhân này, chính quyềnchúa Nguyễn đã đặt tại kinh đô U Đông một sứ bộ thường trực với lực lượng quân đội rất
Trang 18mạnh Được sự giúp đỡ và can thiệp của công chúa Ngọc Vạn mà những lưu dân ngườiViệt có điều kiện thuận lợi đến sinh sống, làm ăn trên vùng đất của Thuỷ Chân Lạp ngàymột đông.
Năm 1623, chúa Nguyễn Phước Nguyên đã cho mở hai đồn thu thuế tại Kas Krobey(Bến Nghé) và tại Brai Nokor (Sài Gòn – Chợ Lớn) Chúa Nguyễn cũng thiết lập mộtđồn binh cử tướng chỉ huy, lấy cớ là để giúp chính quyền Chân Lạp, đồng thời nhằm mụcđích bảo vệ người Việt di cư đến đây làm ăn, buôn bán và khai hoang Những lưu dânngười Việt di cư vào sinh sống trên vùng đất Thủy Chân Lạp ngày càng đông và đượcthoải mái khai hoang, lập ấp Những lưu dân người Việt sống xen kẽ với người Khmerbản địa, nhưng do khác nhau về cách làm ăn, sinh hoạt, bởi vậy mà nơi nào người Việttới sinh sống thì những người Khmer lại dạt đi nơi khác Chính điều này đã làm chonhững vùng đất có người Việt sinh sống ngày càng được mở rộng và chịu ảnh hưởng củachính quyền chúa Nguyễn mạnh mẽ hơn là chịu ảnh hưởng của chính quyền Chân Lạp.Điều đó hiển nhiên biến những vùng đất của Chân Lạp trở thành đất của người Việt mỗikhi người Việt đặt chân tới sinh sống Dù hình thức bề ngoài thì nó vẫn thuộc quyền caiquản của nước Chân Lạp
Tháng 9 năm Mậu Tuất (1658), vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân đem quân xâm lấnbiên thùy, chúa Hiền – Nguyễn Phước Tần đã sai phó tướng dinh Trấn Biên là NguyễnPhước Yến, Cai đội Xuân Thắng và tham mưu Minh Lộc đem 3000 quân đến thành MỗiXuy (Bà Rịa), đánh bại quân của Nặc Ông Chân, bắt được vua Chân Lạp mang về QuảngBình giao nộp cho chúa Nguyễn Nhưng sau đó chúa Nguyễn đã tha cho Nặc Ông Chân
về, bắt hàng năm phải cống nộp Đổi lại chính quyền Chân Lạp để cho người Việt được
tự do tới sinh sống trên vùng đất của Chân Lạp Sự kiện này được Quốc sử quán triều
Nguyễn chép lại trong Đại Nam thực lục như sau: “Tháng 9, vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân xâm lấn biên thùy Dinh Trấn Biên báo lên Chúa sai Phó tướng Trấn Biên là Tôn Thất Yến, Cai đội là Xuân Thắng, Tham mưu Minh Lộc đem 3000 quân đến thành Hưng Phúc đánh phá được, bắt Nặc Ông Chân đưa về Chúa tha tội cho và sai hộ tống
về nước, khiến làm phiên thần, hàng năm nộp cống” [26, tr.72] Từ đó người Việt được
đến sinh sống ở Gia Định, Biên Hòa và Bà Rịa ngày càng đông Ban đầu họ sống xen kẻvới những cư dân bản địa ở đây, nhưng dần dần những cư dân bản địa hễ thấy người Việt
di cư tới đâu là họ lại tránh xa, lánh đi nơi khác mà không tranh giành gì với nhữngngười Việt Những vùng đất mà người Việt tới sinh sống đương nhiên trở thành vùng đất
Trang 19mà chỉ có người Việt sinh sống Nhìn những gì mà lưu dân người Việt đã có được trênvùng đất của Thuỷ Chân Lạp thật dễ dàng Nhưng thực chất thì chính quyền của ChânLạp đã không có đủ sức và lực lượng để cai quản vùng đất của mình, cũng như đưa dân
cư tới sinh sống, khai hoang tại những vùng đất này Trong khi đó, ảnh hưởng của chínhquyền chúa Nguyễn trong triều đình của Chân Lạp ngày càng gia tăng Điều này đã tạođiều kiện thuận lợi cho những lưu dân người Việt có điều kiện thuận lợi đến sinh sống,khai hoang, lập xóm làng trên vùng đất mới, hoang vu - Thuỷ Chân Lạp
Sau khi vua của Chân Lạp là Batom Reachea bị một người trong hoàng tộc giếtchết, Ang Chei (1673-1674), còn được gọi là Nặc Ông Đài lên làm vua Đây là ông vuathân với chính quyền của Xiêm Được sự giúp đỡ của Xiêm, Nặc Ông Đài đã cho đắp chiếnlũy ở thành Nam Vang, làm các bè nỗi, dùng xích sắt nối lại với nhau, sau đó được sự tiếpsức của Xiêm La đã đem quân xuống chiếm Sài Côn Sau đó đã cho đắp thêm chiến lũy dài
và kiên cố ở Mỗi Xuy, cho quân đội phòng thủ kiên cố, nhằm ngăn chặn những cuộc tấncông của chính quyền chúa Nguyễn
Đầu năm Giáp Dần (1674), chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) sai Cai cơ đạo Nha Trang thuộc dinh Thái Khương là Nguyễn Dương Lâm làm Thống binh, Tướng thần lại Thủ hợp là Nguyễn Diên Phái làm Tham mưu, Văn Sùng làm Thị chiến đem quân đi đánh Quan quân đi gấp, tháng 3 Nguyễn Diên Phái đến Mỗi Xuy trước, thừa lúc quân Miên không đề phòng, vào chiếm đồn, binh khí không vấy máu Qua ba ngày quân Miên bốn mặt kéo về,vây đồn Nguyễn Diên Phái đóng cửa kiên thủ, không giao chiến Đến lúc đại binh Nguyễn Dương Lâm kéo đến, trong ngoài giáp công quân Miên tan rã, tử thương rất nhiều Đại binh tiến lên chiếm Sài Côn Đến tháng 4, quan quân chia ra làm hai đường thủy, bộ tiến lên phá hai đồn Gò Bích, Nam Vang, thiêu hủy các thuyền nồi, khóa sắt Nặc Ông Đài trốn vào rừng, bị người trong đảng giết chết [13, tr.313] Sau đó
chúa Nguyễn đã đưa Nặc Thu lên làm chánh vương, đóng đô ở U Đông và đưa Nặc Nộnlàm đệ nhị vương đóng đô ở Sài Côn Uy thế của chúa Nguyễn đã được củng cố vữngchắc ở Chân Lạp, lưu dân người Việt được thoải mái trong di dân, khai hoang ở vùng đấtmới, cũng như mục tiêu bành trướng của chúa Nguyễn ở vùng đất Thủy Chân Lạp cũng
dễ dàng hơn
Một bước tiến lớn của Chúa Nguyễn trong việc xâm chiếm vùng đất của Thủy ChânLạp được xúc tiến mạnh mẽ kể từ khi xuất hiện những người Hoa chạy nạn sau khi nhàMinh sụp đổ Đó là sự kiện xảy ra năm 1679, khi các tướng lưu vong của nhà Minh là
Trang 20Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình cùng khoảng 3000người đến xin thần phục chúa Nguyễn và mong muốn có được một nơi để cư trú, làm ăn
sinh sống Sự kiện này đã được Đại Nam thực lục tiền biên chép lại như sau: “Kỷ Mùi (1679), mùa xuân, tháng giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến, Cao Lôi Liêm tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung và Đà Nẵng, tự trần là bô thần nhà Minh, không chịu là tôi tớ nhà Thanh, nên đến xin để làm tôi tớ Bấy giờ bàn bạc rằng phong tục, tiếng nói của họ đều khác nhau, khó
bề sai đúng, nhưng họ bị thế cùng bức bách đến đây thì không nỡ cự tuyệt Nay đất Đông Phố nước Chân Lạp thì phì nhiêu nghìn dặm, triều đình chưa rỗi mà kinh lý, chi bằng lấy sức của họ đến khai khẩn để ở, làm một việc mà lợi ba điều Chúa theo lời bàn, bèn sai đặt yến ủy lạo khen thưởng, trao cho quan chức đến ở đất Đông Phố Lại cáo dụ nước Chân Lạp rằng như thế có ý không để nước Chân Lạp ra ngoài
Bọn Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến vào cửa Lôi Lạp, đến đóng ở Mĩ Tho Binh thuyền của Trần Thượng Xuyên và An Bình thì vào cửa Cần Giờ, đến đóng ở Bàn Lăng.
Họ vỡ đất hoang, dựng phố xá Thuyền buôn của người Thanh và các nước Tây Dương, Nhật Bản, Chà Và đi lại tấp nập, do đó mà phong hóa Hán thấm dần vào đất Đông Phố”
[26, tr.91]
Việc chúa Nguyễn cho những tướng cũ, lưu vong của nhà Minh đến cư trú, khai phátrên vùng đất của Chân Lạp cho thấy thế lực của chúa Nguyễn ở Chân Lạp lúc bấy giờ làrất lớn, và những vùng đất đó dường như đã nằm trong sự kiểm soát của chính quyềnchúa Nguyễn chứ không phải là của Chân Lạp như trong pháp lý nữa Biểu hiện cụ thểnhất chính là những vùng đất Chân Lạp vẫn tưởng là của mình, chỉ có những lưu dânngười Việt sinh sống và đã xây dựng được cơ sở vững chắc với hệ thống làng xóm, thôn
ấp Những nhóm di dân người Hoa này về sau đã góp công lớn vào công cuộc mở rộnglãnh thổ xuống phía Nam của chính quyền chúa Nguyễn và góp phần quan trọng vào việcphát triển kinh tế trên vùng đất Nam Bộ
Năm 1688, phó tướng Hoàng Tiến đã giết chủ tướng của mình là Dương NgạnĐịch, tự xưng là Phấn Dũng hổ oai tướng quân, thống lĩnh binh sĩ của Long Môn, sau đócho quân lính của mình đi cướp bóc nước Chân Lạp và các vùng xung quanh Vua củaChân Lạp lúc bấy giờ là Nặc Thu đã bỏ cống nạp và cho quân lính đắp lũy thành ở GồBích, Cầu Nam, Nam Vang, giăng dây xích ngăn các cửa sông để cố thủ Chúa Nguyễn
Trang 21đã sai phó tướng dinh Trấn Biên (Phú Yên) là Mai Vạn Long đem quân đi dẹp loạn quâncủa Hoàng Tiến và hỏi tội nước Chân Lạp việc bỏ cống nạp, xây thành lũy chống đối.Chân Lạp sau đó đã chịu nộp cống lại nhưng thất hứa nhiều lần và nộp cống cũng khôngđầy đủ như trước nữa Phó tướng Mai Vạn Long đã không đem quân đánh Chân Lạp nên
bị chúa Nguyễn cử cai cơ Nguyễn Hữu Hào đến thay thế “Thống binh Nguyễn Hữu Hào lựa thêm binh ở Phú Yên, Thái Khương Phan Rí, rồi đưa vào Nam, mùa xuân năm sau Giáp Ngọ (1690) tiến đóng ở Bích Đôi Tháng 5, chúa sai sứ đến bảo với Nguyễn Hữu Hào rằng: Nặc Thu nếu muốn chuộc tội thì phải hiến 50 thớt voi đực , 500 lượng vàng,
2000 lượng bạc, 50 tòa tê giác, thì mới rút quân về, nếu không thì phải tiến đánh quân gấp Hữu Hòa sai người đến bảo với Nặc Thu Nặc Thu sai đem 20 thớt voi nhỏ, 100 lượng vàng, 500 lượng bạc đến xin hiến” [13, tr.320] Các tướng dưới trướng cho rằng
Nặc Thu không chân tình và xin Nguyễn Hữu Hào tiến quân đánh Nhưng ngặt nổi,Nguyễn Hữu Hào cũng không tiến quân đánh Chân Lạp Vua Chân Lạp là Nặc Thu đãnhiều lần sai Dao Luật đến van xin Hữu Hào tin lời và cho rằng, mình không mất mộtmũi tên cũng khiến được Chân Lạp quy phục nên không tiến quân đánh Sau đó NguyễnHữu Hào đã bị chúa Nguyễn cách chức, phế làm thứ dân Mặc dù kết quả không đượcnhư ý muốn, nhưng cuộc dụng binh lần này của chúa Nguyễn cũng đã bắt được ChânLạp chịu cống nạp, nhưng lưu dân người Việt đến sinh sống ở vùng đất Sài Gòn, BiênHòa, Bà Rịa ngày càng đông
Khoảng năm 1698, một viên quan của Chân Lạp tên là Êm tiến hành nổi loạn trong nước, đã nhờ chúa Nguyễn giúp đỡ quân lính và hứa sẽ nhường các tỉnh Prey Kôr (Sài Gòn), Kâmpeâp Srêkatrey (Biên Hòa), Bà Rịa để đền đáp Năm 1699, Êm đem quân Việt theo sông MeKong tiến lên đến Kompong Chnang, nhưng bị đẩy lui, trở về ba tỉnh này,
Êm bị giết Nhưng nhân đó chúa Hiển Tông đã công khai chiếm đất ấy, đặt quan cai trị”
[6, tr.30-31]
Năm 1698, chúa Nguyễn Phước Chu sai thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Namkinh lược, chia đất Đông Phố, lấy đất xứ Đồng Nai đặt làm huyện Phước Long lập dinhTrấn Biên; lấy sứ Sài Côn đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn Ở mỗi dinh đều chođặt các chức Lưu thủ, Cai bạ, Ký lục và các cơ, đội, thuyền, thủy, bộ tinh binh và thuộcbinh Ông lại cho đặt phủ Gia Định để thống thuộc hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn Haidinh này rộng khoảng 30.000 km2 Trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức
cũng chép lại sự kiện này như sau: “Mùa xuân, năm Mậu Dần (1698) đời vua Hiển Tông
Trang 22Hiếu minh hoàng đế sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Kính sang kinh lước xứ Cao Miên, lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bộ, và Ký lục để quản trị; Nha thuộc có hai
ty Xá Lại để làm việc; quân binh thì có cơ đội thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh để
hộ vệ” [7, tr.12].
Đến đây thì những vùng đất mà chúa Nguyễn chính thức đặt chính quyền quản lýnhư Gia Định, Biên Hòa và những nơi mà Dương Ngạn Địch đã chiếm được và đangkhai phá ở vùng Mĩ Tho, uy quyền của chúa Nguyễn đã đến được sông Tiền Giang, mặc
dù chưa chính thức Như vậy đến cuối thế kỉ XVII, lãnh thổ của chúa Nguyễn ở ĐàngTrong đã được mở rộng tới bờ bắc của con sông Tiền Giang, mặc dù là chưa chính thức,nhưng trên thực tế thì nó đã trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt, bởi chính quyềncủa Chân Lạp không đủ sức vươn tới để cai quản vùng này Hơn nữa, một lý do quantrọng khác chính là việc trên những vùng đất mà chúa Nguyễn gây ảnh hưởng tới thìnhững lưu dân người Việt đã tới sinh sống và ổn định thành các tổ chức làng bản, thônxóm Đó chính là cơ sở vững chắc cho việc duy trì chính quyền của chúa Nguyễn ở vùngđất mới
Năm Đinh Sửu (1757), Nặc Nguyên mất, chú họ Nặc Thuận coi quản công việctrong nước đã xin hiến đất Srok Treang (tức đất Ba Thắc gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu) vàPreah Trapeang (tức Trà Vinh, Bến Tre ngày nay), cầu xin chúa Nguyễn phong làm vuaChân Lạp Chúa Võ vương Nguyễn Phước Khoát đã chấp thuận
Nhưng sau đó không lâu, Nặc Thuận đã bị người con rể là Nặc Hinh giết chết vàcướp ngôi, con của Nặc Thuận là Nặc Tôn phải chạy sang Hà Tiên Nặc Tôn đã cầu xinMạc Thiên Tứ tâu với chúa Nguyễn để được phong làm vua Chân Lạp Chúa Nguyễn đãchấp thuận và sai tướng Thống suất ngũ dinh tại Gia Định là Trương Phước Du cùng vớiMạc Thiên Tứ mang quân tiến đánh Nặc Hinh và hộ tống Nặc Tôn về nước Để tạ ơn,Nặc Tôn đã xin cắt đất Tầm Phong Long (tức đất An Giang ngày nay) và hai quận TầmĐộn, Xuy Lạp (thuộc tỉnh Vĩnh Long sau này) Nguyễn Cư Trinh đã cho lập đạo ĐôngKhẩu ở Sa Đéc, đạo Tân Châu ở Tiền Giang, đạo Châu Đốc ở Hậu Giang Như vậy đếnđây thì vùng đất giữa hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang, và ở phía Đông dọc theohữu ngạn sông Hậu Giang đã chính thức thuộc về chúa Nguyễn
Trang 23Một thời gian sau, Nặc Tôn còn cắt thêm 5 phủ Cần Bột, Vũng Thơm, Chân Rùm,Sài Mạt, Linh Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ Mạc Thiên Tứ sau đó đã đem dâng chúaNguyễn, chúa Nguyễn đã cho năm phủ này thuộc trấn Hà Tiên cai quản Mạc Thiên Tứlại xin lập đạo Kiên Giang ở Rạch Giá, đạo Long Xuyên ở Cà Mau, rồi tiến hành di dân,chiêu tập dân đến sinh sống, lập ấp Đến đây thì tất cả đất đai bên hữu ngạn con sôngHậu Giang ra đến biển đều thuộc chính quyền của chúa Nguyễn Cuộc Nam tiến, mởrộng lãnh thổ của Đại Việt đã chính thức đến Cà Mau Hình thể của quốc gia Đại Việt đãgiống như lãnh thổ ngày nay
Sự kiện năm 1757, đã đặt một mốc son lớn trong lịch sử của nước ta Đó không phải
là mốc son của chiến thắng quân sự vẻ vang, đó là sự kiện đánh dấu quá trình mở rộnglãnh thổ về phía Nam của Đại Việt đã hoàn thành Lãnh thổ của nước ta đã hoàn thiệngần như ngày nay
Trong khoảng thời gian 146 năm, kể từ khi Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên (1611)tới lúc chúa Võ – Nguyễn Phước Khoát thiết lập hoàn chỉnh nền hành chính trong đồngbằng sông Cửu Long (1757), chính quyền của các chúa Nguyễn Đàng Trong đã nới rộngđược thêm một diện tích khoảng 300.000 km2 Diện tích này gồm ba phần:
a) 82.000 km2 là diện tích kể từ Phú Yên vào Hà Tiên - nơi đặt phủ huyện theo vănminh truyền thống và sẽ được lập địa bạ
b) 55.000 km2 là diện tích địa bàn các bộ lạc Thủy Xá, Hỏa Xá, Nam Bàn, Gia Rai,Xương Tinh (Stiêng) nơi phải nộp cống chưa chịu thuế, nay là vùng Tây Nguyên
c) 163.000 km2 là diện tích thuộc quốc Chân Lạp, tức Campuchia, nhận làm phêndậu và nộp triều cống cho chúa Nguyễn Đàng Trong từ năm 1658
Như vậy, “ở thời cuối đời các chúa Nguyễn, Đàng Ngoài có diện tích khoảng 155.000 km2 và Đàng Trong rộng khoảng 345.000 km2 Nếu cộng chung lại, Đại Việt khi ấy rộng khoảng 500.000 km2, gồm cả diện tích địa phận trực trị và địa phận các phên dậu” [7, tr.30-31] Với những số liệu này, có thể thấy được công lao của các chúa
Nguyễn đối với sự nghiệp mở mang lãnh thổ của Đại Việt thật vĩ đại Tiếp tục sự nghiệpcủa nhà Lê, các chúa Nguyễn đã mở rộng lãnh thổ vào đến tận Hà Tiên, Cà Mau Một sựnghiệp thật to lớn và vĩ đại Sau khi chiếm được các vùng đất của Thủy Chân Lạp, chínhquyền chúa Nguyễn đã nhanh chóng đưa dân tới sinh sống, khai phá trên vùng đất mới,thiết lập vững chắc chính quyền cai quản của mình Công cuộc di dân, khai khẩn đất đaitrên vùng đất mới được chính quyền Đàng Trong xúc tiến nhanh chóng Những cư dân
Trang 24được chính quyền chúa Nguyễn đưa đi sinh sống trên vùng đất mới đã nhanh chóng hòanhập với bộ phận dân cư tới sinh sống trước đó Đó chính là cơ sở để chính quyền chúaNguyễn tiến hành thụ đắc các vùng lãnh thổ của Champa và Thủy Chân Lạp
Trang 25CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VỀ PHÍA NAM CỦA
CHÚA NGUYỄN TỪ THẾ KỶ XVI - XVIII
2.1 Chúa Nguyễn và vùng đất Thuận – Quảng
Vùng đất Thuận Hóa, là nơi khởi nghiệp của các chúa Nguyễn, nơi chúa TiênNguyễn Hoàng đã bắt đầu gây dựng cơ đồ cho họ Nguyễn sau này Những công lao đầutiên thuộc về Nguyễn Hoàng Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào làm trấn thủ ThuậnHóa.Thuận Hóa lúc bấy giờ là vùng đất mới mở mang nhưng dân cư vẫn còn ít và chưađáp ứng được nhu cầu khai khẩn, một nhu cầu bức thiết và quan trọng nhất của chúaNguyễn lúc bấy giờ Thuận Hóa vẫn còn trong cảnh hoang vu, chưa được khai thácnhiều, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn Hơn nữa lúc bấy giờ đây lại đang là nơi mànhững dư đảng của nhà Mạc vẫn còn hoạt động và thường xuyên quấy phá nhân dân,chống lại chính quyền của vua Lê Thuận Hóa là một vùng quan trọng ở phía Nam, lại cónhiều tài nguyên, điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng yếu tố về con ngườicòn hạn chế Trước những lời cầu xin của Nguyễn Hoàng, Trịnh Kiểm đã xin vua Lê choNguyễn Hoàng được vào trấn thủ Thuận Hóa với mục đích có thể lợi dụng những dư
đảng họ Mạc để dẹp bỏ được ông “Thuận Hóa là nơi quan trọng, quân và của do đấy
mà ra, buổi quốc sơ nhờ đấy mà nên nghiệp lớn Nay lòng dân hãy còn giáo giở, nhiều
kẻ vượt biển theo họ Mạc, sợ có kẻ dẫn giặc về cướp, ví không được tướng tài trấn thủ vỗ yên thì không thể xong Đoan quận công là con nhà tướng, có tài trí mưu lược, có thể sai
đi trấn chỗ ấy, để cùng với tướng trấn thủ Quảng Nam cùng nhau giúp sức thì mới để lo đến miền Nam” [2, tr.92] Lê Quý Đôn cũng ghi lại sự kiện này trong Phủ biên tạp lục như sau:
“Anh Tông, năm Chính trị thứ 1 (1558), Mậu Ngọ, Thế Tổ Thái vương (Trịnh Kiểm) sai Đoan quận công Nguyễn Hoàng đem quân bản dinh đi trấn thủ Thuận Hóa để phòng giữ giặc phía đông, cùng với trấn thủ Quảng Nam Trấn quốc công (Bùi Tá Hán) cứu giúp lẫn nhau, việc địa phương không cứ lớn nhỏ, quân dân thuế khóa đều giao cho cả Họ Nguyễn
có đất Thuận Hóa từ đấy” [8, tr.47]
Nhờ đó mà Nguyễn Hoàng được vào Nam làm trấn thủ vùng Thuận Hóa Không lâusau đó ông được kiêm luôn chức trấn thủ Quảng Nam (1570) Sự kiện này cũng được Lê
Quý Đôn chép lại trong Phủ biên tạp lục như sau: “Năm thứ 11(1568), Mậu Thìn, Trấn thủ Quảng Nam là Trấn quốc công (Bùi Tá Hán) chết, lấy Nguyên quận công Nguyễn Bá
Trang 26Quýnh lên thay Năm thứ 13, triệu Bá Quýnh về, sai Đoan quận công kiêm hành chức thống suất tổng trấn tướng quân hai xứ Thuận Quảng, cầm binh voi và thuyền để trấn thủ dân địa phương Họ Nguyễn gồm có hai xứ tự bấy giờ”[ 9, tr.49-50] Vùng Thuận
Hóa lúc bấy giờ gồm có hai phủ là phủ Tân Bình và phủ Triệu Phong Phủ Tân Bình có 3huyện là Khang Lộc, Lệ Thủy, Minh Linh và 1 châu Bố Chính Phủ Triệu Phong gồm có
6 huyện: Vũ Xương, Hải Lăng, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Điện Bàn và 2 châuThuận Bình và Sa Bồn Còn đạo Quảng Nam gồm có 3 phủ là Thăng Hoa, Tư nghĩa vàHoài Nhân Phủ Thăng Hoa có 3 huyện: Lê Giang, Hà Đông, Hy Giang Phủ Tư Nghĩagồm các huyện Bình Sơn, Mộ Hoa, Nghĩa Giang Phủ Hoài Nhân có 3 huyện là BồngSơn, Phù Ly, Tuy Viễn
Sau khi được cử vào Nam giữ chức trấn thủ Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã chọn SaKhư ở làng Ái Tử thuộc huyện Võ Xương để đóng dinh Sau khi được kiêm luôn chứctrấn thủ Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đã cho lập Dinh Trấn mới tại xã Cần Húc huyệnDuy Xuyên (tức thôn Thanh Chiêm, huyện Điện Bàn ngày nay) Đây là vùng đất giàu tàinguyên và có vị trí quan trọng đối với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong Sau đókhoảng 3 năm, ông đã cho tách huyện Điện Bàn ra khỏi trấn Thuận Hóa, chia làm 5huyện: Tân Phước, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh và Phủ Châu thuộc dinh QuảngNam Ông cũng cho đổi phủ Hoài Nhân thành phủ Quy Nhơn trực thuộc dinh QuảngNam Về sau ông đã giao cho hoàng tử thứ sáu của mình là Nguyễn Phúc Nguyên làm
trấn thủ Quảng Nam Về sự kiện này Giáo sư Phan Khoang đã ghi như sau: “…Sau khi ở Đông Đô về (1600), Đoan quận công dời Dinh sang phía Đông dinh Ái Tử trước kia, bấy giờ gọi là Dinh Cát, rồi nhận thấy trấn Quảng Nam đất tốt, dân đông, sản vật giàu có, số thuế thu vào nhiều hơn đất Thuận Hóa mà số quân thì cũng bằng quá nữa, nên có ý kinh doanh đất này Hoằng định năm thứ III (1602), chúa đi chơi núi Hải Vân, thấy núi non hiểm trở, phán rằng: Chổ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng Chúa lại vượt qua núi xem hình thế sai lập dinh ở xã Cần Húc, xây kho tàng, chứa lương thực, rồi sai Công
tử thứ sáu là Nguyễn Phước Nguyên trấn giữ” [13, tr.161]
Như vậy, Nguyễn Hoàng đã nhận thấy được tầm quan trọng và những ưu thế củavùng đất này Đó có lẽ là thứ mà trong buổi đầu gây dựng cơ nghiệp chúa Tiên NguyễnHoàng cần nhất Thứ nhất đây là nơi có đủ tài nguyên, vật lực để có thể chặn đứng đượccác cuộc tấn công của họ Trịnh ở phía Bắc xuống, hơn nữa đây vừa là nơi có thể tạo bànđạp cho cuộc Nam tiến mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam
Trang 27Và sự phát triển của Quảng Nam và dinh trấn Thanh Chiêm sau này đã cho thấy tầmnhìn xa trông rộng của Nguyễn Hoàng Và có lẽ ngay ban đầu khi vào Nam lập nghiệpNguyễn Hoàng chưa có ý định xây dựng cho mình một giang sơn riêng chống lại vua Lê
và họ Trịnh ở Đàng Ngoài Ông vẫn tôn phò vua Lê và giữ cống nạp thuế khóa, sản vậthàng năm Mãi cho tới khi họ Trịnh vẫn muốn đuổi cùng giết tận, ông mới có ý đồ xâydựng một giang sơn riêng để chống lại họ Trịnh Tâm nguyện của ông đã được truyền lạicho Công tử thứ 6 là Nguyễn Phước Nguyên Nguyễn Phước Nguyên đã không phụ lòngtin của cha, thực hiện trọn vẹn những gì mà chúa Tiên Nguyễn Hoàng trông đợi và ủythác Cũng từ đó là Dinh trấn Quảng Nam đóng một vai trò quan trọng, là bàn đạp chocuộc Nam tiến của Đàng Trong quảng thời gian sau đó
Một trong những vấn đề quan trọng mà các chúa Nguyễn thực hiện ở vùng đấtThuận Quảng là thiết lập hệ thống chính quyền, và thực hiện việc di dân tới khai phávùng đất này Sau khi lập Dinh trấn Quảng Nam xong, Nguyễn Hoàng đã tiến hành xâydựng, đặt tên lại các khu vực hành chính ở vùng Thuận Hóa và Quảng Nam Trong đó
các cơ quan hành chính vẫn cơ bản giữ theo cách tổ chức của nhà Lê “…Huyện Điện Bàn vốn thuộc phủ Triệu Phong được thăng làm Phủ và cho lệ thuộc vào Quảng Nam dinh lãnh quản 5 huyện là: Tân Phước, An Nông, Hòa Vinh, Diên Khánh, Phước Châu Huyện Lệ Giang thuộc phủ Thăng Hoa (nay là Thăng Bình) được cải tên thành huyện Lễ Dương Huyện Hi Giang được cải tổ thành huyện Duy Xuyên…”[13, tr.70] Đặc biệt
dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên, ông đã cho cải tổ lại bộ máy chính quyền ởĐàng Trong, tất cả các cơ quan hành chính được duy trì theo nhà Lê và dưới thời chúaTiên cũng bị xóa bỏ và được xây dựng lại theo cách của chúa Sãi Các chức quan do triều
đình vua Lê bổ nhiệm cũng bị bãi bỏ “…Nguyên vào đời Lê, ở mỗi đạo Thừa Tuyên có đặt 3 ty là Đô Ty, Thừa Ty, Hiến Ty Chúa Sãi cho đổi thành 3 Ty: Xá Sai, Tướng Thần Lại và Lệnh Sử Ở xứ Thuận Hóa, chúa cho đặt các dinh Quảng Bình, dinh Bố Chính (1630) Khu vực có dinh chúa đóng gọi là Chính dinh, dinh chúa đổi thành Phủ Chúa Khu vực đóng trụ sở trước kia- huyện Đăng Xương, huyện Hải Lăng (Quảng Trị ngày nay) được đặt làm Cựu dinh Còn phủ Phú Yên, gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa được đổi thành dinh Trấn Biên (1629) Riêng dinh Quảng Nam vẫn giữ nguyên như cũ, vẫn gồm 4 phủ và một huyện: Bốn phủ là: Điện Bàn, Thăng Hoa, Quảng Ngãi và Hoài Nhân Hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa gồm 8 huyện: 5 huyện thuộc Điện Bàn phủ là:
Trang 28Tân Phước, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh và Phú Châu 3 huyện thuộc Thăng Hoa phủ là: Lễ Dương, Hà Đông và Duy Xuyên” [13, tr.78].
Ở Đô ty thì có chức Tổng binh, Phó tổng binh chuyên coi giữ việc binh Ở Thừa ty
có các chức Thừa chánh sứ, Thừa phó sứ coi về hộ tịch, tiền bạc, thóc, kiện tụng Hiến ty
có chức Hiến sát sứ, Hiến sát phó sứ coi giữ các việc khám xét, kiểm soát, tuần hành Cùngvới việc tổ chức bộ máy hành chính, chúa Sãi còn thực hiện nhiều cải tổ trong quân đội,tăng cường việc huấn luyện, thiết lập kỷ luật, tập luyện và trang bị vũ khí cho quân đội
“Quân đội dưới thời Thụy công gồm khoảng ba vạn Ngoài các lực lượng bộ và thủy còn
có tượng binh Quân đội được chia thành Dinh, Cơ, Đội, Thuyền…Cơ gồm có nhiều thuyền hoặc nhiều đội Số thuyền hay đội không nhất định Số lính của mỗi cơ cũng không nhất định, hoặc 260, hoặc 300 hay 500 cũng có khi lên tới 2.700” [13, tr.82]
Điều đó đã chứng tỏ dưới thời các chúa Nguyễn, quân đội được đặc biệt chú trọng,
và luôn duy trì một lực lượng quân sự hùng mạnh để có thể đáp ứng cho những nhu cầucủa mình Bởi đây là lực lượng quan trọng trong việc bảo vệ chính quyền, lực lượngchống đối lại các cuộc tấn công của họ Trịnh ở Đàng Ngoài, đồng thời đây cũng là lựclượng góp phần quan trọng vào công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn Các chúaNguyễn kế tiếp đã tiếp tục hoàn thiện bộ máy chính quyền của mình Đến triều ChúaNguyễn Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, bộ máy chính quyền ở Đàng Trong mới đạt đếnđỉnh cao nhất Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho tổ chức lại hệ thống chính quyền trung
ương: “Bộ Lại thay cho Nha ký lục ở Chánh dinh, Bộ Lễ thay cho Nha úy, Đô Tri gọi là
Bộ Hình, Cai Bộ Phó Đoán gọi là Bộ Hộ Đặt thêm bộ binh và Bộ Công, Hàn Lâm Viện thay cho Văn Chức Chánh Dinh đổi thành Đô Phú Xuân Xưng là Thiên Vương với các thuộc quốc” [3, tr.284]
Nhưng lúc đạt đến đỉnh cao về quyền lực thì cũng là lúc chính quyền Đàng Trongbước vào giai đoạn khủng hoảng và suy yếu nhanh chóng ngay sau đó Trong sự nghiệpxây dựng và phát triển xứ Đàng Trong của các chúa Nguyễn, Dinh trấn Thanh Chiêmđóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ lãnh thổ và mở rộng về phương Nam.Dinh trấn Quảng Nam được chúa Nguyễn Hoàng thành lập vào năm 1602 ở xã Cần Húc(Điện Bàn), ít lâu sau đó đã rời sang Thanh Chiêm
Đây được coi như là kinh đô thứ hai của chúa Nguyễn sau chính dinh ở Thuận Hóa.Đối với dinh Thanh Chiêm thì quan trấn thủ Quảng Nam được toàn quyền quyết địnhmọi vấn đề thuộc lãnh địa của mình Đây cũng chính là nơi các thế tử của chúa Nguyễn
Trang 29được bắt đầu các công việc chính sự trước khi nối ngôi chúa sau này Vị quan trấn thủđầu tiên của Quảng Nam dinh không ai khác chính là chúa Nguyễn Phước Nguyên,hoàng tử thứ 6 của chúa Nguyễn Hoàng Trong buổi đầu dựng nghiệp của các chúaNguyễn, dinh trấn Thanh Chiêm đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình nhờvào sự giàu có, trù phú của vùng đất Quảng Nam Đây chính là nơi sản xuất nhiều lươngthực nhất cho Đàng Trong
Đây cũng chính là cơ quan đầu não, trực tiếp giao thiệp với người nước ngoài, kiểmsoát hàng hóa xuất nhập khẩu Các tàu buôn thương nhân ngoại quốc hay các tàu của các
du khách, giáo sĩ ngoại quốc muốn được cập bến Đà Nẵng hay Hội An đều phải trình báo
về dinh Chiêm và đợi lệnh của quan Trấn thủ Trong thời gian làm trấn thủ Quảng Namdinh, thế tử Nguyễn Phước Nguyên đã thường xuyên tổ chức nhiều hội chợ quốc tế hàngnăm ở thị cảng Hội An, và góp công lớn vào việc phát triển Hội An trở thành một thịcảng, đô thị lớn của Đàng Trong lúc bấy giờ Bên cạnh đó Dinh trấn Thanh Chiêm cònđóng vai trò quan trọng về quân sự Dưới thời các chúa Nguyễn đây là một trong nhữngcăn cứ thủy quân quan trọng và hùng mạnh nhất trong số ba căn cứ thủy quân quan trọng
ở Đàng Trong lúc bấy giờ là Chính dinh, Quảng Nam dinh và dinh Trấn Biên
Cùng với việc xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền, các chúa Nguyễn còn đẩymạnh việc khai phá, khuyến khích dân cư tới sinh sống, lập nghiệp trên vùng đất này.Trong đó có cả những bộ phận dân cư bị chính quyền chúa Nguyễn bắt ép phải di cư vàoNam, qua những lần tấn công ra lãnh thổ Đàng Ngoài Nguyễn Hoàng và các vị chúaNguyễn kế nghiệp đã cố gắng ra sức xây dựng cho mình một cơ nghiệp riêng ở vùng đấtmới Thực hiện nhiều chính sách di dân, khuyến khích, vỗ về dân chúng vào khai phá,lập nghiệp trên vùng đất Thuận Quảng Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã thực hiện nhiềuchính sách để vỗ về an dân, thu dùng những người hào kiệt tài giỏi trong vùng, giảm nhẹsưu thuế cho nhân dân Nguyễn Hoàng còn tiến hành nhiều biện pháp để trấn áp, dẹp yêncướp bóc trong vùng và đánh bại được những dư đảng của nhà họ Mạc, bảo vệ cuộc sốngbình yên cho nhân dân trong vùng
Những chính sách của chúa Nguyễn Hoàng đã tạo điều kiện cho nhân dân tới sinh
cư, lập nghiệp trên vùng đất này nhanh chóng có được cuộc sống ổn định, vùng ThuậnHóa nhanh chóng trở thành một địa bàn phát triển trù phú, dân cư sinh sống đông đúc
“Năm thứ 14, Tân Mùi, người xã Hành Phổ huyện Khang Lộc là Mỹ quận công mưu hại Đoan quận công để hàng nhà Mạc, Đoan quận công đánh chém được Trong cõi bèn
Trang 30yên Thổ tướng Quảng Nam cướp giết lẫn nhau Đoan quận công giết cả đi, giao cho tỳ tướng là Dũng quận công lưu thủ Quảng Nam để thu phục dân chúng…chính sự khoan hòa, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, dùng phép công bằng, răn giữ bản hộ, cấm đoán kẻ hung dữ Quân dân hai xứ thân yêu tín phục, cảm nhân mến đức, dời đổi phong tục, chợ không bán hai giá, người không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang, ai cũng cố gắng, trong cõi đều an cư lạc nghiệp” [8, tr.50] Sự phát triển hưng thịnh của hai
xứ Thuận Hóa - Quảng Nam từ nữa sau thế kỉ XVI tới nữa đầu thế kỉ XVII và sau nàygắn liền với vai trò đặc biệt quan trọng của chúa Tiên Nguyễn Hoàng và chúa SãiNguyễn Phúc Nguyên
Những người Việt siêng năng cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, đã biến bộmặt vùng Thuận Hóa – Quảng Nam thay đổi nhanh chóng Cư dân tập trung sinh sốngngày một đông đúc, việc buôn bán trong vùng và với thương nhân nước ngoài ngày càngphát triển Với những chính sách của các chúa Nguyễn, vùng đất Thuận Quảng đã nhanhchóng phát triển thành một vùng đất hứa với nhiều thay đổi Cuộc sống của người dân đãtừng bước thay đổi Không chỉ phát triển sản xuất nông nghiệp, cư dân nơi đây còn pháttriển nhiều ngành nghề khác nhau như đánh cá, đóng thuyền, buôn bán Các sản phẩm địaphương trở nên giàu có và phong phú, trở thành những sản phẩm hàng hóa dùng trongviệc trao đổi buôn bán với các thương nhân nước ngoài Sự phát triển của vùng đất này
được Lê Quý Đôn miêu tả cụ thể trong Phủ biên tạp lục như sau: “Châu Bắc Bố Chính, dân ở nước làm nghề chài cá, nên quen lên thượng lưu lấy ván đóng thuyền, có phường Đáy Võng, phường Giáp Ba, phường Cương Gián, giáp Trung Hòa hạ Ruộng đất châu Bắc Bố Chính tốt màu, một mẫu bằng bốn mẫu xứ khác là bởi xứ khác lấy đồng tiền Chu Nguyên làm thước, chỉ xứ này lấy đồng tiền Khang Hy làm thước cho nên mỗi mẫu gặt được lúa đến 120 gánh, hạng kém cũng được 100 gánh, hay 90 gánh” [9, tr.50]
Nói về sự giàu có của vùng đất Quảng Nam lúc bấy giờ, P.B.Vachet đã viết: “… người ta tìm thấy ở xứ Cochinchine rất nhiều vàng bột Vàng này không phải do đưa từ một nơi nào khác đưa tới, cũng không phải vì người bản xứ đã khai thác được hầm mỏ Tôi chẳng thấy một cái mỏ nào Loại vàng bột này thường được bòn đãi tại các suối nước từ núi đổ xuống Tôi đã thấy được những cục vàng ròng bằng những hạt nhân cỡ vừa phải Bọn con buôn trong xứ chỉ có một ít, riêng nhà vua thì có rất nhiều Những người ngoại quốc đến mua bán ở Cochinchine, mang theo về một số vàng khá bộn…có
Trang 31một số hàng hóa mà nhà vua độc chiếm như gỗ mun, tổ yến, hạt tiêu, hổ phách, hạt trai
và nhiều thứ ngọc tuy cũng lóng lánh không kém kim cương, ngọc bích nhưng có thể không bền không cứng cho bằng Hàng năm người ngoại quốc mua các thứ này với một
số bạc thoi rất lớn được mang tới từ Nhật Bản, Trung Quốc, đảo Achin, Xiêm La và Manille” [26, tr.68] Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục cũng cho biết: “…Quảng Nam
là đất phì nhiêu nhất thiên hạ…là nơi có ruộng đồng bát ngát, lúa gạo tốt tươi, các sản vật như trầm hương, sừng tê, ngà voi, vàng bạc, đồi mồi…gỗ quý đều có ở đây Ở ba phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi và Gia Định, thóc lúa nhiều không biết bao nhiêu mà kể” [8,
tr.246]
Từ một vùng đất hoang vu, hiểm trở, khí hậu khắc nhiệt, thiên tai thường xuyên xảy
ra Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã cùng với dân chúng hết lớp này tới lớp khác cùng nhauđuổi hùm beo, phát quang bụi rậm, xây dựng làng mạc, khắc phục những khó khăn củathiên nhiên để cùng nhau sinh tồn Những công lao và uy đức của chúa Nguyễn Hoàng
đã cảm phục được nhân dân trong vùng Dân chúng hai vùng Thuận Quảng gọi ngài làchúa Tiên Nhân dân trong vùng được sống trong cảnh thái bình, đời sống yên ổn Quanhững ghi chép trong Ô châu cận lục, chúng ta có thể hình dung được đời sống của nhân
dân lúc bấy giờ “…Xuân sang thì mở hội bơi giải, gái lịch trai thanh, hạ tới thì bày cuộc đấu thăm, dập dìu, rộn rã, nơi ca chốn múa…Cách ăn uống thì hoang phí vô cùng, đến vài lẫm gạo cũng không đủ dùng mười hai tháng Và riêng ở Điện Bàn:…người sang kẻ hèn, đĩa bát đều vẽ rồng, vẽ phượng, kẻ hơn người kém, sống áo toàn màu đỏ, màu
hồng” [13, tr.73]
Nhà sư Thích Đại Sán (người Trung Quốc), trong dịp được chúa Nguyễn mời sang,
khi tới vùng đất Thuận Hóa đã ghi chép lại trong hồi ký của mình như sau:“Kế đó kiểm điểm hành lý, từ biệt chủ thuyền, một đoàn bốn chiếc thuyền nhỏ chèo đi Hai bờ lúa ruộng xanh xanh chờ trổ bông hỏi thăm, nghe nói ruộng không bỏ phân, một năm làm đến ba mùa củng khá tốt Rừng cây trong hút mắt, nơi làng xóm ở, nhà tranh phên trúc, ngang dọc như bàn cờ Giống cây trồng có tre, mít, dừa, cau; hoa thì có thạch lựu, đinh hương, mộc lan, hoa lài” [21, tr.32].
Sự phát triển của vùng Thuận Quảng còn được biểu hiện cụ thể qua việc chínhquyền Nguyễn thu thuế ở các nơi Thuế thu thường là bằng gạo hoặc bằng tiền, ở nhữngnơi có những làng nghề, sản vật địa phương thì được dùng để nạp thay cho tiền và gạo
“Tuy nhiên,những xã hay thuộc nào có công nghệ hay sản vật riêng thì được nạp sản
Trang 32phẩm thay tiền thuế sai dư hoặc thay sưu dịch, chẳng hạn như huyện Phú Châu nạp lụa, châu Dinh Trận Đông và Dinh Trận Tây nạp hồng hoa, thuộc Kim Hộ nạp vàng, thuộc Tịch Tượng nạp chiếu, các xã ở duyên hải nạp mắm mòi, mắm ướp, nước mắm, dầu cá thay tiền sai dư, các thuộc Châu Sơn Nội, Châu Ngoại Sơn nạp kỳ hương” [13, tr.73] Sự
giàu có về các sản vật địa phương chính là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguồn
hàng hóa để trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài “Về nông sản, ngoài ngũ cốc, Quảng Nam dinh còn có nhiều: cau, hạt tiêu, chè, đường, nhiều loại trái cây ngon
và quý như: xoài, nam trân, cam, quýt Về lâm sản ngoài gỗ quý trầm hương, kỳ nam, còn có sáp ong, mật ong, dầu rái, ngà voi, sừng tê Về hải sản, có rất nhiều cá, đồi mồi,
xà cừ” [13, tr.92]
Chính những nguồn tài nguyên phong phú và giàu có này đã mang lại nguồn lợi lớncho chính quyền chúa Nguyễn trong việc buôn bán với thương nhân ngoại quốc Kếnghiệp chúa Tiên là chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên - vị chúa với nhiều công lớn trongviệc mở rộng lãnh thổ của Đại Việt về phía nam Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ 6 củachúa Nguyễn Hoàng Ông sinh năm Quý Hợi (1663), sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủThuận Hóa được 5 năm Chúa Nguyễn Phúc Nguyên lúc nhỏ đã tỏ ra là một người thôngminh tài giỏi hơn người Lớn lên ông càng bộc lộ những tài năng của mình Năm 22 tuổi
đã là tướng chỉ huy của một đội thủy quân đánh thắng 5 chiếc tàu của nước ngoài đếncướp phá ở vùng cửa Việt
Bởi vậy chúa Nguyễn Hoàng giao những công việc quan trọng và đã phó thácnghiệp lớn cho ông Năm 40 tuổi, chúa Sãi được chúa Nguyễn Hoàng giao làm trấn thủQuảng Nam Ông đã toàn tâm, toàn ý chăm lo phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực vềmọi mặt của Đàng Trong, mở cửa buôn bán với các nước phương Đông và phương Tây
để phát huy sức mạnh trong nước Năm 51 tuổi , Nguyễn Phúc Nguyên trở thành ngườiđứng đầu chính quyền chúa Nguyễn, đã tiến hành cải cách lại nền hành chính, phát triểnđất nước về mọi mặt và góp công lớn vào việc mở rộng lãnh thổ xuống khu vực đồngbằng sông Cửu Long ngày nay Ông đã không phụ lòng tin của cha, thực hiện trọn vẹnnhững gì cha trông đợi và ủy thác Cũng dưới thời Nguyễn Phúc Nguyên lãnh thổ nước
ta đã có hình hài gần như ngày nay
Thực hiện theo những lời căn dặn của Nguyễn Hoàng căn dặn trước lúc mất, chúaNguyễn Phúc Nguyên đã từng bước ly khai hẳn với triều đình Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài,không chịu nộp thuế, không về chầu triều đình và đánh bại cuộc tấn công lớn của Trịnh
Trang 33Tráng vào Đàng Trong năm 1627, mở đầu cho cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dàisuốt 45 năm Việc chúa Nguyễn Phúc Nguyên tìm mọi cách để tách vùng Thuận Quảngkhỏi chính quyền Lê – Trịnh là một hành động vì sinh tồn của dòng họ Nguyễn, mặt khác
đó có thể là những hành động với ý nguyện tách khỏi những mô hình cũ để phát triểntheo mô hình theo một xu thế mới phù hợp với thế giới bên ngoài Có lẽ qua những hànhđộng và việc làm của chúa Sãi trong quảng thời gian ông nắm quyền chúng ta có thể thấyhết được những tư tưởng tiến bộ ở vị chúa này
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đặc biệt chú ý đến việc phát triển thương nghiệp, thuhút thương nhân nước ngoài tới buôn bán Dọc theo bờ biển vùng Thuận Quảng, các hảicảng mọc lên ngày càng nhiều Cristophoro Borri đã ghi lại trong cuốn hồi ký của mình
như sau: “Còn về hải cảng thì thật lạ lùng, chỉ trong khoảng hơn 100 dặm một chút mà người ta đếm được hơn sáu mươi cảng, tất cả đều rất thuận tiện để cập bến và lên đất liền” [2, tr.91].
Dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên, nhiều chính sách khuyến khích, thúcđẩy sự phát triển kinh tế trong vùng, mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài đã làmthay đổi hẳn bộ mặt của vùng Thương cảng Hội An được xây dựng thành một trung tâmgiao thương quốc tế phồn thịnh, một trong những trung tâm buôn bán với thương nhânnước ngoài lớn nhất của Đàng Trong bấy giờ Những thương nhân người Nhật được chúaSãi giành nhiều ưu ái, tạo mọi điều kiện đến sinh sống và buôn bán ở Hội An Các chúaNguyễn đã đích thân viết thư mời thương nhân ngoại quốc đến giao thương với Đại Việt.Năm 1636, những thương nhân Hà Lan đầu tiên đã mở thương điếm tại Hội An doAbramham Duuijecker phụ trách Đến năm 1695, công ty của thương nhân Anh đã cửThomas Bowyear đến Hội An để xin được lập thương điếm tại đây Đối với nhữngthương nhân Âu châu, chính quyền chúa Nguyễn luôn tìm cách giữ một khoảng cáchnhất định, bằng cách chỉ cho phép họ đặt thương điếm hay văn phòng đại diện khuyến
mãi Nhưng với những thương nhân “đồng văn, đồng chủng” như Trung Hoa, Nhật Bản
đã nhận được nhiều sự ưu ái của chúa Nguyễn trong việc buôn bán tại Hội An
Đặc biệt, chúa Sãi còn gả con gái của mình cho một gia đình thương nhân người NhậtBản ở Nagasaki là Araki Shutaro (1619), để thắt chặt mối quan hệ với các thương nhânngười Nhật Sau đó còn ban cho ông một dòng họ với tên Việt là Nguyễn Taro, hiệu là HiểnHùng Đó thực sự là một điều khác biệt và mới lạ với chính quyền của nước ta lúc bấy giờ
Trang 34Nhưng chính những chính sách đó đã góp phần thu hút được nhiều thương nhân ngoại quốctới buôn bán
Chúa Nguyễn Phước Nguyên đã cho mở rộng Hội An thành một hải cảng chính, quan trọng không chỉ riêng của Đàng Trong mà cả Đại Việt lúc bấy giờ Sự phát triển của
Hội An đã được Christophoro Borri miêu tả trong cuốn hồi ký của mình như sau: “Thành phố này gọi là Faifo, một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói là hai thành phố, một phố người Tàu và một phố người Nhật Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng
và sống theo phong tục riêng Người Tàu có luật lệ và phong tục của người Tàu và người Nhật cũng vậy” [2, tr.92] Nhà sư Thích Đại Sán trong một lần ghé qua Hội An đã ghi chép lại trong hồi ký của mình như sau:“Hội An là một mã đầu lớn, nơi tập họp của khách hàng các nước; thẳng bờ sông, một con đường dài ba bốn dặm, gọi là Đại Đường Hai bên đường hàng phố ở liền nhau khít rịt, chủ phố thảy đều người Phúc Kiến, vẫn ăn mặc theo lối tiền triều …Cuối đường là cầu Nhật Bản, tức Cẩm Phố…, nhân dân đông đúc, cá tôm, rau quả tập họp mua bán suốt ngày” [21, tr.154] Các thương nhân Nhật Bản được chính phủ Nhật cấp giấy phép tới buôn bán ở đây ngày một đông đúc “Theo nghiên cứu của Iwao Seiichi thì từ năm 1604 cho đến năm 1634 (tương đương với thời
kỳ chúa Nguyễn Phước Nguyên được giao là Trấn thủ dinh Quảng Nam (1602) và lên ngôi Chúa (1613-1635)), Mạc Phủ đã cấp 331 giấy phép đến 19 cảng thuộc khu vực Đông Nam Á và 130 giấy phép đến khu vực tương đương với Việt Nam hiện nay Riêng cảng Hội An có 86 thuyền được cấp giấy phép (chiếm 25,98% số giấy phép cấp cho toàn
bộ khu vực Đông Nam Á, gấp 5 lần tỉ lệ bình quân chung cho khu vực và chiếm 66,15%
số giấy phép cho toàn bộ khu vực Việt Nam) [28, tr.19-20] Số lượng các thuyền buôn của thương nhân người Nhật tới buôn bán ở Hội An ngày một nhiều “Theo Chen Ching
Ho tổng số chuẩn trạng mà Mạc Phủ cấp cho tàu buôn từ Nhật đi ra nước ngoài thời kỳ Shuinsen (1604-1635) có 331 cái và tàu đã đến.
Tonkin 35 chiếc Giao Chỉ - Chine và Champa 86 chiếc Cao Miên 41 chiếc Trong vòng 30 năm đầu thế kỷ XVII thì chừng ½ số tàu trong số 331 tàu đến Đông Dương là đi Giao Chỉ tức Quảng Nam và trong số đó lại chiếm ¼ trong tổng số Shunijo (331 cái) Shiro Momy kimi cho biết tổng số Shunijo được cấp cho tàu Nhật Bản trong thời kỳ Shuinsen là 353 cái trong đó có 73 tàu đến Đàng Trong và 47 tàu đến Đàng Ngoài” [30,
tr.53]
Trang 35Bên cạnh các thuyền buôn của Nhật Bản còn có các thuyền buôn Trung Quốc, các
nước ở Đông Nam Á và các thuyền buôn phương Tây “Hơn nữa chúa Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hóa của họ” [2, tr.92] Những chính sách khuyến khích, mở cửa buôn bán với tất
các thương nhân ngoại quốc thực sự là một chính sách tiến bộ, nhìn xa trông rộng củachúa Nguyễn Phước Nguyên Những chính sách đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triểnkinh tế trong nước và phát triển Hội An thành một trung tâm thương mại buôn bán lớnnhất ở Đại Việt lúc bấy giờ Đó còn là cơ sở để khẳng định sức mạnh và vị thế của Đại
Việt với các nước ngoại quốc Như nhận xét của Cristophoro Borri thì “Phương châm của người Đàng Trong là không bao giờ tỏ ra sợ một nước nào trên thế giới Thật là hoàn toàn trái ngược với vua Trung Hoa, ông này sợ tất cả, đóng cửa không cho người ngoại quốc vào và không cho phép buôn bán trong nước ông” [2, tr.93]
Việc buôn bán ở Hội An diễn ra hầu như quanh năm Qua Quảng Nam qua các thời đại chúng ta có thể thấy được phần nào sự buôn bán sầm uất và hàng hóa trao đổi phong
phú giữa nhân dân trong nước với thương nhân nước ngoài tại thương cảng Hội An Đặcbiệt hàng năm chúa Nguyễn Phước Nguyên còn tổ chức Hội chợ quốc tế ở thị cảng Hội
An, nhờ vậy mà thu được khoản lợi nhuận lớn từ thuế hàng hóa “Hàng năm, người trong xứ mang tới hội chợ Hội An các thứ sản vật mà lòng thuyền viễn xứ thường hay khao khát: yến sào, sừng tê, gân hươu, vây cá, tôm khô, rong bể ốc hương, đồi mồi, ngà voi, trân châu, tơ sống, trầm hương, đường tán, đường cát, đường phèn, xạ hương, quế, tiêu, gạo, đậu khấu, tô mộc, sa nhân Về phần các tàu Âu Châu, họ thường chở tới: các loại sa đoạn, gấm đoạn năm màu, các loại vải, thuốc bắc, giấy, vàng bạc, dầu thơm, các loại kim tuyến, ngân tuyến đủ màu, thuốc nhuộm, y phục, giày dép, nhung đa la, kính, pha lê, quạt giấy, bút mực, đồ thiếc, đồ đồng, đồ gốm, bàn ghế, các loại trái cây khô hoặc ép” [13, tr.94] Sự phong phú của hàng hóa trong việc trao đổi mua bán với thương
nhân ngoại quốc đã được một thương nhân người Quảng Đông, từ Trung Quốc nhìn nhận
như sau: “…thuyền ở Sơn Nam về chỉ mua được một món là củ nâu, thuyền ở Thuận Hóa
về chỉ mua được một món là hạt tiêu, còn thuyền từ Quảng Nam về thì trăm hóa vật không món gì không có Các phiên bang không nước nào sánh kịp Các hóa vật, sản vật sản xuất ở phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn…do đường thủy bộ, đi
Trang 36thuyền, đi ngựa, đều tập họp ở phố Hội An, cho nên rất đông thương khách phương bắc tới để mua” [13, tr.67].
Việc mua bán ở thương cảng Hội An ngày càng phát triển đã góp phần làm cho cácngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở vùng này có điều kiện để phát triển Nhân dân nhờ sựtiếp xúc thường xuyên với thương nhân nước ngoài đã học hỏi thêm được nhiều nghềmới hoặc cải tiến thêm những nghề sẵn có ở địa phương mình như các nghề dệt lụa, gấmđoạn, trường sa, làm đồ sành, làm đồ gốm, đóng thuyền hay ghe bầu
Không chỉ riêng thương cảng Hội An, mà ở Đàng Trong lúc bấy giờ còn có rấtnhiều cảng lớn, hoạt động thương mại, trao đổi buôn bán với nước ngoài cũng khôngkém gì cảng Hội An Tiêu biểu như cảng Đà Nẵng, Thanh Hà, Cù Lao Phố, Mỹ Tho…
Theo nghiên cứu của Li Tana thì “ từ thập niên 1640 đến cuối thế kỷ 17, trung bình hàng năm có từ 2000 đến 2500 tấn hàng hóa có thể đã được chuyển chở, trị giá khoảng 580.000 lạng…Năm 1753, theo Bernetat, số tàu châu Âu tới buôn bán ở Đàng Trong như sau: 1 tàu Hà Lan, 2 tàu MaCao, cộng thêm một số tàu Pháp đến từ Podichery…Do đó tổng số trọng tải vào đầu thế kỷ 18 có thể lên xuống từ 1500 tấn đến 3000 tấn, trị giá từ 400.000 tới 450.000 lạng” [17, tr.132-133] Nhưng số liệu trên đã cho thấy, Đàng Trong
lúc bấy giờ thực sự đã trở thành một nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa lớn và thườngxuyên của thương nhân nước ngoài Điều đó không chỉ biểu hiện ở sự xuất hiện củanhiều hải cảng, mà thể hiện qua số lượng và giá trị của hàng hóa đã thực hiện trao đổimua bán tại đây Trong đó vùng Quảng Nam trở thành địa bàn quan trọng, cung cấp chủyếu càng hàng hóa cho việc trao đổi, buôn bán
Cùng với sự phát triển của buôn bán sản xuất, những chính sách khuyến khích dân cư
đi khai phá vùng đất mới của các chúa Nguyễn đã góp phần làm cho dân số ở vùng Thuận Quảng tăng lên ngày một đông theo từng năm Và khoảng thời gian mà dân số tăng nhanh ởvùng đất Thuận Quảng này chính là giai đoạn đầu của thời kỳ chúa Tiên Nguyễn Hoàng vàchúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên
-Những chính sách của các chúa Nguyễn thời kỳ đầu đã góp phần quan trọng vào việckhai phá vùng đất Thuận Hóa và Quảng Nam Biến những vùng đất hoang vắng, thưa thớt dân
cư trở thành một trong những vùng đất trù phú, dân cư đông đúc và có vị thế quan trọng nhấtlúc bấy giờ Đó chính là những cơ sở vững chắc cho cuộc Nam tiến xuống phía nam saunày của các vị chúa kế nghiệp
Trang 37Không chỉ dừng lại ở việc đưa dân cư tới sinh sống và khai phá trên vùng đất ThuậnHóa, Quảng Nam các chúa Nguyễn còn tiếp tục đưa những lưu dân người Việt tới sinhsống và tiến sâu trên lãnh thổ đã chiếm được của nước Champa Cuộc hành trình về phíaNam của lưu dân người Việt vẫn chưa ngừng lại, họ tiếp tục tiến về phía nam trong sựhậu thuẩn của các chúa Nguyễn Và một bước tiến quan trọng trong quá trính Nam tiến
đó chính là việc giành lại và sáp nhập vùng đất Phú Yên vào lãnh thổ của nước ta Quantrọng hơn là việc vượt qua Thạch Bi Sơn, tiến sâu vào lãnh thổ của nước Champa Từngbước xâm chiếm và sáp nhập toàn bộ lãnh thổ của nước Champa vào lãnh thổ Đại Việt,đồng thời đưa dân Việt tới sinh sống trên vùng đất mới
2.2 Chúa Nguyễn với quá trình chinh phục Chân Lạp
Trong quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt, cácchúa Nguyễn ở Đàng Trong là những người đóng vai trò quan trọng, góp công lớn vào quátrình mở rộng cương vực lãnh thổ của đất nước Trong quá trình xâm chiếm phần lãnh thổcòn lại của Chiêm Thành, chính quyền chúa Nguyễn cũng tìm cách can thiệp và gây ảnhhưởng ở nước Chân Lạp, mục đích tạo điều kiện cho dân cư của mình tới sinh sống trên đấtcủa Thủy Chân Lạp
Nước Chân Lạp sau khoảng thời gian phát triển hưng thịnh (thế kỷ XI, XIII), trướcnhững cuộc tấn công của người Thái đã trở nên suy yếu và lâm vào khủng hoảng Thamvọng và âm mưu xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ của Chân Lạp đã khiến cho bộ máy chínhquyền Chân Lạp cần một chổ dựa để chống đối lại với người Thái Họ bắt đầu ngó sangcác chúa Nguyễn ở Đàng Trong, khi mà thế lực của chính quyền chúa Nguyễn ngày mộtlớn mạnh và ảnh hưởng lớn trong khu vực Vua Chey Chettha II (1618-1628) sau khi lênngôi đã tìm mọi cách để loại bỏ ảnh hưởng của người Thái trong triều đình Chân Lạp, từ
bỏ việc xưng thần và cống nạp cho Xiêm La Ông đã cho dời đô về Uđông (gần NôngPênh ngày nay) Quân Xiêm đã nhiều lần đem quân tấn công Chân Lạp nhưng đều bịđánh lui Để có thể đương đầu với người Xiêm lâu dài, vua Chey Chettha II đã tìm cách
dựa vào thế lực của chúa Nguyễn “Việc này được sử Cao Miên chép lại như sau: Để đề phòng quân Xiêm quấy nhiễu nữa, quốc vương Chey Chetta II cưới một công chúa của Đàng Trong hầu dựa vào thế lực của triều đình Huế Bấy giờ họ Nguyễn thoát được nanh vuốt của họ Trịnh ở Thăng Long, vào đóng ở Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi Họ Nguyễn chiếm nước Chiêm Thành và lập thành tỉnh huyện sát biên giới Cao Miên” [10, tr.24] Quốc vương của Chân Lạp là Chey Chettha II
Trang 38đã ngỏ lời cầu hôn với con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, với mong muốn có đượcchổ dựa để đối trọng với Xiêm La (Thái Lan ngày nay).
Lịch sử nước ta đã chứng kiến trước đó vài thế kỷ, cũng diễn ra cuộc hôn nhân giữacông chúa Đại Việt và vua Chăm là Chế Mân dưới thời nhà Trần Sau cuộc hôn nhânnày, lãnh thổ Đại Việt đã được mở rộng thêm về phía lãnh thổ của nước Champa, đó làđất hai châu Ô, Lý Cuộc hôn nhân đã mang lại mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc giaĐại Việt và Champa
Đàng Trong lúc này đang là một bộ phận trong lãnh thổ quốc gia Đại Việt, cuộcchiến tranh Trịnh – Nguyễn cũng chưa diễn ra (7 năm sau đó), nhưng mối quan hệ đãngày càng căng thẳng Trên danh nghĩa, chúa Nguyễn vẫn tôn thờ vua Lê nhưng âm thầmchuẩn bị mọi mặt nhằm biến Đàng Trong thành một nơi hùng cứ riêng biệt, đủ sức đươngđầu với chính quyền họ Trịnh Lúc này, thế lực của chúa Nguyễn ở Đàng Trong đang rấtmạnh, quân đội được trang bị đầy đủ vũ khí, trong đó có cả súng đại bác của phươngTây Hơn nữa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn chủ trưởng mở rộng quan hệ ngoại giao
và giao thương với các nước nhằm phát triển Đàng Trong thành một xứ giàu mạnh Theo
Li Tana, “phải đương đầu với họ Trịnh ở phía Bắc, họ Nguyễn hẳn không thể gây thêm
kẻ thù, để sẽ phải bị tấn công từ phía hông hoặc từ phía sau…Đối với hai phía biển và núi, họ Nguyễn mặc dù đang bận bịu với nhiều công việc, củng cố tìm cách thiết lập liên minh, thay vì chống lại” [17, tr.102]
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã chấp nhận lời cầu hôn của vua Chey Chettha II, gảcon gái của mình là công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp (vào năm 1620)
Nhưng hầu như không có bộ sử nào của Đại Việt chép lại sự kiện này Cuộc hônnhân này đã mang lại cho hai nước những nhu cầu trước mắt của cả hai bên Đối vớiChân Lạp, họ đã có chúa Nguyễn làm chổ dựa vững chắc để đương đầu với Xiêm La, bảo
vệ ngai vàng và chủ quyền của mình Còn chúa Nguyễn cần quan hệ thân thiện với ChânLạp để giữ yên vùng lãnh thổ phía nam, rảnh tay đối phó với chính quyền họ Trịnh ởĐàng Ngoài, đồng thời tạo điều kiện cho lưu dân người Việt vào khai phá, sinh sống trênvùng đất của Thủy Chân Lạp, nơi mà chính quyền Chân Lạp chưa thực sự kiểm soátđược
Có lẻ chính quyền chúa Nguyễn muốn lợi dụng cuộc hôn nhân này để bước đầu tạo
cơ sở cho quá trình mở rộng lãnh thổ xuống phía nam Sự kiện này, tuy không được các
sử liệu trong nước ghi chép lại, nhưng nó cũng được Christoforo Borri xác nhận Trong
Trang 39quảng thời gian ở Đàng Trong, ông đã ghi chép lại như sau: “Chúa Nguyễn luôn phải huấn luyện binh lính gởi quân đi giúp vua Chân Lạp, tức chàng rể, chồng con gái của chúa Chúa viện trợ cho vua cả tàu lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm” [13, tr.32-33] Trong cuốn hồi ký của mình, ông cũng ghi chép: “Ngoài ra Chúa còn chuẩn bị vũ khí liên tục và mộ binh giúp vua Campuhia, cung cấp cho vua này thuyền chiến và quân binh để cầm cự với vua Xiêm” [2, tr.84] Công chúa Ngọc Vạn được vua Chey Chettha II phong làm hoàng hậu (hoàng hậu Ang Cuv), với tước hiệu Somdach Prea Peacac Vodey Prea Voreac Khsattrey [25, tr.141-142] Nhờ có sự giúp đỡ của chính quyền chúa
Nguyễn mà vua Chey Chettha II đã nhiều lần đánh bại được các cuộc tấn công xâm lượccủa quân Xiêm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và nâng cao dần vị thế của Chân Lạp trong khuvực như thuở hùng mạnh khi trước
Sau cuộc hôn nhân của công chúa Ngọc Vạn và vua Chey Chettha II, những lưu dânngười Việt tới sinh sống trên lãnh thổ của Chân Lạp ngày một nhiều Công chúa NgọcVạn đã xin vua Chân Lạp cho phép một số người Việt giỏi nghề thủ công và buôn bánsang sinh sống ở Chân Lạp, mở các hiệu buôn do bà đích thân quản lý Bà củng thườngxuyên giúp vua Chey Chettha II trong việc cai quản đất nước
Không chỉ có vậy, công chúa Ngọc Vạn còn thường xuyên can thiệp với vua CheyChettha II để cho người Việt được tới sinh sống, khai khẩn trên các vùng đất Biên Hòa
và Gia Định Được sự bảo trợ của công chúa Ngọc Vạn, trong những thập kỷ đầu thế kỷXVII, nhiều nhóm cư dân người Việt ở vùng Thuận Hóa và Quảng Nam được tự do di cưvào sinh sống trên vùng đất của Chân Lạp ngày một đông, họ đã tiến xa hơn đến nhữngvùng đất xa xôi thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay Đặc biệt còn có mộtnhóm nhỏ cư dân người Việt tới sinh sống ở các vùng hải đảo và sát với kinh đô UĐôngcủa Chân Lạp Đây chính là cơ sở và điều kiện thuận lợi cho chính quyền chúa Nguyễntừng bước kiểm soát một cách hòa bình, hợp pháp các vùng đất của Chân Lạp mà cư dânngười Việt đã tới sinh sống, tổ chức khai khẩn
Một thời gian sau cuộc hôn nhân, chúa Nguyễn đã một phái bộ đến kinh đô UĐôngyêu cầu được lập cơ sở thu thuế ở Prey Nokor (vùng Sài Gòn) và Kas Krobey (BếnNghé) Sau khi được vua Chân Lạp chấp thuận, chính quyền chúa Nguyễn đã khuyếnkhích dân chúng tới sinh sống trên các vùng đất này, đồng thời chúa Nguyễn củng cửmột đạo quân vào Prey Nokor để giúp Chân Lạp duy trì an ninh trật tự tại vùng đất này.Những thành quả mà bước đầu chính quyền chúa Nguyễn có được trên vùng đất của
Trang 40Chân Lạp có đóng góp quan trọng của hoàng hậu Ang Cuv Georges Maspero trong sách
Đế quốc Khmer khảo cứu kĩ biên niên sử Khmer cũng cho biết rõ thêm: “Nhà vua mới lên ngôi Chey Chettha liền xây một cung điện ở Oudong Nơi đây ông long trọng cử hành lễ cưới một công chúa vua An Nam Bà này rất đẹp Chẳng bao lâu, bà có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhà vua Nhờ bà mà một sứ đoàn An Nam đã xin được Chey Chettha cho phép lập thương điếm trong miền Nam Cao Miên, ở chính nơi ngày nay là Sài Gòn” [11, tr.21] Trong sử nước Cao Miên cũng chép lại sự kiện này như sau: “Năm
1623, một phái đoàn sứ giả ở Huế vào triều kiến quốc vương Chey Chettha II, xin cho người Việt vào cư ngụ trong tỉnh Prey Kor và lập thành một cơ quan thu thuế Nhà vua chấp nhận Triều đình Huế khuyến khích di cư vào Nam lấy danh nghĩa giúp cho quốc vương Cao Miên giữ gìn trật tự, họ Nguyễn cử một vị tướng lãnh đóng tại thành phố này Khi quốc vương băng hà, tất cả các vùng thuộc miền Nam từ tỉnh Bà Rịa và đến giáp ranh nước Chiêm Thành, các tỉnh Bà Rịa và Kâmpeâp Srékatrey (Biên Hòa) đều bị người Việt cai trị” [10, tr.26-27].
Qua đó có thể thấy được những bước tiến quan trọng của chính quyền chúa Nguyễntrong quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam Hai cơ sở thu thuế ở Prey Nokor và KasKrobey trở thành hai khu trung tâm quan trọng được thiết lập trên vùng đất có nhiều lưudân người Việt cư trú, với nhiều ngành nghề khác nhau Bên cạnh bộ phận thu thuế,chính quyền chúa Nguyễn còn thiết lập cơ sở hành chính để chi phối hoạt động của cưdân trên địa bàn này và một lực lượng quân đội để bảo vệ dân cư và còn có nhiệm vụcung cấp những thông tin về vùng đất này cho chính quyền chúa Nguyễn để phục vụ chocông cuộc khai thác, khống chế và mở mang bờ cõi của đất nước Đây được coi như làcột mốc đầu tiên của chính quyền Đàng Trong được cắm trên vùng đất Nam Bộ Từ mộtcuộc hôn nhân mang tính chính trị, đã trở nên trọn vẹn cho cả hai phía chúa Nguyễn vàChân Lạp khi mà lợi ích của cả hai bên được đáp ứng đầy đủ Quá trình mở rộng lãnh thổcủa Đại Việt củng được xúc tiến mạnh mẽ hơn sau cuộc hôn nhân này Quan hệ giữachính quyền Đàng Trong và Chân Lạp được duy trì tốt đẹp những năm sau đó ChúaNguyễn còn nhiều lần can thiệp vào nội bộ triều đình Chân Lạp và gây ảnh hưởng trựctiếp lên bộ máy chính quyền của Chân Lạp
Những chính sách đều nhằm mục đích gây ảnh hưởng ở Chân Lạp, ngăn chặn thamvọng mở rộng ảnh hưởng về phía đông của người Thái Quan trọng hơn, đó là cơ sở để