Ngôn ngữ, giọng điệu và biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 35 - 37)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

1.3.4.3. Ngôn ngữ, giọng điệu và biện pháp tu từ

Vì tiểu phẩm là một thể loại gần với văn học nên ngôn ngữ của tiểu phẩm cũng rất gần với ngôn ngữ văn học. Người viết có khả năng tu từ với vốn từ phong phú. Tuy mỗi người có phong cách riêng, nhưng mọi thủ thuật đều nhằm mục đích tạo ấn tượng mạnh và ảnh hưởng trực tiếp tới người đọc.

Ngôn ng trong tiểu phẩm biến hoá linh hoạt, đặc biệt đậm chất hài hước, và được lựa chọn kĩ càng. Chính vì vậy ngôn ngữ trong tiểu phẩm rất hàm súc, có sức thuyết phúc cao.

Bên cạnh ngôn ngữ, ging điu trong tiểu phẩm cũng là một trong những yếu tố tạo nên giá trị của loại văn này. Giọng điệu trào phúng, phê phán, thông qua giọng điệu người đọc

có thể cảm nhận được người viết có thái độ như thế nào đối với con người, sự việc và hiện tượng được đề cập trong tác phẩm. Đặc biệt vì đây là một thể loại có tính chiến đấu cao cho nên giọng điệu trong tác phẩm là giọng điệu mỉa mai, chế giễu nhằm đấu tranh, bài trừ những cái xấu trong xã hội.

Bin pháp tu t được sử dụng trong tiểu phẩm cũng rất da dạng. Trong sự gần gũi ở mức độ cho phép với văn học, các tác giảđã vận dụng một cách linh hoạt các biện phát tu từ như lối ví von, so sánh, ngoa dụ, phóng dụ, cài bẫy… để có thể dẫn dắt người đọc suy luận theo một hướng rồi bất ngờ tạo kết thúc theo hướng khác mà vẫn hoàn toàn logíc, gây nên sự hứng thú, hấp dẫn. Tiếng cười từ cái hài cũng vì thế mà đậm đặc hơn. Sự việc có thể chỉ ở mức độ vừa phải nhưng qua lối diễn tả của mình, tác giả có thể rất thành công trong việc cường điệu khiến người đọc thấy thú vị và chắc chắn chủ đề của tác phẩm sẽ đọng lại lâu hơn trong tâm hồn họ. Lối viết ẩn dụ để người đọc tự phát hiện ra ẩn ý của tác giả cũng thường được sử dụng. Tuy nhiên để có tác dụng hữu hiệu, người viết phải có một kiến thức rộng và ngòi bút sắc sảo, nhất là mức độ ẩn dụ cần phải phù hợp với nhận thức của đông đảo độc giả, nếu không tiểu phẩm sẽ mất tác dụng thậm chí phản tác dụng.

Trn đây, luận văn đ xc định vị trí của Ngô Tất Tố trong văn học Việt Nam hiện đại (1930-1945). Ông là một trong những nhà văn đại diện xuất sắc cho chủ nghĩa hiện thực trong văn xuôi. Cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, ông đ khơi sâu giá trị hiện thực và nhân đạo trong sáng tác của mình.

Luận văn cũng đ đề cập đến thể phóng sự và tiểu phẩm như là các thể loại kết hợp hài hịa cc đặc điểm, ưu thế của báo chí và của văn học, xem xét các đặc điểm mang tính kĩ thuật, thi pháp thể loại. Đó cũng là một quan niệm, một cách hiểu làm cơ sở cho việc đi sâu tìm hiểu, nghin cứu phĩng sự v tiểu phẩm của Ngơ Tất Tố.

Chương 2

ĐÓNG GÓP CA PHÓNG S NGÔ TT T ĐỐI VI

VĂN HC VIT NAM 1930-1945

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)