Nguyễn Chí Mỳ: “Ngô Tất Tố một nhân cách làm báo”.

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 128 - 133)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

2. Nguyễn Chí Mỳ: “Ngô Tất Tố một nhân cách làm báo”.

Ngô Tất Tố là nhà báo lớn của làng báo nước ta, là kiện tướng của dòng báo chí công khai yêu nước tiến bộ, là nhà văn hàng đầu sáng lập nền văn học mới, là nhà văn hoá nổi tiếng của đất nước thế kỉ XX.

Ngô Tất Tố là người Hà Nội, hoạt động báo chí của Ngô Tất Tố chủ yếu diễn ra ởđất Hà Nội. Trên lĩnh vực báo chí Ngô Tất Tố là niềm tự hào của báo giới Thủ Đô. Hà Nội chúng ta có giải báo chí Ngô Tât Tố được tổ chức thành công thường xuyên hàng năm, từ năm 1996 đến nay.

Ngô Tất Tố là kí giả lão luyện, suốt đời đam mê say đắm và hết lòng với nghề báo, lấy hứng thú làm báo viết báo là lẽ sống, làm con đường tồn tại. Phải chăng đây là cái đức hàng đầu của nhân cách làm báo. Trên trận địa sôi động của báo chí hiện nay, ai đó một khi nhiệt huyết với nghề chớm bị thuyên giảm , cái tình với ngừđời vưa kém tình nồng hậu , sự nhạy bén với sự đời hơi lơi lỏng một chút … là ngay lập tức báo động thảm cảnh người đó đang bắt đầu lìa khỏi đội ngũ báo giới hoặc đang lâm vào nguy cơ chân trong chân ngoài với nghề mà không biết

Ngô Tất Tố tiêu biểu cho lớp kí giả vừa sáng tác vừa ý thức cao về nghề báo. Là nhà báo có bản lĩnh đặc biệt, nhiều lần tự biến đổi, đã vượt lên chính mình Ngô Tất Tố trân trọng và hết lòng giữ gìn truyền thống tốt đẹp, tự chủ của đất nước, quyết liệt nâng cao ý thức dân tộc và khát hao hướng tới hiện đại.

Ngô Tất Tố làm báo viết báo dựa trên tầm cao vận dụng tài tình cốt cách văn hoá Phương Đông với tinh hoa tiên tiến hiện đại của văn hoá Phương Tây.

Dũng khí và trí tuệ làm báo, tính dân tộc và tính hiện đại trong báo chí Ngô Tất Tố , năng lực ngoại ngữ uyên thâm- đối với tác giả là Hán học, là những bài học sáng giá, còn nguyên giá trị đối với chúng ta, những người làm báo cách mạng giữa buổi bùng nổ dữ dội của thông tin và công nghệ thông tin hiện nay

Báo Người Hà Nội, số tết Giáp Thân, 2004

PH LC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP ĐƯỢC TRONG CHUYẾN VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG NGÔ TẤT TỐ QUÊ HƯƠNG NGÔ TẤT TỐ

Hình 1: Toàn cảnh khu mộ Ngô Tất Tố

Hình 3: Nhà của gia đình Ngô Tất Tố, xây năm 1968 (trên nền nhà cũ), sau khi Ngô tất Tố mất hơn 10 năm.

Hình 4: Ngôi Nhà hiện tại (xây năm 2006, trên nền nhà cũ). Hiện nay gia đình cháu trai trưởng của Ngô Tất Tốđang sinh sống.

Hình 6 – 7: Ngôi Đình làng.

Nơi đây ngày xưa đã từng tồn tại biết bao hủ tục của làng Lộc Hà. Năm 1960 đã được xây dựng lại trên nền ngôi đình cũ. Hiện nay dùng để hội họp và sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của làng.

Ngày 10 tháng 3, Thôn Lộc Hà tổ chức ngày hội làng. Mội gia đình đóng góp một ít tiền, còn lại trích từ quỹ của thôn, che rạp trước sân đình và tổ chức ăn uống vui vẻ. Ngày nay những hủ tục ở làng Lộc Hà cũng như ở các làng khác của nông thôn Việt Nam đã không còn tồn tại. Khẳng định những quan điểm, tư tưởng của Ngô Tất Tố trong quá khứ là đúng, là nhìn xa trong rộng.

Hình 8: Bàn thờ Ngô Tất Tố cùng vợ và các con. Bộ lục bình “cá chép hoá rồng” là kỉ vật từ thời Ngô Tất Tốđể lại.

Hình 9: Huân

Hình 10: Bìa hai quyển sách xuất bản năm 2005, do Cao Đắc Điểm (con rể Ngô Tất Tố, chồng bà Ngô Thị Thanh Lịch) sưu tầm và biên soạn. Giới thiệu những tác phẩm của Ngô Tất Tốđăng trên báo, mới được tìm

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 128 - 133)