PHỤ LỤC 1: NIÊN BIỂU HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ:

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 121 - 126)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

5. Những thành công và đóng góp của Ngô Tất Tố cĩ thể giải thích bằng nhiều nguyn nhn: do ông luôn bám sát hiện thực đời sống và yêu cầu tranh đấu, phản ánh đúng v sâu s ắ c;

PHỤ LỤC 1: NIÊN BIỂU HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ:

PH LC 1: NIÊN BIỂU HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ:

1983

- Sinh tại làng Cói Lộc Hà, kẻ Cói, xứĐông ngàn , tỉnh Bắc Ninh. Nay là thôn Lộc Hà , xã Mai Lâm huyện Đông Anh Hà Nội.

- Xuất thân trong gia đình Nho học có truyền thống hiếu học.

- Là con thứ hai nhưng là trưởng nam với bảy anh chị em ba trai bốn gái.

1898

- Lên sáu tuổi được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê.

- Lớn lên đi trọ học, sống ở nhiều làng quê trong vùng. Sau đó theo học tại huyện Lang Tài và phủ Thuận Thành.

1906

- Thống sứ Bắc Kì ra nghịđịnh, thi hương ngoài chữ Hán còn có bài thi chữ quốc ngữ và bài thi chữ pháp từ tự nguyện đến bắt buộc.

1907

- Ngoài chữ Hán và chữ Nôm, phải đi học và biết chữ quốc ngữ.

1912

- Học tư chữ Pháp một thời gian ngắn - Khai sổứng thí thi hương khoa Nhâm Tý. - Qua được khảo hạch thì thi hương ở kì đệ nhất.

1913

- Dạy học chữ Hán ở Gia Thượng, Đông Trù.

1915

- Đỗđầu khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh.

- Thi hương lần thứ hai, khoa At Mão – khoa thi hương cuối cùng ở Bắc ky. Qua được kì đệ nhất nhưng bị hỏng ở kì đệ nhị.

- Dịch cuốn truyện cổ Trung Hoa Cẩm Hương đình.

1916

- Dạy học chữ Quốc ngữở những nơi trước đây mình dạy chữ Hán.

- Sách Cẩm Hương Đìnhđứng tên Tống Lang Ngô Tất Tố do Tản Đà Tu thư cục và Nghiêm Hàm An quán – Hà Nội ấn hành.

1926

- Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu mời Ngô Tất Tố cùng làm An Nam tạp chí.

- Trên mười sốđầu của tạp chí, 24 lần có mặt bút danh Ngô Tất Tố, Lộc Hà Ngô Tất Tố. - Viết những bài tranh luận về gia đình, bàn về nghĩa tự cường của đất nước, khảo dịch Thế

giới vĩ nhân liệt truyện, luận về quyền hạn của chính phủ và nhân dân, nhời dặn con cháu của Trần Danh An…

- Đăng gọn truyện Ngô Việt xuân thu trên An Nam tạp chí.

1927

- Vào Sài Gòn với dự kiến viết cho An Nam tạp chí, nhưng không thành. Theo lời mời của Diệp Văn Kì, ở lại viết cho Đông pháp thời báo.

1928

- Trên Đông Pháp thời báo với các bút danh Ngô Tất Tố, T., T.T., Ng.T.T., viết nhiều thể loại báo chí, làm thơ, dịch thơ,bình thơ, khảo về tình hình jmột số nước đồng văn phương Đông, dịch các truyện ngắn “Mẫu hậu thất tiết”, “Truyện Tạ Huyền”, các truyện dài “Hoàng Hoa Cương”, “Giấc mộng lầu son” (Hồng lâu mộng)

1929

- Trên Thần Chung (Đông pháp thời báo) với các bút danh Ngô Tất Tố, N.T.T., Kim Ngô, tiếp tục viết chuyên luận, dịch thơ, đăng khảo dịch nhiều kỳ “Vì sao Tàu phải lìa Nga”

1930

- Trên Đông phương mở chuyên mục “Nói chơi”, tiếp tục viết tiểu phẩm với các bút danh: Thục Điểu, Dân Chơi. Ở các mục khác dùng các bút danh T., Lộc Hà, Ngoan Tiên, Ngô Tất Tố, bàn về nghề báo và tranh luận về cách viết của Hoàng Tích Chu, Đăng các kí sự “Thăm gò Đống Đa”, “Từ Hà Nội lên thăm Đền Hùng”

- Trên báo Ngọ viết kí sự “Đi thăm chùa hương”

1932

- Viết bài gửi báo Công luận, Đông pháp, Đuốc nhà Nam

1933

-Với bút dnh Phó Chi, trên Thực nghiệm dân báo mở chuyên mục “Chuyện giữa giời”. Ở các mục khác dùng các bút danh Thôn Dân, T.T., Lộc Hà, Ngô Tất Tố.

- Đứng tên Thọ dân y quán chủ nhân viết các bài bàn về soạn sách thuốc Tàu bằng chữ Quốc ngữ.

- Mở cuộc tranh luận với Nguyễn Quốc Tuý bào Đông phương. Bình về bộ lại và Ngô Đình Diệm. Trao đổi với Phan Khôi, Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Khắc Hiếu…và bàn về bút chiến với binh chiến.

1935

- Trên báo Công dân phê phán Phan Trần Chúc về việc viết truyện lịch sử - Với bút danh Tuệ Nhỡn viết phóng sự “Dao cầu thuyền tán”.

1936

- Trên Tương lai dùng tên chính là bút danh Lộc Đình viết chính luận.

- Đăng truyện ngắn “Một ổ chó và một đứa con” một chương của Tắt đèn đứng tên Thôn Dân.

1937

- Trên Tương lai mở chuyên mục “Nói mà chơi” viết tiểu phẩm với bút danh Phó Chi. Ở các mục khác dùng các bút danh T., Lộc Đình, Tuệ Nhỡn, Ngô Tất Tố.

- Đăng truyện ngắn “Cái bánh trưng”, “Trời tối”.

- Tham gia hội nghị báo giới Bắc kì lần thứ nhất và thứ hai và cuộc đấu tranh của báo giới đòi thả nhà báo Lê Bá Chấn, kết tội “phản đảng”những kẻ làm báo hoạt động phá ngang chống lại phong trào báo giới

- Trên Tiểu thuyết thứ Ba: đăng truyện lịch sử “Vua Tây chúa Nguyễn”, phóng sự “Giết người lấy của”, tiểu thuyết dã sử “Trong rừng nho”.

- Trên Việt nữđăng toàn truyện “Tắt đèn”.

1938

- Trên Thời vụ mở chuyên mục “Gặp đâu nói đấy” sau chuyển thành “Thật hay bỡn” với bút danh Xuân Trào, có khi viết tắt là XT.

- Trên các mục khác như “Làng tôi, Đời dân quê, Thời vụ thôn quê, Thời sự, Quốc tế, Thời vụ các tỉnh”…dùng tên chính với các bút danh Đạm Hiên, T., Thuyết Hải, có khi viêt tắt là T.H.

- Đăng “Đã đến lúc phải phê bình lại bộ Nho giáo của Trần Trọng Lim”, phóng sự “Làm no hay cái ăn những ngày ngập nước”, kí sự “Nước non Cao Bằng”, “Thăm Yên Bái”.

- Viết kí chân dung “Cụ lang Bần, bác Bếp Thả, Cô Tây Hoản, Thầy Cò, Thầy học của tôi, Người có danh vọng trong làng”…

1939

- Trên Thời vụ tiếp tục dùng các bút danh và chuyên mục như năm 1938.

- Đăng các truyện “Mớ rau trong hòm”, “Một vụ kiện”, phóng sự “Vài chấm nhỏ của thời đại đã qua”, khảo dịch “Ngày xưa, ngày nay và ngày mai của nước Nhật Bản” đăng phóng sự tiểu thuyết “Lều chõng”

- Trên báo Con Ong mở chuyên mục “Ném bùn sang ao”, viết tiểu phẩm với bút danh Phó Chi. Đăng phóng sự “Tập án cái đình”

- Trên Tao đàn viết chân dung văn học Tản Đà và Vũ Trọng Phụng.

1940

- Trên Hà Nội tân văn viết phóng sự “Việc làng”, truyện cổ tích “Suối hoa đào”

- Trên Trung Bắc chủ nhật, đặc san của Trung Bắc tân văn mở chuyên mục “ Thơ và Tình” với bút danh Cối Giang, trên các mục “Nguồn văn tìm vàng”, “Dưới mắt chúng tôi”… dùng bút danh cối giang và T.

Từ 1941-1945

- Trên Đông Pháp (từ tháng 3, năm 1945 đổi thành Đông phát) với bút danh Hy Cừ viết 656 tiểu phẩm trên chuyên mục “Chuyện hàng ngày”

- Đăng liên tục các truyện dịch dài “Bóng Lê tàn” tức “Hoàng Lê nhất thống chí”, “Một đêm đầu bạc”, “Tiếng tiêu đỉnh núi”

- Trên Ngày mai (Xuân At Dậu) viết hồi ký “Tết cổđiển”.

1945

- Tham gia cách mạng Tháng Tám ở quê nhà.

1946

- Gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc.

- Dự Hội nghị Văn hoá cứu quốc tại Hà Nội

Từ 1947 đến 1954 trên Việt Bắc

- Đứng tên chính, viết Quà tết bộđội, Buổi chợ Trung du, Gửi bạn, Vĩnh Thụy ca, Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác, Anh Lộc… đăng trên các báo và tập san: Văn nghệ – Hội văn nghệ Việt Nam, Cứu quốc.

- Được bầu vào Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam, là chi hội trưởng hội văn nghệ liên khu 1, sau là hội văn nghệ Việt Bắc.

- Năm 1948 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

1954

- Mất ngày 20 tháng 4 năm 1954, tức 18 tháng 3 năm Giáp Ngọ tại ấp Cầu Đen xã Quang Tiến huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.

1961

- Được truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

1963

- Lễ chuyển di hài cốt từấp Cầu Đen xã Quang Tiến huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang về nghĩa trang liệt sĩ xã Mai Lâm huyện Đông Anh Hà Nội.

1975

- Ngay sau ngày giải phóng Sài Gòn, trường tiểu học Cơ Đốc đổi tên là trường cấp I-II Ngô Tất Tố, từ 1996 là trường trung học- tiểu học Ngô Tất Tố tại quân Phú Nhuận, thành phố Hồ Minh.

1985

- Tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh quyết định đặt tên đường Ngô Tất Tố. Và năm 2000, kỷ niệm hai mươi lăm năm giải phóng Sài Gòn, đã khánh thánh chung cư lớn mang tên Ngô Tất Tố.

1995

- Tại Hà Nội, lập giải thưởng báo chí Ngô Tất Tố thường xuyên, hàng năm. Và năm 2003 tiến hành nghiên cứu khoa học “Di sản báo chí Ngô Tất Tố – ý nghĩa lý luận và thực tiễn”

1996

- Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I.

1998

- Hoàn thành xây dựng khu tưởng niệm đặt hài cốt tại quê hương.

- Thủđô Hà Nội quyết định đặt tên phố Ngô Tất Tố ngay cạnh Khu Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trước đó (1995) có trường tiểu học Ngô Tất Tố và sau đó là trường dân lập Ngô Tất Tốở huyện Đông Anh.

- Với 26 bút danh trên 27 bài báo và tạp chí trong Nam ngoài Bắc và trên chiến khu Việt Bắc, tổng số tác phẩm đăng báo (tính đến đầu năm 2005) lên đến gần một nghìn năm trăm. Trong sốđó lượng mới tìm thêm gần một nghìn bốn trăm.

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 121 - 126)