Bút pháp miêu tả trong trần thuật.

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 57 - 61)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

2.2.1.3. Bút pháp miêu tả trong trần thuật.

Phóng sự của Ngô tất Tố sở dĩ có sức hấp dẫn là vì ông biết kết hợp nhuần nhuyễn phương thức miêu tả trong tự sự. Chuyện kể của Ngô Tất Tố không chỉ giúp người đọc hiểu được sự việc hiện tượng xảy ra mà còn có khả năng xây dựng trong tâm trí người đọc một hình tượng lí thú, chính vì vậy mà ấn tượng để lại thật khó quên. Thông qua hình tượng

được miêu tả, người đọc cảm nhận một cách sâu sắc hơn ý nghĩa của tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm.

Nghệ thuật miêu tả trong “Cổ oản tuần sóc” thật ấn tượng, Ngô Tất Tố miêu tả hình ảnh ông Linh Phúc quảy đòn gánh “Kĩu kịt trên vai ông ấy, cái đòn gánh luôn luôn co lên, ẻo xuống như con cá mè giãy cạn. Mỗi khi đôi đầu đòn gánh lướt xuống ấy là mỗi lần cái vai ông ấy lệch đi, cái cổ ông ấy rụt lại, cái mồm ông ấy nhành ra, cái sườn ông ấy nghiên sang một bên. Vậy mà đôi chân ông ấy vẫn cứ nhon nhón bước rảo để đưa cái đầu cung cúc cúi xuống đằng trước, y như con cuốc lủi trong ruộng lúa.”[57, tr.72]. Với cách miêu tả ấn tượng như vậy Ngô Tất Tố đã thực sự thành công trong việc xây dựng một hình tượng người nông dân vất vả, cơ cực, cái khổđau của một người đàn ông “gà trống nuôi con”, lam lũ cả đời vẫn không thể đủ ăn hiện rõ trên cả vóc dáng. Cái dáng người khắc khổ đến tội nghiệp, vì miếng cơm manh áo hàng ngày mà gánh oằn cả đôi vai. Thế nhưng, cái gánh hàng trên vai ông kia vẫn còn nhẹ biết bao nhiêu nếu như cuộc sống cứ đơn thuần trôi qua như thế. Nhưng cuộc đời ai cũng còn có những cái “gánh” vô hình, nó còn nặng gấp vạn lần. Ông Phúc không chỉ gánh trách nhiệm của cả một gia đình bốn bố con mà ông còn có một gánh nặng không thể nhờ cậy được ai đó chính là “gánh hủ tục”. Nó không chỉ khiến ông lo lắng mà một ngày nào đó biết đâu nó còn khiến cho bố con ông không có chổ che mưa che nắng vì mái nhà còn lại có thể sẽ phải bán đi để giải quyết cái gánh hủ tục mà ông đang nặng mang. Trong “Việc làng” của Ngô Tất Tố chúng ta chưa thấy người chết vì cơ cực vất vả mà chỉ thấy người chết vì cái gánh hủ tục nó đè bẹp.

Chưa hết hình tượng người nông dân đó còn hiện lên thật sinh động với đôi vai kì cục “Trời ơi, đôi vai mới lạ làm sao! Nó giống hệt lưng cong lạc đà, mỗi bên có một cái bướu lớn chừng bằng quả xoài tượng. Cố nhiên hai cái bướu ấy cũng bằng thịt. Nhưng nó là thứ

thịt cứng rắn, ấn không thấy lõm, bấm không thấy đau, màu da xù xì và mốc thếch như da trăn gió” [57, tr.73]. Thật không còn gì có thể diễn đạt hết cái cơ cực, khốn khổ của người nông dân hơn thế.

Nghệ thuật miêu tả đạt đến độ xuất sắc trong “Nghệ thuật băm thịt gà” cả câu chuyện xoay quanh việc thằng Mới “băm thịt gà”, mới đầu là pha mỏ gà, tiếp đến là phao câu, đến cánh gà rồi chân gà, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là phần chặt mình gà:

Bây giờ thì đến mình gà. Hắn lách lưỡi dao vào sườn con gà, cắt riêng hai cái tỏi gà bỏ ra góc mâm. Rồi lật ngửa con gà lên thớt, hắm ướm dao vào giữa xương sống rồi giơ dao chém luôn hai nhát theo chiều dài cái xương ấy. Con gà bị tách ra làm hai mảnh. Mỗi mảnh

đều có một nửa xương sống. Một tay giữ thỏi thịt gà một tay cầm cái dao phay, hắm băm lia lịa như không chú ý gì hết (…). Mười nhát như một nó chỉ lên khỏi mặt thớt độ một gang và cách cái ngón tay hắn độ vài ba phân. Tiếng dao công cốc đụng vào mặt thớt, nhịp nhàng như tiếng mỏ của phường chèo, không lúc nào mau, cũng không có lúc nào thưa. Mỗi tiếng cốc là một miếng thịt băng ra. Miếng nào như miếng ấy đứt suốt từ xương đến da, không còn dính nhau mảy may [1, tr.32]

Ngô Tất Tốđã vận dụng những từ ngữ miêu tả, những từ ngữ so sánh, kết hợp vừa miêu tả hình ảnh vừa miêu tả âm thanh, khiến cho không chỉ có người chặt gà tài ba mà ta thấy người qua sát cũng rất điêu luyện. Nếu Ngô Tất Tố xem thằng Mới là một nghệ sĩ thì có nghĩa ông chính là người thẩm thấu rất nhạy cảm tác phẩm nghệ thuật của người nghệ sĩ đó, có nghĩa ông chính là người có khả năng cảm thụ, thưởng thức nghệ thuật một cách tinh tế, giống như Tử Kì hiểu tiếng đàn của Bá Nha như Bạch Cư Dị hiểu tiếng đàn của người ca nữ.

Ngô Tất Tố không chỉ miêu tả để cho vui, cho hay mà còn có dụng ý cảm thông, phê phán. Chính những hình ảnh và ngôn ngữ sinh động đó đã ẩn chứa thái độ thương cảm của ông đối với từng người nông dân lam lũ. Và cũng chính những hình ảnh đó là bằng chứng xác thực để ông lên tiếng tố cáo những kẻ cố tình duy trì những lễ nghĩa rườm rà, vô nhân đạo.

Nếu như trong “Việc làng”, bằng lối trần thuật kết hợp với miêu tả, Ngô Tất Tốđã thành công trong việc xây dựng những hình tượng nhân vật chân thực, sống động, thì trong “Tập án cái đình”, tài năng đó cuả ông được thể hiện ở việc tái hiện những đám đông nhốn nháo.

Ngô tất Tố có khả năng lôi cuốn người đọc vào những câu văn biết nhảy múa. Lời văn miêu tả, trần thuật cuả ông sinh động đến mức kì lạ. Chúng ta không nghi rằng mình đang đọc văn mà nghĩ rằng mình đang được chứng kiến trực tiếp sự việc diễn ra. Một cuộc đánh đuổi thành hoàng diễn ra thật ngộ nghĩnh, những con người, những gậy gộc, những âm thanh… thật ấn tượng, thật gấp gáp và thật hài hước.

Cánh đồng trước đình bổng nghe có tiếng ầm ầm và thấy bóng lửa bốc lên sáng rực. Anh lửa mỗi lúc một rõ thêm, tiếng ầm ầm mỗi lúc một gần lại.

Một lát sau hàng trăm bó đuốc đùng đùng chiếu vào cổng làng với những hàng gậy tre nghênh ngang ở trước ánh lửa

Người đâu mà nhiều dữ vậy! Họ đi hàng ba, hàng tư, hàng năm một lũ dài kéo vào cửa

(…) Đám người cầm đuốc nhất tề rẽ ra hai hàng và đứng thẳng băng trước đình như hai dãy cột đèn, làm cho sân đình thành một đoạn đường cái. Mấy trăm gậy tre nhất tề vừa múa vừa theo đoạn đường giữa hai hàng đuốc nhẩy vào cửa đình.(…)

Đuốc vẫn cháy nỏ, trống cái vẫn thúc rền, tù và vẫn thổi dữ, đám gậy hùng dũng xông vào lòng đình, tiếng người reo như xô mái ngói.

Bỗng như bị vật gì ngăn cản, mấy trăm người và mấy trăm gậy nhất tề chạy ra chỗ cũ như

một đàn vịt bị đuổi

Trống cái, tù và lại thưa. Các gậy lại thi nhau múa.[57, tr.117-118]

Ngô Tất Tố không chỉ huy động trí tưởng tượng, sự liên tưởng kết hợp với thị giác, thính giác để xây dựng một bức tranh sinh hoạt cộng đồng mà ông còn vận dụng triệt để những hình ảnh so sánh để làm nổi bật sự nhốn nháo của đám đông như :“chẳng khác nào một đám quân chạy”, “tiếng người reo như xô mái ngói”, “như một đàn vịt bị đuổi”.Tuy nhiên từ những hình ảnh so sánh sinh động trên ta có thểđọc được ý nghĩa phê phán, tố cáo của nó, đó là những hoạt động vô bổ, nhố nhăng. Mục đích của những hoạt động đó không nhằm phục vụ cho lợi ích của người nông dân, mà ngược lại còn khiến cho họ mệt mỏi về thể xác, mụ mẫm về tinh thần.

Trong “Tập án cái đình”, hình tượng đám đông huyên náo như trên xuất hiện trong kh nhiều truyện. Lời văn của ông như có nét vẽ đã vẽ nên những bức tranh biếm họa cực kì sinh động. Đây là đoạn Ngô Tất Tố miêu tả một cuộc thi giết lợn:

Tiếng reo đồng thời nổi lên ồn ào với những tiếng ti u của các hiệu sừng, hiệu ốc. Trẻ con,

đàn bà những người vô sự hết thảy bạt ra ngòai tường bao lan, nhường khu đất trước đình cho các đội đồ tể

Có thể tưởng như đám quỷ sứ phá ngục, những ông khỏe mạnh hung tợn chực ở chung quanh các củi hùng hổ xúm lại, kẻ thì dùng dao chặt hết những sợi thừng trạc nhuộm đỏ, người thì chém đanh, chém chốt, tháo hết các then cũi ra

Mỗi cũi chừng hơn mười người xấn vào. Nhanh như cắt họ túm ông lợn lôi ra sềnh sệch. Lúc này đối với con lợn người ta không giữ lễđộ như trước.

(…) Cái sanh đựng muối đã được một người xách lấy hai quai và hứng dưới cổ con vật

đáng thương. Một người khách xắn gọn hai ống tay áo, lăm lăm cầm con dao bầu đâm vào cổ nó, giữa lúc hai người béo lớn lật đật khiêng nồi nước sôi đi sau, để cho một người nhanh nhẩu cầm gáo múc nước dội vào mông nó.

Bấy giờ công việc mới càng túi bụi ! tiết ở cổ lợn cứ việc chảy ra lòng sanh, nước ở

trong gáo cứ việc đổ vào mông lợn, người bưng cái sanh, người cầm cái gáo, người khiêng cái nồi nước sôi cũng như những người túm bốn chân lợn, đều chạy như bắn”[1, tr.126- 127]

Người đọc không được chứng kiến tận mắt nhưng với lời kể và miêu tả của Ngô Tất Tố có thể hình dung một cách đầy đủ một cuộc thi khủng khiếp của những cao thủ “giết lợn” của các làng. Tất cả những điều này đều được xem là “thuần phong mĩ tục” ở các làng Việt Nam!

Nhìn chung nghệ thuật trần thuật của Ngô Tất Tố trong phóng sự khá linh hoạt Lôi cuốn. Bằng khả năng tái hiện hiện thực một cách sinh động, Ngô tất Tố đã chứng minh tài năng viết phóng sự của mình qua việc kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm. Chính vì vậy các tác phẩm phóng sự của ông có sức sống mãnh liệt và vòng đời của nó cũng dài hơn các tác phẩm khác của các tác giả cùng thời. Thành công này của Ngô Tất Tố minh chứng cho thành công của sự kết hợp giữa văn học và báo chí trong phóng sự, góp phần đưa phóng sự - một thể lọai báo chí đến gần với phóng sự - một thể lọai văn học.

Nghệ thuật trần thuật trong phóng sự của Ngô Tất Tố thể hiện một ngòi bút vững vàng, một con người thẳng thắn không hề khuất phục trước những biến thiên của cuộc đời. Ông dám nói những gì mình muốn nói. Suốt trong các thiên truyện hình tượng con người Ngô Tất Tố- một trí thức yêu nước thương dân, không hề thay đổi. Tư tưởng nhất quán, quan điểm rõ rằng, những cái mà người viết phóng sự không thể thiếu. Ở Ngô Tất Tố có một cái “Tôi” bản lĩnh mà những người viết phóng sựở mọi thời đại thán phục và cần phải học hỏi .

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 57 - 61)