Nghệ thuật đối lập trong bút pháp trần thuật

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 55 - 57)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

2.2.1.2. Nghệ thuật đối lập trong bút pháp trần thuật

Trong các tác phẩm phóng sự của Ngô Tất Tố chúng ta thấy tác giả thường sử dụng những cách kểđối lập giữa các sự viêc hiện tượng. Cách kể này có giá trị phê phán rất cao.

Trong “Lớp người bị bỏ sót” tác giả sử dụng khá nhiều dạng trần thuật này. “Nó là một túp lều tranh lụp xụp, đầy thê thảm. Nhưng lại có vẻ vui vẻ.

“Ở gian bên này khách khứa tấp nập. Người ta cười cười nói nói sốt sắng đợi hơi thở

cuối cùng của ông lão già” [57, tr.7].

Các câu kể có giá trị phê phán sâu sắc, trong lúc gia đình lão Thượng đang có chuyện không vui, nhìn vào cảnh ngôi nhà “lụp xụp, thê thảm” như vậy nhưng theo tục lệ của làng khách khứa vẫn đến một cách “tấp nập”, vẫn “cười cười nói nói”, vẫn “vui vẻ” như nhà có đám cưới. Qua đó ta thấy được sự vô tâm, sự bất nhẫn của những con người đang làm nô lệ cho hủ tục. Chính những tục lệ cổ hủ vô nhân đạo đã khiến cho họ có thói quen cười nói trước sự hấp hối của người khác.

Đoạn cuối được Ngô Tất Tố miêu tả thật cảm động “Hết câu đó, cụ bỗng trợn hai mắt,

đờm ở trong cổ kéo lên khè khè. Cả nhà nhới nhác xúm lại. Cụđã tắt thở. Cả lúc trong nhà im lặng bỏ tiền và gạo vào miệng người chết, thì ở ngoài vườn người ta cũng hò reo để vật con trâu” [57, tr.8].

Sựđối lập giữa hai hành động: bên trong thì “bỏ tiền và gạo vào miệng người chết”; bên ngòai thì “vật con trâu”. Giữa hai cảm xúc: bên trong thì “im lặng” vì nổi đau mất mát; bên ngoài thì “hò reo” vì chuẩn bị cho tiệc tùng, đình đám. Người nông dân chưa kịp đưa tiễn người thân của mình đã phải lo tiền ăn uống cho làng xóm, vừa mất người, vừa mất của. Bởi

vậy nên có người chỉ làm đám xong cho người thân của mình mà suốt đời không ngóc dậy được (Cổ oản tuần sóc). Thậm chí mắc cả một món nợ chung thân, cảđời làm mướn không công vẫn chưa trừ hết nợ (Món nợ chung thân)

Để làm rõ dã tâm của bọn cường hào, trong Cổ oản tuần sóc”, người nông dân tên Linh Phúc vì không có tiền làm cổ oản nên đành phải dỡ bớt hai gian nhà. Thế nhưng bọn hương thôn không những không thương xót mà còn thể hiện rõ bản chất tham lam, độc ác của mình. Chỉ bằng một đoạn văn đối lập Ngô tất Tốđã dựng lên được một bức tranh tòan cảnh, lột tả hết bản chất dã man của bọn cường hào:

Tối ba mươi, vào khoảng nửa đêm tôi tình cờ lại đi qua cửa nhà ấy. Bấy giờ cái đầu nhà bị

phá hai gian vẫn còn bỏ trống chưa có bức vách. Nhưng mà trong nhà đèn thắp sáng choang.

Lố nhố dưới bóng đèn tôi thấy độ hai chục người, chia làm bốn tốp, vây quanh bốn chiếc mâm gỗđầy những thịt đậu, đặt trên chiếc chiếu sàm sạp trải ở mặt đất. Tiếng cười nói vui như ngày tết .[57, tr.76]

Câu miêu tả về cảnh trạng ngôi nhà ông Phúc chỉ có một, còn câu miêu tả cái vui vẻ, cái thịnh soạn của người chứa trong đó thì lại nhiều. Giá trị phê phán càng phát huy hiệu lực khi Ngô Tất Tố kểđến chuyện bọn chúng khen lão Phúc là “tháo vác” là “hết lòng lo việc thờ”, nhẫn tâm hơn nữa là khen oẳn tốt và chuối mẫm. Chúng thừa biết để có được những gì hôm nay cho chúng thưởng thức là người nông dân tội nghiệp kia phải dỡ cả ngôi nhà che nắng che mưa của bốn cha con. Vậy mà chúng vẫn vui vẻ. Không biết cổ oản sau, khi ông Phúc có thể dỡ nốt hai gian nhà còn lại chúng sẽ khen ông đến mức nào?

Cũng với bút pháp trần thuật quen thuộc, Ngô Tất Tố lại kể cho người đọc một câu chuyện thương tâm về ông Sửu, người vừa đắc tội với kẻđứng đầu làng, vì vậy coi như mắc tội với làng và bị làng ăn vạ. Để làm rõ sự cùng cực của người nông dân cũng như vạch rõ âm mưu dùng hủ tục bức người nông dân đến đường cùng của bọn hương thôn, Ngô Tất Tố đã kết thúc câu chuyện bằng hai cảnh đối lập.

Cuộc ăn uống linh đình mãi đến quá trưa mới tan.

Chiều hôm ấy, tôi còn ởđó, đã có tin nói lão Sửu thắt cổở trong nhà” [82,1]

Trong khi cả làng đang thỏa thuê ăn uống, thì người nông dân bị oan không biết giải bày cùng ai đã kết liễu đời. Đó là cái chết tức tưởi, cái chết căm hờn, cái chết nhằm lên án bọn người vô nhân đạo“ăn không nói có”, luôn mệnh danh là làng để cướp bóc của người nông dân. Chúng không cướp được của thì chúng giết người, giết không phải bằng dao kiếm mà

chúng giết người nông dân bằng hủ tục. Thế mới thấy sức mạnh của những hủ tục tuy là vô hình nhưng thật ghê gớm.

Trong truyện “Con gà thờ”, Ngô Tất Tố cũng với nghệ thuật đối lập đã đặt ra một vấn đề mới. Đó là giá trị của một con người mà lại là người ruột thịt không bằng một con “gà thờ” dưới áp lực của hủ tục.

Hãy nghe Ngô Tất Tố kể về một gia đình mà cùng một lúc cả gà và người mẹ già đều ốm. Người mẹ già ốm nằm lâu nay thì không thấy ai đến thăm nhưng vừa nghe tin con gà thờốm thì

Họ hàng làng nước kéo đến hỏi thăm rất đông. Người nào, người nấy nét mặt ngơ ngác như đứng trước một tai nạn lớn của người ruột thịt.

Giữa lúc ấy bà mẹ của ông chủ nhà tôi lại nổi cơn bệnh. Ngồi ở nhà dưới cũng nghe tiếng rên và tiếng “ôi chao”. Nhưng không ai nhắc đến bà cụ. Người ta chỉ hỏi chứng bệnh con ”.[57, tr.66].

Đấy chính là sức mạnh vô hình của hủ tục, nó có thể làm cho xã hội ngày một tồi tệ đi, con người ngày một trở nên chai lì, khô cằn trước nỗi đau của người khác.

Đọc những câu văn của Ngô Tất Tố trong lời trần thuật tưởng chừng như vô tâm lạnh lùng. Nhưng chúng ta vẫn thấy đau, thấy thấm thía, thấy thương cho những người nông dân hiền lành. Bởi họđang dần bị mê muội, đang trở nên ngày càng tàn nhẫn, ngày càng vô tâm trước bất hạnh của con người. Và bất giác chúng ta lại liên tưởng xa hơn, phải chăng Ngô Tất Tố qua các tập phóng sự muốn nhắn nhủ rằng nếu không xóa bỏ được hủ tục thì cái xã hội nông thôn ngày một bị hủy hoại. Tình người ngày một biến mất, và điều đó cũng có nghĩa là âm mưu của kẻ thù đã thành công. Chính vì không thể làm ngơ trước những điều có thể xảy ra cho dân tộc nên ông đã viết, đã phản ánh để gây lên một làn sóng phẫn nộ, để được mọi người ủng hộ cùng bắt tay vào cải tạo xã hội.

Nghệ thuật đối lập trong trần thuật đã được Ngô Tất Tố tận dụng một cách triệt để. Vì vậy nó đã tạo thêm những lượng thông tin bổ sung thật sự quí giá. Đây cũng là minh chứng cho sự thành công của Ngô Tất Tố trong việc vận dụng nghệ thuật viết phóng sự hiện đại.

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 55 - 57)