- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,
2.2. Những đóng góp lớn về nghệ thuật 1 Trần thuật sắc bn, hấp dẫn
Phóng sự của Ngô Tất Tố không phải là những bài báo cáo khô khan, trái lại nó là những tác phẩm nghệ thuật được viết bằng một giọng văn trần thuật sắc bén và hấp dẫn. Tính hấp dẫn của trần thuật trong phóng sự của Ngô tất Tố thể hiện ở nhiều yếu tố sau.
2.2.1.1.Cái tôi trần thuật đầy bản lĩnh.
Trong các phóng sự của mình, Ngô Tất Tố xuất hiện với tư cách là nhân chứng khách quan, thẩm định và sắp xếp tư liệu. Ông không ngần ngại đi từ làng này đến làng khác, vừa thăm viếng bạn bè vừa điều tra vềđời sống của người nông dân ở nông thôn. Từđó kết hợp với vốn sống, đặc biệt là vốn văn hoá uyên thâm viết nên những trang phóng sự có giá trị đến ngày nay.
Ngô Tất Tố còn xuất hiện trong các tác phẩm của mình với vai trò là người dẫn truyện, ông đóng vai nhân vật xưng tôi, người đại diện cho tầng lớp trí thức đang theo dõi và kể lại những điều mà mình tận mắt chứng kiến, tận tai nghe thấu. Nhờ có nhân vật người trí thức xưng tôi Ngô Tất Tố trong các tác phẩm phóng sự, khiến cho chất hiện thực của các tác phẩm càng được tăng lên gấp bội. Nhờ đó tạo được niềm tin cũng như sức hấp dẫn đối với người đọc. Người đọc tin rằng Ngô Tất Tố có mặt trong tất cả các câu chuyện, những gì ông nói đều là những gì ông đã được tận mắt chứng kiến.
Để làm tròn vai trò của một nhân chứng khách quan, Ngô Tất Tố chọn cho mình một giọng trần thuật khá lạnh lùng. Ông luôn chuyển điểm nhìn trần thuật cho nhân vật, để cho các nhân vật tự phát ngôn theo đúng đặc điểm tính cách của họ. Vì vậy, tuy là kể lại nhưng tác phẩm vẫn chứa đựng tính khách quan rõ nét. Ngô Tất Tố không bao giờ trực tiếp bàn luận, khen chê tốt xấu mà ông giử gắm vào trong các nhân vật của mình, để cho nhân vật tự vạch trần những tiêu cực của các hủ tục ở nông thôn. Chẳng hạn trong chuyện “Góc chiếu giữa đình” gia đình ông Luỹ mất cả cơ nghiệp chỉ vì bỏ tiền mua một chức Cựu để có được một góc chiếu giữa đình. Kết thúc câu chuyện có giá trị phê phán rất cao mặc dù tác giả không hề có nửa lời khen chê, bình luận:
“Cuộc linh đình còn mãi đến sáng hôm sau.
Năm hôm sau nữa, tôi gặp bà Cựu cắp nón đi ra cổng làng với một dáng điệu không vui. - Chào ông ở nhà cháu đi làm đây.
Và không đợi tôi hỏi bà ấy cắt nghĩa:
- Cháu sang Hà Nội làm vú ông ạ. Có gần mẫu ruộng và nửa con trâu đã bán hết cả, lại còn họ thêm hơn bảy chục đồng, nếu không đi làm thì lấy gì mà đóng họ” [57, tr.43].
Kiểu trần thuật khách quan này là một trong những đặc điểm của văn học hiện đại. Trong xu hướng tiến dần đến một nền văn học hiện đại, trưởng thành hoàn thiện, các nhà văn luôn cố che dấu “cái tôi’ của mình. Trong thể loại phóng sự điều này càng quan trọng để đảm bảo lượng thông tin đưa ra là hoàn toàn chân thật. Đối với một rí thức Tây học mà vốn văn hóa Phương Tây hiện đại đã ăn sâu và máu thịt của họ, thì việc thành công ở thể loại phóng sự là điều dễ hiểu. Còn với Ngô Tất Tố, một người mà kiến thức Hán học đã từng một thời thấm nhuần trong tư tưởng lại có thể ý thức một cách đầy đủ thể loại mới mẻ này thì quảđáng khâm phục. Ngô Tất Tốđã đem đến cho Phóng sự Việt Nam cái nét thâm trầm vốn có của người Việt, vẫn rất hiện đại, rất hợp thời mà vẫm mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Đây chính là một thành công vĩ đại của Ngô Tất Tố trong thể lọai phóng sự.