Góp thêm tiếng nói nhân đạo và hiện thực to lớn cho văn học Việt Nam 1930-

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 52 - 53)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

2.1.3. Góp thêm tiếng nói nhân đạo và hiện thực to lớn cho văn học Việt Nam 1930-

1930-1945

Từ những nội dung trên, chúng ta dễ dàng nhận ra hai giá trị tiêu biểu của phóng sự Ngô Tất Tố nói chung, “Việc làng” và “Tập án cái đình” nói riêng đó là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

Giá tr hin thc:

Phóng sự Ngô Tất Tốđã phản ánh bức tranh tổng thể vềđời sống nông dân ở nông thôn Việt Nam mà mỗi tác phẩm là một lát cắt tiêu biểu. Ngô Tất Tố xuất phát từ nỗi đau và sự bất bình trước hiện thực xã hội nên quyết tâm dùng phóng sự để vẽ lại hiện thực. Ông đã làm được điều mà các nhà lí thuyết phóng sự coi trọng đó chính là phản ánh hiện thực và tôn trọng hiện thực đúng như ý nghĩa của cái tên thể loại “phóng sự”. Hiện thực mà Ngô Tất Tố phản ánh đó là hiện thực vềđời sống văn hoá, tâm linh của con người, cụ thể là người nông dân ở nông thôn việt Nam. Hiện thực về những sinh hoạt đình làng, được phủ dưới lớp sơn hào nhoáng là thuần phong mĩ tục, thực sự là những luật lệ, nghi lễ cổ hủ, lạc hậu, được duy trì như một phương tiện, một công cụ thống trị của giai cấp thống trị. Hiện thực về nạn xôi thịt, về miếng ăn, chỗ ngồi nơi đình làng, từ lâu đã ăn sâu vào tâm lí người nông dân. Hiện thực về nạn áp bức, bóc lột đầu thủ đoạn của bọn cướng hào ác bá, gây ra biết bao cảnh thương tâm, đau đớn.

Đọc phóng sự của Ngô Tất Tố chúng ta thấy được xã hội Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám thật ngột ngạt, đời sống con người khốn khổ và tính mạng thật rẻ rúng, để từđó mà xót xa, cũng từđó mà căm phẫn và cũng từđó mà cảm ơn bác đầu xứ Tố của chúng ta.

Giá tr nhân đạo:

Bên cạnh giá trị hiện thực là giá trị nhân đạo, được thể hiện đậm nét qua từng bức chân dung con người và cuộc sống. Ngô Tất Tố theo người nông dân từ làng này đến làng nọ, hỏi hết người này đến người kia. Ẩn sau mỗi câu chuyện là một tấm lòng, một sựđồng cảm của Ngô Tất Tốđối với người nông dân mà ông yêu mến.

Xuất phát từ lòng yêu quý, trân trọng nên người nông dân nào hiện lên trong phóng sự của Ngô Tất Tố cũng thật chịu thương chịu khó, chăm chỉ làm ăn, tằn tiện, không dám tiêu hoang một đồng kể cả khi họ có tiền như bà cụ trong “Nén hương sau khi chết”.

Cứ so sánh “Việc làng” của Ngô Tất Tố và “Làm dân” của Trọng Lang đăng trên báo ngày nay suốt hai mươi lăm số từ tháng giêng đến tháng bảy năm 1938 thì rõ. Trọng Lang nói những gì? Tả những gì trong thiên phóng sự này? Tác giả kể về những cô gái quê ngu muội và đĩ thoã ra tỉnh đểđi vào các nhà chứa, cách báo thù kì khôi của một anh nhà quê có vợ ngoại tình; cách đền con của một chị nhà quê; cách chữa chó dại ở thôn quê; thói bán con, máu mê cờ bạc ở nông thôn … bằng bấy nhiêu chuyện tác giả làm nổi bật mặt trụy lạc, đê hèn ngu muội, hủ bại, nghèo nàn, khổ sở của những người nhà quê cả trai lẫn gái.

Trong khi các đồng nghiệp của mình tìm kiếm những đề tài đang được ưa chuộng, có sức hấp dẫn như: viết về gái nhảy, gái đĩ, me Tây, về cờ bạc bịp, hút xách, về chọi gà, vềăn cắp lừa đảo, về ông sư bà vải về bọn cơm thầy cơm cô…Họ vào nhà chứa, tiệm nhảy, tiệm hút…. Tam Lang khoác áo phu xe, Vũ Trọng Phụng khoác áo thằng ở, Trọng Lang trà trộn vào những người thất nghiệp… Có nghĩa là các đồng nghiệp của Ngô Tất Tố sẵn sàng lăn xả vào bất cứ nơi nào kể cả những nơi không phù hợp với cuộc sống của họ. Riêng Ngô Tất Tố vẫn không hề thay đổi tư cách. Bác vẫn là một con người mẫu mực của thời đại. Văn chương của bác không ồn ào, náo nhiệt, không gây “Sốc” mà nó thâm trầm như chính con người của bác vậy. Tuy trầm nhưng lại vô cùng sâu sắc, tinh tế. Ngô Tất Tố có khả năng cảm nhận những điều tinh tế trong cuộc sống mà không phải ai cũng làm được . Người đọc cảm nhận được ở Ngô tất Tố một tình cảm chân thành trân trọng đối với người nông dân. Mỗi câu chuyện trong Việc làngTập án cái đình là một bức chân dung người nông dân lương thiện hiền lành, thật thà và cái làm Ngô Tất Tố xót xa hơn cảđó chính là sự sùng tín của họ . Chính vì sự sùng bái và mê tín mà vô tình họđã trở thành nạn nhân của hàng tá hủ tục. Tình thương của Ngô Tất Tố đối với người nông dân xuất phát từ sự đồng cảm chân thành chứ không phải lòng thương hại, không phải với cái nhìn tội nghiệp pha chút khinh khi của Vũ Trọng Phụng và Trọng Lang. Có thể nói, không chỉ có tiểu thuyết “Tắt đèn” mà các phóng sự của Ngô Tất Tố cũng đều là những “áng văn hoàn toàn phụng sự dân quê”. Và đó chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 52 - 53)