Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đạt hiệu quả cao

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 104 - 110)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

3.2.2. Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đạt hiệu quả cao

- Li so sánh ví von: Ngô Tất Tố trong quá trình phản ánh sự vật, sự kiện thường dùng lối so sánh, ví von. Nhà văn có tài viết mỗi bài mỗi kiểu cũng là người có khả năng liên tưởng phong phú và sử dụng phép so sánh một cách đa dạng, bất ngờ. Ông tận dụng mọi hình thức so sánh như những thủ pháp nghệ thuật để phản ánh sự vật, hiện tượng.

Hình thức so sánh được sư dụng phổ biến nhất trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố đó là việc dùng nhng s kin, nhn vt trong quá khđể phn ánh nhng nhân vt s kin trong hin ti. Tạm gọi là thủ pháp “lấy xưa để nói nay”.

Nhân vật, sự kiện trong quá khứ mà chúng ta đang đề cập trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố thường là những nhân vật sự kiện trong sử sách Tàu. Điều này cũng dễ hiểu, vì Ngô Tất Tố vốn xuất thân là một nho sinh, với một vốn Hán học uyên thâm. Việc mang dấu ấn Hán học trong sáng tác là điều khó tránh khỏi. Huống hồ việc sử dụng vốn Hán học ởđây lại đạt hiệu quả cao, chẳng những không mất đi tính hiện đại của tác phẩm mà còn thể hiện một trình độ, một trí tuệ uyên thâm.

Ông Thống sứ với trận mưa hôm nọ”, là một thành công tiêu biểu trong việc vận dụng lối so sánh này. Đối tượng đả kích trong câu chuyện này là ông thống sứ Tholance. Sự kiện được Ngô Tất Tố nhấn mạnh và lấy đó làm cái cớ để châm biếm là việc trời mưa vào trước ngày ngài Thống sứ Tholance ra đi. Nhân vật được Ngô Tất Tố dùng để so sánh là Trịnh Hoằng thời Hậu Hán, một người biết lo cho dân nên đi đến đâu thì trời đổ mưa tới đó, thiên hạ gọi là những trận mưa theo xe. Cũng là nói chuyện trời mưa nhưng bản chất sự việc lại không giống nhau, để lột tả sự khác biệt đó Ngô Tất Tố viết “ Mồng năm ngài mới đi, mồng bốn trời đổ mưa, đó là trời cũng tỏ ý cảm động để ngài kịp ngó thấy. Vậy thì những hạt mưa rào hôm nọ có thể cho là một cuộc tiễn chân Tholance đại nhân. Nó cũng là linh nghiệm như những trận mưa theo xe của Trịnh Hoằng, nhưng một đằng mưa khi đến, một đằng mưa khi đi, khác nhau chỉ có chỗ đó” [59, tr.90]. Sự khác biệt mà Ngô Tất Tố pht hiện, nhấn mạnh đó lm tăng giá trị đả kích sâu sắc mạnh mẽ của tác phẩm. Một kẻ không thèm làm những việc cho dân như Trịnh Hoằng đã làm, khi ra đi trời đổ mưa! phải chăng trời hiểu lòng dân, muốn rửa sạch những dấu vết dơ bẩn, đem lại cho dân một bầu không khí mới, mát mẻ, trong lành? Ngô Tất Tố thật thâm thuý, sâu cay.

Trào phúng, đả kích trong văn học không phải chỉ đến Ngô Tất Tố mới có. Ngay từ thế kỉ XIX, Nguyễn Khuyến, Tú Xương đã được xem là những bậc thầy của văn chương trào phúng. Ngô Tất Tố là sự kết hợp giữa hai nhà thơ này. Ta thấy ở ông vừa có chất “cay” của Tú Xương vừa có chat “thâm” của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên giá trị phê phán và đả kích ở ông mạnh mẽ hơn bởi nó được chuyển tải bằng một thể loại sắc, bén, “thần tốc”.

Sự so sánh thật đắt đôi khi gây ấn tượng mạnh mẽ, vì nó tạo cho tác phẩm một chiều sâu tư tưởng và lm cho đối tượng đả kích thành một hình tượng nhân vật quen thuộc, vốn xưa bị người đời nguyền rủa. Thái độ quay quắt, tráo trở của Phan Trần Chúc, chủ nhiệm tờ Tân

Việt Nam, được so sánh với mụ vợ quay quắt tráo trở của Chu Mi Thần. Phan Trần Chc l kẻ đã chui vào chi nhánh đảng xã hội Pháp (SFIO) để tranh cử nghị viện, hô hào “anh em thợ thuyền”, “chị em lao động”, rồi sau đó lại “dỗi với chủ nghĩa xã hội mà quay ra quảng cáo cho đế quốc Nhật. Tuy nhiên việc bợ đỡ đến quốc Nhật cũng chăng được ăn là bao. Nên chẳng bao lâu lại quay trở lại mà hô “anh em thợ thuyền”, “chị em lao động”. Hắn đã bị quần chúng cho một bài học. Hệt như cái cch m vợ của Chu Mãi Thần khi xưa đ lm v ci kết cuộc m b ta phải chịu: thấy chồng nghèo thì bỏ đi lấy người khác, đến khi chồng lập được công danh lại muốn trở về nối lại tình xưa nghĩa cũ, nhưng bị chồng từ chối, vì bát nước đổ đi không bao giờ hốt đầy được nữa. Một sự việc mang tính chính trị phức tạp như vậy, Ngô Tất Tố chỉ cần một so sánh đơn giản là bản chất sự việc hiện lên thật ấn tượng, thích thú.

Kiểu so sánh “lấy xưa nói nay” cịn được sử dụng trong các tiểu phẩm như “Bãi nước bọt trên mặt ông tuần phủ”, “Ơng Pages chắc có đọc qua Trang Tư”, “Bộ thuộc địa với anh chàng Đặng Bá Đạo”,… Việc dùng chuyện xưa để thể hiện những vấn đề trong hiện tại như vậy giúp cho tiểu phẩm của Ngơ Tất Tố không “lên gân”, không thuyết giáo khô khan mà vừa gợi suy nghĩ, vừa đem lại hứng thú cho người đọc. Vấn đề trung tm thường bật lên một cách tự nhiên, và sâu sắc.

Lối so sánh thứ hai được Ngô Tất Tố vận dụng là dùng nhng s vt, hin tượng tương

đồng để làm rõ hin thc được phn ánh. Tạm gọi là so sánh tương đồng.

Kiểu so sánh này không cần phân biệt không gian, thời gian, đối tượng được so sánh, cũng không cần phân biệt là người là vật hay là việc, chỉ cần sự vật được so sánh và sự vật dùng để so sánh có cùng chung một bản chất như nhau. Việc vận dụng lối so sánh này của Ngô Tất Tốđã giúp ông công phá mạnh mẽ vào những thế lực nhiều mưu mô, xảo quyệt.

Với lối so sánh này, có lúc Ngô Tất Tố chọn những cặp so sánh quen thuộc trong dân gian như “chuột” với “quan lại”. Trong xã hội phong kiến xưa, người Việt thường ví những bọn quan lại như những lũ chuột chuyên đục khoét của dân. Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở thế kỉ XVI, đã từng có bài thơ “Ghét chuột”, phản ánh bản chất gian tham của bọn quan lại phong kiến. Cùng trường liên tưởng đó, Ngô Tất Tố trong Tiểu phẩm “Cháy nhà ra mặt chuột” có một sự so sánh rất thú vị giữa xã hội loài chuột và xã hội loài người với đám quan lại An Nam. Xã hội loài chuột thì tồn những kẻ “hay ăn vụng, hay cắn hại lại hay truyền bệnh dịch hạch cho người ta, cái giống chuột ai ai cũng ghét” . Chúng phần lớn là “bậc tài giỏi tinh khôn”, chỗ nào cũng chui vừa, lại có cái tài “náu mình” rất kĩ. “Cũng nhờ cái kín đáo và vững chãi đó mà các anh luôn sống trong nhà người ta mà người ta không bắt nổi”. Tuy

nhiên “cái hang ấy chỉ che chở cho các anh bình yên chứ không thể che chở cho các anh trong cơn tai biến”. Chính vì thế, dù có trốn kĩ đến mấy, mà nhà cháy thì “các anh” cũng phải lòi ra, cho nên dân gian có câu “cháy nhà ra mặt chuột” [59, tr.76].

Ngô Tất Tố nói kĩ về xã hội loài chuột, về bản chất cũng như cái kết cục của chúng trong khi cháy nhà. Sau đó ông dùng một câu so sánh rất đắt giá: “Nhưng xét cho kĩ, chẳng riêng gì xã hội loài chuột mới có trường hợp ấy, chính ở xã hội loài người cũng thường như thế. Ngay như trong đám quan trường An Nam” [59, tr.76]. Như vậy vấn đề mà Ngô Tất Tố muốn đề cập tất nhiên không phải là xã hội loài chuột mà chính là xã hội loài người mà cụ thể là đám quan lại An Nam. Không cần phải diễn giải nhiều lời, chỉ qua sự so sánh đó, người đọc cũng hiểu Ngô tất Tố muốn phản ánh điều gì. Đó là nạn quan tham, đục khoét của công. Dù chúng có trăm phương nghìn kế, có trốn chui trốn nhủi mà làm những điều phi pháp, thì cũng có ngày “cháy nhà” mà “ra mặt chuột”. Và, để thuyết phục độc giả tin theo sự so sánh của mình, ông đưa ra một số dẫn chứng về việc quan lại tham ô bị đem ra toà xử lí. Một câu hỏi được nêu ln thật nhức nhối ở cuối bi tiu phẩm: chuột còn thì quan lại tham ô cũng còn, và biết bao giờ mới hết nạn quan tham của công?

Cũng có lúc ông chọn những sự việc hiện đại, nhưng gần gũi với sinh hoạt đời sống của con người để phản ánh hiện thực như trong tiểu phẩm “Không phải đánh bốc, đánh bài Tây

đấy”. Để lật mặt hai kẻđầu cơ chính trị như Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh, Ngô Tất Tố đã chỉ ra những trò bịp bợm mị dân của các vị này. Việc hai ông bồi bút Quỳnh, Vĩnh cố ý làm um chuyện cãi cọ, chuyện bất đồng ý kiến với nhau trên báo chí khiến công chúng cho rằng họ đang mâu thuẫn gay gắt. Báo Ami du peuple còn đăng hình hai ông đánh bốc với nhau. Tuy nhiên những trò lừa bịp này không qua được con mắt tình đời của Ngô Tất Tố. Ông cho rằng Quỳnh và Vĩnh là bậc “khôn trẻ nỏ già”, có nghĩa là không già cũng chẳng trẻ, thế là vào độ tuổi chín chắn và minh mẫn nhất rồi, làm gì có chuyện trẻ con như thế? Và Ngô Tất Tố đã chỉ ra cho công chúng thấy bản chất thật của sự việc thông qua mot sự so sánh khác độc đáo. Ông cho rằng hai ông Quỳnh, Vĩnh không phải đáng bốc mà là “đánh bài Tây” đấy. Và ông đã chỉ ra cơ sở so sánh của mình:

Một chị đàn bà ngồi trong làm “cái”, miệng hát tay “tráo” ba quân ít xì, để cho hàng xứ đến đánh, đánh trúng bài người thì được, đánh trúng bài hoa thì thua, nhưng cứ một mình chị này thì chẳng ma nào dám đánh với, vì người ta biết rằng đánh với chị ấy tất thua. Bởi vậy phải lại có một chịđàn bà khác ngồi ngoài làm con, cởi ruột tượng mà đánh, đánh một cách hăng hái sát phạt, thiên hạ thấy vậy ngõi mắt đánh theo, lắm người phải dốc túi với

các chị. Tối đến chị cái, chị con đổ tiền làm một. Trừ vốn đi còn bao nhiêu chia nhau. Ay cái lối đánh bài Tây nó thế”. [59, tr.56]

Hai ông Quỳnh, Vĩnh trong ci nhìn của Ngơ TấT Tố, cũng giống như hai chị đàn bà kia. Cùng hội cùng thuyền nhưng giả vờ ci nhau để thử lòng người và để mưu lợi cho riêng mình, nhằm lấy lòng thực dân để lo chuyện đầu cơ chính trị. Đúng là nói bao nhiêu ngôn ngữ cũng không dễ hiểu bằng chọn được đối tượng so sánh phù hơp để làm bật lên vấn đề. Cái tài của Ngô Tất Tố là ởđó.

Ngô Tất Tố chọn việc so sánh không chỉ độc đáo mà còn có ấn tượng thẫm mĩ rất cao, chẳng hạn để khẳng định Phạm Quỳnh là một kẻ “theo gió bỏ buồm”, ông đã ví hắn như “một bạc tình lang”. Ông ví tình cảm của tập báo Nam Phong đối với Phạm Quỳnh là “một

ả tình nhân rất tận tâm, rất đắc lực”, thế mà Phạm Quỳnh đã bỏ ả để ôm ái tình sang con đường chính trị [58, tr.31-32], vậy ông Phạm Quỳnh chính là một “bạc tình lang” rồi còn gì. Chuyện báo chí, chuyện chính trị mà Ngô Tất Tố lại cụ thể hoá bằng chuyện ái tình, vừa dễ hiểu, vừa vui, và đặc biệt là gây được ấn tượng mạnh trong làng người đọc.

Ngô Tất Tố còn s dng li so sánh đối lp. Ơng chn đặt cnh nhau nhng s vic trái ngược nhau v bn cht, v hành động để th hin ni dung phê phán ca mình. Lối so sánh này thể hiện rõ trong các tiểu phẩm như: “Ả xẩm Tàu mấy ông nhà giàu An Nam”, “Chuyện hàng ngày”, “Ai nhất, ai nhì”, “Từ nay dân Pháp lại khổ hơn dân An Nam thêm một từng nữa”… Một số tác phẩm cuả ông đưa ra những tấm gương đạo đức hàng ngày để sau đó so sánh với những thói hư, tật xấu với mục đích hướng thiện. Chẳng hạn ông đã so sánh hành động nhân đạo của một “ả xẩm tàu”, đã giúp đồng bào tới hai chục đồng, số tiền không phải là nhỏđối với một một ả buôn son bán phấn. Ngược lại, “những người giàu có hàng vạn, hàng triệu mà tiền bạc của họ cũng chỉ ních vào tủ sắt… có ai đem sổ quyên đến hoặc về diễn dịch làm phúc mời họ thì họ lắc ngay cái đầu”. [59, tr.79] Với bọn nhà giàu keo kiệt bủn xỉn, thiện tm còn thua một ả đàn bà ở tầng lớp cuối cùng của xã hội. Trường hợp khác, Ngô Tất Tố ca ngợi chuyện cô Ng. Thị Kho bất chấp cái chết nhảy xuống sông để cứu chồng, cuối cùng ca hai cùng chết, đối lập với số đông nữ giới thành thị: “Thị Kho là một người thôn dân buôn xuôi bán ngược, mà đối với chồng còn biết giữ thuỷ chung “sống cùng nhà, thác cùng mồ” như vậy, chẳng bù cho sốđông nữ giới ở các thành thị, vẫn tự phụ

là có học mà về phẩm hạnh thì so với một người đàn bà nhà quê như Thị Kho còn kém xa, chẳng biết có lấy thế làm tự xấu hổ không” [59, tr.235].

Cũng có khi ông so sánh những sự phân biệt đối xử trái ngược nhau để làm rõ sự bất công của xã hội đương thời. Ông so sánh lớp “nhà nông”, với lớp “nho sĩ”, để thấy được nỗi đau thời thế, thấy được cái “buổi chợ chiều” của nho học. Trí thức nho học không còn được trọng vọng như trước (“Ai nhất ai nhì”). Ông lấy chuyện nước Pháp với chính sách cấm thuốc phiện, truy sát tận gốc việc sử dụng và chứa chấp thuốc phiện, để so sánh với việc thuốc phiện được tự do rãi khắp các nước Đông Dương. Từđó chỉ ra âm mưu thâm độc của kẻ thù, muốn dùng thuốc phiện để làm tê liệt tinh thần phản kháng của nhân dân ta.(Từ nay dân Pháp lại khổ hơn dân An Nam hơn một từng nữa)

Tóm lại, so sánh là một trong những thủ pháp chủ yếu nhằm thể hiện nội dung của Tiểu phẩm. Muốn so sánh thành công và làm nổi bật được vấn đề, người cầm bút phải có khả năng liên tưởng và tưởng tượng phong phú. Ngô Tất Tố vốn là một nhà văn nên với trí tưởng tượng, liên tưởng giàu có phong phú của mình ông đã cung cấp cho độc giả nhiều sự so sánh thú vị, đặc biệt chuyển tải được tư tưởng, tình cảm đến độc giả một cách hấp dẫn và sâu sắc. Ông thực sự đem đến cho thể loại Tiểu phẩm một “hình dong” mới uyển chuyển, đậm đà thoát khỏi bản chất khô khan, sự kiện vốn có của nó. Đó chính là những đóng góp có ý nghĩa thẩm mĩ v ý nghĩa kĩ thuật của Ngô Tất Tốđối với nghệ thuật viết tiểu phẩm.

- Li nói m ch, hàm ý : Bn cạnh thủ php so snh, lối nĩi m chỉ, hm ý cũng được Ngô Tất Tố khai thác triệt để, sử dụng rộng ri trong tiểu phẩm của mình.

Lối nĩi m chỉ, hm ý trong trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố có thểđược thực hiện thông qua những hình ảnh so sánh.

Ngô Tất Tố thường dùng sự vật này để ám chỉ sự vật kia. Chẳng hạn nói chuyện “mưa” nhưng thực chất là muốn vạch rõ bản chất xấu xa của bọn thực dân. Bản chất xấu xa của chúng không chỉ có người biết mà đến trời ở trên cao cũng biết (Ông thống sứ với trận mưa hôm no). Hoặc việc gọi hai ông Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh đang “đánh bài Tây”, cũng là một lối nói hàm ý. Ngô Tất Tốđã khéo léo mượn chuyện “kĩ xảo” trong đánh bài để chỉ ra “kĩ xảo” đánh lừa thiên hạ của hai ông Quỳnh, Vĩnh. Tc giả không hề nói thẳng mà chỉ kết luận có một câu “Ay cái lối đánh bài Tây nó thế” [60, tr.57]. Và người đọc cũng chỉ cần một câu như thế là hiểu hai ông Quỳnh, Vĩnh đang chơi trò gì. (Không phải đánh bốc,

đánh bài Tây đấy).

Cĩ khi sự m chỉ, hm ý nằm ở những từ ngữ mang tính chất “ngược nghĩa”. Ông thường

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)