Ngôn ngữ, giọng điệu.

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 110 - 115)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

3.2.2.3. Ngôn ngữ, giọng điệu.

Ngôn ngữ trong tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí.

Tiểu phẩm trước hết là một thể loại báo chí, vì vậy ngôn ngữ biểu đạt bao giờ cũng ngắn gọn, chính xác. Tiểu phẩm của Ngô Tất Tốđã đạt đến độ gọn gàng, chính xác và truyền đạt thông tin một cách sáng sủa. Ngôn ngữ trong tiểu phẩm của ông luôn tạo cho người đọc cảm giác đó là ngôn ngữ tự thân mang tính khách quan của sự việc, sự kiện, chứ không hề có sự suy diễn chủ quan của người viết. Ngôn ngữ khách quan này bị chi phối bởi tích chất thời sự của vấn đề mà Ngô Tất Tố đề cập. Phần lớn đề tài mà Ngô Tất Tố đề cập trong tiểu phẩm của mình là những vấn đề chính trị, xã hội nóng bỏng.

Bên cạnh tính chất khách quan, chính xác. Ngôn ngữ trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố còn giàu tính chiến đấu. Ngôn ngữ trong tiểu phẩm của ông, đặc biệt trong những bài viết mang tính chất châm biếm, đả kích mạnh mẽ, thường rất sắc nhọn, gai góc. Ngòi bút của ông đại diện cho công lí, cho chính nghĩa và quyền lợi của người lao động, vì vậy ngôn ngữ chính là vũ khí sắc bén, với nhiệm vụ thiêng liêng là chiến đấu với kẻ thù của dân tộc. Cũng giống như Lỗ Tấn, Ngô Tất Tố dùng văn tiểu phẩm để đấu tranh với kẻ thù và đấu tranh với nội bộ quần chúng. Một mặt ông đánh thẳng vào bọn thực dân cướp nước, bọn quan lại bán nước và làm tay sai cho kẻ thù. Mặt khác ông cũng chỉ ra những cái xấu, cái chưa tốt của quần chúng nhân dân, của đồng nghiệp…tuỳ từng đối tượng chiến đấu mà ông dùng ngôn ngữ khác nhau. Nhưng dù đối tượng đả kích là ai thì ngôn ngữ trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố bao giờ cũng thể hiện một cái nhìn đúng đắn, một sự phân tích, suy luận có cơ sở khoa học. Đảm bảo được đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí. Chức năng này của Ngô ngữ không chỉ tham gia trực tiếp vào việc xây dựng và kiến trúc nội dung của tác phẩm mà còn được thể hiện ngay ở “tít” của mỗi tiểu phẩm, ví dụ như “Hiệp tác hay hiếp tác”, “Mười năm nữa báo chí Bắc kì sẽ cổ động đến thò lò quay đất”, “Một cuộc tẩy uế nghị viện Bắc ”…

Thành công về ngôn ngữ của Ngô Tất Tố không chỉ dừng lại ởđó. Ngôn ngữ chính xác, khoa học, và giàu tính chiến đấu trong tiểu phẩm của ông lại được kết hợp một cách nhuần nhuyễn với ngôn ngữ của văn chương nghệ thuật. Như ta đã biết, nhờ sự kết hợp giữa văn chương và báo chí này, Ngô Tất Tố đã đạt được những thành công không nhỏ ở thể loại phóng sự. Với khả năng sáng tạo đó, ông lại gặt hái thành công ở thể loại tiểu phẩm. Có thể nói, ở Ngô Tất Tố có sự hoà hợp của con người văn chương và con người báo chí.

Ngô Tất Tố sống nhiều ở nông thôn, bản tích ông lại thích cái vẻ giản đơn, mộc mạc, thâm thuý của người dân quê. Vì vậy trong tiểu phẩm của mình, ông vận dụng khá điêu luyện vốn từ ngữ dân gian, những lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân. Chính những vốn từ ngữ dân dã đó đã đem đến cho tiểu phẩm của Ngô Tất Tố một sức hấp dẫn mãnh liệt, biến những bài báo khô khan của ông thành những câu chuyện thú vị, dễ hiểu, và gần gũi với người đọc.

Trước hết là những cụm từ, những thành ngữ, tục ngữ dân gian được Ngô Tất Tố vận dụng đúng văn cảnh, bộc lộđược những khả năng diễn đạt phong phú. Bản chất của sự vật, hiện tượng, con người được gọi tên một cách ấn tượng. Ông gọi Phạm Quỳnh là một “nhà dở học giả, dở chính trị”, có tài “theo gió bỏ buồm”, khiến bản chất của tên bồi bút tay sai,

kẻđầu cơ chính trị này thể hiện một cách rõ nét. Còn ông gọi bọn tư sản, đóng vai ông chủ hầm mỏ, chủ nhà máy là “Bọn ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột”, không còn câu nào có thể diễn đạt bản chất tham lam, bóc lột của bọn họ hơn thế!. Bọn cho vay nặng lãi ở nông thôn lại được ông gọi là “thứ đầu trâu, mặt ngựa, ăn thịt người không tanh”. Còn bọn quan lại tham những ở chốn hương thôn là “những kẻ bóp dân như bà cô bóp cháu”…

Lời ăn tiếng nói hàng ngày, mang đậm sắc thi phương ngữ Bắc bộ cũng được ông khai thác triệt để, tạo nên những cảm xúc thẩm mĩ khó quên trong lòng độc giả. Những từ như: “coi”, “ngó”, “bỏ tráo”, “chẳng mn vua thì mn quan” (Con cháu khôn hơn ông Vải), “Đi tu thì mặc nâu sồng mà l” (Chẳng tu thì cũng như tu). Thậm chí cả những từ ngữ xuề xoà của người nông dân như: “Cái ngôi đền ở giữa phốchoèn choèn bằng cái quán nước, thè lè

ra mép đường đi, chẳng biết là thờ chi mà coi b sầm uất hết sức” (Kiểu đất ở phố hàng trống), hoặc: “Ơng Thông Reo, người viết báo Trung lập, hôm nọ đã bô bôđem cái việc ấy nói tot lên báo rồi” (Ông Thông Reo dám tiết lộ bí mật của ông Phạm Quỳnh)… Ông đưa vào tiểu phẩm cả những lời nói chua ngoa, đáo để như: “ổng ăn dưng ngồi rồi đã gần một năm rồi độ này nga ngh lại vào làm quản lí báo Công luận”, hoặc: “nói ra thì nga máu

ông Phan Khôi” (Có người bảo ông Nguyễn Văn B. thất tiết)…

Ngô Tất Tốđã khéo léo kết hợp tính chất đả hích, châm biếm sắc sảo với khẩu ngữ dân bình dân, gần gũi, tạo nên một giọng điệu trào phúng đặc sắc.

Phong cách của nhà văn thể hiện ở nhiều phương diện, nhưng ở Ngô Tất Tố rõ nhất là ở ngôn ngữ và giọng điệu. Một nhà văn có tài bao giờ cũng có tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, không pha tạp hoặc lẫn lộn với ai cả. Giọng điệu đó phải gây được ấn tượng trong lòng người đọc.

Đọc tiểu phẩm, phóng sự, cũng nhưđọc những sáng tác khác của Ngơ Tất Tố, chúng ta dễ dàng nhận ra giọng điệu của ơng. Giọng điệu trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố rất gần với giọng điệu trong “Việc làng” và “Tập cái án đình”, đó là giọng điệu trào phúng sâu sắc, nhẹ nhàng nhưng thâm thuý.

Người đọc cảm thấy thích thú trước cách nói quanh co, mát mẻ, khen đấy m cũng chê đấy. Chẳng hạn, ông khen báo Grande Réfomeđưa ra đề nghị trừ “nạn nhân mãn”, “bằng cách tuyệt đường sinh dục” là “một cách giải quyết đến tận gốc”, “cái giải pháp ấy mới giản dị làm sao!” Lại cĩ lời bình cch giải quyết ấy l: “nhân đạo thay”! Sau đó ông vờ bàn cách “cứđể cho nhà xăm, nhà chứa và nhà cô đào tự do hoành hành thì vi trùng hoa liễu có thể dần dần tiêu diệt cả dân tộc Việt Nam”. Rồi cuối cng, thật bất ngờ, ơng thẳng thừng bc

bỏ với lập luận: “Ở xứĐông Dương cũng can đến người Việt Nam để làm cu li khai mỏ, lấy mủ cao su và vỡ điền hoang cho những nhà đại điền chủ” (Phải chừa lại số người làm cu li). Lối mỉa mai này của Ngô Tất Tố tuy nhẹ nhàng, nhưng đối tượng bị đả kích lại rất đau. Chẳng hạn trong “Cô này làm gương cho những nhà kén rể”, ông viết: “Cái đám cưới này kể ra cũng là cái quả báo của nhà cụ nọ thật đấy, song cũng còn được cô con gái ấy là hạng mặt dày mày dạn, nên ông cụấy mới được có con, có cháu lại có rể. Nếu cô gái ấy là người có chút liêm sỉ thì đâm đầu xuống ao chuôm rồi còn gì. Vậy thì cô đó cũng có thể làm gương cho những nhà kén rể” [60, tr.65]

Nh văn thường sử dụng những kiểu câu song hành trong tiểu phẩm để tạo giọng điệu mỉa mai châm biếm như khi liệt kê các chức vụ của Phạm Quỳnh: “Tiên sinh Phạm Quỳnh hay là ông Thượng Chi, tức ông chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Nam Phong, tức là người đã

đề xướng ra việc kỷ niệm ông Nguyễn Du, tức người đã đem Truyện Kiều thành Thánh thư

Phúc âm của dân tộc Việt Nam, tức ông tổng thư kí của hội Khai trí Tiến Đức, tức người phù giá đức tiên hoàng Khải Định trong khi đang du Pháp, tức ông chủ cái biệt thự “Hồng Nhân” ở ấp quan Quận Hoàng, tức ông chủ cái nhà lầu số 5 phố Hàng Da Hà Nội (…), tức người sáng lập ra cái “hiến pháp tam giác.” [60, tr.48]. Cách viết như thế ny này còn thấy ở các tiểu phẩm: “Người khác làm ông Bùi Bằng Đoàn thì như thế nào?”, “Đố biết ông Godard là người gì?”…

Giọng điệu châm biếm của Ngô Tất Tố được vận dụng tối đa trong những bài mang tính chất bút chiến. Liên tục ba bài bút chiến trên báo Phổ Thôngđểđả kích việc báo Nông công thương bợ đỡ Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố viết bằng một giọng giễu cợt. Trong tiểu phẩm đăng ngày 7.19.1930, ông gọi báo Công nông thương là “em”, xưng là “các ông anh”. Ơng viết: “Em mình lại sợ thân hình bé bỏng, sợ báo thù hoặc khó như nguyện, buộc luôn bác chủ Đông Tây của em cái tội thoá mạ các báo để hùn cho các ông anh rộng mồm lớn xác vào hùn mà binh. Thôi đi! Đã dại lại còn định hùn ai? Cái ngĩn hợp tung liên hoành của em bay giờ dùng làm sao được? [60, tr.38]. Giọng điệu châm biếm giễu cợt đó khiến báo Công nông thươngnổi ngay cái tiết loài người lên” (từ dùng của Ngô Tất Tố), viết lại một bài trả đũa, đáp lại, Ngô Tất Tố bồi thêm một đòn nặng nề hơn: “Ấy, đại ý quý bài của Nông công thương đại báo dơ thế, nhưng đại báo viết công phu lắm, có lẽ dùng hết tâm huyết, chỉ có một mẩu mà lôi thầy Ẩm Băng vào, lại kéo cả Không Tử, Lão Tử và Trang Tử tới nữa. Cũng phải chẳng thế ai biết đại báo có người biết chữ nho” [60, tr.42]. Đó là bài đăng ngày 10.10, còn bài đăng ngày 13.10, Ngô Tất Tố lại gọi cái động thái của báo Công nông thương

Vừa chạy vừa quay cổ lại, vừa quay cổ lại vừa chạy, ấy thái độ của cái báo tí hon”; rồi ông cơng kích trực diện: “bị dùi mà nín đi cũng chẳng ai nói đến làm gì, nhưng lại không nín, cãi lại, cãi lại cứ việc cãi lại, cũng chẳng hỏi tới, vì cải lại mà giở giọng xúc xiếm chực hùn mình vào bè, chẳng vào bè với trẻ ranh, cực chẳng đã mình phải nói toẹt chỗ hóm vặt ấy ra” [60, tr.43].

Ngô Tất Tố cứ nhẹ nhàng vừa giễu vừa mắng. Người đọc cảm thấy ông rất hóm hỉnh, còn đối tượng bị đả kích lại “tức lộn ruột” nhưng không làm gì được, vì lí lẽ, bt lực đâu mà cãi lại với Ngô Tất Tố - một người vốn uyên thâm về mọi mặt, v từng được xem là một tay ngôn luận kì khơi của lng bo Bắc Kì.

Trong tiểu phẩm của mình, tuỳ từng đối tượng mà ông lựa chọn giọng điệu cho phù hợp. Đối với những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân ông dùng giọng hài hước, giễu cợt nhằm bài trừ nó. Còn đối với bọn bồi bút, bọn tay sai bán nước, bọn đầu cơ chính trị ông dùng giọng văn mỉa mai, châm biếm. Đối với bọn thực dân cướp nước ông lại viết bằng một giọng văn cứng cỏi, thể hiện thái độ bất hợp tác. Ơng vạch r những thủđoạn cai trị tàn bạo, thâm độc của chúng bằng giọng câm biếm, đả kích sắc sảo (Hiệp tác hay hiếp tác, Một hạng con nuôi của ả phù dung, Cho no đủđã, Phải chừa lại số người làm cu li…). Như vậy, giọng văn trào phúng trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố rất nhiều sắc độ, luôn biến hóa linh hoạt và đặc biệt luôn mang đậm cái “tôi” của tác giả, nhà văn Ngô Tất Tố..

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)