PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ BÀI VIẾT MỚI VỀ NGÔ TẤT TỐ ĐĂNG TRÊN BÁO 1 Ngô Đắc Điểm – “Cái tâm làm báo và cách viết của Ngô Tất Tố”

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 126 - 128)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

5. Những thành công và đóng góp của Ngô Tất Tố cĩ thể giải thích bằng nhiều nguyn nhn: do ông luôn bám sát hiện thực đời sống và yêu cầu tranh đấu, phản ánh đúng v sâu s ắ c;

PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ BÀI VIẾT MỚI VỀ NGÔ TẤT TỐ ĐĂNG TRÊN BÁO 1 Ngô Đắc Điểm – “Cái tâm làm báo và cách viết của Ngô Tất Tố”

1. Ngô Đắc Điểm – “Cái tâm làm báo và cách viết ca Ngô Tt T

Ngô Tất Tố- nhà văn hoá nổi bật của đất nước trong thế kỉ XX với ba loại văn chương của tác giả “Văn chương báo chí, văn chương phóng sự tiểu thuyết và văn chương khảo cứu”. Quảđúng như vậy! Di tác to lớn mới tìm thấy cho biết: sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố trải rộng trên những năm lĩnh vực, ngoài ba loại trên còn có cả văn chương khoa học lịch sử và văn chương dịch thuật.

Ngay trong tác phẩm đầu tay – sách dịch Cẩm Hương Đình, xuất bản lần thứ nhất cách đây 80 năm, người đọc dễ nhận ra cách viết quốc văn gảy gọn, dễ hiểu của Ngô Tất Tố. Không đi sâu vào lao động dịch thuật, một sở trương trong năm thế trận văn chương của Ngô Tất Tố, nhưng trận thử bút đầu đời của tác giả cho thấy rõ ràng: nếu không nắm vững tư duy ngôn ngữ và điều khiển thành thạo cả hai ngôn ngữ, ngôn ngữđược dịch là Hán văn và ngôn ngữ dịch là quốc văn thì không tài nào chuyển ngôn ngữ thành công như thế.

Quả là ngạc nhiên với dịch giả vừa đỗ đầu xứ, mới 22 tuổi, học chữ quốc ngữ chẳng được bao lâu, đâu đã tiếp cận được nhiều với văn hoá Âu Tây hồi đo, mà khi dịch truyện cổ nước ngoài khiến cho độc giả không chỉ ngày nay mà chắc hẳn bạn đọc viết quốc văn ngày đó đều cảm giác nhưđọc truyện trong nước.

Càng đi sâu vào khảo cứu di sản báo chí của tác giả càng nhận ra bản năng thấu hiểu tư duy ngôn ngữ mẹđẻ và nội lực tài tình điều khiển ngôn ngữ tiếng Việt của Ngô Tất Tố

Trong khi phê bình lối viết báo “cột lốc quay cuồng lộn ngược” của Hoàng Tích Chu (1931), Ngô Tất Tố “nguyện có thần ngòi bút” đã nêu rõ : “Chữ quốc ngữ mang tiếng là nôm na, nhưng chữ nào cũng có nghĩa nấy”, “đã gọi là văn thì ngoài sự đạt ý còn phải theo thế câu mà đặt chữ”, tác giả hết sức coi trọng “chữ dùng tiếng đặt”, viết “phải tuân theo luật thiên nhiên của chữ quốc ngữ”, viết như nói và phải theo “thói quen của cha ông mình vẫn nói” tác giả viết như nói nhưng không hạ thấp chuẩn mực của văn viết.

Nghệ thuật lặp từ và tài nhân hoá là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và lôi cuốn bạn đọc trong quá trình bút chiến và luận chiến. Khi viết bất cứ cái gì nhân cách hoá

được, tác giảđều thành thục nhân cách hoá, từ những vật vô tri vô giác cho đến những hiện tượng sự việc tưởng như phức tạp khó hiểu

Tất cả thủ pháp và kỹ xảo trong nghề viết như nêu trên của tác giả chỉ là công cụ và phương tiện để thực hiện ý tưởng nhất quán, trước sau như một; là viết công khai mọi sự thật “viết xác chỉ, trực diện, chính diện”, không mập mờ phiếm chỉ, không viết bóng nói gió. Tác giả phê phán gay gắt cách viết “mập mờ, điêu ngoa, giả dối mạ lại tin tức”, quyết liệt chống lại “lối văn ăn gian, lối văn bịp, bịp với ăn gian cùng là một môn”

Ngô Tất Tố nhấn mạnh “nghề viết cần phải có đức thật thà, nghĩa là cái gì mình biết thì hãy nói, mà đã nói thì phải nói rõ ràng gãy gọn”

Báo chí Ngô Tất Tố bao gồm nhiều thể loại, trong đó cây cột sống là tiểu phẩm. Cái thần tình, cái độc đáo của tiểu phẩm phải là: nhân kể lại cụ thể mọi sự việc diễn ra trong cuộc đời, người viết vận dụng vốn sống, nguồn hiểu biết, tài cấu tạo và biểu đạt của mình để uyển chuyển “xuất thần” cái điều mà tác giảđịnh nêu ra với bạn đọc, cái điều bao hàm một ý tứ khác hơn, cao hơn, xa hơn, thâm thuý hơn…so với sựđời, chuyện đời vừa kể. Ay đấy! Cái khó, cái thành công của tiểu phẩm là ở chỗđó. Không phải toàn bộ tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là tuyệt hảo, nhưng hầu hết tiểu phẩm của tác giả đã thành công, được độc giả tán đồng và trụ lại với thời gian, chính là nhờ biệt tài “xuất thần”

Báo chí Ngô Tất Tố đề cập toàn diện, nhiều chiều đến mọi mặt cuộc sống và thực trạng xã hội nước ta nữa đầu thế kỷ XX, không chỉ vạch trần những điều ác, mà ngợi ca những điều lành điều thiện, không chỉ viết về dân quê thôn làng , mà toàn cảnh đến các giai tầng đang phân hoá trong xã hội, đến sự biến động ghê gớm chốn thành thị, cả xứ thuộc địa trời Nam lẫn đất bảo hộ phương Bắc.

Tính nhân văn cao cả, tấm lòng rất mực yêu thương quí trọng con người, tư tưởng xã hội thấm đượm nhân bản khắc sâu vào tâm não, hoa nhập trong xương máu đã hun đúc nên cốt cách tâm thức làm báo của Ngô Tất Tố, đã thôi thúc Ngô Tất Tố viết báo để thực hiện ước nguyện suốt đối đam mê can thiệp và ham muốn tận cùng gánh vác việc đời. Tích cương trực của người thực học, khí tiết của con người biết tôn trọng và giữ gìn truyền thống, đã không dập khuôn nguyên mẫu mà ngoan cường giao hoà được tinh hoa đạo làm người của nho học với tâm linh cao đẹp của tổ tiên dân tộc và đặc biệt hơn nữa, độc đáo hơn nữa là không xu thời trước tràn ngập của Âu hoá, mà biết chọn lục những xu hướng tiên tiến của phương Tay và thế giới bên ngoài.

Nhờ vậy đã tạo nên những “sắc thái Ngô Tất Tố” độc lập, mới lạ, bất ngờ vẫn trong một “con người Ngô Tất Tố” bình dị, thân quen.

Bên cạnh tài hoa thiên bẩm, tư cách nghề nghiệp quý báu hàng đầu của Ngô Tất Tố là miệt mài đến đam mê học hỏi. Ngô Tất Tố xác định: “Học thầy chưa đủ, học những ông cô bà dì, ông chú bà bác cũng vẫn chưa đủ… người ta còn phải tốn nhiều công phu: bề cao còn phải thu lượm từ thời thượng cổ trở xuống, bề rộng còn phải góp mặt từ bốn phương trở về”, sao cho “người ta đẻ vào đời nay mà biết tư tưởng của người xưa, sống ở xứ này mà biết công việc ở xứ khác.

Báo Người Hà Nội, số tết Giáp Thân, 2004

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 126 - 128)