Phóng sự của Ngô Tất Tố góp phần hoàn thiện bức tranh hiện thực trong văn học vềđời sống nông dân.

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 37 - 45)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

2.1.1. Phóng sự của Ngô Tất Tố góp phần hoàn thiện bức tranh hiện thực trong văn học vềđời sống nông dân.

Phóng sự Việt Nam những năm 1930-1945 tuy là mới ra đời nhưng đã đạt những thành tựu rực rỡ. Nhiều tác phẩm có giá trị ra đời đáp ứng được nhu cầu của hiện thực. Một trong những đề tài được quan tâm sâu sắc đó chính là cuộc sống của người nông dân ở nông thôn Việt Nam.

Trước và sau Ngô Tất Tố có không ít tác phẩm viết về nông thôn. Trước khi văn học hiện thực chiếm được vị trí xứng đáng của nó, các nha văn lng mạn đã khai thc đề tài nông thôn. Tuy nhiên cuộc sống lầm than của những con người bị áp bức ở sau lũy tre xanh, qua cách tiếp cận chủ quan của nhà văn lng mạn chủ nghĩa, thường được phản ánh một cách sai lệch. Họ thường thi vị hóa cuộc sống nông thôn. Trong tác phẩm của họ, khác hẳn với thế giới no nhiệt của phố phường, nông thôn hiện ra như một thế giới của những đêm trăng, những ngày hội, một thế giới của những cô thôn nữ xinh đẹp, ngây thơ, của những mối tình đậm đà chất phác…

Đó là chưa nói đến những tác phẩm mang tính chất phản động như “Một làng An Nam” của Bùi Đình Tá, xuất bản năm 1937, hết sức ca tụng chính sách duy trì trật tựở nông thôn của bọn thực dân Pháp.

Đến khi các nhà văn hiện thực phê phán xuất hiện, cuộc sống ở nông thôn mới được phản ánh vào tác phẩm văn học một cách chân thực. Phong trào đấu tranh của quần chúng đã giúp các nhà văn trông thấy những ung nhọt xấu xa của xã hội . Các tác phẩm viết về nông thôn đã trở nên chn thực, sâu sắc hơn. Trong số đó, có thể kể đến Nguyễn Đổng Chi với Túp lều nát (1937), Trọng Lang với Trong làng chạy (1935) và Làm dân (1942), Phi Vân với tập phóng sựĐồng quê (1942)…

Tuy nhiên, có thể nói chỉ trong sng tc của Ngơ Tất Tố, Nguyễn Cơng Hoan, Nam Cao thì văn học mới thực sự thể hiện một cách sinh động, thấm thía nỗi đau của người nông dân. Trong số các nhà văn hiện thực Việt Nam, Ngô Tất Tố là một trong những người sống lâu ở nông thôn và có hiểu biết sâu sắc vềđời sống con người và xã hội ở nông thôn. Hầu hết các nhà văn hiện thực đều có thể nhìn ra được số phận đau khổ, tội nghiệp của người nông dân. Nhưng tùy thuộc và thế giới quan cũng như độ tinh tế trong cảm nhận hiện thực đời sống, mỗi người sẽ có một góc độ phản ánh ring. Các nhà văn hiện thực, nĩi chung, đã nhìn thấy được cuộc sống vất vả bần cùng của người nông dân. Nhưng phần lớn họ chỉ nhìn thấy những gì đang diễn ra trước mắt, nn chưa phản ánh được toàn vẹn bức tranh đời sống nông thôn cũng như số phận người nông dân. Ngô Tất Tố đã giúp họ làm điều đó. Cũng giống như trong thân thể một con người, có những vết thương ngoài da chúng ta dễ dàng nhìn thấy, cũng có những vết thương rỉ mu trong tâm hồn, những vết thương loại ny khĩ nhìn thấy v cảm nhận hơn. Ci nhìn của Ngô Tất Tố thường đưa người đọc đi sâu vào trái tim, vào tình cảm để thấu hiểu hết những nỗi đau của người lao động ngho. Giá trị của phóng sự “Tập án cái đình” và “Việc làng” của Ngô Tất Tố là ở chỗđó. Cảm nhận của Bùi Huy Phồn khi đánh giá Việc làng của Ngô Tất Tố cũng là cảm nhận chung của nhiều người: “Phải nói thực với nhau rằng khi đọc xong Việc làng, chúng ta- những người sáng tác văn nghệ- lại càng thấy sự hiểu biết của chúng ta vềđời sống mọi mặt của người nông dân nước ta quả

còn sơ sài, phiến diện quá, do ở đó mà sự thông cảm của chúng ta với những vui buồn, sướng, khổ của họ cũng hời hợt quá…”.

Người nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của phong kiến và thực dân đã chịu biết bao khổ nhục. Họ bị đàn áp dã man về mọi mặc, bị bĩc lột đến tận xương tuỷ với biết bao thủđoạn thâm hiểm, độc ác.

Chúng ta đã từng đọc tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, tiểu thuyết “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc” của Nam Cao… để hiểu cái đói, cái khổ của nông dân vì sưu cao, thuế nặng vì cái nghèo đeo đẳng, vì bị bức

đến đường cùng không lối thoát. Bên cạnh đó những thiên phóng sự như Túp lều nát của Nguyễn Đổng Chi viết về nông dân Trung bộ, cụ thể là nông thôn Hà Tĩnh. Tác phẩm phơi bày một cách sắc sảo bộ mặt của bọn hào lý cùng những thủ đoạn bóc lột trắng trợn, thâm hiểm của chúng và nhiều tệ nạn khác của chế độ cường hào. Tập phóng sự Đồng quê của Phi Vân lại phản ánh đời sống của người nông dân Nam bộ. Mỗi người một vẻ, mỗi vùng một cách sống khác nhau nhưng các tác giả đều tập trung phơi bày mọi nỗi khổ cực, nghèo nàn, đói rách của người nông dân vì sự bóc lột tàn bạo của chếđộ thực dân nửa phong kiến.

Cũng cùng một đề tài về người nông dân, v cuộc sơng, phong tục thơn qu, nhưng Ngô Tất Tố với “Việc làng” và “Tập án cái đình” không chỉ khắc họa bức tranh hiện thực về cuộc sống vật chất đơn thuần, ông khơi nguồn cảm hứng từ một nền văn hoá lâu đời của Việt Nam - văn hoá Đình làng - để thể hiện gánh nặng tinh thần của người dân quê trước “lệ làng”.

Nước ta có nền văn hoá lâu đời, với truyền thống yêu nước thương nòi, tình làng nghĩa xóm bao giờ cũng đằm thắm, thân thiết. Cng với những đức tính tốt đẹp đó là những nghi lễ, tục lệ thể hiện sự trân trọng, sự gắn bó, sự cần thiết của xóm làng đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng. Chính tâm lí đó đã làm nảy sinh nhiều tục lệ xoay quanh chuyện quan hệ giữa cá nhân với làng. Và cũng từđó, bọn cường hào, bọn hương lý “đục nước béo cị” đã bày đặt ra đủ thứ lệ làng để bóc lột của cải, trấn áp tư tưởng của người dân. Thế nhưng không phải ai cũng nhận ra đó là một kiểu bóc lột, thậm chí có người còn tôn sùng những hủ tục , xem đó như là những gì tốt đẹp, vinh hạnh. Họ cho rằng làng càng nhiều hủ tục, càng nhiều nghi lễ thì càng lớn mạnh, càng uy nghiêm.

Trớ trêu thay, người dân quê là những nạn nhân đau khổ của các hủ tục, bị lợi dụng, bị “rút ruột”, lại cung kính, ngy thơ thực hiện những tục lệđó một cách chân thành. Thậm chí, cĩ người cịn coi trọng cc hủ tục ấy hơn cả tính mạng người thân, ruột thịt của mình. Ngô Tất Tố bằng vốn hiểu biết về văn hoá phong tục người Việt phong phú, bằng cái nhìn sắc bén đối với sự việc hiện tượng, ông đã vạch ra bản chất của những hủ tục chốn đình trung. Tất cả chỉ là một sự lừa bịp. Một luật lệ làm giàu cho bọn thống trị từ nhỏ đến lớn. Để làm được điều này, Ngơ Tất Tốđã thực hiện những cuộc điều tra thực tế rất tỉ mỉ, cơng phu. Ta thấy mỗi câu chuyện trong “Việc làng”: hay “Tập án cái đình”đều là người thật - việc thật mà chính Ngô Tất Tốđã tự mình thân chinh đến thăm hỏi và điều tra. Ơng đã tập hợp lại để phán ánh, để phơi bày, để góp thêm một tiếng nói thương cảm trước những nỗi đau mà người nông dân phải gánh chịu.

Việc làng gồm có mười sáu mẩu chuyện. Mỗi một chuyện là một hủ tục“quái gở”, “mọi rợ”, và phía sau đó là một số phận bi thảm của người nông dân khi phải thực hiện những hủ tục đó.

Cụ Thượng làng Lão Việt trong mẩu chuyện đầu tiên, là một người cả cuộc đời vì gánh lệ làng mà không thể ngóc đầu lên nổi. Bác tâm sự: “Từ thuở mười bảy tuổi đến giờ tôi không chơi một ngày nào, trừ ra những ngày đau ốm. Thôi thì cày sâu cuốc bẫm, buôn ngược, bán xuôi, không quản ngại một việc gì cả (… ) những việc tôi làm, bất kì việc nào tuy không phát đạt, nhưng không thất bại bao giờ, chẳng lãi nhiều thì lãi ít. Vậy mà suốt đời nghèo xác nghèo xơ, ăn không đủ, mặc không đủ, cả nhà có một thằng con đành phải để

cho nó dốt nát” [57, tr.13].

Nguyên nhân của sự làm nhiều mà không khá chính là vì phải thực hiện những lệ làng mà ở những câu chuyện tiếp theo Ngô Tất Tố sẽ cho chúng ta thấy.

Đó là một đám vào ngôi cho con, để lo cho chu tất ít cũng phải đến “trăm rưỡi bạc”. Bác Cả Mão nhân vật chính của câu chuyện cũng là một trong những nạn nhân của “lệ làng”. Theo Ngô Tất Tố người ta vào ngôi cho con chỉ tốn độ vài đồng bạc. Thế nhưng bác Cả Mão là dân ngụ cư, nên lo “một đám vào ngôi” thật là tốn kém. Theo lời bác Hai, em trai bác Cả Mão thì

Một bữa ăn này, ít ra anh tôi cũng phải tiêu đến năm, sáu chục đồng. Vì kiêng tiếng làm thịt lợn, sợ rằng làng nước cho rằng húng mỡ, nên mới đi chợ mua thịt. Sự thực mua thịt lại quá giết lợn. Sáng ngày đi lấy vừa lòng lợn, vừa thịt lợn tất cả mười một đồng bạc, đáng lẽ cũng

đủ chàn chát nhưng cụ chưởng lễ thích ăn thịt cầy, nên ông lý trưởng bắt giết thêm con cầy. Chẳng nhẽ mời dân, mời làng ăn uống trong nhà, ngoài đình lại không có gì. Bởi thế chúng tôi phải sửa cỗ xôi, con gà để ra lễ thờ. Bấy nhiêu món đã hết ngót hai chục rồi. Còn tiền rượu, còn tiền thuốc phiện, còn tiền cung đốn họđánh tổ tôm. Ông đã biết rõ, mọi khi làng tôi có ai dám đánh “góp một”? lớn lắm chỉ góp năm hào. Hôm nay vì tiền nhà chủ bỏ ra,

được thì ăn, thua không phải trả, nên họ hò nhau đánh góp hai đồng. Rồi đấy ông xem, đến lúc đứng dậy, ai cũng thua hết, anh tôi đưa ra bao nhiêu mất hút bấy nhiêu, chẳng lấy lại

được đồng nào hết … lúc nảy tôi nói trăm rưỡi là còn hà tiện, xong việc có lẽ hết hơn, chứ

bấy nhiêu tiền không thể nào đủ [57, tr.20-21].

Người nông dân cảđời làm lụng chỉ dám tính đến tiền xu, tiền hào, tiền đồng đã là ghê gớm lắm. Chị Dậu (Tắt đèn – Ngô Tất Tố ) bán cả con, cả chó chỉ được có hai đồng bạc,

vậy mà bác Cả Mão chỉ lo một đám vào ngôi hết đến những “gần hai trăm bạc”. Đúng là đem mồ hôi nước mắt, thậm chí là máu của mình đi đổ sông đổ biển.

Lo một lệ làng tốn kém như vậy nên không ít cảnh thật thương tâm được Ngô Tất Tố khắc họa một cách đậm nét trong “Việc làng”. Đúng là những nỗi cơ cực mà không thể chia sẻ cùng ai!

Ơng Luỹ trong câu chuyện “Góc chiếu giữa đình”, vốn “thật thà, chăm chỉ”, chồng đi làm thuê, vợ đi ở vú, và với “cái chính sách tiết kiệm trong một thời kì dài, đã đưa nhà ông lên bậc có máu mặt, lưng vốn ở nhà đã có gần mẫu ruộng và nửa con trâu”[57, tr.38]. Tâm lí người nông dân bao giờ cũng vậy, có chút của lại muốn thêm chút danh cho mở mày mở mặt. Chính vì thế, ông đã nghe lời dụ dỗ ngon ngọt, bùi tai nên đem trăm bạc mua lấy cái chức lý cựu. Để có một chức cựu hư danh đó, ông lại phải khao làng, tiệc tùng ăn uống linh đình lại diễn ra. Bà con đang lúc rảnh rỗi kéo đến phụ giúp. Thế là để khao một “góc chiếu giữa đình” ông đã tiêu tốn hết toàn bộ gia sản mà hai vợ chồng tằn tiện cả hơn nửa cuộc đời, không dám ăn mặc, lại còn nợ thêm hơn bảy chục đồng. Kết thúc câu chuyện bà cựu – chồng vừa được lên chức- lại phải ta Hà Nội ở vú để kiếm tiền trả nợ.

Tuy nhiên, mất cả gia tài như ông Luỹ, hay ông Quyết (Hạt gạo xôi mới) vẫn là còn may mắn vì còn có chút của mà mất. Chứ không thiếu những người vì lo một bữa lệ làng mà phải dỡ cả nhà làm củi bán. Đó là trường hợp của ông Linh Phúc trong “Cổ oản tuần sóc”. Cả cuộc đời ông vất vả, chạy vạy miếng ăn đến nỗi cả hai vai chai sạn, dày lên thành hai cái bướu to vì gánh thuê, cái ăn không đủ đừng nói đến cái mặc. Vậy mà năm nay ông lại lên ngôi ông trùm. Mà lên ngôi ông trùm là một năm phải sửa oản hai lần, để làm được cái oản thứ nhất với ông thật khó khăn. Ơng tính: “ nhà không sẳn, vay không ai tin, tôi đành dỡ hai gian nhà làm củi để kiếm tiền mua gạo. Đáng lẽ tôi để vài bữa nữa mới dỡ nhưng vì thấy trời mưa dầm chắc là củi đắt, nên mới dỡ từ hôm nay. Thôi thì túng kiết quanh năm hãy cho qua cái lúc này. Bao giờ trời cho mở mắt, bấy giờ lại làm nhà khác. Vả lại, có bốn bố con ở

vào hai gian một chái vẫn còn vừa chán” [57, tr.76]. Còn có gì thấm thía hơn trước tình cảnh của người nông dân “gà trống nuôi con” đó. Chưa thấy “trời cho mở mắt”, đã thấy tiếp cái viễn cảnh ông phải dỡ nốt hai gian nhà còn lại để lo cái oản thứ hai. Đó là cái viễn cảnh mà câu hỏi kết thúc câu chuyện của Ngô Tất Tốđã giúp người đọc hình dung ra được.

Thôi thì có nhà bán cũng còn mong kiếm lại được, vì thân thể được tự do, còn hai bàn tay lao động, coi như là ông vẫn còn may, còn có thể hy vọng. Trường hợp anh xe trong “Món nợ chung thân” thì coi như không còn gì để mất.

Theo lệ làng “một người nằm xuống, dù giàu, dù nghèo, nhà chủ cũng phải giết một con lợn đãi “phe” một bữa dấm ghém, phe mới khiêng cho. Không được thế thì phải nhờ họ

mạc khiên giúp”. Người phu xe, khi vợ chết vì nghĩ tình và sợ vợ tủi vong hồn nên dù không có tiền cũng cố vay để lo bữa rượu mời hàng giáp. Món nợ ba chục đồng đã khiến người phu xe kéo xe cảđời cũng không trả nổi bởi vì “tiền công của con ở đấy, mỗi tháng

được một đồng rưỡi, trừ vào tiền lãi là vừa”. Đúng như Ngô Tất Tố kết luận “ Một bữa lệ

làng có thể gây cho người ta một món nợ lãi chung thân không trả hết”[ 57, tr.108]

Cùng cực đến thế mà vẫn chưa hết, người nông dân không chỉ đánh đổi gia tài, nhà cửa, sức lao động mà thậm chí họ còn phải đánh đổi bằng cả tính mạng của mình chỉ vì những hủ tục vô nhân đạo.

“Một tiệc ăn vạ”, là câu chuyện thương tâm về cái chết của người nông dân tên Sửu. Không biết từ bao giờ, dân làng Việt Nam lại có tục lệ ăn vạ? Tiệc ăn vạ có nghĩa là: “người nào có lỗi với “làng” thì “làng” cứ việc mua lợn, mua rượu, mua gạo, đem ra điếm làng mà ăn. Phí tổn bao nhiêu, người có lỗi đó phải chịu”. Đúng là những tục lệ “quái gở, mọi rợ”. Mà cái danh “làng” ở đây là ai? Chính là một bọn vô nhân đạo luôn bày trò “đè đầu cưỡi cổ người khác” gọi là những ông trùm. Chỉ vì bà Sửu không cho một trong những ông trùm đó vay lúa, thế là chúng cố ý gây sự. Họđổ vạ cho gia đình ông Sửu chửi làng và bắt ông phải đền làng. Trong khi cả làng đang vui vẻăn uống thì ông Sửu đã thắt cổ tự tửở trong nhà. Đó là cái chết của một người nông dân bị tức tưởi, oan ức, bị dồn đến bước đường cùng chỉ vì những tục lệ cổ hủ, lạc hậu và cái tâm lí lúc sống không ai ngồi cùng, lúc chết làng không khiên thì là một điều cực nhục, sống không bằng chết.

Nếu không tự tử như ông Sửu thì cũng vì những tục lệ cổ hủđó mà sinh ra ẩu đả gây ra án mạng như trong câu chuyện”Cái án ông cụ”.

Có thể nói trong Việc làng Ngô Tất Tố muốn cho chúng ta thấy việc duy trì và thực hiện

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 37 - 45)