Kết cấu và việc sử dụng biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 28 - 29)

Về kết cu: Không giống các thể loại báo chí khác, kết cấu của phóng sự thường được tác giả nhào nặn rất linh hoạt, tuỳ thuộc vào đối tượng phản ánh và ý đồ, cũng có thể là ngẫu hứng của tác giả. Đó là sự pha trộn giữa những mô hình cấu trúc kinh điển với sự sáng tạo độc đáo của tác giả từ việc lựa chọn chi tiết đến việc sắp đặt các dấu mốc thời gian; việc sắp xếp các nhân chứng trong một chỉnh thể logic; việc trình bày các biến cố, mâu thuẫn gay cấn; việc biểu lộ cảm xúc trữ tình… Nhìn chung, kết cấu của phóng sự thường chặt chẽ và logic, thống nhất hoàn chỉnh, rõ ràng chất phác và bình dị, không cố làm ra li kì ngoắt ngoéo. Kết cấu mỗi bài phóng sự là do nội dung chi phối và sự sáng tạo của tác giả.

Về bin pháp tu t: Phóng sự có thể sử dụng triệt để các biện pháp tu từ như: So sánh, tương phản, ẩn dụ, liên tưởng, châm biếm, hài hước nhằm đạt kết quả cao nhất trong việc phản ánh sự thật, tác động được đến suy nghĩ, tình cảm của độc giả.

Trên đây là một số vấn đề về thể loại phóng sự, góp phần khẳng định sự xuất hiện độc lập của thể loại và không nhầm lẫn với các thể loại báo chí khác. Tuy nhiên mọi ranh giới cũng chỉ ở mức độ tương đối, không thể tránh khỏi việc các thể loại xâm nhập vào nhau. Qua một sốđặc trưng cũng như theo các quan niệm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thì thể loại phóng sự rất gần với văn học, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, một tác phẩm phóng sự khi vừa ra đời nó là một tác phẩm báo chí nhưng sau đó nó lại là một tác phẩm văn học, chịu sự đánh giá phê bình của công chúng cũng như những nhà lí luận, nghiên cứu các thế hệ. Tuy nhin, để được xem là phóng sự văn học, thì mỗi thin phĩng sự phải l một chỉnh thể nghệ thuật đặc sắc, khơi dậy trong tâm trí người đọc cả một thế giới hình tượng sinh động, mang đủ các giá trị hiện thực, giá trị nhân văn, và nhất là giá trị thẩm mĩ. Các phóng sựKĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô (Vũ Trọng Phụng), Việc làng, Tập án cái đình (Ngô Tất Tố),…chẳng hạn, là những phóng sự văn học. Trong các phóng sự văn học, lại có nhiều trường hợp tác phẩm hội đủ trong nó những phẩm chất của cả phĩng sự v tiểu thuyết và thường được nhận diện thể loại bằng những cái tên kép – phóng sự tiểu thuyết hay tiểu thuyết phóng sự như trường hợp Lều chng của Ngơ Tất Tố (tiểu thuyết phĩng sự),

Đồng quê của Phi Vân (phóng sự tiểu thuyết). Đương nhiên, những sự phân biệt này chỉ là tương đối.

Nhìn chung thế thể loại phóng sự thường giữ một địa vị quan trọng trong các nền báo chí, văn học, thường góp phần tích cực vo việc phong phú, đa dạng hĩa v hồn chỉnh thm bức tranh thể loại văn học của các nền văn học. Trên thực tế, phóng sựđ cung cấp thêm cho nền văn học các nước những tác phẩm giàu tính chất hiện thực và nhân văn.

Một phần của tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)