1 Theo nhiều nghiên cứu, chủ nghĩa hậu hiện đại bắt đầu cạnh tranh với chủ nghĩahiện đại từ những năm 50 của thế kỉ XX và đến những năm 60 đã trở nên pháttriển mạnh mẽ, có những ảnh hưởn
Trang 1Hậu hiện đại hay chủ nghĩa hậu hiện đại ngày nay trên thế giới (và cả trongnước) vẫn còn đang gây tranh cãi, mọi điều vẫn chưa được kết luận và đang làvấn đề bỏ ngõ Thế nhưng, không thể phủ nhận việc xuất hiện chủ nghĩa hậuhiện đại đã mang đến những nhận thức mới cho đời sống, trong đó có cả văn hóa
và văn học
1 Sự ra đời của văn học hậu hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện sau Thế chiến thứ II dựa trên những tổnthương tinh thần trước những cuộc chiến tranh lớn của nhân loại Vì vậy, nó vốnđược xem như là phản ứng với những hỏng hóc của chủ nghĩa hiện đại Trong
Hoàn cảnh hậu hiện đại, Lyotard cho rằng “nói một cách giản dị nhất, chúng tôi coi hậu hiện đại là sự không tin vào những luận thuyết lớn” 1
Theo nhiều nghiên cứu, chủ nghĩa hậu hiện đại bắt đầu cạnh tranh với chủ nghĩahiện đại từ những năm 50 của thế kỉ XX và đến những năm 60 đã trở nên pháttriển mạnh mẽ, có những ảnh hưởng rõ nét trong văn chương, hội họa, phim ảnh,kiến trúc…
Ở đây, chúng tôi đi sâu vào việc tìm hiểu sự ra đời của văn học hậu đại mặc dù
đó là vấn đề nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau
Trong đó, Barry Lewis đã đưa ra quan niệm cho rằng văn học hậu hiện đại là
“hình thức thống trị văn học từ 1960 đến 1990” Ông đã đề xuất cách gọi từ sau
1990 là chủ nghĩa hậu hậu hiện đại (Post-Postmodernism) Tuy nhiên, chúng tôicho rằng cách xác định này vẫn chưa xác đáng bởi không như chủ nghĩa hiện đại
là một khuynh hướng sáng tác mà ta có thể xác định được ai là những ngườikhởi đầu (chẳng hạn James Joyce, Scott Fitzgerald…) và đâu là những người kếtthúc (trường hợp Ernest Hemingway, Faulkner…) Trong văn học hậu hiện đại,các nhà văn sáng tác không theo một nguyên tắc nhất định, không tuyên ngôn vàtránh các “Đại tự sự” (vấn đề sẽ được nhắc đến trong phần sau)
1 J Lyotard, Hoàn cảnh hậu hiện đại, NXB Tri Thức, Hà Nội, trang 7
Trang 2Một cách lý giải khác trong mục Chủ nghĩa hậu hiện đại của Từ điển phong cách, Katie Wales đã xác định nó “được đưa ra vào những năm 1960 để miêu
tả một khuynh hướng văn học đương thời, tiếp nối chủ nghĩa hiện đại- khuynh hướng phát triển mạnh ở châu Âu và Mỹ trong những năm đầu thế kỉ hai mươi cho đến những năm 1930 Giống chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại thách thức những quy ước và truyền thống của văn học, nhưng quyết liệt hơn.” Trong bài viết “Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại” 2, Lê Huy Bắc đưa ra đề xuất
về sự ra đời của văn học hậu hiện đại trên thế giới như sau “Bắt đầu từ cuối thập niên 1910 với thơ Đa đa (1916), văn xuôi Frank Kafka (Biến dạng, 1915)
và kịch của Samuel Beckett (Chờ đợi Godot, 1952) Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học tồn tại song song với chủ nghĩa hiện đại cho đến đầu thập niên
1950 và thực sự phát triển mạnh từ 1960 trở đi.”
Với những điều đã trình bày, theo chúng tôi, văn học hậu hiện đại đã bắt đầumanh nha từ thập niên 1910 Lúc này, chủ nghĩa Đa đa ra đời (1916) ở Zurich vàNew York với việc đi phủ nhận ý thức hay trật tự, và Tristan Tzara – chủ soái
của phái Đa đa trong văn học đã chủ trương chọn việc cắt vụn ngôn từ (còn gọi
là thủ pháp cắt dán) Hay khi chủ nghĩa siêu thực ra đời với lối viết tự động
bằng cách đặt ngẫu nhiên các sự vật, hiện tượng chẳng có mối liên hệ nào liền
kề với nhau tạo nên tính ngẫu hứng, khác với văn học hiện đại đã chọn việc đềcao vào sự sắp đặt Chính những đặc điểm trên của chủ nghĩa Đa đa cũng nhưchủ nghĩa siêu thực đã mang tinh thần của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học
mà sẽ được nói đến trong phần sau
Như vậy, những dấu hiệu manh nha cho văn học hậu hiện đại đã tồn tại songsong với văn học hiện đại cho đến thập niên 1950 và chính thức phát triển mạnhvào những năm 1960, tiêu biểu tại Hoa Kì với những tên tuổi như John Barth,Donald Berthelme,…
2 Cảm quan hậu hiện đại
2 Lê Huy Bắc, Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, trang 32.
Trang 3Cảm quan hậu hiện đại là khái niệm được Lyotard đề xuất và được nhiều nhà
triết học hiện đại hưởng ứng Nó là “kiểu cảm nhận thế giới đặc biệt, nhằm phản ánh tâm thức của con người trong thời đại hậu hiện đại” 3
Các nhà hậu hiện đại đã xem thế giới như một khối hỗn độn với những sự vật,hiện tượng đan bện và chồng chéo vào nhau Đặc biệt, sự tồn tại ấy hoàn toànmang tính ngẫu nhiên Do đó, các nhà hậu hiện đại không thiết lập trật tự cho sựhỗn độn ấy Bên cạnh đó, hậu hiện đại ra đời nhằm đả phá, chống lại những tưtưởng của thời Khai sáng trước đây
Như vậy, hậu hiện đại ra đời với mục đích phá vỡ, “đập phá” những gì đã tồn tạitrước nó bằng cách xuất hiện những “phi”, những “giải” như phi trung tâm, phicấu trúc, giải Đại tự sự, giải cấu trúc, giải thiêng…
Trong Hoàn cảnh hậu hiện đại 4, Lyotard cho rằng, đại tự sự là những tham vọng
bá chủ, độc tài muốn quy những tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng nào đó về cùngmột mối với nhau, do đó, đại tự sự đề cao tính trật tự Tuy nhiên, như đã nói cácnhà hậu hiện đại cho rằng, trật tự chỉ là tạm thời, bất ổn mới là bản chất của thếgiới bởi mọi thứ đang ngày càng đi tới, cái hôm nay sẽ nhanh chóng rơi vào lạchậu, cái hôm nay sẽ là quá khứ của ngày mai dẫn đến việc Bất tín đại tự sự Vìvậy, hậu hiện đại cho ra đời giải đại tự sự với việc chấp nhận cái hỗn độn, bất ổn
và những tạm bợ của cuộc sống
Như đã nói, các nhà hậu hiện đại cho rằng, bản chất thế giới vốn là hỗn độn,gồm nhiều mảnh vỡ chắp nối lại với nhau Vì lẽ đó, trong văn học hậu hiện đại,các nhà văn đã phi trung tâm nhân vật bằng cách không xây dựng một nhân vậtđộc sáng Mỗi câu chuyện của nhân vật là một mảnh vỡ xếp liền kề nhau, độclập nhưng logic rõ ràng và cụ thể
Phi trung tâm loại bỏ tư tưởng “trung tâm”, làm phân tán các yếu tố trong tácphẩm như nhân vật, cấu trúc bằng việc tạo ra nhiều nhân vật trung tâm trong
3 Lại Nguyên Ân chủ biên, Văn học hậu hiện đại – Những vấn đề lý thuyết, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, trang 7.
4 Tài liệu đã dẫn.
Trang 4một tác phẩm Ở đó, các nhân vật không có khả năng kết hợp hoặc liên hệ vớinhau mà trở nên độc lập trong câu chuyện như mảnh vỡ xếp liền tiếp nhau, độclập nhưng có logic rõ ràng và cụ thể Việc xây dựng nên tình huống câu chuyệntheo cách thức như vậy nhằm xóa bỏ dấu tích của trung tâm tác phẩm Mỗivấnđề trong tác phẩm không ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, mọi giá trị phụthuộc vào người đọc không bị ràng buộc vào một chuẩn mực chung nào.
Tóm lại, trong cảm quan hậu hiện đại, thế giới là một khối hỗn độn, thiếu vắngtrung tâm và chỉ có những mảnh vỡ ngẫu nhiên
3 Đặc điểm văn học hậu hiện đại
3.1 Giả trinh thám
Giả trinh thám là một trong những đặc điểm chính của văn học hậu hiện đại bởi
nó giúp nhà văn tránh đi vào các đại tự sự và thiết lập nên tiểu tự sự Trước tiên,chúng ta cần phải nhìn qua một cách sơ lược thế nào là văn học trinh thám trướckhi đến với cái gọi là giả trinh thám trong văn học hậu hiện đại
Truyện trinh thám thuộc văn xuôi hư cấu do Eggan Allan Poe là người khaisáng, về sau có những tên tuổi như Arthur Conan Doyle, John Dicson… Điểmđặc biệt trong thể loại này nằm ở việc nó kích thích người đọc bởi sự thú vịtrong việc đi tìm ra sự thật Mở đầu cho mỗi tác phẩm trinh thám sẽ là tội ác vớimục đích tạo ra một câu đố hóc búa mang nhiều thách thức, bí ẩn và kết thúccủa tội ác sẽ là mở đầu cho quá trình điều tra cho thám tử Theo Conan Dolcecho rằng, trong truyện trinh thám sẽ sử dụng phép suy luận ngược chiều khi màngười viết sẽ nói cho người đọc một cái kết thúc ngay từ mở đầu và tự ngườiđọc phải tìm ra tất cả những sự việc đã dẫn đến cái kết thúc ấy
Sang thế kỉ XX, ở thể loại truyện trinh thám đã có sự đổi mới Các nhà văn vẫngiữ nguyên bản chất của trinh thám là truy tìm, nhưng họ thay đổi mục đích truytìm - lúc này không chỉ đơn thuần là sự thật mà còn là nhân vật đi tìm bản ngã,nhà văn giải mã văn hóa… bằng cách đan cài vào đó nhiều chủ đề, nhiều tuyếncốt truyện Sự hỗn độn của cuộc sống lúc này được biểu hiện qua sự mù mịt như
Trang 5mê cung mà thám tử sẽ bước vào vào khi quá trình điều tra bắt đầu Chính sựphỏng nhại hình thức và nguyên tắc của truyện trinh thám truyền thống đã tạo ra
“giả trinh thám” trong văn học hậu hiện đại
Thuật ngữ “giả trinh thám” được đề xuất lần đầu bởi William Spanos trong bài
viết “Thám tử và giới hạn: vài lưu ý về hư cấu văn chương hậu hiện đại” vào
năm 1972 Lý giải cho việc các nhà văn hậu hiện đại chọn yếu tố trinh thám cho
tác phẩm của mình, Lê Huy Bắc cho rằng “truyện trinh thám đặt nền tảng trên
“hành trình”- một tình huống, một sự việc ly kì, bí ẩn nào đó- thường liên quan đến một vụ án” 5 Trong bài viết, ông cũng nêu việc xuất hiện “hành trình” là bởi
khi rơi vào những điểm nhìn “tĩnh” sẽ có nguy cơ rơi vào đại tự sự, và nếu
“hành trình” kết thúc thì con người sẽ thỏa mãn và rất có thể một đại tự sự khác
sẽ được thiết lập “Do vậy, “đi” đồng nghĩa với việc tạo lập nên những tiểu tự sự”
Như đã nói, trong một tác phẩm trinh thám, vấn đề tội ác hay một vụ án bí ẩn sẽ
là trung tâm cho câu chuyện được diễn ra Tuy nhiên, các nhà văn hậu hiện đạikhông đặt nặng vào vấn đề tội ác mà sẽ dựa vào nó như là một cái cớ để câuchuyện được diễn ra trên một hành trình điều tra của các nhà thám tử Lúc này,
có thể nhìn nhận cấu trúc hoàn hảo về mặt nhân vật cho một tác phẩm trinh thám
đó là “nạn nhân - thám tử - tội phạm” 6 Các nhà văn hậu hiện đại đã ưa chuộngcấu trúc này, bởi ở đó, họ sẽ đan cài vào các vấn đề lịch sử tôn giáo (trường hợp
Tên của đóa hồng của Umberto Eco), nền tiểu họa Thổ Nhĩ Kỳ (trường hợp Tên tôi là đỏ của Orhan Pamuk), hay hành trình khám phá chính bản thân minh (trường hợp Thành phố thủy tinh của Paul Auster, chúng tôi sẽ bàn kĩ trong phần
Trang 63.2 Giễu nhại
Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học” 7, Lại Nguyên Ân đưa ra định nghĩa
“Trong văn học (và cả trong âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, dù ít thấy hơn) nhại
là sự bắt chước một cách hài hước đối với một hay một nhóm tác phẩm nghệ thuật Nhại thường được xây dựng trên sự không tương xứng rõ rệt giữa bình diện văn phong và bình diện đề tài của hình thức nghệ thuật Ở các nền văn học châu Âu, người ta đưa ra hai kiểu nhại kinh điển: “burlesque”- đối tượng thấp kém được trình bày bằng văn phong cao; và “travesty”- đối tượng cao được trình bày bằng văn phong thấp Sự cười giễu có thể được tập trung vào văn phong hoặc đề tài; cả những thủ pháp thi ca khuôn sáo lạc lõng, lẫn những hiện tượng đời sống dung tục không xứng với thi ca – đều bị giễu cợt Có thể nhại thi pháp một tác phẩm, một tác giả, một thể loại, một nhãn quan tư tưởng.”
Còn trong “Từ điển thuật ngữ văn học” 8 thì “nhại (tiếng Pháp là Parody) là một thể văn châm biếm dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hay một trào lưu nghệ thuật Phương tiện chủ yếu của nhại là bắt chước phong cách Hai kiểu nhại (đôi khi tách thành những thể tài riêng): kiểu khôi hài […] và chế nhạo […].”
Trong văn học, yếu tố giễu nhại đã xuất hiện từ thời cổ đại với văn học Hy Lạp
(trong Cuộc chiến của chuột và ếch vào thế kỉ VI TCN) hay vào thời kì trung đại
châu Âu đã thịnh hành loại nhại Kinh thánh Kitô giáo và các văn bản thánh lễ.Ngoài ra, ta có thể bắt gặp yếu tố này trong những tác phẩm văn học đã đạt tới
tầm kinh điển như Lão hà tiện – vở hài kịch của Moliere, DonQuixote của nhà văn Cervantes trong văn học Phục Hưng, Lão Goriot của đại thi hào Balzac
Nếu xem xét về mặt ý nghĩa, cụm từ “giễu nhại” cũng không quá xa lạ trong vănchương Việt Nam Hiểu một cách nôm na thì giễu nhại cũng giống như việc
7 Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, 2004, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8 Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học,
2011, NXB Giáo Dục Việt Nam.
Trang 7châm biếm bằng các hình thức nghệ thuật khác nhau đã tồn tại trong lòng vănhóa, văn học Việt từ rất lâu đời Từ những bài ca dao như châm biếm như:
“Lổ mũi mười tám gánh long/ Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho/ Đêm nằm thì ngáy o o/ Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà” đến những vỡ tuồng chèo dân gian chế giễu như Nghêu, Sò, Ốc, Hến mang lại tiếng cười vừa giản dị,
mà cũng vừa sâu sắc Theo quá trình phát triển của văn học, Hồ Xuân Hương làmột hiện tượng văn học độc đáo với giọng văn bình dị, trần tục, vừa hóm hĩnh
vừa chế giễu đầy cá tính (Miếu Sầm Thái Thú) Trần Tế Xương, một trong
những thi sĩ là mầm móng đầu tiên cho nền văn học hiện đại Việt Nam cũng nổi
tiếng với giọng thơ châm biếm chua cay, giễu đời, giễu mình (Vịnh tiến sĩ giấy, Thương vợ) Còn tác giả Vũ Trọng Phụng đến nay vẫn luôn được xem là một
nhà văn đi đầu trong mảng văn chương trào phúng hiện đại giai đoạn 1930 –
1945 với cái nhìn trực diện vào xã hội và giọng điệu châm biếm sâu cay (Số Đỏ).
Qua những dữ liệu trên, dễ dàng thấy được, giễu nhại không phải là thủ phápđặc thù chỉ xuất hiện ở văn học hậu hiện đại Ở mỗi giai đoạn, đều có những tácphẩm mang tính chất giễu nhại với mục đích chính nhằm mang lại tiếng cười, sựgiải trí, và qua những ví dụ minh họa đã nói ở trên thì giễu nhại trong nhữngtrường hợp ấy mang tính chất của văn học trào phúng
Ở văn học hậu hiện đại, thủ pháp giễu nhại xuất hiện đã không còn đơn thuần làcười cợt, châm biếm như trước đây mà nó đã trở thành một phương tiện thể hiệncách nhìn, hay quan điểm sáng tác mới Như đã trình bày, với hậu hiện đại, mọithứ sẽ không bao giờ là bất biến hay trường cửu vì như vậy sẽ rơi vào các “đại
tự sự” Do đó, giễu nhại luôn hướng đến đối tượng là những vấn đề tưởng chừngnhư không thay đổi trong cuộc sống như tôn giáo, lịch sử… và giúp cho chúng
ta có một cái nhìn tỉnh táo Trong Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp đã giễu
nhại lại câu thơ “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” qua chi tiết khi cô cháu hỏi
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm phải không ông” thì vị tướng đã chửi “Mẹmày! Láo!” khiến cho những quan niệm về anh hùng, về thi vị hóa cuộc sống
Trang 8qua lăng kính của thủ pháp giễu nhại đã trở nên mất đi tính “thiêng” vốn cótrước đây
3.3 Hiện thực huyền ảo
Các thuật ngữ như huyền thoại (mythical), cái kỳ ảo (fantastic) và cái huyền ảo(magical) trong nghiên cứu “văn học huyền ảo” – với tư cách một kiểu sáng tác
xuyên suốt tiến trình văn học, có đặc trưng nghệ thuật là “sự hòa quyện giữa cái thực và cái ảo Theo đó, đặc tính thẩm mỹ tương ứng trong giai đoạn phát triển của kiểu sáng tác văn học huyền ảo là: huyền thoại: không sợ hãi; kì ảo: sợ hãi; huyền ảo: vừa sợ lại vừa không sợ, mang tính giễu nhại.”9
Trước văn học huyền ảo, tại châu Âu từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX là giai đoạnvăn học kỳ ảo (fantastic literature), tương ứng ở Việt Nam là thời kỳ trung đại
“Cái kỳ ảo được xây dựng trên sự lưỡng lự, do dự, để đạt được điều ấy, cần tồn tại hai thế giới song hành: thế giới ảo và thế giới thực Hai thế giới ấy đối lập, tách rời nhau Cảm xúc và tâm lý chung của con người khi chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới ảo là sợ hãi.” 10
Nền tảng triết học của “huyền ảo” được đặt trên quan niệm thế giới được trinhận của con người không đơn thuần là những tri thức lý tính mà còn là tri thức
của linh cảm, tiên cảm, trực cảm… Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magical realism) là một trào lưu văn học lấy cái huyền ảo làm trung tâm thẩm mỹ 11,nhấn mạnh vào sự tồn tại của cái ảo, của hiện thực không nhìn thấy được Chủnghĩa huyền ảo phát triển mạnh mẽ ở khu vực Mĩ Latin vào những năm 1960.Cùng thời điểm đó, ở phương Đông, đặc biệt là Nhật Bản cũng xuất hiện sớmnhững thủ pháp đan bện thực và ảo, tạo nên cảm giác về sự mơ hồ bí ẩn, sựlưỡng lự trong đoán định của người đọc
9 10 11
10
Phan Tuấn Anh, Cái kỳ ảo trong văn học tiền hiện đại và cái huyền ảo trong văn học hậu hiện đại
http://vannghequandoi.com.vn
Trang 9Thế giới phát triển, con người hiểu biết sâu rộng hơn về bản chất của thế giớinhưng có nhiều vấn đề vẫn chưa thể phân tích và giải thích một cách hợp lý.Con người dựa vào văn học huyền ảo để nhìn nhận và giải thích những điều siêuhình Cách nhìn nhận của con người về vấn đề này cũng khác, không còn là xa
lạ, không còn là vô lý, và họ chấp nhận, giải thích nó theo một cách khác
Chủ nghĩa hậu hiện đại kế thừa và tiếp thu có tính chất phủ định và cách tân Mĩhọc hậu hiện đại cho phép con người thoải mái sinh hoạt, giao tiếp qua nhữngmôi trường và hoàn cảnh mà trong đời sống thực thi không thể nào tương thông
Huyền ảo hậu hiện đại giảm thiểu yếu tố ma quái, yếu tố kinh dị đến thức tối đa
và chúng không hề gây tâm lý hoang mang sợ hãi trong lòng người đọc
Tinh thần của chủ nghĩa hậu hiện đại là nhấn mạnh tính hỗn mang, ngẫu nhiên,bất ngờ, phi lý, phi logic của hiện thực Các yếu tố kỳ ảo, huyền ảo mà chủnghĩa hậu hiện đại sử dụng nhằm thể hiện tinh thần này Sự tồn tại của cái huyền
ảo được chấp nhận, nhìn nhận như một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống,đón đợi nó một cách có chủ đích
Hiện thực là cái nền tảng cơ bản, yếu tố huyền ảo xuất hiện trên nền tảng ấy, tácđộng vào nó Các nhà văn hậu hiện đại đặt yếu tố huyền ảo trên cái nền hiệnthực, trên những con người thực, cuộc sống thực Mọi nơi, mọi lúc, mọi giai
đoạn trong sự vận động của cốt truyện đều có thể xuất hiện cái huyền ảo Các nhà văn hậu hiện đại thường sử dụng các hình ảnh siêu nhiên gắn với các thành tựu khoa học kĩ thuật gần gũi với đời sống con người.Một sự việc, một hiện
tượng… được nâng lên tầm huyền thoại và xếp đặt thản nhiên liền kề các yếu tốsiêu nhân bên cạnh các yếu tố thực của đời sống
Logic ở chủ nghĩa hậu hiện đại không còn ở vị trí cao mà trở nên ngang bằngvới cái huyền ảo, con người nhận thức logic, tư duy logic nhưng không sử dụng
Trang 10nó để quyết định tất cả Các quy luật tư duy logic lúc này chỉ còn là những điều
mà con người dùng để phản bác nó đi
Truyện viết theo khuynh hướng huyền ảo thường được thể hiện theo cảm hứngthơ với những tiếp nối, liên tưởng bất chợt không theo quy luật tư duy logic và lítrí.(8) Đọc những tác phẩm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin, ta thấy cảcách hành văn và cách tư duy hình tượng đều mang đặc thù của thơ ca, đầyphóng túng và lãng mạn
Lấy hiện thực là nền tảng nên đề tài của hiện thực huyền ảo rất rộng lớn và đadạng nhưng lại không hướng đến các lực lượng siêu nhiên Thực và ảo đan xenlẫn nhau, trong thực có ảo, trong ảo có thực, chúng không đối lập loại trừ nhau
mà cùng nhau hợp thành hai mặt của sự vật sự việc
Trong văn chương hậu hiện đại, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo xuất hiện khi mộtnhân vật trong truyện vẫn tiếp tục sống bên kia thế giới, vượt qua giai đoạn sốngthông thường của con người Điều này được mô tả một cách huyền ảo, cho thấynhân vật đó sống xuyên suốt nhiều thế hệ Diễn biến câu chuyện trong một môitrường có thật, nhưng với nhân vật như thế thì qui tắc của thế giới thực sẽ bị phá
vỡ Các nhà văn vẫn xây dựng những hình tượng thuần túy huyền ảo, đó lànhững bóng ma, những con quái vật, hoặc những mê lộ Nhưng những hìnhtượng ấy thông thường vẫn có những nét hiện thực, và quan trọng hơn, nó đứngngang hàng với những hình tượng của hiện thực, không áp chế, không tạo ra sựkhiếp nhược
Chủ nghĩa hậu hiện đại dùng hiện thực huyền ảo như cái nhìn đặc thù về cuộcđời Màu sắc hoang đường ở đây không đơn thuần là hoang đường như trongtruyện kể cổ đại mà pha lân giữ lý tính với cảm tính, một cách quan niệm rất mở
về hiện thực rằng hiện thực không chỉ là những thứ tồn tại xung quanh ta, trong
ta mà cả những cái chúng ta có thể tri nhận và linh cảm thấy
3.4 Mảnh vỡ
Trang 11Trong văn học hậu hiện đại, nhà văn đã không còn tín nhiệm kiểu kết cấu tuyếntính đã từng gắn liền với những truyện truyền thống trước đây Lúc này, họ phá
vỡ văn bản thành các mảnh hay đoạn ngắn và độc giả sẽ tiếp cận với nhữngmảnh vụn rời rạc ấy từ trong cốt truyện, tính cách nhân vật đến ngôn từ, cấu trúchay văn phạm của văn bản ấy
Trong văn xuôi truyền thống thường có cấu trúc tương đối ổn định, gồm cácthành phần cơ bản: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút… Đến hậuhiện đại, cốt truyện đã bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc, khôngtheo một trật tự thời gian tuyến tính nào Để lý giải điều này, trong bài viết của
mình, Nguyễn Hưng Quốc đã nói “chủ nghĩa hậu hiện đại là sự sụp đổ của những cái đơn nhất và toàn trị để nhường chỗ cho phần mảnh và những yếu tố ngoại biên, là sự khủng hoảng của tính nhất quán và là sự nở rộ của những dị biệt, là sự thoái vị của tính hệ thống và sự thăng hoa của tính đa tạp” 12
Ngoài ra, hậu hiện đại còn có các đặc điểm khác như cắt dán, nghịch dị, liên vănbản, cực hạn…
4 Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu
4.1 Italo Cavino
Italo Calvino sinh ngày ngày 15 tháng 10 năm 1923 tại Santiago de Las Vegas,một vùng ngoại ô của thủ đô Havana (Cu Ba) Ông được sinh ra trong một giađình trí thức, cha là Mairo, một nhà nông học từng có nhiều năm nghiên cứu tạicác nước nhiệt đới, chủ yếu là châu Mỹ Latin; mẹ là Eva, cũng là một nhà thựcvật học nổi tiếng Gia đình Calivino chuyển đến định cư ở Liguria, vùng duyênhải của miền Tây Bắc nước Ý Tại đây, ông theo học ngành nông học thuộc Đạihọc Turin
Khi quân Đức chiếm đóng Liguria và phần còn lại của miền bắc nước Ý trongThế chiến II, Calvino và anh trai mười sáu tuổi của mình gia nhập đảng viên,
www.tienve.org.
Trang 12tham gia phong trào kháng chiến Chính những trải nghiệm về chiến tranh đãmang đến cho ông nguồn cảm hứng sáng tác, từ đó ông bắt đầu viết và chuyểnhẳn từ ngành nông học sang ngành văn Tiểu thuyết đầu tiên của ông là cuốn
tiểu thuyết tân hiện thực The Path to the Nest of Spiders (Con đường đến tổ nhện) ra đời năm 1947, đây cũng là năm ông tốt nghiệp đại học và làm việc cho
nhà xuất bản Einaudi Calvino chuyển hẳn sang huyễn tưởng và trùng ngôn vào
thập niên 1950, và cho ra ba cuốn truyện huyễn tưởng (gồm Tử tước chẻ đôi, Nam tước trên cây và Hiệp sĩ không hiện hữu) được sự tán thưởng của cộng đồng quốc tế, và gọi tên chung là Tổ tiên của chúng ta
Tử tước chẻ đôi (The Cloven Viscount) được viết năm 1952, kể về tử tướcMedardo, vị tử tước bị chẻ đôi người bởi một phát súng thần công trong chiếntrận Hai phần ấy lại tách biệt hẳn với nhau, một nửa thiện và một nửa ác , ông tatrở về nguyên vẹn nhờ vào tình yêu đối với một nữ nông dân
Cuốn thứ hai là Nam tước trên cây (The Baron in the Trees ) viết năm 1957 Đó
là câu chuyện về một cậu con trai nhà quý tộc, một ngày quyết chống lại nhữngquy tắc của gia đình, xã hội và sống luôn trên cây
Và quyển thứ ba thuộc vào bộ Tổ tiên của chúng ta là Hiệp sĩ không hiện hữu (The Nonexistent Knight ra đời năm 1959 với tinh thần hiệp sĩ giàu chất anh
hùng ca, viết bằng giọng văn đầy chất giễu nhại
Calvino đã qua đời vào ngày 19 tháng 9 năm 1985 tại một bệnh viện ở Siena,mười ba ngày sau khi bị một cơn đột quỵ, khi người ta chưa kịp trao cho ôngmột giải Nobel (thật ra những người như Borges, Calvino, Virginia Woolf,Vladimir Nabokov, James Joyce có thể nói là đứng riêng ra một cõi, chia sẻ cái
sự không đoạt giải Nobel, nhưng có tầm ảnh hưởng hơn rất nhiều tác giả từngđoạt giải này), mãi đến năm 2004 bản dịch một cuốn sách trọn vẹn của ông mới
xuất hiện ở Việt Nam (Palomar, NXB Hội Nhà Văn 2004, Vũ Ngọc Thăng dịch), nhưng có lẽ phải đến Nam tước trên cây (Nhã Nam và NXB Văn Học
Trang 132009, cũng do Vũ Ngọc Thăng dịch) thì Calvino mới được biết đến rộng rãi ởViệt Nam.(13)
Tại Việt Nam, Italo Calvino được biết đến với tư cách là một nhà báo, nhà viếttruyện ngắn, tiểu thuyết và đồng thời cũng là một nhà phê bình Ông được đánhgiá là một trong những tác giả quan trọng nhất của văn học Ý thế kỷ XX Ngoài
tác phẩm đầu tiên là The Path to the Nest of Spiders (Con đường đến tổ nhện) và
phẩm khác như If on a Winter’s Night a Travler (Nếu đêm đông có người lữ khách), một tác phẩm siêu hư cấu, hay tác phẩm Palomar… với một lối viết
riêng đầy sáng tạo và cá tính, thể hiện cái nhìn mới mẽ và sự cách tân, phiêu lưutrong lối viết
Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu về quyển Nam tước trên cây của Italo Calvino trên tinh thần là một tác phẩm văn học hậu hiện
đại thế giới
Nam tước trên cây là một câu chuyện được tái hiện lại qua lời kể của Biagio, kể
về người anh trai độc đáo của mình là Cosimo Cosimo là một cậu thiếu niên 12tuổi, được sinh ra trong một gia đình vốn dòng dõi quý tộc Cậu nhất quyếtchống lại mọi khuôn phép của gia đình bằng cách trèo lên cây, sống hẳn trên ấy
và không bao giờ bước chân xuống mặt đất nữa Nguyên nhân trực tiếp đưa đếnquyết định lạ lẫm của cậu nhóc là vì cậu oán giận gia đình khi bị bố mẹ xử phạt,
mà theo cậu nghĩ ấy là sự xử phạt bất công Vào ngày 15 tháng 6 năm 1767, trênbàn ăn, cậu quyết tâm không đụng đến món ốc sên do bà chị đầu bếp tài năngcủa mình chuẩn bị cho bữa ăn Cậu đã khước từ bằng cách rời bàn ăn và trèo lêncây Ý tưởng sống trên cây nảy sinh từ đó, và thế là cậu không bao giờ bướcchân xuống mặt đất nữa Lúc này, Cosimo học cách thích nghi với cuộc sốngtrên thân cây, luồn từ cành này sang cành khác, cây này sang cây khác bằng mọigiá không để chân chạm đất, và cậu không chấp nhận sự thỏa hiệp nào để trở lạimặt đất Tuy nhiên, cậu chọn cách cự tuyệt nhưng không hề lẩn trốn Cosimo
13 Lâm Vũ Thao, Hãy trả đũa Calvino, chuyentrang.tuoitre.vn
Trang 14vẫn giao tiếp với mọi người xung quanh trong một khoảng cách và sự đề phòngnhất định Để duy trì cuộc sống trên cây của mình, Cosimo nhận đồ ăn, thứcuống, chăn và các thứ cần thiết khác từ em trai.
Đọc Nam tước trên cây, ban đầu sẽ cứ ngỡ như đang đọc một câu chuyện của
một tác giả chuyên viết truyện thiếu nhi, bởi nhân vật trong đó là một cậu thiếuniên nghịch ngợm và ương ngạnh Thế nhưng, bóc đi cái lớp vỏ hài hước, vuitươi kia, ta phát hiện ra một ý nghĩa quá đỗi trưởng thành, vừa nhẹ nhàng hómhĩnh mà chứa ý nghĩa giễu nhại đã được Italo Calvino đưa vào thật khéo léo vàduyên dáng
Ở phương diện nhân vật, Italo Calvino đã dựng nên “những bức tượng đài khảkính” bằng cách trang bị cho họ một phong thái đĩnh đạc, một vẻ đạo mạo củanhững con người khả kính, sang trọng
Ngài Trạng Gỗ dày luôn ngồi vào bàn ăn với một phong thái đĩnh đạc mang lốivăn hóa thưởng thức ẩm thực thượng lưu mà sau đó hai cậu nhóc đã tinh quáikhám phá ra sự thật đằng sau con người ấy dù chẳng lần nào bắt được quả tang,bởi ông ta hành động quá nhanh Khi ngồi vào bàn ăn, trong tay áo ông ta đã có
sẵn những mẩu xương để nhằm trao đổi với thức ăn trên bàn, “những chiếc đùi
cừu nguyên vẹn biến mất dưới ve áo choàng Thổ Nhĩ Kỳ” Sau đó, khi kết thúc
bữa ăn, ông sẽ ngồi núp trong vườn nho, tha hồ cắn cạp theo ý thích của mình Hay như Thầy Trùm CắtTiệtHoa vốn là người đỡ đầu về tinh thần cho anh emCosimo, ấy vậy mà thầy luôn ngập ngừng, ấp úng trước những câu hỏi củaCosimo và vui mừng mỗi khi không phải trả lời chúng
Italo Calvino không chỉ giễu nhại những con người vốn được cho là tôn kính ấy,ông còn giễu nhại lại những vấn đề mang tính chất “đại tự sự” của thời Khaisáng Bối cảnh của Nam tước trên cây được xây dựng vào thế kỉ XVIII với sự có
mặt của chủ nghĩa Khai sáng Voltaire trong Những bức thư triết học (1734) đã
bàn về nhiều vấn đề nhưng dễ thấy tinh thần chủ đạo là ca ngợi tự do trên khápcác lĩnh vực, từ tôn giáo, chính trị, triết học đến văn học, nghệ thuật… Voltaire
Trang 15đã chế giễu tính chất vô bổ của việc đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực siêu hình mà
lơ là quan sát và thực nghiệm- vốn là những điều thuộc về con người Otalo đãgiễu nhại, giải đi các “đại tự sự” ấy một cách đầy giản dị khi để nhân vậtCosimo cũng ngồi thảo ra một loạt những hiến pháp, bộ luật, tờ báo, quan điểm
dành cho một Nhà nước Lý tưởng đặt nền tảng trên cây cối; Dự thảo Hiến pháp cho nền thị trấn Cộng hòa; Tuyên ngôn về quyền Đàn ông, Đàn bà, Trẻ con, Thú nuôi, Thú hoang dã, gồm cả Chim, Cá, Côn trùng, và Thực vật, dù là Cây cao bạt ngàn hay là Cọng rau Ngọn cỏ…
Nhìn chung, tính chất hài hước hiện diện trong suốt chiều dài tác phẩm Nam
tước trên cây của Italo Calvino nhằm mang lại một hiệu ứng giễu nhại hiệu quả,
và chứa đựng một tinh thần hậu hiện đại rõ nét
tập The New York Trilogy (bản dịch tiếng Việt là Trần trụi với văn chương của
Trịnh Lữ)
Để giới thiệu về tính hậu hiện đại trong các tác phẩm của Paul Auster, chúng tôi
chọn phân tích truyện Thành phố thủy tinh nằm trong tập Trần trụi với văn chương xuất bản năm 1985 (sau đó là truyện Những bóng ma và Căn phòng khóa kín ra năm 1986, về sau, ba truyện này mới được in chung)
Trang 16Thành phố thủy tinh được bắt đầu với việc nhân vật Quinn nhận được một cuộc
gọi nhầm máy lúc đêm khuya từ một người xa lạ nhằm tìm và cần sự trợ giúpcủa một thám tử tên là Paul Auster Sau hai lần từ chối, Quinn đã đồng ý với lời
đề nghị của người bên kia đâu dây rằng sẽ theo dõi một nhân vật tên là Stillmanngay từ khi hắn vừa mới được phóng thích khỏi nhằm tù, bước chân xuống nhà
ga nhằm hạn chế việc hắn sẽ tấn công đến con của mình - Peter, dù thật ra anhkhông hề là một thám tử, hay là Paul Auster nào đó Từ đó, ngày ngày dù mưahay nắng, Quinn cũng đều theo sát bước chân, từng cử động của Stillman Thếnhưng, đến một hôm nọ, Stillman đột nhiên biến mất mà không hề để lại mộtdấu vết nào Lúc này, một lần nữa, Quinn đã để phó mặc cho ngẫu nhiên khi tìmđến nhà của Paul Auster, nhưng kì lạ là hắn ta cũng chỉ là một nhà văn, khôngphải thám tử như Quinn đã từng nghĩ
Quay về nhà, thay vì theo dõi Stillman như trước đây, Quinn đã chọn cách theodõi mọi hoat động của Peter bằng cách ngày ngày trong ngõ cụt đối diện nhàPeter dể quan sát, đảm bảo đến tối đa sự an toàn cho thân chủ của mình Cho
đến một ngày, Quinn trở thành một kẻ thất thểu, bệ rạc, “quần áo bạc phếch, nhàu nát, lem luốc, bẩn thỉu” Bấy giờ, anh lại tìm đến Peter để lấy số tiền năm
trăm đô la do Virginia ứng trước, nhưng được thông báo rằng số tiền ấy đãkhông hề tồn tại như sự biến mất kì lạ của Stillman, Peter, Virginia Về sau,Quinn mất cả nhà cửa, tìm đến căn hộ của Peter, và hàng ngày anh viết vào mộtquyển vở bìa đỏ cho đến khi biến mất khỏi cuộc đời
Với Thành phố thủy tinh, dễ dàng nhận thấy được tính ngẫu nhiên trong các tình huống, “Mãi sau này, khi đã có thể suy nghĩ về những chuyện đã xảy đến với mình, hắn mới kết luận được chẳng có gì là thực cả, trừ chuyện ngẫu nhiên”
Mặc dù xưa nay, tính ngẫu nhiên đã được chú ý trong văn học nhưng đến saunhững năm 60 của thế kỉ XX, ngẫu nhiên xuất hiện nhiều hơn bởi đó là kết quảviệc biểu hiện cho cảm quan về thế giới hỗn mang của hậu hiện đại Bên cạnh
đó, như chúng tôi đã nói phía trên, trước đây xã hội được quan niệm là trật tự,nhưng đến hậu hiện đại, mọi thứ đã trở bị phá vỡ, hỗn độn và do đó yếu tố ngẫu