1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 1945)

104 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 824,35 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ QUYẾT VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT THỜI KỲ THƠ MỚI (1932 - 1945) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ QUYẾT VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT THỜI KỲ THƠ MỚI (1932 - 1945) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TSKH. LÝ TOÀN THẮNG Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển, nghiên cứu khảo sát các tác phẩm của các tác giả dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH Lý Toàn Thắng Các số liệu và khẳng định trong luận văn này là trung thưc, do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện. Trần Thị Quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi thì còn có sự giúp đỡ, động viên của rất nhiều thầy cô, đồng nghiệp. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TSKH Lý Toàn Thắng, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những vấn đề lí luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể cán bộ giáo viên trường THPT Cô Tô đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2012 Tác giả Trần Thị Quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Bố cục của luận văn 5 NỘI DUNG 6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Thơ và việc nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ 6 1.1.1. Khái niệm “thơ” 6 1.1.2. Khái niệm “ngôn ngữ thơ” 8 1.1.3. Hình thức thơ 9 1.1.4.Đặc trưng ngôn ngữ thơ 10 1.2.Thơ lục bát 15 1.2.1. Vần trong thơ lục bát 15 1.2.2. Nhịp trong thơ lục bát 16 1.3.Giới thiệu về phong trào Thơ Mới 1932 - 1945 19 1.3.1.Khái niệm Thơ Mới 19 1.3.2.Quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của phong trào Thơ Mới 19 1.3.3.Đóng góp của Thơ Mới với nền thi ca dân tộc 21 1.4. Vai trò của thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới 22 1.5. Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu 24 1.6. Tiểu kết 31 Chương 2: HIỆP VẦN TRONG THƠ LỤC BÁT THỜI KÌ THƠ MỚI 32 2.1. Vần và các chức năng của vần trong thơ 32 2.1.1. Khái niệm “vần thơ” 32 2.1.2. Chức năng của vần thơ 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.1.3. Phân loại vần thơ 34 2.2. Vần trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới 35 2.2.1. Tư liệu thống kê 35 2.2.2. Các nhận xét 36 2.3. Tiểu kết 53 Chương 3: NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT THỜI KÌ THƠ MỚI 55 3.1. Nhịp và các chức năng của nhịp trong thơ 55 3.1.1. Khái niệm “nhịp thơ” 55 3.1.2. Vai trò của nhịp thơ 56 3.1.3. Dấu hiệu hình thức của nhịp trong thơ 57 3.1.4. Nhịp trong thơ lục bát 59 3.2. Ngắt nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới 61 3.2.1.Nhịp của dòng lục 62 3.2.2.Nhịp của dòng bát 76 3.3. Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới 89 3.4. Tiểu kết 91 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.Thống kê số lượng, tỉ lệ các loại vần xét theo mức độ hòa âm 36 Bảng 2.2. Thống kê các kiểu loại vần chính 38 Bảng 2.3. Thống kê các kiểu loại vần thông 45 Bảng 3.1. Thống kê các loại nhịp trong dòng lục 62 Bảng 3.2. Thống kê các loại nhịp trong dòng bát 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ thơ ca nói riêng mà cụ thể là thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới là quá trình khám phá tìm hiểu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của nó. Đây là một hướng đi vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang tính liên ngành. Giai đoạn 1932 - 1945 không những là giai đoạn bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xã hội Việt Nam, mà đối với nền văn học nước nhà đây là mốc ghi dấu sự đổi mới nền văn học theo hướng hiện đại hoá. Giai đoạn này xuất hiện hai trào lưu văn học hiện thực và lãng mạn. Sự ra đời của phong trào Thơ Mới chính thức khép lại nền văn học Trung đại Việt Nam, mở ra hướng đi mới cho văn học Việt Nam nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. Trong giai đoạn này, tiếng Việt được nâng niu, trân trọng và là công cụ sáng tác thơ ca. Thơ lục bát - “điệu hồn” của dân tộc vẫn tiếp tục phát triển trong giai đoạn này. Các tác giả Thơ Mới đã di dưỡng, làm lạ hoá lục bát dân tộc, làm cho lục bát dân tộc đến với người đọc với diện mạo, phong cách mới, vừa quen vừa lạ. Phong trào Thơ Mới ra đời đánh dấu sự đổi mới của nền văn học Việt Nam trên tất cả các mặt tư tưởng, nội dung và hình thức tác phẩm. Lục bát giai đoạn này trở về gần truyền thống, song vẫn mang hơi thở của thời đại mới. Có lẽ vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới 1932 - 1945 luôn là đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa cho những ai quan tâm đến việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn học. Tuy nhiên từ trước đến nay, hầu hết các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phương diện văn học, cũng có nghĩa là việc tìm hiểu thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới từ góc nhìn của ngôn ngữ học chưa được quan tâm thỏa đáng. Thơ lục bát là thể loại được đưa vào giảng dạy khá nhiều trong nhà trường, trong đó có cả thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới. Vì thế việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 nghiên cứu thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới không những góp phần tìm hiểu về sự phát triển của một thể loại thơ truyền thống để thấy vẻ đẹp của ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của nó mà đó còn là một nhu cầu cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực giúp cho việc giảng dạy thơ lục bát ở trường phổ thông được tốt hơn và đúng hướng hơn. Trên đây là những lí do chính để chúng tôi chọn đề tài Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ Thơ Mới (1932 - 1945) 2. Lịch sử vấn đề Đã hơn 60 năm kể từ khi Phong trào Thơ Mới ra đời và tạo nên bước ngoặt lịch sử trong thơ ca, đưa thơ ca từ thời kì cận đại bước vào thời kì hiện đại. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Lê Đình Kỵ năm 1989 đã khẳng định: “Thơ Mới là một bước phát triển quan trọng, xét về mặt nào đó là cả một cuộc cách mạng trong tiến trình thơ ca Việt Nam, đưa thơ ca cổ điển Việt Nam đạt đến hiện đại cả về mặt biểu hiện cũng như cả cảm hứng thơ ca. Thơ Mới đã đóng góp hàng trăm bài thơ hay, trong đó không ít bài thơ có thể xếp vào loại hay nhất của nền thơ ca dân tộc”. Như vậy có thể thấy Thơ Mới đã làm nên một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, cách mạng trong tư tưởng, trong nhân sinh quan, vũ trụ quan. Đến nay chúng ta không thể phủ phận được vai trò của Thơ Mới trong dòng chảy của thơ ca dân tộc. Cuộc cách mạng của Thơ Mới về mặt hình thức không đoạn tuyệt với quá khứ hoặc có biểu hiện của sự ngoại lai. Trong một bài viết của mình, Huy Cận đã nhận định về Thơ Mới: “Thơ Mới đã sáng tạo ra một số thể loại thơ, và đã đổi mới, “trẻ hóa” nhiều thể thơ cũ. Thơ lục bát đông đặc hơn mà vẫn mềm mại, uyển chuyển. Câu thơ bảy chữ biến hóa rất nhiều, từ cách ngắt câu cho đến cách ghép vần”. Với những thành tựu rực rỡ của mình, Thơ Mới đã thực sự thu hút sự quan tâm cũng như niềm say mê nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phê bình văn học, và đối với cả những người yêu thích thơ ca. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Trong cuốn Thơ ca Việt Nam: hình thức và thể loại, Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức có một nhận xét đáng chú ý là, về mặt hình thức, thơ lục bát thời kì Thơ Mới chủ yếu khai thác theo hai khuynh hướng: “hiện đại hóa” và “trở về với truyền thống”. Đây là một nhận định rất chính xác. Rất tiếc là hai tác giả mới chỉ dừng lại ở một nhận định mà chưa có điều kiện đi sâu phân tích và chứng minh cho nó. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, đây có thể coi là một công trình nghiên cứu có giá trị về Thơ Mới, tác phẩm là những phê bình mang tính chủ quan của tác giả và chủ yếu thiên về lối giảng văn. Tác giả có trích dẫn khá nhiều bài thơ lục bát của các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới, nhưng chưa có sự tổng hợp và đánh giá một cách hệ thống về hình thức thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới. Đến năm 1993 sau cuộc hội thảo nhân dịp kỉ niệm 60 năm phong trào Thơ Mới, cuốn sách “Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 năm phong trào thơ mới)” - Huy Cận, Hà Minh Đức là một công trình tập hợp những bài viết, đánh giá của các tác giả trong cuộc hội thảo. Trong cuốn sách này, tác giả Văn Tâm có bài Giới thuyết “Thơ mới” cũng bàn về các thể thơ trong phong trào Thơ Mới, tuy nhiên tác giả mới chỉ đưa ra bảng thống kê về thể loại ở 10 nhà Thơ Mới tiêu biểu qua 11 thi phẩm tổng cộng 592 bài thơ. Như vậy có thể thấy trong các công trình lớn khi bàn về Thơ Mới đã dành một vị trí nhất định cho thể thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới, nhưng tất cả vẫn chỉ dừng ở những nhận định về sự cách tân, đổi mới của thể lục bát trong thời kì này ở nhịp điệu mới mẻ, lạ lẫm, ngôn ngữ thơ biến hóa linh hoạt, giàu tính nhạc hoặc nêu ra như những dẫn chứng minh họa cho việc đổi mới, cách tân về hình thức của Thơ Mới. Và cho đến nay vẫn chưa có một công trình riêng biệt nào dành nghiên cứu chuyên sâu mang tính hệ thống về thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới. Ở luận văn này chúng tôi sẽ cố gắng tập [...]... thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới ở hai phương diện cụ thể là: vần thơ, nhịp thơ Từ những đặc điểm về hình thức nói trên, chúng tôi hi vọng sẽ tìm được những đổi mới của thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới so với ca dao và thơ lục bát truyền thống 4 Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới ở phương diện cơ cấu ngữ âm của thể thơ này Thể loại thơ. .. (Nguyễn Bính - Đóa hoa hồng) Đặc biệt, vần trong thơ lục bát luôn luôn là thanh bằng nên câu thơ nhờ đó mà trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, dễ đọc, dễ nhớ 1.2.2 Nhịp trong thơ lục bát Về nhịp, sự phân bố nhịp lớn, nhịp nhỏ trong thơ lục bát hoàn toàn khác với sự ngắt nhịp trong thơ tự do hoặc trong các thể thơ cách luật khác Mỗi cặp thơ lục bát gồm hai dòng thơ 14 tiếng, trên sáu, dưới tám Nhịp sáu,... lợi của Thơ Mới và phong trào Thơ Mới Tuy nhiên trong Thơ Mới còn có những bài thơ hiện thực thật sự giá trị như: “Gửi Trương Tửu” của Nguyễn Vỹ và bài “Chợ tết” của Đoàn Văn Cừ, Với yêu cầu hiện đại hóa thơ dân tộc, Thơ Mới đã tiếp thu rất nhiều yếu tố trong thơ ca lãng mạn Pháp, đặc biệt là trường phái thơ tượng trưng Pháp, đồng thời cũng kế thừa và phát triển tinh hoa thơ cổ của dân tộc, thơ cổ... của thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới *Phương pháp miêu tả Thông qua việc phân tích, miêu tả các đặc trưng ngữ âm trong các bài thơ lục bát khảo sát, chúng tôi đi đến khái quát đặc điểm hình thức của thể loại thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới *Phương pháp so sánh Tiến hành so sánh, đối chiếu giữa thể thơ lục bát thời kì Thơ Mới và thể lục bát truyền thống để làm sáng tỏ sự vận động, biến đổi trong. .. tràn đầy” Nhà thơ Sóng Hồng phát biểu: Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp nhất” và thơ chính là cuộc sống được tinh lọc” Thứ ba, giải thích thơ ca xuất phát từ vấn đề đồng cảm trong thơ Tố Hữu cho rằng: Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”, thơ là tiếng nói đồng tình, đồng chí”, là thơ là tiếng nói tri âm” Thứ tư, hình thức hóa thơ ca, xem bản chất thơ thuộc về... người Thứ hai, nói đến hình thức thơ là phải nói đến thể thơ Thể thơ là một kiểu thơ được tổ chức theo một nguyên tắc nhất định Nguyên tắc đó chặt chẽ, bền vững, có tính quy ước, mọi cá nhân đều phải tuân thủ Sự sáng tạo cá nhân không thể phá vỡ đặc trưng của thể Các thể thơ trong thơ Việt Nam thường gắn với số tiếng của dòng thơ, chẳng hạn: thơ lục bát, song thất lục bát, thơ bốn tiếng, năm tiếng, sáu... những đặc điểm chính về thể loại thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới ở phương diện hình thức, tức là về mặt tổ chức/ cơ cấu ngữ âm của thể thơ này - Chỉ ra một số biến đổi, vận động của thơ lục bát trong thời kì Thơ Mới so với thơ lục bát truyền thống, chủ yếu là về vần điệu, nhịp điệu *Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một số vấn đề lí thuyết cơ bản về thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng - Khảo sát... là lối thơ “không theo qui củ của lối thơ cũ, nghĩa là không hạn định số câu, số chữ, không theo niêm luật, chỉ cần có vần điệu, ” (Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm) Theo Nguyễn Quốc Túy trong cuốn Thơ Mới - bình minh thơ hiện đại” (Nxb giáo dục văn học 1995) thì khái niệm Thơ Mới không đồng nhất với khái niệm thơ lãng mạn” Thơ lãng mạn” là một trong những thành phần chính của Thơ Mới,... thu (Lưu Trọng Lư) Trong phạm vi đề tài của luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu về mặt hình thức, cụ thể là về các đặc trưng ngữ âm chủ yếu bao gồm: nhịp thơ, vần thơ của lục bát trong các tập thơ kể trên 5 Phƣơng pháp nghiên cứu *Phương pháp thống kê, phân loại Được dùng để thống kê tần số xuất hiện của các đặc trưng ngữ âm như các kiểu vần thơ, nhịp thơ của thơ lục bát trong thời kì Thơ Mới 1932 - 1945... cặp câu thực, câu luận trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú Đối với thơ hiện đại, yêu cầu này không đặt ra Tuy vậy nhà thơ vẫn hết sức chú ý đến hiệu quả nghệ thuật của phép đối xứng trong thơ mình Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ thể hiện ở cách hòa âm, ở sự thay đổi độ cao giữa hai nhóm thanh điệu, ở nhịp điệu Tố Hữu đã có lần nói đến giá trị ngữ âm của từ “xôn xao” trong câu thơ: Gió lộng xôn xao . nhịp trong thơ 55 3.1.1. Khái niệm “nhịp thơ 55 3.1.2. Vai trò của nhịp thơ 56 3.1.3. Dấu hiệu hình thức của nhịp trong thơ 57 3.1.4. Nhịp trong thơ lục bát 59 3.2. Ngắt nhịp trong thơ lục. Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ Thơ Mới (1932 - 1945) 2. Lịch sử vấn đề Đã hơn 60 năm kể từ khi Phong trào Thơ Mới ra đời và tạo nên bước ngoặt lịch sử trong thơ ca, đưa thơ ca từ thời. TÀI 6 1.1. Thơ và việc nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ 6 1.1.1. Khái niệm thơ 6 1.1.2. Khái niệm “ngôn ngữ thơ 8 1.1.3. Hình thức thơ 9 1.1.4.Đặc trưng ngôn ngữ thơ 10 1.2 .Thơ lục bát

Ngày đăng: 16/09/2014, 23:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote (1992) Nghệ thuật thi ca, Nxb văn học, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thi ca
Nhà XB: Nxb văn học
2. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
3. Nguyễn Nhã Bản, Hồ Xuân Bình (1999), Mã ngữ nghĩa của vốn từ vựng văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính, Tạp chí văn học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mã ngữ nghĩa của vốn từ vựng văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản, Hồ Xuân Bình
Năm: 1999
4. Nguyễn Nhã Bản, Ngô Thu Hiền (1994), Quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ hiện đại, Tạp chí văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ hiện đại
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản, Ngô Thu Hiền
Năm: 1994
5. Võ Bình (1975), “Bàn thêm về một số vấn đề về thơ”, Tạp chí Ngôn ngữ (3) 6. Võ Bình (1984), “Bước thơ”, Tạp chí Ngôn ngữ (số phụ 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về một số vấn đề về thơ"”, Tạp chí Ngôn ngữ (3) 6. Võ Bình (1984), “"Bước thơ
Tác giả: Võ Bình (1975), “Bàn thêm về một số vấn đề về thơ”, Tạp chí Ngôn ngữ (3) 6. Võ Bình
Năm: 1984
7. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1987
8. Nguyễn Phan Cảnh (1999), Thông điệp Nguyễn Bính (Thơ Nguyễn Bính - những lời bình), Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông điệp Nguyễn Bính (Thơ Nguyễn Bính - những lời bình
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn hóa - thông tin
Năm: 1999
9. Huy Cận - Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca
Tác giả: Huy Cận - Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
10. Huy Cận - Đời và thơ (1999), Nxb Văn học. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy Cận - Đời và thơ
Tác giả: Huy Cận - Đời và thơ
Nhà XB: Nxb Văn học. Hà Nội
Năm: 1999
11. Huy Cận - Về tác gia và tác phẩm (2000) Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy Cận - Về tác gia và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
15. Đỗ Hữu Châu (1992), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
16. Đỗ Hữu Châu (1992), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
17. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1981
18. Vũ Thị Sao Chi (2005), Một số vấn đề về nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ văn Việt Nam, Tạp chí ngôn ngữ, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ văn Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Sao Chi
Năm: 2005
19. Trương Chính (1990), “Từ ngôn ngữ đến văn chương”, Tạp chí ngôn ngữ (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ngôn ngữ đến văn chương
Tác giả: Trương Chính
Năm: 1990
20. Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2005
21. J.Cohen (1998), “Thơ và nghiên cứu thơ”, Tạp chí văn học nước ngoài (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và nghiên cứu thơ
Tác giả: J.Cohen
Năm: 1998
22. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công việc làm thơ
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1984
23. Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Văn hóa - thông tin
Năm: 2001
24. Lê Tiến Dũng (1994), “Loại hình câu thơ của Thơ Mới”, Tạp chí văn học (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Loại hình câu thơ của Thơ Mới
Tác giả: Lê Tiến Dũng
Năm: 1994

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.Thống kê số lƣợng, tỉ lệ các loại vần xét theo mức độ hòa âm - Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932   1945)
Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng, tỉ lệ các loại vần xét theo mức độ hòa âm (Trang 43)
Bảng 2.2. Thống kê các kiểu loại vần chính - Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932   1945)
Bảng 2.2. Thống kê các kiểu loại vần chính (Trang 45)
Bảng 2.3. Thống kê các kiểu loại vần thông - Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932   1945)
Bảng 2.3. Thống kê các kiểu loại vần thông (Trang 52)
Bảng 3.1. Thống kê các loại nhịp trong dòng lục  Tác giả - Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932   1945)
Bảng 3.1. Thống kê các loại nhịp trong dòng lục Tác giả (Trang 69)
Bảng 3.2. Thống kê các loại nhịp trong dòng bát  Tác giả - Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932   1945)
Bảng 3.2. Thống kê các loại nhịp trong dòng bát Tác giả (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w