Tư liệu thống kê

Một phần của tài liệu Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 1945) (Trang 42 - 84)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1. Tư liệu thống kê

Trên cơ sở thống kê chín tập thơ nổi bật với tổng sáu trăm cặp thơ lục bát của năm nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, kết quả thu được như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.1.Thống kê số lƣợng, tỉ lệ các loại vần xét theo mức độ hòa âm

Tác giả Vần chính Vần thông Vần ép Tổng hợp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Nguyễn Bính 447 59 308 40.7 2 0.3 757 100 Huy Cận 65 66.3 33 33.7 0 0 98 100 Xuân Diệu 57 80.3 12 16.9 2 2.8 71 100 Thế Lữ 43 35.5 78 64.5 0 0 121 100 Lƣu Trọng Lƣ 18 39.1 27 58.7 1 2.2 46 100 2.2.2. Các nhận xét

Qua thống kê 9 tập thơ của 5 nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, chúng tôi nhận thấy như sau:

(i) Đa phần các tác giả đều rất chú ý tới sự hòa âm của vần trong thơ

lục bát.

(ii) Có hai biểu hiện rất đáng chú ý, đó là: trong thơ lục bát của các tác giả Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu thì số lượng vần chính chiếm đa số, đặc biệt ở tác giả Xuân Diệu tỉ lệ vần chính chiếm hơn 80%. Vần thông là một ưu thế, có thể coi nó như một “bước nhảy” trong thơ, để bài thơ tránh được sự đơn điệu, cứng nhắc cũng như phù hợp hơn cho việc thể hiện cảm xúc, trong thơ lục bát Thơ Mới nó cũng chiếm một vị trí nhất định, ở tác giả Nguyễn Bính là 40.7%, tác giả Huy Cận là 33.7%.

Trong khi đó, trong thơ lục bát của các tác giả Thế Lữ, Lưu Trọng Lư thì tình hình lại ngược lại. Vần thông lại là vần được chọn lựa chủ yếu, trong khi vần chính xếp vị trí thứ hai. Ở tác giả Thế Lữ, vần thông chiếm 64,5%, vần chính chỉ chiếm 35,5%, như vậy vần thông chiếm gần gấp đôi tỉ lệ vần chính. Cũng tương tự, trong thơ lục bát của tác giả Lưu Trọng Lư tỉ lệ vần thông là 58,7%, vần chính chiếm 39,1%. Điều này có thể phần nào giải thích cho phong cách của mỗi nhà thơ khi lựa chọn những hình thức biểu hiện riêng, tạo nên sự mới mẻ cũng như sức hút của mỗi tác giả đối với bạn đọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(iii) Như vậy cũng có thể thấy rằng, lục bát trong Thơ Mới khi so sánh

với ca dao và thơ truyền thống đã có sự vận động nhất định về vần, được biểu hiện ở tỉ lệ giữa vần chính với vần thông. Tỉ lệ vần thông có xu hướng ngày càng tăng, nhưng thông thường không vượt quá vần chính.

(iv) Ngoài ra cũng có thể nhận thấy rằng, tỉ lệ vần ép chiếm một con số rất khiêm tốn, chỉ trên dưới 3% so với vần chính và vần thông.

2.2.2.1. Đặc điểm vần chính

Xét theo mức độ hòa âm, vần chính là vần đạt hiệu quả cao nhất so với vần thông, vần ép, cũng vì vậy hai âm tiết hiệp vần với nhau ở vần chính phải có sự đồng nhất những thành phần cơ bản của âm tiết. Căn cứ vào sự phối hợp, sự phân bố của các thành phần: âm đầu, âm đệm, thanh điệu, chúng tôi khảo sát đặc điểm vần chính trong từng biểu hiện cụ thể với bốn kiểu loại sau:

Kiểu 1: hai âm tiết hiệp vần khác nhau hoàn toàn âm đầu, thanh điệu đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất đặc trưng tuyền điệu, các thành phần khác đồng nhất hoàn toàn. Ví dụ: “đường - thương”, “xưa - mưa”, “tôi - ngồi”.

Kiểu 2: khác nhau hoàn toàn ở âm đệm, thanh điệu đồng nhất hoàn toàn hoặc chỉ đồng nhất ở đặc trưng tuyền điệu, các thành phần khác đồng nhất hoàn toàn. Ví dụ: “loan - lan”, “tuyết - tiệt”, “hoài - hài”.

Kiểu 3: khác nhau ở thanh điệu của hai âm tiết hiệp vần nhưng vẫn trong phạm vi đồng nhất ở đặc trưng tuyền điệu, các thành phần khác đồng nhất hoàn toàn. Ví dụ: “miên - miền”, “thân - thần”, “chuồng - chuông”.

Kiểu 4: khác nhau hoàn toàn vừa ở âm đầu, vừa ở âm đệm, thanh điệu có thể đồng nhất hoàn toàn hoặc chỉ đồng nhất ở đặc trưng tuyền điệu, các thành phần khác đồng nhất hoàn toàn. Ví dụ: “quan - toan”, “hoa - xa”, “oan - tan”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.2. Thống kê các kiểu loại vần chính

Tác giả

Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3 Kiểu 4

SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Nguyễn Bính 392 87,7 2 0,44 10 2,2 43 9,6 Huy Cận 60 92,3 0 0 1 1,5 4 6,2 Xuân Diệu 53 93 0 0 4 7 0 0 Thế Lữ 41 95,3 0 0 0 0 2 4,7 Lƣu Trọng Lƣ 18 94,5 0 0 1 5,5 0 0 Tổng hợp 564 2 16 49

Xét kiểu 1: Nhìn vào số liệu trong bảng thống kê các kiểu loại vần chính, ta có thể thấy trong bốn kiểu trên, kiểu 1 là phổ biến hơn cả, chiếm số lượng lớn và dao động ở mức trên dưới 90%. Có 392 lần xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính, 60 lần xuất hiện trong thơ Huy Cận, 53 lần trong lục bát Xuân Diệu, 41 lần trong lục bát Thế Lữ và 18 lần xuất hiện trong lục bát Lưu Trọng Lư. Trường hợp hiệp vần hai âm tiết chỉ khác nhau ở thành phần âm đầu được coi là lý tưởng nhất, tạo ra những cặp thơ, đoạn thơ lục bát hài hòa về âm điệu, người nghe có cảm giác về một dòng chảy ngữ âm mượt mà, phù hợp với kiểu cảm xúc thiết tha, nhất quán, ít biến động. Điều này được thể hiện rất rõ trong thơ lục bát Nguyễn Bính. Có những câu thơ đã thực sự trở thành giai điệu ngâm nga ưa thích của bà để ru cháu, là lời mẹ ru con trong những tiếng hát ru ngọt ngào:

Em ơi! Em ở lại nhà

Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương

(Lỡ bước sang ngang)

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi

Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn Hai người sống giữa cô đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi

Giá đừng có giậu mùng tơi, Thể nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.

(Người hàng xóm)

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào!

(Tương tư)

Ở đây sự hiệp vần giữa các âm tiết nhà với già, rờn - đơn, tơi - chơi,

đông - không ta thấy đồng nhất hoàn toàn âm chính và âm cuối, thanh điệu đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất đặc trưng tuyền điệu nhờ vậy đã đem đến cho người đọc một cảm nhận về sự nhịp nhàng, êm ái của các câu lục bát, chính vì thế câu chuyện mà tác giả muốn kể càng trở nên tự nhiên, cuốn hút người đọc hơn. Có lẽ vì thế mà khác với các nhà thơ cùng thời, Nguyễn Bính không chinh phục người đọc bằng sự cầu kì, tân trang và phá cách, ông đã chọn lựa, đã chắt lọc những gì là giản dị, gần gũi của văn hóa dân tộc để làm nên một phong cách rất riêng thực sự cuốn hút người đọc cả một chặng đường dài đã qua. Thơ Nguyễn Bính là cuộc sống hàng ngày, là những hình ảnh rất đỗi bình thường, quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, từ thôn Đoài, thôn Đông, giậu mùng tơi, hoa chanh hay cỏ nội, tất cả được nhà thơ góp nhặt và thả vào trong từng dòng thơ, câu thơ một cách thật tự nhiên. Hình ảnh gần gũi, âm điệu mượt mà, đó chính là một trong những đặc trưng trong thơ ông, trong đó có lục bát. Lục bát Nguyễn Bính mang âm hưởng nhẹ nhàng, êm ái nhưng không loãng, cảm xúc, trữ tình mà không hề đơn điệu.

Đến với lục bát Huy Cận lại là một một sự cảm nhận đầy lãng mạn của cái buồn và cái sầu. Đó là nỗi sầu nhân thế, sầu thiên cổ, sầu vạn kỷ.... Đó là cái buồn của không gian hoang vắng, đìu hiu, rất cao và rất rộng. Cũng chính vì vậy mà Huy Cận tìm đến thể lục bát như là một sự chọn lựa đầy duyên tình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cái tha thiết của thi sĩ Huy Cận với điệu hồn thi ca dân tộc được chắt lọc lại trong từng bài thơ lục bát. Tập Lửa thiêng có tất cả 50 bài thì có đến 8 bài là thể thơ sáu tám truyền thống, điều đó cũng phần nào nói lên sự say mê của nhà thơ với riêng thể thơ này. Người đọc ít ai là không một lần nghe, một lần nhớ những bài như: Thu rừng, Buồn đêm mưa, Đẹp xưa, Ngậm ngùi. Cũng bởi Huy Cận là một tâm hồn thơ rất nhạy cảm, nhất là thính giác, tạo nên những câu thơ tinh tế, có sức lan tỏa vang vọng:

Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn.

(Lửa thiêng - Buồn đêm mưa) Có những bài lục bát vần chính kiểu 1 xuất hiện 100% trong từng cặp 6 - 8. Ví dụ:

Bỗng dưng buồn bã không gian Mây bay lũng thấp giăng màn âm u.

Nai cao gót lẫn trong mù

Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về. Sắc trời trôi nhạt dưới khe; Chim đi lá rụng, cành nghe lạnh lùng.

Sầu lên thu vút, song song

Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu. Non xanh ngây cả buồn chiều Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia.

(Lửa thiêng - Thu rừng)

Chính nhờ sự xuất hiện vần chính ở dạng 1 một cách tuyệt đối trong từng cặp mà bài thơ đem đến cho người đọc sự cảm nhận mượt mà, không gian như càng reo rắt hơn, buồn hơn, nhưng không hề gây cảm giác tuyệt vọng. Có khi vần chính kiểu 1 lại xuất hiện trong toàn bài, nối kết từng cặp 6 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8 đồng thời nối các khổ, các đoạn thành một bài lục bát có độ hòa âm gần như lý tưởng (Đẹp xưa).

Xuân Diệu được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới, người đi tiên phong trong việc cách tân táo bạo cả về nội dung cũng như hình thức thơ ca thì đến với lục bát nhà thơ biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo một cách nhẹ nhàng thể thơ vốn có tính ổn định này, và đã đạt được những thành công nhất định. Với một quan niệm sống mới mẻ và niềm tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, khả năng cảm nhận những biến thái tinh vi của đất trời và lòng người nên người đọc sẽ không quá ngạc nhiên khi thi sĩ đã nắm bắt được cả những cái vô hình và hữu hình hóa cái vô hình:

Nghe chừng gió nhớ qua sông, E bên lau lách thuyền không vắng bờ.

Không gian như có dây tơ Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.

(Chiều)

Hai câu lục bát trên ta thấy sự xuất hiện của vần chính đã góp phần tạo ra âm hưởng nhẹ nhàng, phù hợp để diễn tả tâm trạng buồn hiu hắt, sự trống vắng, êm nhẹ của cảnh vật. Cũng có khi vần chính được dùng để biểu đạt sự trần tình, tiếc nuối khi nhà thơ cảm nhận sâu sắc sự trôi chảy của thời gian, sự đổi thay của vạn vật trong dòng trôi chảy đó:

Tôi đi trên chiếc thuyền này, Giòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi,

Cái bay không đợi cái trôi; Từ tôi phút trước sang tôi phút này

(Đi thuyền)

Trong thơ Xuân Diệu cũng có những bài sự nối kết giữa dòng lục trên với dòng bát dưới hoàn toàn là vần chính kiểu 1 (Bụi mưa mờ cũ, Mùa thi, Cặp hài vạn dặm, Im lặng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đặc biệt trong lục bát của hai tác giả Thế Lữ và Lưu Trọng Lư, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy kiểu 1 chiếm một tỉ lệ rất cao (95.3% và 94.5%) của toàn vần chính.

Xét kiểu 2: đây là kiểu hiệp vần chiếm một tỉ lệ rất ít, chỉ xuất hiện trong lục bát của tác giả Nguyễn Bính và cũng chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn trong thơ lục bát của tác giả này. Ví dụ:

Đò thuê, ngày ngựa cũng thuê, Sang nhìn qua kẻ lỗi thề sang sông.

(Thư cho chị) Anh là bướm dại yêu gì được hoa.

Mênh mông một dải ngân hà, Tình sao không phụ mà ra phụ tình.

(Ngưu Lang Chức Nữ) Xét kiểu 3: là kiểu hiệp vần các thành phần khác đồng nhất hoàn toàn nhưng khác nhau ở thanh điệu của hai âm tiết hiệp vần hoặc vẫn trong phạm vi đồng nhất ở đặc trưng tuyền điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc). Kiểu hiệp vần này cũng xuất hiện nhiều nhất trong thơ Nguyễn Bính, kế đến là trong lục bát Xuân Diệu, các tác giả khác thì rất ít sử dụng:

Thế là máu trở về tim

Duyên làm lành chị, duyên tìm về môi.

(Nguyễn Bính - Lỡ bước sang ngang)

Nhà em cách bốn quả đồi,

Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng;

(Nguyễn Bính - Xa cách)

Cành thương chim nhớ bay về, Tiếng kêu than thở, buồn nghe não sầu.

Lặng im của bóng đêm sâu; Lặng im vĩnh viễn của màu thời gian;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ta say và cứ đi suông,

Ta đi mau lại hơn luồng gió mau. Đi mau! Trốn nét! Trốn màu!

Trốn hơi, trốn tiếng! Trốn nhau! Trốn mình.

(Xuân Diệu - Cặp hài vạn dặm)

Có thể nhận thấy sự khác nhau trong việc sử dụng vần của hai tác giả Nguyễn Bính và Xuân Diệu, đó là: ở tác giả Nguyễn Bính vần chính kiểu 3 có thể xuất hiện giữa dòng lục trên với dòng bát dưới, còn trong thơ Xuân Diệu thường xuất hiện ở vị trí giữa dòng bát câu trước vần với dòng lục câu sau.

Xét kiểu 4: chiếm ưu thế sau kiểu hiệp vần thứ nhất đó là kiểu hiệp vần thứ 4, hai âm tiết hiệp vần khác nhau hoàn toàn ở âm đầu, âm đệm, các thành phần khác giống nhau hoàn toàn. Kiểu hiệp vần này xuất hiện nhiều trong thơ lục bát Nguyễn Bính, Huy Cận và Thế Lữ, trong đó chiếm số lượng lớn là trong lục bát Nguyễn Bính. Ví dụ:

Chờ mong như suốt đêm qua, Chàng ơi! Một tháng là ba mươi ngày...

(Nguyễn Bính - Chờ mong) Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy

Hai bên có lính hầu đi dẹp đàng...

(Nguyễn Bính - Thời trước) Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

(Nguyễn Bính - Chân quê) Bờ tre rung động trống chầu,

Tưởng chừng còn vọng trên lầu ải quan, Đêm mơ lay ánh trăng tàn,

Hồn xưa gửi tiếng thời gian, trống dồn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, vần chính đã góp phần đồng nhất âm hưởng các câu thơ lại với nhau tạo nên sự nhịp nhàng cân đối cho những dòng thơ, tạo ra âm hưởng nhẹ nhàng êm ái, uyển chuyển cho các khổ thơ, bài thơ. Vần chính là vần cổ xưa và cốt lõi của lục bát, nó có thể bị vần thông lấn chiếm nhưng sẽ luôn giữ ở một vị trí ổn định, thường trên 50%. Loại vần này chỉ thực sự phát huy được giá trị của nó khi sự lựa chọn khuôn âm trùng với đơn vị ngữ nghĩa tối ưu. Ngược lại sẽ làm cho bài thơ lục bát đậm tính diễn ca (do sự ép vần).

2.2.2.2. Đặc điểm vần thông

Vần thông là loại vần được tạo nên bởi sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng được gieo vần, trong đó bộ phận vần cái (kể từ nguyên âm chính đến cuối âm tiết) không lặp lại hoàn toàn, có thể khác biệt nhau chút ít.

Vần thông có số lượng tương đối lớn, đứng ở vị trí thứ hai sau vần chính. Cùng với vần chính, vần thông phát huy tác dụng rất lớn trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới góp phần tạo nên những câu thơ mượt mà, tránh được sự cứng nhắc, đơn điệu. Tùy vào sự hòa phối của hai âm tiết với sự phân bố của các nguyên âm làm âm chính và âm cuối trong vần thơ, có thể chia vần thông trong thơ lục bát thời kì này ra hai kiểu cơ bản sau:

Kiểu 1: hai âm tiết hiệp vần chỉ khác nhau ở âm chính, các thành phần khác đồng nhất hoàn toàn. Ví dụ: “hôn - hơn”, “bàng - bằng”, “lầm - làm”.

Một phần của tài liệu Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 1945) (Trang 42 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)