6. Bố cục của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới
Trong thơ, vần và nhịp là hai phương diện khác nhau nhưng nó lại có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau. Đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ thơ là sự tổ chức âm thanh một cách hài hòa và có quy luật. Vì vậy, ngôn ngữ thi ca phân biệt với ngôn ngữ văn xuôi trước hết là: nếu ngôn ngữ văn xuôi các đơn vị ngôn từ xuất hiện xuôi chiều liền mạch thì ngôn ngữ thi ca được tạo thành các vế tương đương chiếu ứng lên nhau. Mỗi vế như vậy có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Một trong những phương tiện đó chính là vần thơ. Cho nên sự ngắt nhịp ở các dòng thơ là tiền đề cho vần trong thơ. Trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới, khi đi vào khảo sát đặc điểm vần, nhịp của thể loại thơ này chúng tôi nhận thấy rằng: chính nhờ có nhịp thơ đã giúp chúng ta nhận biết vần thơ một cách dễ dàng hơn. Điều này được thể hiện rõ nét trong những bài lục bát mà vần thông chiếm đa số, vần chính (nếu có) cũng không đáng kể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trèo lên/ trên đỉnh non cao
Nghe lời chim gọi/ gió dào dạt thưa... Bỗng đâu/ gặp gỡ tình cờ
Cô nàng cao váy/ ỡm ờ đứng trông Tóc cô/ gió lẳng lơ chòng
Nắng vàng/ rỡn cặp má hồng/ hồng tươi Mắt như/ nước lặng/ in trời
Cánh đào thắm nét/ miệng cười trong mơ Khiến ta/ lòng những say sưa
“phải người ta vẫn đợi chờ/ đây chăng?...
(Bông hoa rừng - Thế Lữ)
Hoặc trong trường hợp hai câu lục bát sau: “Non xanh/ ngây cả buổi
chiều - Nhân gian/ e cũng/ tiêu điều/ dưới kia” (Thu rừng - Huy Cận), ta cũng thấy rằng: chính nhịp chẵn trong những câu lục bát trên đã quy định cách hiệp vần lưng trong những câu lục bát đó.
Nhịp trong thơ là tiền đề của vần nhưng ngược lại vần cũng tác động đến nhịp. Sự tác động này thể hiện ở chỗ những chỗ hiệp vần thì nhịp cũng nhờ đó được nhận diện và ngắt một cách dễ dàng hơn, lâu và đậm hơn. Điều này thể hiện rõ trong cách hiệp vần ở cuối dòng thơ. Ví dụ:
Nắng chia nửa bãi/ chiều rồi Vườn hoang trinh nữ/ xếp đôi lá trầu/
Sợi buồn/ con nhện giăng mau/ Em ơi hãy ngủ/ anh hầu quạt đây/
Lòng anh mở/ với quạt này
(Ngậm ngùi - Huy Cận)
Như vậy có thể thấy rằng, chính sự hiệp vần ở các âm tiết “trầu - mau”, “đây - này” đã giúp cho việc ngắt nhịp cuối mỗi dòng thơ được đậm nét hơn, nhấn mạnh hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.4. Tiểu kết
Qua quá trình khảo sát về ngắt nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới ở năm tác giả tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy như sau: Trên nền nhịp điệu truyền thống có sẵn (nhịp chẵn và là nhịp đôi), lục bát hiện đại đã phát triển thêm một số nhịp lẻ (bên cạnh những nhịp lẻ đã có). Về tổng thể, tần số xuất hiện của nhịp lẻ đã tăng lên một cách đáng kể. Trong đó có những loại nhịp tiêu biểu như nhịp 3 - 3 tiểu đối, nhịp 3 - 3 đối xứng thường, nhịp 3 - 3 đối xứng trùng điệp, nhịp 3 - 3 - 2 ở dòng bát và một số loại nhịp lẻ khác. Nhịp lẻ trong lục bát thời kì này phong phú và đa dạng, xuất hiện trong nhiều ngữ cảnh khác nhau và có tính tương ứng rất lớn với nội dung ý nghĩa. Xét về chất lượng biểu đạt, nhịp điệu lục bát thời kì thơ Mới có những nét mới đáng kể so với lục bát trong ca dao. Sự tăng cường của nhịp lẻ chứng tỏ những thay đổi của nhịp sống ảnh hưởng lớn đến tâm thức thi ca: yếu tố suy lí, sự thiên vị của ngữ nghĩa tạo điều kiện cho nhịp cú pháp ngày càng có vai trò lớn hơn (trong đó có rất nhiều cấu trúc cú pháp có số lượng âm tiết lẻ). Khi nhịp trùng hoàn toàn một đơn vị cú pháp (từ, cụm từ, câu) thì câu thơ đạt đến tính lô gic cao giữa nhạc và lời. Tăng cường nhịp lẻ là một biểu hiện về sự vận động của lục bát thời kì này. Câu thơ nào càng ít nhịp lẻ càng gần với ca dao hơn về mặt âm hưởng. Bằng cách này hay bằng cách khác, lục bát thời kì này đã tiếp nhận những hình thức biểu đạt của thơ tự do mà không hòa lẫn hoặc đánh mất bản thể tự do của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Luận văn đã vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học nói chung và về ngôn ngữ thơ nói riêng để khảo sát, phân tích thơ lục bát trong thời kì Thơ Mới của năm tác giả tiêu biểu. Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát trên phương diện hình thức, chúng tôi rút ra một số kết luận về thơ lục bát thời kì Thơ Mới như sau:
1. Về vần điệu: Vần trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới xét ở mức độ hòa âm đã có sự phát triển hơn so với lục bát trong ca dao. Biểu hiện cụ thể là vần trong thơ lục bát thời kì này rất phong phú và đa dạng, tỉ lệ giữa vần chính và vần thông đã có sự biến đổi. Tuy nhiên vần chính vẫn chiếm ưu thế và giữ vai trò là vần cốt lõi trong lục bát. Hiệu quả của vần chính về mặt hòa âm là không thể phủ nhận, nó đem đến cho lục bát một âm điệu uyển chuyển, mượt mà, người đọc có cảm giác xuôi tai, thuận miệng. Thơ lục bát thời kì Thơ Mới vốn thể hiện rất tinh tế cảm thức của con người thời đại, khi lựa chọn thể loại thơ ca truyền thống của dân tộc làm hình thức thì hiệu quả biểu đạt mà thể loại thơ này mang lại là không nhỏ. Về vần thông trong lục bát thời kì này, nếu so với ca dao thì số lượng vần thông đã tăng lên đáng kể. Vần thông ra đời đã đáp ứng được sự cần thiết ở một mức độ nhất định, tránh cho những bài lục bát dài rơi vào lối diễn ca, hoặc gượng ép ngôn từ. Bên cạnh đó, vần ép ra đời dưới áp lực của cảm xúc cũng mang lại hiệu quả không nhỏ, đem lại cho thơ lục bát thời kì này một sự phong phú về khuôn vần. Nhìn chung, về vần điệu, thơ lục bát thời kì Thơ Mới vẫn mang diện mạo chung của một thể loại đặc thù, nhưng nó đã có sự vận động nhất định, biểu hiện là vần thông, vần ép đã gia tăng nhiều hơn, trên cái nền nhạc mềm mại vẫn có những thanh âm lạ để tạo một ấn tượng rõ rệt với người đọc.
2. Về nhịp điệu: Nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới về cơ bản vẫn là nhịp hai. Thuộc tính này được duy trì một cách bền vững nhờ vào đặc điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
loại hình ngôn ngữ và đặc trưng tâm lí của người Việt. Điều đó làm nảy sinh xu hướng song tiết hóa trong lời nói thường và thể hiện rõ nét trong một thể thơ có sự tương hợp lớn nhất đối với văn hóa dân tộc. Nhịp lẻ có thể tăng lên nhưng thông thường không vượt quá 40% : nó xuất hiện khi sự lựa chọn ngôn từ và có sự thay đổi về cường độ cảm xúc gặp nhau. Từ ca dao đến lục bát hiện đại, nhịp chẵn bao giờ cũng chiếm ưu thế. Thuộc tính này có tính ổn định cao và là yếu tố trung tâm liên kết các yếu tố ngữ âm khác nhằm giữ vững tính cách luật (bản sắc và sự tồn tại của thể loại). Trên cái nền của nhịp chẵn, nhịp lẻ có thể xuất hiện trong cả hai dòng của một cặp sáu tám. Trong đó phải kể đến nhịp 3 - 3 ở dòng lục và nhịp 3 - 3 - 2 ở dòng bát, sự xuất hiện của hai loại nhịp này đã giúp lục bát thoát khỏi sự nghèo nàn và đơn điệu về nhịp điệu, đồng thời nó cũng góp phần không nhỏ vào việc biểu đạt những nội dung mới của tâm hồn con người thời đại.
3. Thể thơ lục bát tồn tại trong dân gian qua hàng ngàn năm với một hình thức ngữ âm có tính ổn định cao (thông thường đối với một thể thơ, hình thức ngữ âm càng chặt chẽ thì thời gian tồn tại càng ngắn, do sự cản trở của ngữ âm đối với sự lựa chọn các đơn vị ngữ nghĩa), nhưng tại sao nó vẫn tồn tại và không ngừng phát triển ? Điều này không phải là do người Việt quá dễ dãi đối với thơ ca, ưa lối tư duy sáo mòn, mà bởi ngôn ngữ thơ lục bát là một thứ ngôn ngữ mang những thuộc tính cơ bản của tiếng Việt. Điều này cho thấy, hễ tiếng Việt tiến thêm một bước thì lục bát cũng đồng thời chuyển mình theo. Hơn thế nữa sự phát triển của lục bát là dấu hiệu về sự phát triển của tiếng Việt. Là một thể thơ truyền thống gắn bó máu thịt với những đặc điểm văn hóa dân tộc, nên trong quá trình vận động, lục bát tuân theo một quy luật đặc thù và ít tuân theo tính phân kì trong tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử văn học... Lục bát đã trải qua những biến cố thăng trầm của thời gian, cũng không thể khẳng định chắc chắn rằng lục bát sẽ bất diệt với thời gian nhưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
do gắn bó với sự phát triển của tiếng Việt nên khả năng trường tồn của nó là rất lớn. Nội lực giúp cho nó trường tồn là liên tục duy trì tính khả biến trong cái bất biến của bản chất thể loại. Âm luật là mặt ít biến đổi nhất giữ cho lục bát bản sắc riêng so với các thể thơ khác. Lặp lại phần nhạc, thay đổi phần lời là con đường diệt vong của âm nhạc - thơ đi ngược lại quy luật đó. Dựa trên nền nhạc điệu ổn định và ít biến đổi, sự biến đổi không ngừng về ngữ nghĩa và sự sáng tạo có tính chất liên tục các đơn vị ngôn ngữ nhờ vào sự thay đổi của tư duy trên hệ kết hợp đã không ngừng làm mới phần lời của lục bát. Vì vậy, cùng với thời gian, thơ lục bát luôn luôn có được con đường vận động để tồn tại và phát triển. Mỗi dân tộc có một thể thơ đặc trưng (tương hợp lớn nhất với ngôn ngữ dân tộc đó). Lục bát chính là thể thơ đặc trưng cho thơ ca tiếng Việt. Ngôn ngữ lục bát kết tinh giá trị văn hóa Việt Nam và ngược lại chính nó đã góp một phần quan trọng làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
4. Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu về vần và nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới trong sự so sánh với thơ lục bát trong ca dao, Truyện Kiều của Nguyễn Du để chỉ ra đặc điểm vần, nhịp của thơ lục bát thời kì này, chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Hơn nữa việc khảo sát thơ lục bát của năm tác giả tiêu biểu, trong đó có tác giả sáng tác nhiều ở thể loại này (Nguyễn Bính), có tác giả sáng tác ít với số lượng chưa tới 10 bài thì hạn chế trong việc so sánh định lượng là không thể tránh khỏi. Luận văn mới chỉ bước đầu tìm hiểu về vần, nhịp trong lục bát thời kì Thơ Mới, hy vọng sẽ mở ra một hướng gợi ý nghiên cứu tiếp theo ở mức độ sâu hơn cho những công trình sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aristote (1992) Nghệ thuật thi ca, Nxb văn học, HN.
2. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN.
3. Nguyễn Nhã Bản, Hồ Xuân Bình (1999), Mã ngữ nghĩa của vốn từ vựng
văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính, Tạp chí văn học, số 4.
4. Nguyễn Nhã Bản, Ngô Thu Hiền (1994), Quan hệ giữa vần và nhịp trong
thơ hiện đại, Tạp chí văn học, số 1
5. Võ Bình (1975), “Bàn thêm về một số vấn đề về thơ”, Tạp chí Ngôn ngữ (3)
6. Võ Bình (1984), “Bước thơ”, Tạp chí Ngôn ngữ (số phụ 2)
7. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Phan Cảnh (1999), Thông điệp Nguyễn Bính (Thơ Nguyễn Bính -
những lời bình), Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.
9. Huy Cận - Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi
ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Huy Cận - Đời và thơ (1999), Nxb Văn học. Hà Nội.
11. Huy Cận - Về tác gia và tác phẩm (2000) Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội
13. Nguyễn Tài Cẩn (1997), Lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN
14. Nguyễn Tài Cẩn, Võ Bình (1985), Thử bàn thêm về thể lục bát, Tạp chí
Văn hoá dân gian, số 3 + 4.
15. Đỗ Hữu Châu (1992), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, HN.
16. Đỗ Hữu Châu (1992), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, HN.
17. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN.
18. Vũ Thị Sao Chi (2005), Một số vấn đề về nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ văn Việt Nam, Tạp chí ngôn ngữ, (3).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19. Trương Chính (1990), “Từ ngôn ngữ đến văn chương”, Tạp chí ngôn ngữ (4). 20. Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học,
Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
21. J.Cohen (1998), “Thơ và nghiên cứu thơ”, Tạp chí văn học nước ngoài (4).
22. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
23. Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb Văn
hóa - thông tin, Hà Nội.
24. Lê Tiến Dũng (1994), “Loại hình câu thơ của Thơ Mới”, Tạp chí văn học (1). 25. Phan Huy Dũng (2001), Nhận diện nhịp điệu thơ trữ tình, Tạp chí ngôn
ngữ (18).
26. Hữu Đạt(1998). Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
27. Phan Cự Đệ (1996), Phong trào thơ mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Phan Cự Đệ (1996), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
29. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề về thơ Việt Nam hiện đại, Nxb
Giáo dục, HN.
30. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (1999),
Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, HN.
31. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, HN.
32. Nguyễn Thái Hòa, Từ điển tu từ phong cách thi pháp học, Nxb Giáo dục. HN.
33. Lê Đình Kị (1969), Đường vào thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
34. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
35. Nguyễn Lai (1995), Ngôn ngữ và sáng tạo văn học, Nxb KHXH, Hà Nội.
36. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1998), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN.
37. Mã Giang Lân (2000), Tìm hiểu thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
38. Mã Giang Lân (2004), Thơ hình thành và tiếp nhận, Nxb Đại học Quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39. Mã Giang Lân (2003), “Nhận xét ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại”, Văn
học (3).
40. Phương Lựu (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, HN.
41. Phan Ngọc (2002), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
42. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể
loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
43. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, HN.
44. F.de Saussure (1997), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
45. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, HN.
46. Đào Thản (1990), Nhịp chẵn, nhịp lẻ trong thơ lục bát, Tạp chí ngôn ngữ (3).
47. Hoài Thanh, Hoài Chân (1999), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, HN.
48. Lý Toàn Thắng (1999), Lục bát truyện Kiều: câu Lục và luật phối thanh.
Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 3.
49. Lý Toàn Thắng (1999), Lục bát Huy Cận: "Ngậm ngùi". Tạp chí Nghiên