Khái niệm “nhịp thơ”

Một phần của tài liệu Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 1945) (Trang 62 - 63)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1. Khái niệm “nhịp thơ”

Nếu ngôn từ là yếu tố thứ nhất của thơ ca (M.Gorki) thì nhịp điệu chính là yếu tố trọng yếu làm nên ngôn ngữ thơ. Nhịp điệu chính là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt thơ ca với các loại hình nghệ thuật khác và với văn xuôi. Dù ở thời kì văn học nào, loại hình thơ nào thì nhịp cũng giữ vai trò không thể thiếu. Vì thế các nhà nghiên cứu đều thống nhất vai trò của nhịp điệu với ngôn ngữ thơ, nhưng để tìm ra một khái niệm chung nhất, bao quát nhất về nhịp thơ cũng không hề đơn giản. Cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm, một định nghĩa thống nhất và phổ quát về nhịp nói chung và nhịp thơ

nói riêng. Theo tác giả Hà Minh Đức Nhịp điệu là kết quả của sự chuyển động

nhịp nhàng, sự lặp lại đều đặn những âm thanh nào đó trong thơ. Như vậy, nhịp điệu thuộc phạm vi của âm thanh được lĩnh hội trước hết bằng thính

giác. Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong Từ điển tu từ - Phong cách - Thi pháp

học cũng nêu: Nhịp điệu là yếu tố tổ chức biểu đạt nghệ thuật thuộc các chủng loại khác nhau mà trong nghệ thuật thính giác như âm nhạc, thơ ca... thể hiện tiêu biểu. “Hẹp hơn” chúng ta có định nghĩa về nhịp thơ: Nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chu kì, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản, nhiều đơn vị văn bản như câu thơ, khổ thơ, thậm chí đoạn thơ. Như vậy dù cách định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại chúng ta cũng thống nhất quan điểm. Nhịp thơ là kết quả của sự chuyển động nhịp nhàng, lặp lại có chu kì của âm thanh. Yếu tố quan trọng nhất để xác định nhịp thơ là chỗ ngừng, chỗ nghỉ trong mỗi câu thơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 1945) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)