1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật trong truyện Lão xá

115 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 502,5 KB

Nội dung

Lão Xá, tên thật là Thư Khánh Xuân, tự là Xã Dư, sinh năm 1897 là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Trung Quốc.Ông sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG SỸ HỒNG

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN LÃO XÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG SỸ HỒNG

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN LÃO XÁ

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS ĐINH TRÍ DŨNG

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của luận văn 4

7 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 TRUYỆN NGẮN LÃO XÁ TRONG BỨC TRANH TRUYỆN NGẮN TRUNG QUỐC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 6

1.1 Sơ lược về bức tranh truyện ngắn Trung Quốc nửa đầu thế kỉ XX 6

1.1.1 Lịch sử, xã hội đầy biến động của đất nước Trung Quốc nửa đầu thế kỉ XX

1.1.2 Nhìn chung về bức tranh truyện ngắn Trung Quốc

1.2 Sự nghiệp văn học của Lão Xá 13

1.2.1 Vài nét về nhà văn Lão Xá

1.2.2 Sự nghiệp văn học

1.2.3 Nhìn chung về thế giới nhân vật truyện Lão Xá

Chương 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN LÃO XÁ 24

2.1 Khái niệm 24

2.1.1 Quan niệm nghệ thuật về con người

2.1.2 Khái niệm nhân vật

2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người của Lão Xá 30

2.2.1 Con người bị đè bẹp bởi hoàn cảnh

2.2.2 Con người cô đơn, nghèo khổ, bi kịch

2.3 Các kiểu loại nhân vật tiêu biểu 38

2.3.1 Nhân vật người giàu có

2.3.2 Nhân vật người dân nghèo

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP THỂ HIỆN NHÂN VẬT 63

3.1 Đặt nhân vật vào tình huống bi kịch 63

3.2 Thể hiện nhân vật qua chân dung, ngoại hình 69

3.2.1 Miêu tả trực tiếp và miêu tả qua thủ pháp so sánh

3.2.2 Sử dụng các chi tiết “đắt”

3.3 Thể hiện nhân vật qua hành động và ngôn ngữ 83

3.3.1 Thể hiện nhân vật qua hành động

Trang 4

3.3.2 Thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ

3.4 Miêu tả ngoại cảnh để thể hiện thế giới nội tâm 98

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Lão Xá, tên thật là Thư Khánh Xuân, tự là Xã Dư, sinh năm 1897

là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Trung Quốc.Ông sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kinh kịch…Tácphẩm của ông chủ yếu viết về đề tài học sinh, trí thức và thị dân Những sáng

tác tiêu biểu của Lão Xá có thể kể đến như các tiểu thuyết Tứ đại đồng

đường, Miêu thành ký, vở kịch Trà quán và truyện ngắn Truyện ngắn của

ông đã được dịch ra tiếng Việt, trong tập Lão Xá truyện ngắn do Trương

Chính, Phương Văn, Ông Văn Tùng dịch và giới thiệu, nhà xuất bản Văn họcphát hành tháng 12 năm 2011 Đây có thể xem là một tập truyện có giá trịnghệ thuật cao mà qua quá trình nghiên cứu, chúng ta sẽ hiểu thêm về văn họchiện đại Trung Quốc

1.2 Truyện ngắn và truyện vừa là một thể loại văn học có dung lượngnhỏ hơn nhiều so với tiểu thuyết Chính vì vậy để tạo dựng được những giá trịcho tác phẩm đòi hỏi nhà văn phải luôn có ý thức đào sâu, tìm tòi và khôngngừng sáng tạo Lão Xá sống trong giai đoạn lịch sử xã hội Trung Quốc cónhiều biến động, đây là thời kì phôi thai để hình thành nên một thể chế xã hộimới, và cũng là thời kỳ đầy đau thương của cuộc “đại cách mạng văn hóa”.Trong hoàn cảnh như vậy, Lão Xá đã có điều kiện để khám phá một cách đầy

đủ, sâu sắc cuộc sống và con người Trung Hoa trong một thời kỳ đặc biệt.Cho nên tìm hiểu tác phẩm truyện của ông, một mặt chúng ta hiểu hơn về nhàvăn Lão Xá, thấy được những đóng góp của nhà văn đối với nền văn họcTrung Quốc hiện đại, mặt khác cũng hiểu hơn bức tranh hiện thực xã hộiTrung Quốc lúc bấy giờ

Trang 6

1.3 Xây dựng được một thế giới nhân vật mang một dấu ấn riêng đặcsắc, góp phần định hình phong cách tác giả, đây là một hành trình đầy khókhăn của nhà văn Và dĩ nhiên chỉ có những nhà văn lớn mới làm được điều

đó Vì thế khám phá thế giới nhân vật là điều kiện để ta nhận biết, hiểu thêmnhững tư tưởng tình cảm, quan niệm nghệ thuật cũng như phong cách nghệthuật của tác giả, giúp chúng ta có thêm những kiến thức và kĩ năng khi đọctác phẩm cũng như thực hiện công việc giảng dạy các bài về đọc hiểu truyệnngắn trong chương trình Ngữ Văn THPT

1.4 Sự thành công của nhà văn Lão Xá ở thể loại truyện đã góp phầnlàm phong phú thêm cho kho tàng nền văn học Trung Quốc hiện đại Đối vớigiới nghiên cứu phê bình văn học cũng như độc giả Trung Quốc thì tác phẩmcủa Lão Xá nói chung, truyện ngắn, truyện vừa của ông nói riêng đã đượcquan tâm hết sức sâu sắc, thậm chí có những tác phẩm của nhà văn đã đượcmột số đạo diễn điện ảnh nổi tiếng chuyển thể thành phim Đối với độc giảcũng như giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam thì tác phẩm của Lão

Xá vẫn còn khá xa lạ với nhiều người

Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài: Nhân vật trong

truyện Lão Xá.

2 Lịch sử vấn đề

Sáng tác trên nhiều thể loại (truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, kịch) và

ở thể loại nào cũng có những thành công, tạo được dấu ấn đặc sắc, cho nênLão Xá nhận được sự quan tâm chú ý của đông đảo bạn đọc và giới nghiêncứu phê bình văn học ở Trung Quốc Nhưng ở Việt Nam, ông lại là một nhàvăn vẫn còn xa lạ với độc giả

Đã có một số nhà văn Trung Quốc hiện đại được dịch, được nghiên cứu

ở Việt Nam Tuy nhiên, về Lão Xá thì hầu như chưa có công trình nào nghiêncứu một cách đầy đủ, hệ thống Chỉ mới xuất hiện một số bài giới thiệu ngắn

Trang 7

về Lão Xá như Lão Xá - nhà văn của quần chúng, trên trang bachkhoatrithuc Riêng ở Tác phẩm kinh điển của nhà văn Lão Xá lên phim trên

thethaovanhoa.vn, tác giả bài báo cũng chỉ mới đề cập: “Tư thế đồng đường là

một bức tranh hoành tráng, một bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến củanhân dân Trung Hoa dựa trên hành động và số phận của con người nơi ngõ

nhỏ của thành phố Bắc Kinh” Trong khi đó bài viết Trà quán-tác phẩm tiêu

biểu của Lão Xá vẫn gây sức hút…trên trang Việt báo thì lại tập trung giới

thiệu về việc dàn dựng vở kịch và thái độ của công chúng khi vở kịch ra mắt.Như vậy đi sâu tìm hiểu về tác phẩm của nhà văn Lão Xá về cơ bản là còn hếtsức sơ lược

Như chúng ta đã biết, Lão Xá là một tên tuổi lớn của nền văn họcTrung Quốc hiện đại Những tác sáng tác của ông giàu giá trị hiện thực và giátrị nhân đạo Với lối viết giản dị, văn phong trong sáng, nhà văn đã xây dựngnên những tác phẩm hấp dẫn, lôi cuốn Trong đó truyện ngắn và truyện vừa

đã góp phần không nhỏ vào sự thành công đó

Lão Xá truyện ngắn là tập truyện gồm 12 tác phẩm, chia làm hai phần:

Phần 1: Tường lạc đà, phần 2: Trăng non Bối cảnh lịch sử xã hội mà những

câu truyện này tái hiện chủ yếu được nhà văn lấy từ bức tranh hiện thực đấtnước Trung Hoa trước khi thành lập nước (1949) Điều đó có nghĩa là nhữngtác phẩm này ra đời từ rất lâu, nhưng đến năm 2011 Trương Chính, PhươngVăn, Ông Văn Tùng mới dịch và giới thiệu Kể từ thời điểm này Lão Xá mớiđược biết đến là một nhà văn tài hoa, độc đáo và nổi tiếng

Chính vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệpvăn chương đặc biệt là truyện ngắn và truyện vừa của ông là hết sức cần thiết

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Nhân vật trong truyện Lão Xá.

Trang 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn và

truyện vừa Lão Xá ở Lão Xá Truyện ngắn do Trương Chính, Phương Văn,

Ông Văn Tùng dịch và giới thiệu, Nhà xuất bản Văn học, năm 2011 (tập này

phần cơ bản là truyện ngắn và có thêm một truyện vừa là Tường lạc đà).

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhân vật trong truyện Lão Xá để hiểu hơn thế giới nghệthuật truyện ngắn, truyện vừa của nhà văn và những đóng góp của ông đối vớitruyện Trung Quốc hiện đại

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Chỉ ra đặc điểm thế giới nhân vật, những kiểu loại nhân vật tiêu biểutrong truyện ngắn, truyện vừa của Lão Xá

- Khảo sát nghệ thuật thể hiện nhân vật của nhà văn

- Qua thế giới nhân vật, hiểu hơn về bối cảnh xã hội, con người TrungQuốc khoảng nửa đầu thế kỉ XX

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngànhnghiên cứu văn học như: Phương pháp cấu trúc - hệ thống, phương pháp phântích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu

6 Đóng góp của luận văn

Nghiên cứu nhân vật trong truyện Lão Xá dưới góc nhìn lí luận vănhọc, với mong muốn đưa ra một cái nhìn tương đối hệ thống và có tính mới

mẻ trong việc tìm hiểu những tác phẩm trong Lão Xá truyện ngắn Giúp xác

định phong cách sáng tác, quan niệm nghệ thuật về con người cũng như thái

độ tình cảm của nhà văn trước cuộc sống

Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, sinh viên, học viên ở các trườngCao đẳng, Đại học, các giáo viên dạy Ngữ văn ở trường THPT và những

Trang 9

người quan tâm đến nền văn học hiện đại của Trung Quốc nói chung vànhững tác phẩm của nhà văn Lão Xá nói riêng có thể sử dụng để làm tài liệutham khảo.

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luậnvăn được triển khai trong ba chương:

Chương 1 Truyện ngắn Lão Xá trong bức tranh truyện ngắn TrungQuốc nửa đầu thế kỷ XX

Chương 2 Cái nhìn nghệ thuật về con người và các kiểu loại nhân vậttiêu biểu trong truyện Lão Xã

Chương 3 Các biện pháp thể hiện nhân vật

Trang 10

Chương 1 TRUYỆN NGẮN LÃO XÁ TRONG BỨC TRANH TRUYỆN NGẮN TRUNG QUỐC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

1.1 Sơ lược về bức tranh truyện ngắn Trung Quốc nửa đầu thế kỉ XX

1.1.1 Lịch sử, xã hội đầy biến động của đất nước Trung Quốc nửa đầu thế kỉ XX

Trung Quốc là một nước lớn giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡnhưng nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát Trongnhững năm 1840-1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh thuốcphiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc Tiếp theo đó các nước đếquốc Âu, Mỹ, Nhật Bản tranh nhau xâm chiếm nước này Chính vì vậy TrungQuốc ngày càng phụ thuộc vào các nước đế quốc

Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của nhànước phong kiến Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc đãtiến hành đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, chống phong kiến Tiêu biểu làcuộc kháng chiến chống quân Anh xâm lược (1840-1842) và phong trào nôngdân Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864)

Cuối thế kỉ XIX, trong hoàn cảnh các nước đế quốc đang tăng cườngxâu xé Trung Quốc, một số người tiến bộ trong giai cấp thống trị Trung Quốc

đã chủ trương tiến hành cải cách chính trị để hòng cứu vãn tình hình Đó làcuộc vận động Duy Tân (1898) do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi vàLương Khởi Siêu chủ trương và vua Quang Tự đứng đầu Cuộc cải cách bịthất bại vì lực lượng của phái duy tân quá yếu Từ Hi thái hậu làm chính biến

đã ra lệnh trấn áp những người lãnh đạo phái Duy Tân

Trang 11

Tuy nhiên vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một phong trào nôngdân chống đế quốc lại bung nổ ở miền Bắc Trung Quốc: Phong trào NghĩaHòa Đoàn Phong trào bắt đầu nổ ra ở Sơn Đông sau đó nhanh chóng lan rộng

ra cả vùng Sơn Tây, Đông Bắc Trung Quốc, thậm chí những người nghĩa sĩcòn tấn công trực diện vào các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh Trước tìnhhình như vậy, liên quân tám nước: Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo-Hung,I-ta-li-a tiến vào Bắc Kinh đàn áp phong trào Những người dân trong phongtrào Nghĩa Hòa Đoàn đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược nhưngcuối cùng bị đánh bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và đồngthời còn do sự cấu kết của triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc

Điểm mốc quan trọng của lịch sử Trung Quốc những năm đầu của thế

kỉ XX là cuộc cách mạng Tân Hợi, nổ ra năm 1911 Dựa vào cuộc đấu tranhbền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầutập hợp lực lượng và thành lập các hội các đảng Đại diện ưu tú nhất chophong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn.Tháng 8-1905, ông đã thành lập Trung Quốc đồng minh hội và đề ra họcthuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc)nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc thựchiện quyền bình đẳng về ruộng đất” Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội,cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và dành thắng lợi ở Vũ Xương (10-10-1911) Sau đó phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tất cả cáctỉnh miền Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây cho đến Tứ Xuyên và tiến dần lênphía Bắc, Chính phủ Mãn Thanh đã tỏ ra bất lực, lúc đầu còn giữ được mấytỉnh miền Bắc nhưng sau đó đã bị sụp đổ Ngày 29-12-1911, một chính phủlâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa DânQuốc Tôn Trung Sơn được bầu làm tổng thống lâm thời Nhưng những ngườilãnh đạo đã không kiên quyết lại vội vàng thương lượng và đưa Viên ThếKhải, vốn là một đại thần nhà Thanh lên thay Tôn Trung Sơn (tháng 2-1912)

Trang 12

làm tổng thống Cuộc cách mạng đến đây lại rơi vào khủng hoảng, bế tắc vàcuối cùng coi như đã kết thúc.

Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa lich sửrất lớn Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc chế độ quân chủ chuyên chế đã

bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sựphát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đốivới phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á Bên cạnh đó có thểnói cách mạng Tân Hợi vẫn còn có những hạn chế Đây là cuộc cách mạng tưsản không triệt để, không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cựcchống phong kiến Cuộc cách mạng này cơ bản mới lật đổ chế độ quân chủchuyên chế của triều đại Mãn Thanh nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địachủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

Đến năm 1919, phong trào Ngũ Tứ đã bùng nổ, mở đầu là cuộc biểutình của 3000 học sinh diễn ra ngày 4 tháng 5 ở Bắc Kinh nhằm chống lại âmmưu xâu xé Trung quốc của các nước đế quốc Phong trào đã nhanh chóng lanrộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo công nhân, nông dân, trí thức yêu nướctham gia Lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ học sinh sang giai cấpcông nhân Với các khẩu hiệu đấu tranh như: “Trung Quốc của người TrungQuốc”, “Phế bỏ Hiệp ước 21 điều” (Quy định những điều khoản về quyền lợicủa các nước đế quốc ở Trung Quốc)… Khác với cuộc cách mạng Tân Hợi,Phong trào Ngũ Tứ đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc vàchống phong kiến Từ đó chủ nghĩa Mác-Lê-nin được truyền bá rộng rãi ởTrung Quốc Các nhóm cộng sản được hình thành ở một số thành phố Tháng7-1921 trên cơ sở hợp nhất các tổ chức cộng sản, Đảng cộng sản Trung Quốc

đã được thành lập

Trong những năm 1926-1927, nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộcchiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau

Trang 13

thống trị các vùng trong nước Trong những năm 1927 - 1937, nhân TrungQuốc lại tiến hành cuộc nội chiến cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị phảnđộng của tập đoàn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch, thế lực đại diện choquyền lợi của đại địa chủ, đại tư sản và đế quốc ở Trung Quốc.

Tháng 7 - 1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy

mô nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc Trước nguy cơ mất nước, ĐảngCộng sản Trung Quốc đã chủ động đề nghị Quốc dân đảng đình chỉ nội chiến,cùng hợp tác chống Nhật Cũng từ đó, cách mạng Trung Quốc chuyển sangthời kì Quốc-Cộng hợp tác để cùng nhau kháng chiến chống Nhật xâm lược.Thế nhưng do những mâu thuẩn bất đồng về ý thức hệ giữa Quốc dân đảng,

do được sự hậu thuẩn của Phương Tây và Đảng cộng sản do Liên Xô ủng hộcho nên bước sang năm 1946 đất nước Trung Quốc lại rơi vào nội chiến vàcho đến năm 1949 Đảng cộng sản Trung quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo

đã giành thắng lợi, kiểm soát được Trung Hoa đại lục và đảo Hải Nam thànhlập nên nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Có thể thấy rõ lịch sử đất nước Trung Hoa nửa đầu thế kỉ XX trải quanhiều biến động phức tạp Những thay đổi về đời sống chính trị, xã hội đãmang lại cho đời sống văn học một mảnh đất mới để khám phá, làm nên diệnmạo một nền văn học phong phú, vừa kế thừa phát huy những truyền thốngtốt đẹp của nền văn học truyền thống, vừa tiếp thu những tinh hoa văn họccủa thế giới, từ đó làm sâu sắc, đa dạng thêm nền văn học Trung Hoa nhữngthập niên đầu thế kỉ XX

1.1.2 Nhìn chung về bức tranh truyện ngắn Trung Quốc

Lịch sử xã hội và lịch sử văn học thường có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau, những biến động của đời sống chính trị xã hội sẽ kéo theo những thayđổi trong đời sống văn học và trong những bối cảnh lịch sử đặc biệt nó sẽ tạonên những trào lưu văn học, những nhà văn xuất sắc và những tác phẩm có

Trang 14

giá trị Nền văn học Trung Quốc nói chung và truyện ngắn Trung Quốc nóiriêng từ đầu thế kỉ XX chứa đựng những yếu tố như vậy.

Từ đầu thế kỉ XX đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân TrungHoa từ những biến động của xã hội, các phong trào đấu tranh của công nhân,nông dân của học sinh, sinh viên, của giới trí thức để đánh đuổi các thế lực đếquốc, phát xít diễn ra mạnh mẽ Trong bối cảnh như vậy, văn học đã có nhữngbước chuyển mình đi sâu khám phá, phản ánh đời sống chính trị xã hội Vănhọc đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với công cuộc đấu tranh củanhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ

Trong số lực lượng sáng tác đông đảo, nhiều nhà văn đã khẳng địnhđược tên tuổi của mình và tác phẩm của họ đã trở thành đài vinh dự cho nềnvăn học Nếu nói đến thể loại truyện ngắn ở thời kì này chúng ta không thểkhông nhắc đến những nhà văn như Lỗ Tấn, Ba Kim (Lí Nghiêu Đường),Mao Thuấn, Lão Xá, Diệp Thanh Đào, Diệp Từ…

Ấn tượng nổi bật về truyện ngắn thời kì này là các nhà văn đã phảnánh một cách phong phú và sinh động về hiện thực cuộc sống lịch sử xã hội,gắn liền với nhiều mảng đề tài vừa cũ vừa mới đầy hấp dẫn, lôi cuốn

Mở đầu là những tác phẩm truyện phơi bày những đau khổ, những bikịch về hiện thực cuộc sống, về tư tưởng của người dân trong thời kì tranh tốitranh sáng của xã hội

Những sáng tác tiêu biểu về chủ đề này là Thuốc, AQ chính truyện (Lỗ Tấn); Thần Quỷ Người (Ba Kim); Khu chung cư Liễu gia, Trăng non

(Lão Xá)…

Nội dung của những tác phẩm này chân thực, gần gũi đã gợi cho ngườiđọc nhiều trăn trở suy ngẫm về cuộc đời, số phận của những con người đượcnhà văn xây dựng trong tác phẩm Thông điệp nhà văn gửi vào trong đókhông chỉ là những rung động của tâm hồn đối với những khổ đau, thiếu thốn

Trang 15

về vật chất, về những thứ đơn giản nhưng lại cần thiết cho cuộc sống như chỗ

ở, cái ăn, cái mặc hằng ngày mà từ những hình tượng nhân vật, nhà văn cònchỉ ra nguyên nhân của những khổ đau, từ đó lên án tố cáo những thế lực đãbiến cuộc sống con người trở thành địa ngục trần gian Lỗ Tấn (1881-1936)được coi là người đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Trung Quốc lại tậptrung đi sâu phơi bày những căn bệnh tinh thần cố hữu của quốc dân và đồngthời chỉ ra phương thuốc để cứu chữa Ông phát hiện ra bi kịch của người dânkhông chỉ dừng lại ở sự nghèo đói mà còn là sự u mê tăm tối trong chiều sâunhận thức về chính trị và xã hội ở họ

Bên cạnh những tác phẩm viết về người nông dân nghèo thì một mảngchủ đề khác cũng được các nhà văn thời kì này đặc biệt quan tâm đó là hình

tượng người trí thức nghèo Những tác phẩm tiêu biểu cho chủ đề này là: Hi

sinh (Lão Xá); Khổng Ất Kỷ, Nhật kí người điên (Lỗ Tấn)…

Đặc điểm của những truyện ngắn này là nhà văn tập trung phơi bày tấn

bi kịch tinh thần qua từng hình tượng nhân vật Mao tiên sinh trong Hi sinh

luôn ngô nghê đề cao những hi sinh của mình mà không biết rằng sự hi sinh

đó chỉ là biểu hiện của thói ích, kỉ bảo thủ Bi kịch đó đã biến một vị tiến sĩ

trở thành một bệnh nhân nằm trong nhà thương điên Khổng Ất Kỷ của Lỗ Tấn

lại là một người có học nhưng thi mãi mà không đỗ Chán nản về chuyện thi

cử, về cuộc sống thống khổ hàng ngày, ông đã đến quán rượu và trở thành kẻlàm trò cười cho thiên hạ Bi kịch của người trí thức nghèo này đến đỉnh điểmkhi ông trở thành kẻ tàn phế vì ăn trộm bị người ta đánh què chân và bỏ đibiệt xứ

Trong thời kì này, đề tài viết về tình yêu đôi lứa phải chăng do hoàncảnh lịch sử cho nên ít được phản ánh Ba Kim, Lỗ Tấn, Mao Thuẫn khôngchú ý đến đề tài này Đối với họ viết về cuộc sống người dân nghèo, người tríthức nghèo mới là vấn đề cốt yếu Tuy nhiên với nhà văn Lão Xá, một số

Trang 16

truyện viết về tình yêu, hay có đề cập đến tình yêu lại được bạn đọc thích thú

như Vi Thần

Cũng do đặc trưng của bối cảnh lịch sử xã hội cho nên chúng ta cũng

dễ nhận ra truyện ngắn thời kì này chưa mở rộng, tập trung khai thác nhiều đềtài Đối tượng phán ánh có phần hạn hẹp Nhưng xét ở một góc độ nào đó khitập trung vào một số đề tài như vậy sẽ phát huy được khả năng đào sâu, khám

phá, của nhà văn giúp nhà văn “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo

những gì chưa có”(Nam Cao).

Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời Bối cảnh lịch

sử xã hội hoàn toàn thay đổi Yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đến đời sốngvăn học nói chung và nghệ thuật sáng tác nói riêng Nhìn chung nội dung tưtưởng của tác phẩm giai đoạn này đều hướng đến cuộc sống mới với cái nhìnhào sảng mang tính ngợi ca, hướng đến Đảng cộng sản, chế độ mới xã hội chủ

nghĩa, cuộc sống mới, con người mới Những tác phẩm tiêu biểu như Dưới

ngon cờ hồng (Lương Bân và Dương Ích), Mặt trời đỏ (Vương Lực), Thượng Hải ban mai (Chu Nhi Phục)… Tuy nhiên bắt đầu từ năm 1966 nền chính trị,

kinh tế, xã hội và văn hóa Trung Quốc bước vào một thời kỳ vô cùng đen tối,hỗn loạn và phức tạp Đó là thời kỳ “cách mạng văn hóa” (1966-1976) màlịch sử gọi là “Mười năm động loạn” Đây là thời kỳ khác thường, ảm đạm vàđen tối nhất Ngoài thứ văn nghệ liên hệ với âm mưu của “Bè lũ bốn tên” vàvăn nghệ chịu ảnh hưởng của tư tưởng phản động của chúng, tô điểm cho vănđàn của chúng thì hầu như không thấy một sáng tác nào có giá trị chân chính,đích thực Tác phẩm văn học cách mạng tuy có nhưng số lượng quá ít, chấtlượng cũng không thể so sánh với những tác phẩm ưu tú của giai đoạn “mườibảy năm” trước đó, tức là giai đoạn văn học 1949-1966 Thế nhưng trong lĩnh

vực sáng tác, truyện ngắn cũng có sự tiến bộ Các tác phẩm tiêu biểu như Một

ngày của cục trưởng cơ điện (Tưởng Tử Long), Chim ưng tung cánh (Tôn

Kiện Trung), Biển chỉ đường (Hầu Kiến Băng)…

Trang 17

Cùng với sự diệt vong của tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh, nềnvăn học xã hội chủ nghĩa được củng cố, phát triển theo quỹ đạo đúng đắn củachủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Mao Trạch Đông Trong chín năm (1976-1985), văn học Trung Quốc của thời kỳ mới và những năm sau đó đã phục hồisau những biến động xã hội to lớn, viết nên những trang mới cho nền văn học

sử đương đại Trong số những thể loại làm nên sự lớn mạnh cho nền văn họcthì truyện ngắn đã góp phần không nhỏ làm nên điều kỳ diệu đó Những sáng

tác gắn liền với tinh thần mới, tư tưởng mới có thể kể đến như: Chủ nhiệm

lớp (Lưu Tâm Vũ), Kiều xưởng trưởng nhậm chức, Kẻ cạnh tranh (Nhuận

Thủy), Ba ngàn vạn (Kha Vân Lộ), Sông núi màu xanh (Thành Nhất)…

Thế nhưng những năm gần đây, sức mạnh tư tưởng của truyện ngắn cóphần giảm sút Một số nhà văn tự cảm thấy cần phải né tránh phản ánh nhữngvấn đề gay gắt của cuộc sống, theo đuổi cái gọi là “xa lánh chính trị, càng xacàng tốt” Cho nên nếu như không kịp thời khắc phục thì truyện ngắn của thời

kỳ mới không đạt được kết quả cao như mọi người mong đợi

1.2 Sự nghiệp văn học của Lão Xá

1.2.1 Vài nét về nhà văn Lão Xá

Lão Xá là bút danh, tên khai sinh là Thư Khánh Xuân, tự là Xá Dư ông

sinh ngày 3-2-1899 mất ngày 24-8-1966 Ông xuất thân trong một gia đìnhnghèo dân tộc Mãn Châu thuộc Hồng Kỳ của đội Bát Kỳ

Năm 1901, cha ông, một người lính của quân đội Mãn Châu, đã bị chếttrong cuộc đụng độ trên đường phố chống lại các thương gia nước ngoài củaphong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Năm 1905, Lão Xá đã được học ở trường tư dạy theo kiểu truyềnthống với những cuốn sách kiểu Tứ Thư, Ngũ Kinh Tuy nhiên, do gia đìnhthuộc diện nghèo nên ông đã bỏ dở việc học vì thiếu tiền sinh kế

Năm 1913 ông trở lại trường, vào học tại trường học số 3 Bắc Bình(nay là tiểu học số 3 Bắc Kinh), nhưng vài tháng sau do những khó khăn tài

Trang 18

chính ông lại tiếp tục phải nghỉ học, sau đó ông được nhận vào Học Viện Sưphạm Bắc Kinh và tốt nghiệp xuất sắc sau 5 năm theo học.

Trong khoảng thời gian từ năm 1918 đến 1924 Lão Xá làm giám thị vàgiáo viên tại một số trường tiểu học ở Bắc kinh và Thiên Tân Năm 1919,phong trào Ngũ Tứ của công nhân nổ ra Sự kiện này tạo ấn tượng mạnh mẽ

và đã ảnh hưởng đến quyết định theo đuổi nghiệp viết văn của ông

Từ năm 1924 đến 1929, ông làm giảng viên Hán Ngữ tại khoa Đôngphương học của đại học Luân don Trong khoảng thời gian này, ông đọcnhiều tác phẩm văn học Anh và bắt đầu sáng tác cuốn tiểu thuyết mang tênNhị Hà

Mùa hè năm 1929, ông rời xứ sở sương mù đến đất nước Singapo, tiếptục làm công việc giảng dạy trong trường tiểu học Hoa Kiều

Năm 1930, ông trở về Trung Quốc và từ đó đến năm 1937 giảng dạy tạinhiều trường đại học như đại học Tế Lỗ, đại học Sơn Đông Trong thế chiến

2, Lão Xá tham gia lãnh đạo phong trào văn sĩ Trung Quốc kháng Nhật, sau

đó khi nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, ông giữchức phó chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc

Thời kì cách mạng văn hóa như nhiều trí thức Trung Quốc khác, Lão

Xá cũng bị ngược đại về cả thể xác lẫn tinh thần Ngày 24-8-1966, ông đãtrầm mình tự tử tại hồ Thái Bình thủ đô Bắc Kinh, để lại 4 người con, 1 trai

và 3 gái

Có thể thấy cuộc đời của nhà văn Lão Xá trải qua nhiều bước thăngtrầm trong một bối cảnh lịch sử chính trị xã hội có nhiều biến động Ông đãđến và sống ở nhiều nước có nền văn hóa văn học gần gũi Trung Hoa Chính

vì vậy nó đã ảnh hưởng một cách sâu sắc đến sự nghiệp sáng tác của ông

1.2.2 Sự nghiệp văn học

Trang 19

Lão Xá là nhà văn hiện đại nổi tiếng của Trung Quốc, là bậc thầy xuấtsắc về ngôn ngữ, là nhà văn đầu tiên đạt danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” ngaysau ngày nước Trung Hoa mới ra đời Sáng tác của ông bao gồm nhiều thểloại: tiểu thuyết, tản văn, kịch, truyện ngắn Ở thể loại nào ông cũng đều gặthái được nhiều thành công.

Là người đã từng sống nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới, ông luôn

mở rộng tầm mắt quan sát, nhìn nhận hiện thực cuộc sống cả phương Tây vàphương Đông Chính vì vậy tiếp nhận tác phẩm của ông người đọc sẽ khámphá được nhiều điều thú vị

Năm 1926, Lão Xá đã công bố tiểu thuyết đầu tiên của mình Triết học

của lão Trương trên tạp chí Văn xuôi nguyệt san Lão Trương là một cựu

quân nhân, rời quân ngũ về đi làm thương gia, đồng thời còn làm hiệu trưởngcủa một trường tiểu học Tại đây ông ta đã truyền bá triết lí của mình cho đámhọc trò đại ý như sau: mọi phương tiện đều tốt nếu ta trở nên giàu sang phúquý Nguyên là một quân nhân rồi lại trở thành một thương gia kiêm luôn cảcông việc quản lí giáo dục nên triết lí của lão Trương đưa ra có vẻ đúngnhưng ngẫm kĩ thì thật là hài hước bởi vì đó là điều hiển nhiên Với bút pháptrào phúng, châm biếm mỉa mai sâu cay, Lão Xá đã thể hiện rõ thái độ khôngkhoan nhượng của mình đối với những giả dối ở cõi đời và đồng thời ôngcũng gắng sức cổ vũ cho những điều thiện nguyện

Tháng 3 và tháng 5 năm 1927, Lão Xá tiếp tục cho in tiểu thuyết mới

Triệu Tử nói rằng cũng trên tạp chí Văn xuôi nguyệt san kể về đời sống của

sinh viên và sau đó là tiểu thuyết Nhị Mã…

Năm 1930, sau khi đặt chân về lại đất nước Trung Quốc, Lão Xá làmgiảng viên cho một số trường đại học Trong thời gian này ông viết rất khỏe,

vào năm 1933 Láo Xá cho xuất bản tiểu thuyết Miêu thành ký, một tác phẩm

châm biếm sâu cay chống lại chế độ phản dân hại nước của Tưởng Giới

Thạch Cũng ở thời điểm này, ông cho in truyện dài Ly hôn, năm 1934, ông

Trang 20

cho xuất bản Chuyện lộc giời Tất cả những tác phẩm này đều châm biếm mỉa

mai mạnh mẽ những hiện tượng rởm đời trong cuộc sống của thị dân và họcsinh, sinh viên Bắc Kinh

Tuy nhiên phải tới năm 1936, sau khi xuất bản Tường lạc đà, Lão Xá mới thực sự được chú ý trên văn đàn Trung Hoa Trong Lão Xá truyện ngắn,

Trương Chính, Phương Văn, Ông Văn Tùng dịch và giới thiệu gọi là truyện

ngắn Tập truyện đó chia làm hai phần, phần một Tường lạc đà, phần hai

Trăng non Nhưng ý tôi lại cho rằng Tường lạc đà là truyện vừa Đây là một

tác phẩm có giá trị cả về mặt nội dung và nghệ thuật không thể không đề cập,tìm hiểu nghiên cứu

Truyện vừa này kể về một người nông dân mồ côi cha mẹ, tứ cố vôthân, lên Bắc kinh kiếm sống Để có tiền sinh nhai, Tường Tử đã phải thuê xekéo làm kiếp ngựa người Trong cảnh khốn khốn khó thậm chí có khi ốm liệtgiường anh cũng luôn nuôi độc một ước mơ “lớn lao” là làm sao chắt bópdành giụm đủ tiền để mua một cái xe kéo cho oách và để trở thành một phu xe

“cao cấp”

Y cũng nghĩ bụng khi nào mua được cái xe đó thì tổ chức sinh nhật củamình Thế nhưng khi đã đủ tiền mua xe rồi, sau một lần chạy khách tưởngđược món hời nhưng rốt cuộc anh đã rơi vào bi kịch Toàn gia tài-chiếc xekéo đã bị quân Nhật cướp mất, tay trắng lại hoàn tay trắng Đến khi Tường có

vợ được vợ giúp anh lại mua cái xe tay mới Sự đời thường không như mìnhmong muốn, vợ anh lâm bồn rồi chết nên anh đã phải bán xe tay để trả nợ.Thất vọng Tường trở nên bê tha rượu chè, sống trụy lạc Đến cuối truyện,Tường đau yếu đến kiệt sức và trút hơi thở cuối cùng trên đường phố BắcKinh đầy tuyết trắng

Thông điệp của Tường lạc đà là trong một xã hội đã thối nát thì mọi nỗ

lực của cá nhân để cải thiện đời sống chỉ như dã tràng xe cát

Trang 21

Qua mỗi trang văn, Lão Xá đã miêu tả rất sắc sảo những tấn bi kịchnặng nề của người dân thường trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở đấtnước Trung Hoa lúc bấy giờ Với giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc,nhà văn đã góp phần thức tỉnh người dân hướng tới cuộc đấu tranh cách mạng

để tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn

Năm 1937, sau khi phát xít Nhật tràn vào xâm lược Trung Quốc,hàng chục vạn người dân đã ngã xuống, Lão Xá đã viết hàng loạt những bàichính luận để kêu gọi người Trung Quốc đứng lên đoàn kết chống lại kẻthù xâm lược

Cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật kết thúc, nhà văn Lão Xá đã

sang Mỹ dạy học Tại đây ông đã hoàn thành bộ tiểu thuyết Tứ đại đồng

đường mà trước đó ông đã khởi thảo ở quê hương Với bốn năm để ra đời một

tác phẩm, Tứ đại đồng đường đã mang đến cho người đọc cái nhìn về một bức

tranh hoành tráng, một bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến của nhân dânTrung Hoa vĩ đại, đã dựng nên được những hình tượng nghệ thuật điển hìnhbất hủ cả chính diện cũng như phản diện

Tác phẩm lấy bối cảnh từ một gia đình hết sức bình thường nhà họ Kỳbốn đời chung sống với nhau xoay quanh cái trục sống chết, chìm nổi, vinhnhục và số phận của mỗi con người trong cái xóm Chuồng dê nhỏ bé heo hútnhưng không kém phần phức tạp của thành phố Bắc Bình vào những ngày bịphát xít Nhật chiếm đóng làm trọng tâm miêu tả Từ đó nhà văn đã vẽ nêncuộc kháng chiến anh dũng chống giặc ngoại xâm của nhân dân Trung Quốc

trong đại chiến thế giới lần thứ II

Với bút pháp hiện thực chủ nghĩa nghiêm ngặt, với tài năng nghệ thuậtbậc thầy cùng với văn phong đa sắc thái và ngôn ngữ giàu tính dân gian, giàutính hoạt kê, Lão Xá đã dựng nên một tác phẩm bất hủ xứng đáng là mộttrong những kiệt tác của nền văn học hiện đại Trung Quốc

Trang 22

Ngày 13-10-1949, ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoađược thành lập, Lão Xá rời Mỹ trở về quê hương Và trong thời gian này ôngbắt tay vào sáng tác thể loại kịch là chủ yếu Với tốc độ viết đáng nể trọng,trong vòng mười năm ông đã cho ra đời đến chín vở kịch trong đó có thể kể

đến như Trà quán, Ngòi Long Tu, Cô bán hàng, Cả nhà sung sướng, Hoa

mùa xuân, Quả mùa thu, Nhớ Trường An…

Trà quán đã mang lại niềm kiêu hãnh cho tác giả Nội dung vở kịch

chủ yếu lấy bối cảnh một quán trà ở Bắc Kinh đầu thế kỉ XX để tái hiện lạimột xã hội thu nhỏ trong đó mấy mươi nhân vật là mấy mươi cảnh đời Tácgiả đã phản ánh một cách sinh động cuộc sống của các tầng lớp nhân dân

cũng như nói lên sự biến động thế sự trong khoảng thời gian ấy Ngòi Long

Tu ( 1950) là vở kịch đậm đà tính dân tộc và chính tác phẩm này đã mạng lại

danh hiệu nghệ sỹ nhân dân cho Lão Xá

Bên cạnh những thành công ở thể loại tiểu thuyết và kịch, đọc tản văncủa Lão Xá chúng ta như hiểu biết thêm bao triết lí của cuộc sống, bao chiêmnghiệm về lẽ đời, bao tình cảm chân thành nhưng hết sức lay động lòngngười Có lẽ những gì diễn ra trong tản văn của Lão Xá như được bao bọc bởicon người nhà văn Nói như học giả Tiền Cốc Dung: “Tác giả của tản vănkhông hề trang điểm, trang sức, mà trần trụi xuất hiện trước mặt người đọc.những điều mà họ nói ra đều thốt lên tự đáy lòng, không một chút giả dối,điểm tô Tác giả dường như thủ thỉ nói một mình, tự thổ lộ nỗi niềm, hoặcnhư trút bầu tâm sự với người quen cũ lâu ngày gặp lại Qua tác phẩm của họ,bạn đọc thấy ngay được con người của họ, thấy ngay được bản sắc, chântướng của họ Vì tản văn là tác phẩm thể hiện tác giả rõ nhất nên dễ viết nhất

và cũng khó viết nhất Những ai không thực sự có tính tình, hoặc không thực

sự có lời muốn ngỏ thì tốt nhất không nên viết tản văn”

Trang 23

Trong hai bộ sách Những câu chuyện đi cùng năm tháng, Ánh nắng và

màu trăng do nhà xuất bản Văn học Việt Nam phát hành vào quý I năm 2014,

tập hợp 176 bài tản văn vào loại nổi tiếng nhất Trung Quốc của những tác giảtiêu biểu thời cận đại và hiện đại, trong đó có những người rất thân thuộc gầngũi với độc giả Việt Nam như Lỗ Tấn, Trương Khải Siêu, Ba Kim, MaoThuẫn, Mạc Ngôn, Giả Bình Ao…tất nhiên là cả Lão Xá, mặc dù đối với độcgiả Việt Nam ông lại là nhà văn vẫn còn xa lạ

Các bài tản văn của ông khá nổi tiếng, được rất nhiều bạn đọc yêu

thích, tiêu biểu như: Gia đình lí tưởng của tôi, người mẹ của tôi, Trồng hoa…

Qua mỗi trang văn người đọc cùng với tác giả như được sống trong không khícủa những cảnh nhưng người rất đỗi thân thương, trìu mến Đó là bóng dángcủa những người trong cùng một gia đình mà tác giả vừa xúc động vừa trân

trọng bày tỏ tình cảm, đặc biệt là hình ảnh người mẹ: “Mẹ sống đến già, vất

vả đến già, hoàn toàn là do số phận như vậy Mẹ hay chịu thua thiệt những việc giúp đỡ hàng xóm bạn bè thì mẹ bao giờ cũng sốt sắng làm trước…” (Người mẹ của tôi) Trong tản văn Gia đình là lý tưởng ở đoạn kết Lão Xá

viết: “gia đình này tốt nhất phải sống ở Bắc Bình, sau là ở Thành Đô hoặc

Thanh Đào, kém nhất thì cũng phải sống ở thành phố Tô Châu Mặc cho thế nào đi nữa thì gia đình này nhất thiết phải sống ở Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc là một quốc gia rất văn minh thanh bình; Một gia đình lý tưởng nhất thiết phải sống trong một quốc gia lý tưởng.” Lối viết giản dị, bình dân nhưng

tản văn Lão Xá lại có sức chứa của một tình cảm lớn với những trang viết đầycảm xúc

Ở thể loại truyện ngắn và truyện vừa, ta lại bắt gặp một Lão Xá có tàiquan sát tinh tế cũng như khả năng khái quát hiện thực cuộc sống đương thờihết sức sâu sắc Truyện của ông chủ yếu viết về đề tài người lao động nghèo,

về học sinh, sinh viên và viết về đề tài trí thức Nhìn chung khi đọc truyện củaLão Xá người đọc thường cùng có chung một cảm xúc đó là niềm thương cảm

Trang 24

xót xa cho những người khốn khổ với cuộc sống đầy bế tắc và thường rơi vào

bi kịch

Những truyện tạo được dấu ấn đối với người đọc như Khu chung cư

Liễu gia, Gái kẻ liễu, Trăng non, Vi thần, Thiện nhân, Hi sinh… Những tác

phẩm được nhà văn Lão Xá viết lên từ niềm xúc động của trái tim và từ nỗiđau, sự dày vò của một con người đang chứng kiến những bất hạnh, khổ đaucủa những kiếp sống bé nhỏ Những con người đó dù là người dân thành thị,người lao động, học sinh, sinh viên, giới trí thức, thượng lưu… đều luôn sốngtrong nỗi bất hạnh Nếu như lớp người dưới đáy xá hội luôn rơi vào cảnhhuống của sự dày vò triên miên giữa khát vọng vươn lên với sự nghèo đói níukéo vùi dập thì tầng lớp thượng lưu lại là sự đấu tranh giữa dục vọng thấp hènvới hiện thực cuộc sống đầy nghiệt ngã Đó là con đường không lối thoát, bịbao phủ bởi bóng tối của một xã hội đầy những rối ren Yếu tố chi phối đếnđặc điểm nội dung tư tưởng truyện Lão Xá, ngoài do hiện thực xã hội còn bởi

do quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn

Có thể nói mặc dù hồi bấy giờ Lão Xá chưa có lập trường giai cấp vôsản như Lỗ Tấn, Mao Thuẫn…, nhưng qua mỗi trang văn chúng ta vẫn thấyđược Lão Xá là nhà văn tiến bộ, có tinh thần nhân đạo cao cả Với thái độsáng tác đậm chất hiện thực cho nên những truyện ngắn của ông đã đượcnhiều thế hệ bạn đọc trong và ngoài nước đón nhận

1.2.3 Nhìn chung về thế giới nhân vật truyện Lão Xá

Lão Xá là nhà văn tài hoa sống vào thời kì xã hội Trung Quốc đầy biếnđộng, cả trước và sau khi thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.Nhưng chính trong hoàn cảnh lịch sử như vậy, cùng với cái tâm và tài năng,ông đã tạo lập cho bản thân mình một di sản văn học lớn lao và có giá trị Độcgiả đánh giá rất cao những sáng tác của Lão Xá ở tất cả các thể loại như: tiểuthuyết, kịch, tản văn, truyện ngắn…Có thể nói truyện ngắn và truyện vừa

Trang 25

được xem là thể loại mà nhà văn đã mang lại nhiều cảm xúc đặc biệt nhất đốivới người đọc.

Nghiên cứu về truyện của Lão Xá, mọi người đều nhất trí cho rằng ôngkhông giống như bao nhà văn khác là chọn cho mình một đề tài để đào sâubới kĩ, mà phóng khoáng vung bút ở rất nhiều đề tài và điều đặc biệt là ở đềtài nào ông cũng ghi dấu ấn bằng những tác phẩm có giá trị

Ông viết rất nhiều về đề tài học sinh, sinh viên, về tình yêu đôi lứa đầynhững bất trắc éo le dang dở bế tắc Viết về cuộc sống đời thường nhà văn tậptrung đi sâu khám phá cuộc sống hiện thực nghèo đói cơ cực, túng thiếu đếnmức phải làm liều tất cả mọi thứ để được sống, được tồn tại, thậm chí bán rẻ

cả lương tâm, nhân phẩm, lòng tự trọng để có cái ăn, cái mặc Những tácphẩm của Lão Xá viết về trí thức, thương gia cũng hết sức phong phú, độcđáo góp phần tô đậm thêm bức tranh hiện thực đen tối đầy bế tắc của xã hộiTrung Quốc những thập niên đầu thế kỉ XX

Nhưng ám ảnh nhất có lẽ là những trang viết của ông về đề tài ngườiphụ nữ Nhà văn vừa mang đến cho người đọc cái nhìn về cuộc sống củanhững người phụ nữ đầy những éo le, khổ đau, rơi vào bi kịch Và qua đó ông

đã khơi dậy ở người đọc niềm cảm thương chia sẻ, đồng cảm sâu sắc nhất

Bao trùm lên những đề tài đó, người đọc dễ dàng nhận thấy bóng dánghiện hữu rõ ràng nhất đó là thế lực đồng tiền Người giàu có thì thừa thãi cấtdấu không hết, sử dụng phung phí, người nghèo thì làm đủ mọi nghề, thậmchí nghề khổ ải mạt hạng nhất để bòn kiếm từng xu

Đọc những trang truyện của Lão Xá, người đọc không khỏi xúc độngtrước những số phận bất hạnh mà cuộc đời là những trang đầy bóng tối Càngphản ánh hiện thực chân thật, sinh động bao nhiêu thì dường như tư tưởng củaLão Xá ít nhiều lại tỏ ra bế tắc trong cách cảm, cách nghĩ về đường đời củacon người bấy nhiêu Nhà văn đã không thể vạch ra lối thoát cho họ mặc dùông luôn đồng cảm với người dân nghèo, quý mến những phẩm chất tốt đẹp ở

Trang 26

họ Sau này Lão Xá đã thừa nhận: “Họ sống một cách khổ sở và chết một

cách oan ức đau thương Đó chính là vì tôi chỉ nhìn thấy mặt đen tối của xã hội đương thời mà chưa nhìn thấy ánh sáng của cách mạng, chưa nhận thức được lí tưởng của cách mạng”.

Về cảm hứng sáng tác, đọc truyện ngắn, truyện vừa của Lão Xá dù ôngkhai thác ở đề tài nào thì người đọc vẫn dễ dàng nhận ra cảm hứng bao trùmlên toàn bộ tác phẩm là cảm hứng hiện thực mang màu sắc phê phán Tínhchất hiện thực trong truyện của Lão Xá không phải là cách sao chụp hiện thựcmột cách gượng gạo máy móc mà là sự đào sâu “khơi những nguồn chưa aikhơi và sáng tạo những gì chưa có” Vì vậy hiện thực đó giàu giá trị nghệthuật, góp phần tô đậm ý nghĩa phê phán ở mỗi tác phẩm Màu sắc phê phántrong truyện của Lão Xá biểu hiện ở nhiều phương diện vừa nhẹ nhàng vừasâu cay, đặc biệt là ở những truyện viết theo phong cách trào phúng, hómhỉnh Những tác phẩm đi sâu khai thác hiện thực cuộc sống của những ngườidân lao khổ, tích chất phê phán lại trở nên phong phú hướng đến nhiều đốitượng Chỉ có điều tính chất phê phán trong những truyện của Lão Xá thiên vềkhái quát hơn là chỉ đích danh những con người đáng lên án tố cáo Điều đó

có lẽ do hoàn cảnh lịch sử xã hội, do thế giới quan của nhà văn chi phối, chonên dễ hiểu vì sao truyện của Lão Xá chủ yếu viết theo bút pháp hiện thựcphê phán

Ở phương diện nghệ thuật, nhìn chung khi đọc tác phẩm của ông độcgiả dễ dàng nhận thấy tính chất đa dạng trong kết cấu truyện Có kết cấu theo

trình tự thời gian như Tiên sinh quần bò, có kết cấu vòng tròn theo diễn biến tâm lí nhân vật như truyện Trăng non Có những truyện mở đầu là bắt đầu từ

một sự kiện nhưng lại có những truyện mở đầu là những trang văn miêu tảmột khung cảnh thiên nhiên hay một không gian sống cụ thể nào đó Cách kếtthúc tác phẩm ở truyện của Lão Xá đa phần giống nhau, các nhân vật đều rơivào vòng xoáy của những bi kịch với phần đời còn lại èo uột, bế tắc Về dung

Trang 27

lượng, nhà văn Lão Xá có biệt tài rất riêng Có truyện ông viết ngắn cô đúc,sâu sắc, có những truyện viết dài với lối văn miêu tả đầy cảm xúc và giàu sứcbiểu cảm Nhiều truyện viết dài hàng chục trang, lại có truyện viết ngắn cómấy trang

Về cốt truyện, trong sáng tác của Lão Xá sự kiện được xây dựng đầybất ngờ thú vị Ông thường khái quát rồi đi sâu vào đời sống bằng nhữngcảnh, những người từ hiện thực rồi dẫn dắt vào tác phẩm hết sức tự nhiên.Những vấn đề được ông đề cập thường giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía.Chính vì vậy thế giới nhân vật trong truyện của Lão Xá phong phú sinh động,

có nhiều nhân vật ám ảnh, tác động mãnh liệt đến chiều sâu lí trí và tình cảmcủa người đọc

Trang 28

Chương 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT TIÊU BIỂU

TRONG TRUYỆN LÃO XÁ

2.1 Khái niệm

2.1.1 Quan niệm nghệ thuật về con người

Con người là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu mà các nhàthơ, nhà văn luôn hướng đến Quan niệm nghệ thuật về con người có khi cũngđược gọi là cái nhìn nghệ thuật về con người, là khái niệm cơ bản nhằm thểhiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con ngườicủa người nghệ sĩ nói riêng và của thời đại văn học nói chung

Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người

là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìntầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”[30; 15] Nghĩa là quan niệm nghệ thuật về con người sẽ giúp chúng ta đi sâuvào việc phân tích, mổ xẻ đối tượng con người được thể hiện thành cácnguyên tắc, phương tiện biện pháp trong các tác phẩm văn học, từ đó thấyđược giá trị và chiều sâu triết lí của tác phẩm

Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật về con

người là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩnchìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sángtác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là

cơ sở của tư duy nghệ thuật” [2; 275]

Nhìn chung, tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng những kháiniệm trên đều nêu lên được cái cốt lõi của vấn đề cái nhìn nghệ thuật vềcon người

Trang 29

Chúng ta có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con người một cách kháiquát như sau: Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn,cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn Đó làquan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm ấy bao giờcũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể,ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng.

Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa “có tính phổ quátmang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả conngười Nhưng mọi cách nhìn cách cảm, cách nghĩ, cách lí giải về con ngườicủa nhà văn đều là sản phẩm của lịch sử, xã hội và văn hóa thời đại nhà vănsáng tác Không chỉ vậy quan niệm nghệ thuật về con người còn mang dấu ấnsáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ Bởi vậy, quan niệmnghệ thuật về con người của văn học trung đại sẽ khác văn học hiện đại, quanniệm nghệ thuật về con người của văn học hiện đại Trung Quốc sẽ khác vớivăn học hiện đại Việt Nam, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà vănnày sẽ khác với nhà văn khác

Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành nhân tố vận động củanghệ thuật Và khi nhà văn miêu tả những con người là kết quả của sự vậnđộng ấy thì sẽ làm văn học đổi mới Quan niệm nghệ thuật về con người luônhướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó Cho nên đây là tiêu chuẩnquan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn của tác phẩm văn học nói riêng

và thành tựu của người nghệ sĩ nói chung

2.1.2 Khái niệm nhân vật

Trang 30

Đăm Săn, An Dương Vương, Chí Phèo, Xuân Tóc Đỏ, Tnú, Việt, Xô-cô-lốp,lão Xan-ti-a-gô, Tống Giang, Gia Cát Lượng, AQ, Tường lạc đà… đó còn lànhững nhân vật không tên như thằng bán tơ, mụ nào đó trong Truyện Kiều,người đàn bà vợ Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, người đàn bà

hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Đó còn là

những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả quái vậtlẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người.Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhất Đó cóthể là những con người được miêu tả đầy đặn nhất cả ngoại hình lẫn thế giớinội tâm, có tính cách, tiểu sử, đó có thể là những người thiếu hẳn những nét

đó, nhưng lại có tiếng nói, có giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trầnthuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm

Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua

đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Bản chất văn học là mộtquan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thểnhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc sống

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ có những dấuhiệu để ta nhận ra Thông thường đó là một cái tên như Tnú, Mị, AQ, Tườnglạc đà, Xô-cô-lốp… đến các dấu hiệu tiểu sử, nghề nghiệp hoặc đặc điểmriêng như chàng mồ côi, hai anh em sinh đôi, chú lính, ông quan huyện, anhchàng có bộ mặt cười, thằng ngốc, người tù khổ sai… Sâu hơn là các đặcđiểm tính cách như ông tư sản học làm quý tộc, thằng đạo đức giả…

Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực Chức năng của nhân vật

là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểubiết, những ước ao và kì vọng về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật là đểthể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó Nóicách khác nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người,

Trang 31

các quan niệm về chúng Do nhân vật là công cụ cho nên việc tìm ra nhân vậtmới bao giờ cũng là chìa khóa để mở rộng các mảng đề tài mới và như vậy tácphẩm văn học ngày càng trở nên phong phú và hấp dẫn.

Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng Các nhân vật thànhcông thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại Tuy nhiên, trong cácnhân vật, xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiệntượng lặp lại tạo thành các loại nhân vật Để chiếm lĩnh thế giới nhân vật đadạng, cần tìm hiểu phương diện loại hình của chúng Các phương diện loạihình của nhân vật cũng rất đa dạng Các nhân vật của truyện dân gian, thơ cadân gian khác với nhân vật văn học viết Nhân vật thần thoại cũng khác vớinhân vật truyền thuyết và nhân vật cổ tích Xét về phương pháp sáng tác, nhânvật chủ nghĩa cổ điển khác với nhân vật lãng mạn và nhân vật hiện thực Xét

về thể loại, nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật trữ tình đều có những đặctrưng khác biệt quan trọng Để có cái nhìn cơ bản ở đây, chúng ta giới hạnphân biệt nhân vật qua ba góc nhìn sau: kết cấu, ý thức hệ và cấu trúc

Về cấu trúc tác phẩm văn học có các loại nhân vật: nhân vật chính,nhân vật phụ, nhân vật trung tâm

Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều vàgiữ vai trò then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện Đó là con ngườiliên can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai

đề tài cơ bản của mình Trong nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhậnthấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối

về mặt ý nghĩa Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẩn của tác phẩm, là nơi thểhiện vấn đề trung tâm của tác phẩm

Ngoài nhân vật chính, nhân vật trung tâm, còn có nhân vật phụ Nhânvật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ bổ sung.Chúng là bộ phận không thể thiếu của bức tranh chung mà nhiều khi nhân vậtphụ hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm

Trang 32

Xét về ý thức hệ có các nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện là phạm trù lịch sử Nhân vậtchính diện mang lí tưởng quan điểm tư tưởng đạo đức tốt đẹp của tác giả vàcủa thời đại Đó là người mà tác phẩm khẳng định và đề cao như những tấmgương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời Trái lại nhân vật phảndiện lại mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng, đáng lên án

và phủ định Như vậy hai loại nhân vật này luôn đối kháng nhau trên mọiphương diện

Nhân vật trong truyện ngắn và truyện vừa

Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung thể loại của truyệnngắn bao trùm hầu hết các phương diện đời sống: đời tư thế sự hay sử thinhưng cái độc đáo của nó là thường ngắn gọn Bởi truyện ngắn viết ra thường

để đọc liền một mạch Tuy nhiên mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủyếu để phân biệt với các tác phẩm tự sự khác Do truyện ngắn hiện đại mangmột kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rấtriêng mang tính chất thể loại cho nên cách thức xây dựng nhân vật cũng cónhững đặc điểm mới mẻ

Thể loại truyện ngắn xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử vănhọc Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sựđầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới khắc họa mộthiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đờisống tâm hồn của con người Vì thế trong truyện ngắn thường có ít nhânvật, ít sự kiện phức tạp Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giớithì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy Cónghĩa truyện ngắn thường không nhằm tới việc khắc họa những tính cáchđiển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhân vậtcủa truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý

Trang 33

thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người Thông thường nhà vănchỉ tập trung lựa chọn miêu tả một khoảnh khắc nào đó trong chiều dàicuộc đời của con người Đó là những khoảnh khắc có vấn đề để nhà vănlàm nổi bật số phận của nhân vật cũng như thể hiện nội dung tư tưởng củatác phẩm

Từ đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn như thế cho nên việc triểnkhai cốt truyện thường diễn ra trong một thời gian không gian hạn chế, chứcnăng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tìnhngười Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến màthường xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng Bút pháp trầnthuật của truyện thường là chấm phá Chính vì vậy khi xây dựng nhân vật nhàvăn thường sử dụng những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ýtạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết

Cũng như thể loại truyện ngắn, truyện vừa cũng xuất hiện tương đốimuộn trong lịch sử văn học Do xuất hiện cùng trong khoảng thời gian, chonên ngoài những đặc điểm giống như nhân vật trong truyện ngắn thì việc xâydựng nhân vật ở thể loại truyện vừa có những nét riêng

Truyện vừa gần với truyện ngắn nhưng về mặt dung lượng được nhàvăn nới ra dài hơn Cho nên khi xây dựng về chân dung, ngoại hình, thế giớinội tâm, các chặng đường đời của nhân vật… trong truyện vừa được nhà vănmiêu tả tỉ mỉ rõ nét Những yếu tố đó làm cho nhân vật trong truyện vừa cóquá trình hơn Ngay ở việc miêu tả không gian, thời gian để làm nổi bật hìnhtượng nhân vật trong truyện vừa cũng được nhà văn chú trọng, xem đó nhưmột thủ pháp nghệ thuật để tô đậm hình tượng nhân vật

Như vậy để xây dựng nhân vật trong truyện vừa nhà văn thường sửdụng dung lượng lời văn nhiều hơn truyện ngắn Những yếu tố để làm nổi bậthình tượng nhân vật cũng được thể hiện phong phú hơn

Trang 34

2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người của Lão Xá

2.2.1 Con người bị đè bẹp bởi hoàn cảnh

Một tác phẩm văn học ra đời bao giờ cũng gắn liền với một hoàn cảnhlịch sử xã hội nhất định, đặc biệt là những tác phẩm lớn, tác phẩm có giá trịmang tiếng nói của thời đại Như vậy có thể hiểu hoàn cảnh là bối cảnh lịch

sử xã hội mà tác phẩm ra đời

Bối cảnh có thể nhìn nhận trên hai phương diện Thứ nhất là bối cảnh

xã hội rộng lớn gắn liền với những sự kiện trọng đại của dân tộc, gắn liền vớinhững quá trình vận động của lịch sử xã hội Thứ hai là bối cảnh hẹp, nó cóthể gắn liền với một vùng quê gắn liền với một mảnh đất, một không giansống nào đó Thông thường bối cảnh hẹp bao giờ cũng gắn liền với bối cảnhrộng chịu sự chi phối bởi bối cảnh rộng Chính vì vậy khi tiếp nhận một tácphẩm văn học, người đọc phải luôn luôn đặt tác phẩm vào bối cảnh lịch sử xãhội tác phẩm đó ra đời, để tìm hiểu và hiểu đúng về tác phẩm đó

Hoàn cảnh phán ánh trong tác phẩm được nhà văn xây dựng nhằm đặtnhân vật vào để thể hiện nội dung tư tưởng Xây dựng hoàn cảnh là để thể hiện

số phận nhân vật Nói cụ thể hơn, khi nhà văn đặt nhân vật vào từng hoàn cảnh

cụ thể thì diễn biến tâm lí, tính cách, hành động… của nhân vật cũng theo đó

mà thay đổi Cho nên hoàn cảnh sống của nhân vật góp phần làm cho thế giớinội tâm, tính cách, hành động nhân vật trở nên phong phú hơn

Nhân vật bao giờ cũng chịu sự chi phối tác động bởi hoàn cảnh Hoàncảnh phù hợp thuận lợi thường mang đến cho con người một đường đời hạnhphúc, hoàn cảnh éo le nó sẽ tác động ngược trở lại Trong bối cảnh lịch sử xãhội nhất định nó sẽ chi phối đến việc nhà văn xây dựng tính cách nhân vật.Bối cảnh xã hội đen tối bế tắc như trong những tác phẩm ra đời trước cáchmạng tháng Tám ở Việt Nam thường xuất hiện hai loại nhân vật, nhân vật conngười nghèo khổ, bao gồm cả người nông dân nghèo và người trí thức nghèo

Trang 35

Tất cả những nhân vật này đều rơi vào cuộc sống bế tắc, bi kịch Xuất hiệncùng loại nhân vật này trong tác phẩm là những kẻ giàu có, đó là bọn thamquan, địa chủ, thương gia trọc phú Đó là những kẻ bỉ ổi, nham hiểm luôn có

tư tưởng giẫm đạp lên cuộc sống của những người dân lương thiện nghèo khổ.Như vậy xác định hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học là vấn đề cần thiết

để chúng ta đọc khám phá tác phẩm

Đọc truyện của nhà văn Lão Xá, những tác phẩm lấy bối cảnh của bứctranh xã hội Trung Quốc những thập niên đầu thế kỉ XX, người đọc không chỉhiểu thêm về thời kì lịch sử đầy biến động mà còn thấy được trong hoàn cảnh

đó, nhà văn đã sáng tạo nên những hình tượng nhân vật gây xúc động sâu sắcđối với người đọc Đó là những con người bị đè bẹp bởi hoàn cảnh

Vi thần là một câu chuyện tình đầy lãng mạn và cũng hết sức bi đát,

nhân vật tôi và nàng “ngày đó, cả hai mới mười bảy Chúng tôi chưa hề nóivới nhau nhưng bốn con mắt thì dường như đã mách bảo cho nhau biết tiếngnói con tim mỗi người…rồi một dạo gia cảnh nhà nàng sa sút kéo theo là mộtđám tang không một ai thương xót” [10; 383], mẹ của nàng qua đời Sau khi

ra trường nhân vật tôi làm nghề dạy học kiêm chức hiệu trưởng của mộttrường bình dân, nơi đó nhân vật nàng nhận dạy học vào buổi tối Nhân vật tôicảm thấy rất hạnh phúc khi ngày ngày được nhìn thấy nàng Tưởng rằng mọichuyện trở nên thuận lợi tốt đẹp, niềm hạnh phúc đang cận kề bên đôi uyênương có một tình yêu đẹp thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi Chính hoàncảnh của cuộc sống đã xô đẩy, thậm chí vùi dập mối tình trong sáng, chiacách hai tâm hồn bé nhỏ giữa muôn vàn sóng gió bão tố của cuộc đời

Sau hai năm nhân vật tôi ra nước ngoài làm việc học tập, không cócuộc chia tay, không một lời từ biệt Hoàn cảnh bi đát đó dường như đã báohiệu một điều không may mắn có thể xảy ra và giáng xuống mối tình đầu ngọtngào này Đến khi trở về, chàng trai đã tìm đến cô gái nghe nhiều chuyện về

Trang 36

cô, biết được gia đình cô đã chuyển đi nơi khác, căn nhà cũ đã đổi chủ Đếnkhi tìm được người mình yêu thì mọi chuyện đã thay đổi Nàng không còn lànàng nữa “trán và đuôi mắt có nhiều nếp nhăn”, “không một lần nhìn thẳngvào tôi”, “tâm tưởng để ở tận đâu đâu” “nói chuyện khách khí xả giao vớitôi” Một khoảng cách muôn trùng đã hiện hữu giữa hai con người đángthương đang bị bụi bặm sóng gió cuộc đời đẩy ra xa Do hoàn cảnh gia đình

mẹ mất, tài sản gia đình đã bị hết sạch, không còn cánh nào khác nàng đã rơivào bước đường cùng, phải bản mình cho chốn lầu xanh cùng với quan niệmsống hết sức tiêu cực: “Ai cho em tiền người đó mua được nụ cười xác thịtcủa mình”, “cơ thể vốn là cái vốn liếng của người đàn bà” [10; 393]

Tính chất bi đát của hoàn cảnh sống không dừng lại ở đó Để làm nổibật bức tranh hiện thực đen tối, bế tắc của xã hội, Lão Xá đã sử dụng một sốchi tiết nghệ thuật đặc sắc Những chi tiết đó không chỉ mang đến cho ngườiđọc sự rung động mà còn trở thành nỗi ám ảnh khó quên Đó là khi nhân vậtthú nhận: “em đã từng bốn lần nạo thai, nhưng vết thương chưa kịp lành, đãphải tiếp khách kiếm tiền” Cô gái ấy sống buông xuôi, không còn nghĩ đếntương lai, đến bản thân, đến lòng tự trọng Cô ta chìm ngập trong bể dục đểkiếm miếng ăn và cuối cùng khi nhận thức được thì đã muộn: “Em đã giếtchết em rồi” Cô đã chết, một cái chết quằn quại trong đau đớn Người con gáiđẹp người, đẹp nết, có tình yêu trong sáng đó bị chôn vùi bởi sự xô đẩy củahoàn cảnh, mà thủ phạm chính là đồng tiền

Không có tiền không thể sống được, làm giáo viên tiểu học không đủtiền để lo cho cuộc sống, gia đình cô trở nên sa sút trầm trọng Cô muốn thanhcao, trong sáng, muốn được là chính mình nhưng không thể Nhân vật nữ

trong câu chuyên Vi Thần đã bị đè bẹp bởi hoàn cảnh sống Nhà văn đã không

xây dựng nhân vật với những khả năng tự vượt qua hoàn cảnh Ngược lạinhững gì đôi tình nhân trong truyện phải đối mặt là những rào cản của hiện

Trang 37

thực đầy khắc nghiệt Xây dựng điều đó có ý nghĩa như một yếu tố bất định

để nhà văn đặt nhân vật vào trong bể khổ vẫy vùng tự tìm kiếm lối thoát.Không phải không có niềm tin ở họ mà cái chính Lão Xá muốn làm nổi bật,muốn gửi đến một thông điệp rằng trong xã hội còn nhiều bóng tối, con người

có thể vượt qua bóng đen này thì bóng đen khác sẽ ập tới bủa vây nhấn chìm.Cái chết của cô gái trong câu truyện trước sự chứng kiến của nhân vật tôi là

sự việc có ý nghĩa tố cáo mạnh mẽ hiện thực xã hội Trung Quốc những thậpniên đầu thế kỉ XX

Ngay ở tác phẩm Tường Lạc đà, cái hoàn cảnh bi đát cũng trở nên một

nỗi ám ảnh đã biến Tường, một con người siêng năng cần cù, giàu ước mơ cótấm lòng cao đẹp giàu tình nghĩa, trở thành một kẻ trắng tay Chiếc xe tay bịbọn Nhật cướp không, vợ chết khi đang chuyển dạ, bản thân Tường trở nên

hư hại cả về thể xác lẫn nhân cách Dường như cái nghèo, sự không may mắn,

sự cô đơn trên đường đời trong xã hội nhốn nháo, vô cảm, phi nhân đạo vớiđầy những mưu toan đã đẩy Tường vào bi kịch làm cho anh ta không thể ngócđầu lên được, mặc dù có thể nói sự nỗ lực của Tường là hết sức phi thường ởmột con người bình thường

Thuê xe tay để kéo xe kiếm tiền, Tường nhịn ăn, nhịn mặc, chịu ốmđau để lao động cật lực tích góp, bằng mọi cách để mua bằng được chiếc xe

tay làm phương tiện kiếm sống Khác với cô gái trong Vi thần, Tường là

người bản lĩnh táo bạo, mỗi lần vấp ngã Tường lại đứng dậy mặc dù sự đứngdậy đó về sau đã trở nên yếu đuối Điều đáng nói thêm nữa là ở câu truyệnnày, Lão Xá đã thông qua bi kịch của nhân vật Tường để mở rộng thêm giá trịnhân đạo cho tác phẩm, đó là: Con người có sức mạnh, giàu sức chịu đựngđến mấy cũng có giới hạn, không phải gặp bất cứ khó khăn nào cũng vượtqua, thậm chí có khi những khó khăn của đường đời có thể đè bẹp nhấn chìm

họ, hủy hoại cuộc đời của họ Tường đã là con người như thế

Trang 38

Như vậy đến đây chúng ta thấy cả nhân vật Tường và nhân vật người

con gái trong Vi thần đều thiếu thốn về vật chất, bị lệ thuộc, phụ thuộc gần

như tuyệt đối bởi đồng tiền Không có tiền họ sẽ gục ngã trước đường đời,không có tiền họ đã tự biến mình trở thành kẻ khốn nạn Hoàn cảnh đã làmcho Tường không còn là Tường nữa Cuối truyện Tường đã thay đổi hoàntoàn Anh ta sống buông thả, trụy lạc, gây gổ với mọi người, xem mọi người

là thù địch Những việc mà trước đây anh cho là chướng tai gai mặt thì bâygiờ anh lại cảm thấy thú vị Tường không muốn làm ăn và cũng chẳng mongước gì nữa Cuối truyện ta thấy Tương rơi vào tâm trạng bi đát như thế nào:

“Về đến xưởng anh ta vùi đầu ngủ hai ngày liền… rồi anh ta kéo xe ra, tronglòng trống rỗng chẳng nghĩ ngợi gì, mà cũng chẳng hi vọng gì Chỉ vì cáibụng mà phải nhọc cái thân, bụng no rồi thì lại ngủ, còn cần gì phải suy nghĩ,phải hi vọng gì nữa? Nhìn con chó gầy giơ xương chầu chực bên thúng khoaichờ chút vỏ bỏ đi anh ta biết thân anh cũng chẳng khác gì con chó kia, chạy rachạy vào suốt ngày cũng cốt chỉ để được ít mớ khoai mà ăn Cứ tạm bợ quaquýt thế mà sống, chẳng cần suy nghĩ gì cả!”[10; 362] Hoàn cảnh đau lòng

đó gợi người đọc nhớ đến nhân vật Nhuận Thổ trong Cố Hương của nhà văn

Lỗ Tấn Có chăng cái hoàn cảnh bi đát đó đã đẩy Tường lạc đà có thể trởthành kẻ lưu manh còn Nhuận Thổ trở thành đần độn như pho tượng gỗ

Không chỉ dừng lại ở yếu tố vật chất chi phối, tác động tạo nên hoàncảnh bi đát cho mỗi nhân vật trong truyện, Lão Xá còn đi sâu diễn tả sự thiếuthốn về tình người Cho nên sợi dây nối kết bền chặt giúp con người vượt quahoàn cảnh hầu như cũng ít xuất hiện trong tác phẩm của nhà văn Điều đó dẫnđến con người sống ích kỉ, bon chen, ghẻ lạnh lãnh xa nhau, thậm chí dẫmđạp lên nhau để sống Đó là một trong những yếu tố xô ngã biết bao conngười biến họ trở thành kiếp người sống dở, chết dở

Đọc Trăng non, người đọc không khỏi xúc động trước những hoàn

cảnh nghiệt ngã mà những người phụ nữ phải chịu đựng Họ vùng vẫy trong

Trang 39

bể khổ trầm luân, họ bứt phá trong tuyệt vọng và rồi cuối cùng cái còn lại ở

họ là những đau khổ thê thảm, ê chề

Một người mẹ tốt nhưng tình duyên lận đận đã trải qua không biết baonhiêu đời chồng nhưng cuối cùng nỗi cô đơn dường như lại luôn hiện hữu lên

cả cuộc đời Vì cuộc sống mưu sinh, tình yêu thương con gái mà người mẹ đó

đã phải làm thuê, đi ở kiếm tiền, những khi túng quẫn còn phải cầm đồ tất cảnhững gì mình có kể cả cái trầm bạc của hồi môn người mẹ để lại Người congái ngoan hiền, hiếu thảo ngày nào, do hoàn cảnh bi đát cũng trở thành gáibán dâm, sống cuộc sống tủi nhục bế tắc Đó là kiểu sống tạm sống gửi, sốngphụ thuộc vào đồng tiền: “Đôi khi tôi tưởng như đã nhìn thấy cái chết củamình, nhận thêm một đồng tiền, cơ hồ tôi chết dần một chút Tiền là thứ kéodài sinh mệnh, cách kiếm tiền của tôi có tác dụng ngược lại Tôi nhìn mìnhchết dần đợi mình chết hẳn…nghĩ nữa làm gì, sống được ngày nào hay ngày

ấy, mẹ là cái bóng của tôi, cùng lắm sau này tôi sẽ biến thành bộ dạng mẹ bâygiờ, bán xác thịt của một đời”[10; 561]

Cả hai nhân vật như đang quay cuồng giữa bão tố của cuộc đời, haithân xác tiều tụy đang chống chọi một cách yếu ớt, thậm chí bất lực trướchoàn cảnh, trước số phận

Sự đè bẹp bởi hoàn cảnh đối với những số phận nhân vật trong truyệncủa Lão Xá còn mang đến cho người đọc sự cảm nhận sâu sắc về tiền đồ củangười dân trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ Đó là con đường mịt mù màTường cùng với những con lạc đà mò mẫm đi trong đêm, đó là sự câm lặng

khi nhìn lại mình của hai mẹ con trong Trăng non Trong Vi Thần cái chết của

cô gái trong trắng bị xô đẩy rớt xuống địa ngục để lại mỗi tình dang dở Cóthể nói hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sống đã làm xuất hiện nhiều khổ đau, bấthạnh cho cuộc đời mỗi nhân vật

Với việc xây dựng hoàn cảnh sống kết hợp với cách kết thúc câu truyệnthường bế tắc, nhà văn Lão Xá đã mang lại cho người đọc sự nhìn nhận chân

Trang 40

thực về hoàn cảnh sống của người lao động nghèo trong xã hội Trung Quốc lúcbấy giờ Thể hiện điều đó một mặt nhà văn tô đậm bức tranh hiện thực đen tối,mặt khác làm giàu có thêm tư tưởng nhân đạo cho mỗi tác phẩm.

2.2.2 Con người cô đơn, nghèo khổ, bi kịch

Theo chiết tự Hán, chữ cô có nghĩa là “trơ trọi, một mình” “không aigiúp đỡ” và cũng có nghĩa là sự “vượt khỏi vị trí vốn có của một vật này sovới vật khác” Chữ đơn có nghĩa là lẻ loi, đơn chiếc, cô độc của con người.Các - Mác cho rằng “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.Khi sự tổng hòa bị phá vỡ, mối quan hệ nào đó bị đứt gãy rất có thể xuất hiệntrạng thái cô đơn” Từ những nhận thức trên chúng ta có thể hiểu: Cô đơn làthuộc tính cố hữu trong sâu thẳm tiềm thức của con người Con người dễ rơivào cô đơn, hụt hẫng khi bị cắt đứt sợi dây liên hệ với cộng đồng

Có thể nói trong mọi hoàn cảnh, trong mọi chế độ xã hội gắn liền vớitừng thời kì lịch sử con người đều có thể rơi vào trạng thái cô đơn Yếu tố gì

đã chi phối đến trạng thái đó Trước hết đó là tiếng gọi của danh vọng, của vậtchất…những yếu tố đó làm cho con người dễ đánh mất mình, để lại trong họnhững day dứt, hối hận, bi kịch

Trong truyện Lão Xá, vấn đề này được nhà văn phản ánh hết sức sinhđộng Có những nhân vật cô đơn, rơi vào bi kịch mà không biết mình đang rơivào cảnh huống đó Điển hình là nhân vật tiên sinh quân bò trong tác phẩm

Tiên sinh quân bò Vị tiên sinh quần bò này lên tàu thực hiện một chuyến

hành trình mang theo khá nhiều hành lí Ông ta đã chiếm trọn một không giankhá lớn trên toa tàu, điều đó đã làm phiền toái rất nhiều người Câu nói cửamiệng của ông ta khi xuất hiện trên toa tàu là: “hầu phòng đâu” Từ việc nhỏđến việc lớn, thậm chí cà khi gà gà ngủ cũng choàng dậy gọi cho bằng được

“hầu phòng đâu” Có một điều rất lạ là ông ta cũng chẳng biết được tàu chạy

về hướng nào, thậm chí còn lo lắng “lỡ tàu chạy nhầm đường thì sao?” Tàu

Ngày đăng: 23/01/2016, 23:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Giả Bình Ao (1998), Tản văn và truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tản văn và truyện ngắn
Tác giả: Giả Bình Ao
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
[2] Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2003
[3] M.Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đô-xtôi-ép-xki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đô-xtôi-ép-xki
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 1998
[4] M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
[5] Nhân Bảo (1998), “Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt Nam”, Tạp chí văn học, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với vănhọc Việt Nam”
Tác giả: Nhân Bảo
Năm: 1998
[6] Trần Lê Bảo (2011), “Ảnh hưởng của thần thoại đối với tiểu thuyết Trung Quốc”, Tạp chí văn hóa dân gian, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của thần thoại đối với tiểu thuyếtTrung Quốc”
Tác giả: Trần Lê Bảo
Năm: 2011
[7] Phạm Tú Châu (1997), “Giả Bình Ao - nhà văn đặc sắc của văn học Trung Quốc đương đại”, Văn học nước ngoài, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giả Bình Ao - nhà văn đặc sắc của văn họcTrung Quốc đương đại”
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1997
[8] Phạm Tú Châu (2003), “Tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc: Ra đời, nở rộ và trầm lắng”, Tạp chí văn học, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc: Ra đời, nởrộ và trầm lắng”
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 2003
[9] Chu Công (1991), “Văn học Trung Quốc hơn một thập kỉ qua”, Phụ san văn nghệ, tháng 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Trung Quốc hơn một thập kỉ qua”
Tác giả: Chu Công
Năm: 1991
[10] Trương Chính, Phương Văn, Ông Văn Tùng (2011), Lão Xá truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lão Xá truyệnngắn
Tác giả: Trương Chính, Phương Văn, Ông Văn Tùng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2011
[11] Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học lí luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học lí luận và ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1999
[12] Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoahọc xã hội
Năm: 2004
[13] Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 2004
[14] Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội
Năm: 1998
[15] Nguyễn Thị Khánh Dư (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nxb Giáo dục, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm văn học từ góc độthi pháp
Tác giả: Nguyễn Thị Khánh Dư
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
[16] Vũ Cao Đàm (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NxbKhoa học kĩ thuật
Năm: 2004
[17] Hồ Sỹ Điệp (2003), Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới.Nxb Đại học quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới
Tác giả: Hồ Sỹ Điệp
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2003
[19] Phạm Thị Hà (2014), Một số đặc điểm thi pháp tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm thi pháp tiểu thuyết Phế đô củaGiả Bình Ao
Tác giả: Phạm Thị Hà
Năm: 2014
[20] Hà Thị Hải (1999), Mấy nhận xét về truyện ngắn hiện đại Trung Quốc 1997 đến nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nhận xét về truyện ngắn hiện đại Trung Quốc1997 đến nay
Tác giả: Hà Thị Hải
Năm: 1999
[21] Lê Bá Hán (1979), “Mấy vấn đề nghiên cứu lý luận văn học nhân đọc cuốn Văn học, cuộc sống, nhà văn”, Văn học, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề nghiên cứu lý luận văn học nhân đọccuốn "Văn học, cuộc sống, nhà văn"”
Tác giả: Lê Bá Hán
Năm: 1979

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w