Miêu tả trực tiếp và miêu tả qua thủ pháp so sánh

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện Lão xá (Trang 73 - 81)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Miêu tả trực tiếp và miêu tả qua thủ pháp so sánh

Để xây dựng thành công nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Điều này đòi hỏi người viết phải hiểu đời, hiểu người, phải lăn lộn trong hiện thực để sáng tạo nghệ thuật. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học.

Có nhiều biện pháp khác nhau khi xây dựng hình tượng nhân vật. Trong đó thể hiện nhân vật qua chân dung bằng cách miêu tả trực tiếp ngoại hình được rất nhiều nhà văn sử dụng như một điều kiện cần để thể hiện ý đồ nghệ thuật.

Vậy ngoại hình nhân vật là gì? Có thể hiểu ngoại hình là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật. Đó là những nét về diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật được biểu hiện trong tác phẩm.

Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật bằng những chi tiết ước lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại thường đòi hỏi những chi tiết chân thực, cụ thể, sinh động. Chính vì vậy M. Gorki đã từng khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt nụ cười, khóe mắt…của nhân vật.

Miêu tả ngoại hình không phải là chỉ để nhà văn sao chép máy móc chân dung nhân vật, trưng ra cho người đọc một bức ảnh vô hồn mà cái chính là thông qua dáng vẻ đó nhà văn hé mở cho người đọc chiều sâu ý nghĩa trong việc thể hiện tính cách nhân vật.

Trên thực tế đọc khám phá tác phẩm văn học, chúng ta dễ dàng nhận thấy ngoại hình góp phần không nhỏ trong việc thể hiện thể giới nội tâm nhân vật. Đó chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Chính vì vậy khi tính cách, đời sống bên trong của nhân vật thay đổi thì nhiều nét bên ngoài cũng thay đổi theo.

Lão Xá truyện ngắn, gồm mười hai truyện, bên cạnh việc miêu tả không gian, thời gian, lựa chọn những sự việc chi tiết đặc sắc cũng như xây dựng tình huống truyện, Lão Xá còn quan tâm nhiều đến việc miêu tả ngoại hình nhân vật.

Nhân vật trung tâm của Loan từ trong nhà là Bao Thiện Khanh, một nhà hoạt động chính trị nhiều thủ đoạn, lắm mưu mô nhưng lại bất lực trong việc giáo dục con cái. Cho nên ông ta đã rơi vào cảnh hai cha con đối mặt nhau ở hai chiến tuyến trên mặt trận đấu tranh trong bối cảnh xã hội đầy những mâu thuẩn. Một nhân vật có tầm cỡ trong “đời sống chính trị”, giàu có và sự khôn ngoan đã làm cho mọi người phải khuất phục. Nhưng người chống lại ông ta đầu tiên lại chính là cô con gái lớn. Xây dựng hình tượng nhân vật như thế cho nên khi miêu tả ngoại hình, nhà văn đã có những nét phác họa hết

sức ấn tương: “Ngắm ảnh mình, lão thấy không thật giống lão. Đúng thế, khuôn mặt béo, mắt to, râu ngắn, và cái thân hình tròn như cái lu, lồ lộ cả ra, nhưng lại hơi thiếu sinh khí…mỗi lần gặp bạn mới, hoặc tiếp kiến các cấp dưới, đôi mắt to của lão sẽ trừng lên một lát, thật sáng, thật to, thật ngơ ngác như thể nom thấy một vật kì quái nào đó, lớp thịt trên má chảy xuống, sau đó từ từ vén lên, từng lớp từng lớp nét cười nồng hậu xuất hiện trong đôi mắt mở to, sau đó trở thành một nụ cười mỉm rất dễ thương. Nụ cười mỉm qua đi, lão mới mở miệng nói, đầu lưỡi hơi uốn lại khiến từ ngữ vo tròn đượm vẻ ngây thơ đáng yêu, tỏ rõ nét chân thực khả ái. Với dáng vẻ này, dù là người băng cũng sẽ bị lão làm cho cảm động ngay tắp lự” [10; 592], “Thứ hai là bộ chân. Chân lão đầy đặn lắm, song lại nhỏ teo. Khi lão bước đến đối điện với một vị tai to mặt lớn hoặc cáo từ, lão biết tận dụng đôi chân của mình một cách vô cùng tài tình khéo léo: Bước ngắn, nhỏ, hơi cong chân, hoặc tiến hoặc lùi, dẻo đáo để. Sự lanh lẹn của phần dưới gây không ít nguy hiểm cho tấm thân phì nộn của lão, song lão biết cách giữ thăng bằng, đồng thời tỏ rõ cái vẻ lanh lợi, khiêm nhường cung kính của lão” [10; 593].

Lão Xá đã dùng nhiều lời văn để miêu tả ngoại hình nhân vật Bao Thiện Khanh. Với giọng văn vừa hài hước hóm hỉnh vừa chân thật tinh tế, cùng với việc sử dung từ ngữ giàu hình ảnh, nhà văn đã làm cho nhân vật hiện lên sinh động cụ thể như chúng ta đang chứng kiến trực tiếp ngoài đời.

Thành công khi miêu tả nhân vật Bao Thiện Khanh là ở chỗ tác giả đã làm nổi bật được bản chất của con người này qua mỗi nét vẽ. Với thân hình, khuôn mặt, nụ cười, đôi chân, dáng vẻ, tác phong, thái độ như thế, người đọc nhận thấy được đây là một con người vừa tỏ ra cao ngạo nhưng lại vừa tỏ ra thân thiện, vừa có vẻ nhút nhát, khiêm nhường, ngây thơ, khéo léo vừa ẩn sâu cái lật lọng bất cần. Tất cả những điều đó rất phù hợp để nhà văn tô đậm bản chất nhân vật.

Còn khuôn mặt của tiến sĩ Mao trong Hy sinh lại khác: “Dáng ông ta không cao, chẳng béo mà cũng chẳng gầy, vừa đủ để vận cái bộ âu phục nghĩa vụ ấy lên, song không được hăng hái cho lắm. Trên đó đặt chiếc đầu nguyên bảo, đầu mọc một ổ tóc đen một cách đầy trách nhiệm, chải đến bóng lộn bằng tinh thần trách nhiệm thái quá…Ông ta quay lưng ra khoảng nắng, thành thử phần dưới mặt hơi tối, vì vùng đó trũng sâu xuống. Hễ nhìn vào vùng tối mà trũng này, tôi liền hớt hải ngó ra cửa sổ, chỉ sợ trời thoắt tối sầm lại” [10; 447]. Tiếp đến nhà văn còn miêu tả: “Gương mặt ông ta, khi tôi thử dò xét, dường như đặc biệt trũng sâu. Từ nơi trũng phát ra một vùng tối, từ từ trùm kín khuôn mặt, giống một đám sương mù. Đôi mắt, vốn đã sâu hun hút, khó mà trông thấy, giờ càng thụt vào sâu hơn, tựa như muốn trốn biến đi. Hàm răng thì suốt ngày cái nọ chen lẫn nhau khe khẽ nghiến vào cái kia” [10; 462]. Tiến sĩ Mao là một trí thức người Trung Quốc thực sự nhưng được học tập ở nước Mỹ, là tiến sĩ Mỹ. Chính vì thế ông ta luôn có thái độ sùng Mỹ, chuộng Mỹ mà quên mất gốc gác của bản thân mình là người Trung Quốc. Điều tồi tệ hơn là ở cách làm việc, cách sống của ông ta thường gây ra sự khó chịu cho mọi người. Quan niệm hi sinh của ông ấy chỉ là một mớ ích kỉ, bảo thủ, phiền não. Cho nên những điều đó đã đẩy ông ta rơi vào bi kịch. Từ dáng vẻ và khuôn mặt, người đọc cứ ngỡ Mao giống như một con rô bốt, một ma nơ canh. Vẻ bên ngoài không béo mà cũng chẳng gầy, không thấp mà cũng chẳng cao, đôi mắt có như không có như đang muốn chạy trốn khỏi khuôn mặt đã gợi lên, sự lỡ cỡ, lưng chừng, thiếu quyết đoán, thiếu tự tin, thiếu sự thấu hiểu đối với mọi người. Với mái tóc mọc một ít tóc đen, khuôn mặt phần dưới hơi tối, trũng xuống đó là những hình ảnh ấn tượng khi nhìn vị tiến sĩ này. Thấp thoáng đâu đó ở khuôn mặt ẩn chứa những dấu hiệu của sự không may mắn, của bóng tối đang dần hiện ra phía trước đường đời ông ta. Vẻ mặt đó còn gợi lên sự bủng beo, u ám, thiếu sức sống, thiếu sự va chạm với mọi

thứ xung quanh. Như vậy có thế thấy miêu tả ngoại hình nhân vật là một yếu tố quan trọng để nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Ở trong truyện Gái kẻ liễu khi miêu tả ngoại hình nhân vật lão Hạ, nhà văn đặc biệt quan tâm miêu tả đôi mắt: “Vành mắt đỏ, con ngươi không phải màu vàng cũng chẳng ra sắc đen, cũng không nói đến xanh, cứ xam xám, lép lép, khi nhìn ai một mực chỉ nhằm đúng chóp mũi” [10; 487]. Lão Hạ lại hiện lên: “Tôi bắt gặp lão Hạ, dưới vành mắt đỏ của lão có mấy nếp cười…- Nói xong lão chớp chớp mắt với tôi, vành mắt đỏ nhúc nhích liên hồi” [10; 493]. Như vậy hình ảnh “vành mắt đỏ” xuất hiện rất nhiều lần. Tại sao tác giả lại chọn màu sắc này để miêu tả đôi mắt của nhân vật lão Hạ. Phải chăng với vành mắt đỏ nhà văn đã gợi sâu sắc thêm cho người đọc về một đời sống tinh thần không thoải mái ở nhân vật này. Lão giàu có nhưng đã ba đời độc truyền, lần này, đến lượt Hạ Liêm, con trai lão, vợ cũng chỉ sinh toàn con gái. Vì vậy gia đình lão Hạ cảm thấy rất không vui, cảm thấy lo lắng và trong tình cảnh đó lão Hạ đang tìm mọi cách để cứu vãn tình thế. Và rồi một sự việc đã xảy ra: Con trai lão quyết định lấy “gái Kẻ Liễu” về làm vợ bé. Tất cả mọi việc đã thay đổi theo chiều hướng xấu bởi người đàn bà nham hiểm này. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại để cho mắt của lão Hạ lúc nào cũng đỏ lên như thế. Đó là biểu hiện của nỗi đau dai dẳng, là sự âu lo, dằn vặt, khắc khoải triền miên, là sự bế tắc ẩn chứa những mất mát...Không chỉ Hạ Liêm, vợ cả, con Hạ Liêm với vợ cả, lão Hạ mà cả người dân hàng xóm cũng bị gái Kẻ Liễu hành hạ một cách không chùn tay. Có lẽ nỗi đau lớn nhất đối với lão Hạ không phải chỉ ở chỗ là không có cháu đích tôn mà còn ở chỗ danh dự, cơ ngơi của gia đình giàu có đã tan nát dưới bàn tay của gái Kẻ Liễu. Cho nên vành mắt của lão lúc nào cũng đỏ lên là điều hết sức dễ hiểu.

Ở phần mở đầu trong tác phẩm Tiên sinh quần bò, Lão Xá viết: “Tàu hỏa ở ga đông Bắc Bình vẫn chưa chạy, vị tiên sinh cùng buồng nằm giường tầng trên, mặc quần bò, đeo kính râm, diện áo sơ mi Tây dương bằng đoạn màu xanh, ngực dắt bút viết chữ tiểu khải, chân dận ủng nhung xanh” [10; 365]. Với ngoại hình, cách ăn mặc khác lạ, màu mè như đi diễn tuồng chúng ta có thể cảm nhân được phần nào tính cách của vị tiên sinh quần bò này. Trong tác phẩm, nhân vật tiên sinh quần bò hiện lên là một kẻ ngô nghê, rối trí chẳng khác gì một tên hề. Anh ta không biết những gì đang diễn ra xung quanh, thậm chí không biết mình là ai, không biết con đường mình đang đi về phía nào và đang đến đâu. Cảm nhận của anh ta về thế giới này trở nên xa lạ và đầy những bất an. Chính vẻ bên ngoài đó đã góp phần để nhà văn lột tả thành công nét tính cách của hình tượng nhân vật này.

Một câu chuyện tình lãng mạn, với cái kết đầy bi thương trong Vi thần

đã mang đến cho người đọc nhiều nỗi cảm thương, tiếc nuối. Ở tác phẩm này ngoài việc sử dựng thành công bút pháp lãng mạn kết hợp với hiện thực, nhà văn đã miêu tả ngoại hình nhân vật, đặc biệt nhân vật nàng, hết sức thành công. Trong con mắt của nhân vật tôi, người con gái hiện lên: “Trong trái tim tôi, nàng vẫn còn nguyên sơ cái vẻ đẹp của thuở mười bảy mười tám: Khuôn mặt trái xoan; mắt mũi thanh thoát tươi tắn; thân hình tầm thước mềm mại, dáng đi nhẹ nhàng, duyên dáng, mớ tóc tết vừa dài vừa đen càng tạo thêm nét quyến rũ của tấm lưng ong” [10; 386]. Qua lớp ngôn từ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp vừa nữ tính vừa mặn mà, sắc sảo của thiếu nữ xuân thì. Cũng từ vẻ bên ngoài đó nhà văn đã rất tinh tế hé lộ cho người đọc nhận biết thêm về chặng đường đời có vẻ không suôn sẻ của cô gái. Sau khi về nước nhân vật tôi tìm gặp lại cô sau bao năm xa cách. Trong con mắt của chàng trai, dung nhan của cô gái hiện lên: “Nàng đã cắt tóc và búi ngược về phía sau, sau gáy cài một chiếc lược màu xanh. Nàng mặc một chiếc áo dài màu phấn hồng,

Tay áo chỉ ngắn đến khuỷu, đôi vai ấy không còn mềm mại như trước nữa. Nàng trang điểm có phần lòe loẹt, trán và đôi mắt đã xuất hiện những nếp nhăn. Thế nhưng nhìn nàng cười tôi vẫn thấy đẹp mê hồn, tuy không thấy còn nét hồn nhiên như xưa nữa” [10; 387].

Ngoại hình nhân vật hiện lên trong cái nhìn của nhân vật tôi đã có sự thay đổi. Cái vẻ đẹp nguyên sơ thanh thoạt mềm mại nhẹ nhàng đã dần biến mất, thay vào đó là những nếp nhăn và sự trang điểm để khỏa lấp những chỗ khiếm khuyết, kém sắc. Cái già nua cùng với sử trải đời đang hiện rõ trên dáng vóc khuôn mặt của cô gái. Sự thay đổi đó đã góp phần lột tả được những biến động trong cuộc đời của cô. Đó không chỉ là sự thay đổi về tuổi tác mà còn là sự thay đổi cả về mặt thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng ẩn chứa nhiều nhất có lẽ là sự thay đổi về số phận. Cho nên khi đọc truyện người đọc không khỏi ngạc nhiên khi nhà văn miêu tả rất thành công số phận đầy những bất hạnh của người con gái đẹp này. Nhìn vào sắc đẹp của nhân vật nàng qua sự quan sát của nhân vật tôi chúng ta cảm nhận được sự mong manh, dễ vỡ, dễ bị dòng đời đầy bão giông cuộn đi bất cứ lúc nào mà không thể cưỡng lại được.

Việc miêu tả trực tiếp ngoại hình nhân vật trong tác phẩm truyện là một thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu đối với mỗi nhà văn khi xây dựng hình tượng nhân vật. Đó là dấu hiệu giúp người đọc dễ dàng nhân biết đặc điểm của từng nhân vật. Cách miêu tả càng chân thực, càng độc đáo thì hình tượng nhân vật càng trở nên sống động.

Bên cạnh miêu tả trực tiếp ngoại hình nhân vật, nhà văn còn sử dụng một số hình ảnh so sánh để làm sâu sắc thêm hình tượng nhân vật.

So sánh là một biện pháp nghệ thuật trong đó việc biểu đạt bằng ngôn ngữ hình tượng, được thực hiện trên cơ sở đối chiếu và tìm ra những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật thuộc tính, đặc điểm của sự vật hiện tượng này qua thuộc tính, đặc điểm của sự vật hiện tượng khác. Phép so sánh thường sử

dụng các từ quan hệ, các liên từ: như, như là, như thế, bằng…đặt giữa hai vế (đối tượng đem ra so sánh và đối tượng được dùng để đối chiếu, so sánh…)

Biện pháp so sánh giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Nhờ sự liên tưởng tài tình của phép so sánh tu từ mà các trạng thái tình cảm trừu tượng, những vấn đề khó nắm bắt, khó đong đếm được diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu và trở nên sâu sắc. Nhà văn thường sử dụng thủ pháp so sánh để xây dựng nhân vật, đặc biệt là miêu tả ngoại hình của nhân vật. Xem đó như một cách để làm sâu sắc thêm nội dung tư tưởng tác phẩm.

Trong cuốn Lão Xá truyện ngắn, nhà văn sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh để miêu tả ngoại hình khá phổ biến. Tùy đặc điểm của từng nhân vật mà tác giả lựa chọn những hình ảnh so sánh phù hợp để xây dựng hình tượng. Điều đó góp phần quan trọng vào việc tạo nên nét cá biệt cho từng nhân vật.

Hình ảnh đôi mắt của gái Kẻ Liễu trong truyện Gái Kẻ Liễu được nhà văn so sánh: “Đôi mắt lồi của chị ta hệt một cặp đèn lồng” rồi sau đó nhấn mạnh “tròng mắt chị ta nhoi ra lồ lộ nom phát khiếp” [10; 498]. Qua một vài

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện Lão xá (Trang 73 - 81)