Miêu tả ngoại cảnh để thể hiện thế giới nội tâm

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện Lão xá (Trang 102 - 115)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Miêu tả ngoại cảnh để thể hiện thế giới nội tâm

Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện và dĩ nhiên gắn liền với cốt truyện là một hệ thống các nhân vật được khắc họa nhiều mặt. Khi triển khai cốt truyện thì nhân vật được khắc họa thông qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng như: các sự kiện, xung đột, ngôn ngữ, ngoại hình, thế giới nội tâm nhân vật…và việc miêu tả ngoại cảnh được xem như một thủ pháp nghệ thuật để diễn tả sâu sắc thêm tâm lí nhân vật.

Như vậy trong tác phẩm truyện, ngoài cốt truyện, nhân vật, lời kể thì miêu tả là một trong những mảng ngữ nghĩa góp phần tạo nên nội dung tác phẩm. Thông thường đoạn miêu tả ngoại cảnh có vai trò như một yếu tố định hướng giúp người đọc hiểu và cảm nhận sâu sắc thêm thế giới nội tâm nhân vật cũng như nội dung câu truyện.

Trong thế giới Lão Xá truyện ngắn, nhà văn đã sử dụng nhiều đoạn văn miêu tả khi xây dựng tác phẩm. Yếu tố này đã mang đến cho tác phẩm màu

sắc trữ tình đằm thắm, tạo thêm chất thơ cho câu truyện. Phổ biến và hấp dẫn nhất là những câu chuyện viết về đề tài tình yêu, nhà văn đã sử dụng rất thanh công việc miêu tả ngoại cảnh để thể hiện nhân vật.

Những đoạn mở đầu của Vi thần, tâm lí nhân vật hiện lên rất tinh tế qua việc tác giả đã dùng nhiều lời văn để miêu tả bức tranh thiên nhiên. Đó là một bức tranh đẹp với nhiều gam màu, xuất hiên trong nhiều khoảng thời gian và không gian khác nhau. Trong con mắt của nhân vật tôi cảnh vật hiện lên: “Màu xanh của đồng ruộng nhẹ nhàng phủ cả lên dãy núi nhỏ dần, như sợ chỉ cần chạm khẽ sẽ tan loãng hết. Tựa hồ như càng lên cao, sắc xanh càng nhạt dần, lên đến đỉnh núi, chỉ còn những đường vân mờ mờ xanh lẫn trong sắc vàng. Cây cối trên sườn núi cũng khoác một màu xanh non mơn mởn, bầu trời sau núi đang ấm dần lên, chẳng thể mà đàn nhạn trời bay thành hàng hót vang khắp nơi? Lan tháng ba ẩn mình sau khe đá vẫn còn chưa trổ hoa…Xa xa vẳng lại tiếng kêu không quá đỗi vui sướng của bầy sơn dương trắng, trong tiếng kêu ấy, phảng phất như có chút gì bi ai. Thỉnh thoảng, một con dê nhỏ chạy lại, chưa kịp mọc sừng đã mọc râu đứng ngơ ngác bên vách đá ngoe nguẩy chiếc đuôi xinh xắn rồi chạy biến đi” [10; 376]. Có đoạn tác giả lại viết: “Tiếng gà kêu từ đằng xa vẳng lại trong nắng xuân có chút gì bi thảm khiến tôi lơ mơ không nhận rõ mọi vật phía trước là thực hay là hư, nó như một sợi kim tuyến làm bằng âm thanh chập chờn giữa mộng và thực” [10; 377]. Đó là những đoạn văn miêu tả giàu cảm xúc làm cho bức tranh thiên nhiên hiện lên với nhiều sắc màu, đường nét, âm thanh và ánh sáng. Nó quyện lại vào nhau dệt thành một khung cảnh mang vẻ đẹp thần tiên lãng mạn. Đặt vào khung cảnh đó là hình tượng nhân vật tôi với tâm trạng nhẹ nhàng thoải mái đang đắm say với thiên nhiên, đang tận hưởng hương vị của thiên nhiên ban tặng. Nhưng nêu đọc kĩ, bên cạnh sự phẫn khích tươi trẻ, tràn ngập cảm xúc lãng mạn yêu đời, người đọc còn cảm nhận được đằng sau bức tranh

ngoại cảnh với những chi tiết “sắc xanh càng nhạt dần”, “trong tiếng kêu ấy, phảng phất như có chút gì bi ai”, “Tiếng gà kêu từ đằng xa vẳng lại trong nắng xuân có chút gì bi thảm”, nhà văn như ngầm báo hiệu một điều gì đó bất ổn, không may có thể xảy ra đối với số phận cuộc đời của nhân vật. Cho nên tâm trạng của nhân vật tôi, bên cạnh niềm vui trìu mến, thảnh thơi chiêm ngưỡng cảnh sắc là nỗi ngậm ngùi pha chút lo lắng về tình duyên, về chặng đường đời phía trước.

Đến đoạn kết của truyện thì mọi chuyện đã rõ, những điều trước đây “úp mở” ở phần đầu tác phẩm bây giờ đã hiện lên: “Mặt trời chếch về phía tây, gió thổi mạnh hơn, mát mẻ hơn, phương đông có mây đen. Ánh xuân trong mộng nhạt nhòa rất nhiều. Tôi đứng lên lại trông thấy đám cây tùng xanh mờ kia. Đứng không biết bao nhiêu. Từ xa xa có những bóng người nhỏ bé chuyển động và những tiếng nhạc nghe rất mơ hồ. Mỗi lúc một gần hơn, không biết bao nhiêu cánh chim trắng hốt hoảng vụt lên, cất tiếng kêu não nuột bay về núi. Tôi trông thấy đã rõ ràng, một đám người bước thấp bước cao, lấm bụi đất. Ba bốn tay trống đi phía trước, mấy bóng áo trắng theo sau, cuối cùng là một chiếc quan tài. Mùa xuân cũng vẫn cứ phải chôn người. Một nắm tiền giấy bay tung lên, như một đàn bướm rơi xuống đồng lúa. Đám mây đen phía đông càng đậm đặc hơn, sắc xanh của hàng liễu cũng sẫm màu, xanh đến thê thảm. Lòng trống rỗng, tôi chỉ nghĩ đến đôi hài nhỏ bé màu xanh kia giống như hai chiếc lá mơ màng trong giấc xuân mộng trên cây, mãi mãi sống trên đời” [10; 397].

Qua trích đoạn trên người đọc dễ dàng cảm nhận được đây là bức tranh thiên nhiên mùa xuân nhưng khác với đoạn mở đầu nó trở nên ảm đảm thê lương, thiếu nhựa sống. Lồng vào cảnh vật là cảnh đưa đám càng làm cho khung cảnh trở nên tiêu điều thê lương. Nhân vật tôi đang chứng kiến hay nói cách khác là đang đưa tiến người mình yêu về nơi an nghỉ

cuối cùng. Trước tình cảnh đó trong con mắt của nhân vật tôi chỉ thấy “phương đông có mây đen”, “ánh xuân trong mộng nhạt nhòa”, “cánh chim trắng hốt hoảng vụt lên, cất tiếng kêu não nuột”, “đám mây đen phía đông càng đậm đặc hơn, sắc xanh của hàng liễu cũng sẫm màu, xanh đến thê thảm”. Nhà văn tạo dựng khung cảnh mang ý nghĩa nghệ thuật như thế có ý nghĩa hết sức quan trọng để làm nổi bật tâm trạng nhân vật tôi. Trái tim của chàng trai lúc này ẩn chứa một nỗi đau tê điếng, nỗi tuyệt vọng, bi quan dâng trào nhuốm lên cả cảnh vật. Cái hốt hoảng của cánh chim hay chính là cái hốt hoảng của lòng người trước cảnh tượng đau lòng kia. Màu đen bủa vây cả khung cảnh mùa xuân cũng như đang vây bủa cả lòng người. Cái chết của cô gái kia quả thực đang đẩy chàng trai vào bi kịch của cuộc đời, anh ta đang loay hoay trong bóng tối mà không tìm được hướng ra. Mượn cảnh vật nhà văn đã diễn tả rất thành công vẻ đẹp tâm hồn của chàng trai. Đó là một trái tim đa cảm với một tình yêu chân thành, trong sáng, mãnh liệt nhưng nhuốm sắc màu bi thương.

Khi diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi trong Hi sinh nhà văn Lão Xá đã miêu tả một bức tranh cảnh lồng cảnh, tình lồng tình rất độc đáo: “Đó là vào một ngày thu đẹp trời, lá cây vừa phơn phớt nhuốm vàng; lũ bướm vẫn tung tăng nô giỡn với vô số hoa thu. Đó là một loại thời tiết đặc biệt. Ngồi trong nhà thì bứt rứt, dường như bên ngoài đang có thứ gì đó vẫy gọi anh, nhưng ra phố thì chẳng có việc gì đáng làm; gây người ta cái cảm giác làm việc đáng tiếc, mà ở yên cũng đáng tiếc. Chính tôi đang lâm vào cái cảnh tiến thoái lưỡng nan như vậy, mắt trông thấy ánh nắng thu tràn ngập ngoài song cửa, tôi những muốn bay vút vào không trung xanh thẳm; nghĩ tiếp nữa, bay lên đó để làm cái gì chứ?. Đứng lên, rồi lại ngồi xuống, không biết bao nhiêu lần, y hệt lũ bướm ngoài kia cất cánh vù lên cao rồi tiếp tục đậu xuống. Sắc thu khiến cả lũ bướm lẫn con người rạo rực ngây ngất vô duyên cớ” [10; 444].

Từ cảnh, người đọc hiểu thêm tâm trạng của nhân vật, rồi từ dòng tâm trạng cảnh lại được soi chiếu. Những hình ảnh đầy chất thơ đã làm ngân lên điệu tâm hồn, dòng cảm xúc cũng như diễn biến tâm trạng hết sức phức tạp của nhân vật. Đó là nét tâm trạng vừa hân hoan đầy khao khát đầy cảm xúc muốn hòa mình vào mùa thu lại vừa ái ngại, chần chừ, do dự không muốn hướng ra không gian rộng lớn bên ngoài. Nó giống như những cánh bướm vừa cất cánh bay lên vừa lại đậu ngay xuống. Đó là cái rạo rực ngây ngất có chừng mực của nhân vật tôi khi đang có ý tưởng làm một điều gì đó nhưng vẫn thiếu tính quyết đoán.

Xây dựng khung cảnh, miêu tả bức tranh thiên nhiên là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng tác phẩm truyện. Nó giống như một thứ gia vị để làm tăng thêm cảm xúc cho người đọc, đồng thời nó là chất men có tính chất xúc tác kết thêm giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm. Đọc bất cứ tác phẩm truyện nào chúng ta đều thấy yếu tố miêu tả ngoại cảnh luôn xuất hiện. Điều đó chứng tỏ trong một chừng mực nào đó, khung cảnh thiên nhiên xuất hiện như một hình tượng nhân vật bổ sung làm phong phú thêm cho nội dung, chủ đề của tác phẩm.

Nhân vật tôi trong Trăng non là một cô gái phải chịu nhiều nỗi đau và gặp không ít những bất hạnh. Cha mất sớm, hai mẹ con sống với nhau trong sự thiếu thốn đủ bề. Do cuộc sống mưu sinh mẹ trở thành gái bán hoa, con cũng không thoát khỏi con đường đầy bi kịch đó. Song song với việc xây dựng hai nhân vật này là hình ảnh trăng non. Một hình ảnh thiên nhiên xuất hiện xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm. Trong sự cảm nhận của nhân vật tôi trăng non hiên lên mang nhiều dáng vẻ với nhiều cảm xúc: “Lần thứ hai ấy, vầng trăng non mang hơi lạnh, quả thực là mang hơi lạnh. Vầng trăng non trong đám mây của tôi thật là chua xót và đau đớn, quầng sáng vàng nhạt yếu ớt ấy chiếu lên nước mắt của tôi” [10; 521], khi thì trăng non hiện lên: “Mẹ!

Mẹ nhìn trăng non kìa, hôm bố chết, nó cũng nghiêng nghiêng thế này. Tại sao chị trăng kia cứ nghiêng mãi thế hả mẹ?” [10; 526]. Có đoạn tác giả lại miêu tả: “Trái tim tôi giống - vẫn giống vầng trăng non kia, chỉ sáng được một khoảnh khắc, còn bóng tối là vô hạn” [532]. Trăng non lại hiện lên, đó là lần: “Tôi đã dám đi trong sân trường, một vầng trăng non ngày xuân đang treo trên bầu trời. Tôi nhận ra vẻ đẹp của nó. Bầu trời xanh thẫm, không một gợn mây. Vầng trăng non ấy sáng trong mà dịu dàng, khe khẽ thả một chút ánh sáng mềm mại trên cành liễu” [10; 542]. Một nét khác biệt khi hình ảnh trăng non lại xuất hiện: “Trăng non đột nhiên bị mây che kín, tôi nhớ lại bản thân. Tôi mất vầng trăng non ấy, cũng mất luôn cả bản thân” [10; 543].

Bằng nghệ thuật nhân hóa, nhà văn đã miêu tả rất thành công làm cho hình ảnh trăng non hiện lên sinh động và giàu sức biểu cảm. Trăng ẩn vào trong đám mây, có khi bị mấy đen che kín, ánh sáng của nó thật yếu ớt, chỉ sáng được một khoảnh khắc còn bóng tối là vô hạn. Với sự xuất hiện của trăng non như vậy người đọc đã cảm nhận được nỗi niềm tâm trạng của nhân vật tôi. Phải chăng đó là nỗi lo lắng về số phận cuộc đời. Nó báo hiệu gần như thường xuyên những điều không may có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thứ ánh sáng yếu ớt và những đám mây che kín kia mang dáng dấp như đường đời phía trước cuộc đời của cô gái. Cô biết điều đó nhưng không thể thoát ra được. Có một dấu hiệu đáng mừng khi trăng non xuất hiện vào ngày xuân với những gì đẹp đẽ nhất của nó, một vầng trăng sáng trong và dịu dàng, nhưng vẻ đẹp đó chỉ một lần xuất hiện. Niềm vui niềm hạnh phúc, niềm hi vọng thật quá mong manh, ánh sáng chỉ lóe lên, những điều tồi tệ nhất lại hiện hữu. Cô bàng hoàng nhận ra một thực tế: “Tôi mất vầng trăng non ấy, cũng mất luôn cả bản thân”. Hình ảnh trăng non xuất hiên có khi như người bạn đang chứng kiến, chia sẻ những nỗi niềm của nhân vật tôi. Như vậy mỗi lần trăng non xuất hiện là mỗi lần tâm trạng của nhân vật tôi lại thay đổi. Điều đó làm cho

bức tranh thiên nhiên hiên lên trong câu truyện mang ý nghĩa biểu tượng rõ nét. Xét ở mọi góc độ trăng non mang bóng dáng số phận cuộc đời và ở một khía cạnh nào đó là hình ảnh để chỉ ước mơ niềm khao khát của nhân vật tôi. Miêu tả trăng non nhà văn đã tạo nên sự tương giao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Mang đến cho thiên nhiên một thế giới- thế giới con người.

Từ sự xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm, hình ảnh trăng non không chỉ là hình ảnh của cảnh vật thiên nhiên đơn thuần mà là hình ảnh quan trọng để nhà văn làm cho thế giới nhân vật trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Và cũng từ hình ảnh trăng non mà chất thơ của câu truyện đã mang đến rất nhiều cảm xúc cho người đọc.

Với bút pháp giản dị, sự quan sát tinh tế từ nhiều góc nhìn, nhà văn đã miêu tả bức tranh ngoại cảnh hiện lên sinh động, hấp dẫn. Sự xuất hiện của những đoạn tả cảnh không chỉ làm cho tác phẩm thêm chất thơ, giàu chất trữ tình mà còn góp phần quan trọng trong việc diễn tả thế giới nội tâm nhân vật.

KẾT LUẬN

1. Văn học Trung Quốc hiện đại được đánh dấu bởi những tên tuổi lớn như Lỗ Tấn, Ba Kim, Trương Khải Siêu, Mao Thuẫn, Mạc Ngôn, Giả Bình Ao…Những nhà văn đó đã tạo ra những bước đột phá gắn tên tuổi của mình với những thành tựu hết sức lớn lao, góp phần đưa nền văn học Trung Hoa hiện đại vươn lên một vị thế mới trong nền văn học nhân loại.

Trong số những nhà văn tạo dựng nên những giá trị lớn lao đó, phải kể đến nhà văn Lão Xá, một con người sống bôn ba khắp nơi, cuối đời rơi vào bi kịch đến phải tự tử. Nhưng những sáng tác của ông để lại rất chân thật, phong phú và giàu tính nhân văn. Đó là những trang viết giàu tính hiện thực về cuộc sống của người dân Trung Quốc những thập niên đầu thế kỉ XX.

2. Truyện ngắn và truyện vừa của Lão Xá đã phản ánh khá đầy đủ cuộc sống người dân nghèo. Bằng khả năng quan sát cùng với tài năng, sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm, nhà văn đã thể hiện thành công những vấn đề về số phận con người. Cho dù phải rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào thì khát vọng sống của người dân Trung Hoa vẫn rất mãnh liệt. Chính vì vậy tác phẩm truyện của ông không chỉ giàu giá trị hiện thực mà còn chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc.

Trong Lão Xá truyện ngắn, nhà văn đã thể hiện cái nhìn nghệ thuật về con người từ nhiều góc độ khác nhau. Ông thường đặt nhân vật của mình vào một hoàn cảnh đầy bi kịch để đi sâu khám phá số phận. Nhìn chung họ đều rơi vào trạng thái cô đơn, quẩn quanh, bế tắc, bị bao bọc bởi cái nghèo, cái đói. Thực trạng này cứ lặp đi lặp lại trong mỗi tác phẩm, trở thành một thủ pháp nghệ thuật để Lão Xá tô đậm hiện thực cuộc sống của người dân Trung Quốc trong mấy thập niên đầu thế kỉ XX.

Thông qua quan niệm nghệ thuật sâu sắc, độc đáo về con người, nhà văn đã xây dựng một thế giới nhân vật phong phú gắn liền với nhiều kiểu loại người khác nhau trong một xã hội đầy tranh tối, tranh sáng, đang tìm những bước đi ban đầu để thoát khỏi bóng đêm.

Xây dựng thế giới những người giàu có, nhà văn đã mang đến cho người đọc một cái nhìn sinh động về kiểu loại nhân vật này. Có nhân vật người giàu sống tình nghĩa thương người dân nghèo, thậm chí còn hi sinh cả tính mạng vì quyền lợi của họ. Ngược lại có những kẻ giàu có nhưng tâm hồn

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện Lão xá (Trang 102 - 115)