Nhân vật người dân nghèo

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện Lão xá (Trang 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Nhân vật người dân nghèo

2.3.2.1. Trí thức nghèo

Thường thì mỗi nhà văn đều có hướng lựa chọn cho mình một đề tài tâm đắc mang tính chất sở trường để phản ánh hiện thực cuộc sống. Chính vì vậy, thế giới nhân vật trong tác phẩm của họ cũng thường gắn với một lớp người cụ thể nào đó trong xã hội. Riêng Lão Xá thì khác, bên cạnh những tác phẩm phản ánh đời sống của dân nghèo thành thị, tầng lớp quan chức, thương gia giàu có, người phụ nữ nghèo, học sinh sinh viên còn có đối tượng được phản ánh khá hấp dẫn trong những sáng tác của ông là người trí thức nghèo.

Trong Lão Xá truyện ngắn nhân vật trí trức nghèo xuất hiện không nhiều nhưng để lại dấu ấn đặc biệt, mang đến cho người đọc nhiều điều thú vị.

Lão Xá đã có những khoảng thời gian dạy học ở nhiều nơi nên đã có cái nhìn sâu sắc, tinh tế về những người làm nghề dạy học ở Trung Quốc trong những thập niên đầu thế kỉ XX. Sự từng trải đó đã giúp cho nhà văn xây dựng được một thế giới nhân vật người trí thức mang một cảm quan thẩm mĩ riêng.

Các nhân vật trí thức xuất hiện trong tác phẩm chủ yếu làm nghề dạy học. Nhưng với cách xây dựng nhân vật đầy sáng tạo, Lão Xá đã làm cho thế giới nhân vật người trí thức hiện lên phong phú, hấp dẫn.

Ở thế giới nhân vật này, nhà văn Lão Xá đã phản ánh được khá nhiều vấn đề về đời sống vật chất lẫn tinh thần ở họ. Nhìn chung người trí thức trong truyện của ông đều phải chịu đựng những nỗi đau bi kịch. Điều dễ nhận thấy là tấn bi kịch đó cứ dai dẳng bám siết họ như hình với bóng, đẩy họ vào nỗi đau khổ, tuyệt vọng.

Trong truyện Vi Thần, nhân vật tôi đi học, ra trường rồi làm nghề dạy học, sự học đối với anh ta là không ngừng nghỉ. Sau khi nhận chức hiệu trưởng của một ngôi trường tiểu học, anh ta lại tiếp tục ra nước ngoài để học thêm. Tri thức ngày càng giàu có, đường công danh cứ thế rộng mở. Có điều rất đặc biệt là ở con người trí thức tưởng chừng như chỉ có biết học tập và làm việc này lại mang theo một gánh nặng về đường tình ái. Một mối tình diễm lệ, trong sáng ấp ủ từ thuở thiều thời và được nuôi dưỡng trong cả thời gian học tập và làm việc. Nhà văn đã khéo léo xây dựng tình huống để cho nhân vật tôi từ biệt mái trường, từ biệt người con gái trong sáng để ra nước ngoài. Cuộc chia tay này đã tạo nên bước ngoặt cho chặng đường đời của đôi tình nhân.

Giữa cái được và cái mất mà tác phẩm thể hiện đều tập trung qua hai nhân vật này. Nhân vật tôi được đi học, thêm kiến thức, được trải nghiệm, được mở rộng tầm mắt, để phục vụ cho công việc sau này nhưng cái mất lớn nhất lại là một mối tình dang dở. Đây có thể xem là bi kịch lớn nhất trong cuộc đời anh ta. Thế nhưng nhân vật của Lão Xá lại gần như mơ hồ trong việc nhận thức về điều đó. Có thể thấy anh ta không mảy may có một sự toan tính. Không nhận ra giữa cái được và cái mất anh ta ngỡ là mình sẽ có tất cả: sự nghiệp, công danh, học vấn và cả tình yêu. Phải chăng đây mới chính là bi kịch lớn nhất cuộc đời của một trí thức nghèo. Đẹp nhất trong tác phẩm là hình ảnh chàng trai tìm mọi cách kéo cô gái ra khỏi bể khổ trở về với những giá trị đích thực của cuộc sống, anh ta đã luôn ở bên cạnh cô gái và lắng nghe được những lời trái tim của cô, ở bên cô cho đến khi cô từ biệt cõi trần.

Không dừng lại ở đó, câu chuyện còn mang đến cho người đọc niềm cảm thương sâu sắc đối với nhân vật cô gái trong tác phẩm. Cũng là một trí thức, làm nghề dạy học, được học hành đến nơi đến chốn nhưng do đồng lương ít ỏi, hoàn cảnh gia đình trở nên khốn khó, cha mẹ qua đời, cuộc sống nghèo khó đã đẩy cô ta vào thế đường cùng, trở thành gái lầu xanh sống nhơ bẩn và có phần tàn nhẫn. Sau khi gặp lại chàng trai, cô ta như câm lặng cố vùi chôn đi tất cả, trốn tránh buông xuôi tất cả, cô ta tự chối bỏ mình chối bỏ quá khứ. Cô ta cảm thấy không xứng đáng với bản thân mình, không xứng đáng với tình yêu, sự cảm thông. Để giải thoát cho nhân vật không có cách nào khác nhà văn đã để cho nhân vật được chết trên nền cảnh một mối tình nhuốm màu sắc lãng mạn.

Cái chết của nhân vật đã tạo nên nỗi ám ảnh sâu sắc. Phải chăng trong bối cảnh xã hội như thế, việc nhà văn để nhân vật của mình tìm đến cái chết như một sự tất yếu. Chính vì vậy thông qua nội dung câu truyện, nhà văn Lão Xá muốn mang đến cho người đọc cái nhìn chân thực về cuộc sống, để rồi dễ dàng đồng cảm với số phận của những kiếp sống nghèo khổ.

Ở truyện ngắn Hi sinh, tác giả đã xây dựng cốt truyện xoay quanh ba nhân vật: tôi, Mao tiên sinh và nhân vật Mai. Trong tác phẩm Mao tiên sinh được nhà văn tập trung khắc họa để làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Những mâu thuẩn trong con người này và rộng hơn là trong vĩ tầm của cả xã hội được thể hiện hết sức sinh động.

Tiến sĩ Mao thường ca ngợi tôn sùng văn hóa văn minh nước Mỹ bởi vì ông ta ít nhiều được học ở đây mặc dù “ông ta không phải hạng du thủ du thực ở Thượng Hải cũng chẳng lớn lên tại Mỹ, không hoàn toàn giống người Trung Quốc cũng chẳng y chang người nước ngoài” [10; 450], thậm chí “ông ta như không thể có gốc rễ” [10; 451]. Đang sống ở mảnh đất Thượng Hải mà tâm trí của tiến sĩ Mao lại hướng hoàn toàn về nước Mỹ, đến nỗi nhân vật tôi

phải thốt lên: “Mấy năm sống ở Harvard đã giúp ông ta có được chút tinh thần Mỹ ấy, điều này tôi đã rõ. Tôi chỉ không hiểu: lẽ nào ông ta không phải sinh ra ở Trung Quốc? Gia đình ông ta không phải gia đình Trung Quốc sao? Ông ta không sống ở Trung Quốc-trước khi sang Mỹ ít nhất đến chừng hai mươi tuổi sao? Tại sao không hiểu, và thờ ơ với Trung Quốc đến thế?” [10; 460]. Trước khi đến dạy học ông ta đã yêu cầu nhà trường phải kí hợp đồng theo tinh thần Mỹ mà ông ta đã tiếp thu được. Bản hợp đồng của ông ta “gồm Trung văn, Anh văn, mỗi thứ một bản, tuy rằng trường học lại toàn người Trung Quốc. Có lẽ tiến sỹ Mao không tin tưởng người Trung quốc cho lắm. Họ kể “hợp đồng viết rằng trong vòng ba năm không bên nào được rút chân, không được đòi tăng lương, cũng không cho phép cắt giảm lương. Hai bên kí tên đúng tinh thần Mỹ. Nhưng làm được một năm, chẳng phải sắp xếp nghỉ hè rồi ông ta đòi tăng lương, bằng không hết hè ông ta không trở lại nữa” [10; 464]. Cách ứng xử của một vị tiến sỹ là hết sức tùy tiện và ích kỉ, đúng là “Khi lập hợp đồng là theo tinh thần Mỹ, khi phá vỡ hợp đồng thì theo tinh thần Trung Quốc”, như vậy chẳng khác gì tiến sĩ giấy. Lời văn giản dị, tính chất trào phúng nhẹ nhàng, từ câu chuyện nhà văn đã mang đến cho người đọc những phát hiện thú vị. Vị tiến sĩ này gần như đã tự đánh mất mình. Những điều ông ta học được ở Mỹ biến ông ta trở thanh kẻ tầm thường. Và như thế, trở về Trung Quốc tiến sĩ Mao biến mình thành kẻ lạc lõng. Câu chuyện như một thông điệp mà nhà văn muốn nói với người đọc rằng: Khi con người chưa thực sự am hiểu một cách sâu sắc văn hóa truyền thống và văn minh hiện đại mà lại đem vào áp dụng, ứng xử trong cuộc sống thì rất dễ mắc phải những sai lầm. Những sai lầm đó thậm chí còn có thể biến con người thành kẻ lạc lõng, vô nghĩa lí.

Nhan đề của truyện là Hi sinh đã ẩn chứa trong đó tính chất bi hài của hình tượng nhân vật tiến sĩ Mao. Sau kỳ nghỉ hè, Mao đã có bạn gái và quyết

định đi đến hôn nhân. Sau ba tháng chung sống Mao đã hi sinh tất cả: “Dành dụm tiền, bảo hiểm, tan dạy liền về nhà với cô ta, ngủ sớm, nhiều nữa! Phàm những việc tôi thấy nên làm, tôi đã làm đủ hết, cô ta chẳng hiểu, cô ta không trân trọng…Đàn bà chẳng hiểu đàn ông gì sất! Đính hôn kết hôn đã tốn bao nhiêu tiền, lẽ nào cô ta không hiểu? Kết hôn nghĩa là hai bên nam nữ phải hi sinh, cô ta đã hi sinh cái nào?” [10; 479]. Vẻ câm lặng của người đàn bà cùng với thái độ của nhân vật tôi: “Nhưng tôi nghĩ bụng, kết hôn mới hơn ba tháng cô ấy đã bỏ trốn, ắt cô ấy thực sự không chịu nổi rồi; ắt hẳn cô ấy cũng nhận ra rằng con người này hết hi vọng cải tạo. Cuộc sống ngục tù trong ba tháng đã khiến người ta cạch tới già” [10; 481], đã nói lên được nhiều điều.

Như vậy có thể thấy hi sinh của tiến sĩ Mao là sự hi sinh không đúng nghĩa, đó chẳng qua là thói ích kỉ bị Mao hiểu nhầm hoặc cố tình hiểu nhầm, hay cũng có thể hiểu cách khác Mao đã không hiểu được bản chất của từ hi sinh. Ông ta dường như chỉ nghĩ đến bản thân mình với thái độ luôn luôn tự mãn: “Tôi là tiến sĩ Harvard, tôi là giáo sư đại học!... Một tiến sĩ nước Mỹ, anh phải biết chiếm sức nặng trong lòng phụ nữ lắm đấy!”. Thậm chí Mao còn nói: “Đã lấy bất cứ ai, thì thuộc về người ấy, huống hồ lại lấy một tiến sĩ? Từ vòng tay một tiến sĩ mà bỏ đi là không tự trọng, không có phẩm giá!” Từ chỗ đó mà cách ông ta suy nghĩ và hiểu về tình yêu cũng khác: “Vì chúng ta động não, nên chúng ta biết “yêu” thế nào, người hạ đẳng không hiểu nổi!”. Yêu với ông ta luôn gắn liền với giá trị vật chất, với thói vị kỉ, gắn liền với thái độ tự mãn. Mao đã không thể nhận ra được điều đó cho nên ông ta đã rơi vào bi kịch. Trạng thái hoang tưởng ngày càng trầm trọng, lúc nào ông ta cũng nghĩ cô vợ sẽ quay về: “Tôi về đây, có lẽ cô ấy sẽ trở lại. Tôi mà cô ấy tôi nhất định quay về. Chắc cô ấy cũng muốn thế…Tôi nghĩ cô ta sẽ quay về…”. Bi kịch nhân vật được nhà văn xây dựng không nằm ở chỗ do sự thiếu thốn từ những giá trị vật chất mà ở vấn đề tư tưởng, quan niệm sống, nếp suy nghĩ. Một vị tiến sĩ được

đào tạo ở nước Mỹ, là giáo sư, học rộng nhưng lại biết ít về cách ứng xử, về văn hóa sống, không biết dung hòa những mối quan hệ, không nhận thức được giá trị đích thực của cuộc sống. Chính những điều đó đã biến anh ta trở thành kẻ cô đơn lạc loài giữa chốn đông người, thậm chí còn tồi tệ hơn nữa, cuối cùng: “ông ta vẫn trong bệnh viện dành cho người điên!” [10; 484]. Sự điên của nhân vật Mao là hệ lụy của bi kịch con người tự đánh mất mình, tách mình ra khỏi môi trường sống, môi trường văn hóa quen thuộc.

Cũng viết về người trí thức, những nhân vật trong Thiện nhân, Loạn từ trong nhà không được nhà văn xây dựng thành nhân vật chính, nhân vật trung tâm giống như trong Vi thần hay Hi sinh. Chỉ bằng một vài phác thảo, người đọc vẫn cảm nhận được một cách đầy đủ số phận, tính cách ở họ. Phương tiên sinh trong Thiện nhân là một ví dụ. Làm nghề dạy học, vợ đột ngột qua đời, bị phụ huynh học sinh đối xử hèn hạ tiểu nhân, ông ta trở thành kẻ thất nghiệp. Trong con mắt của Mục Phương Trinh ông thầy này chẳng khác gì một kẻ ăn mày.

Ở nhân vật Phương tiên sinh, nhà văn tập trung hướng người đọc đến nỗi bất hạnh của người trí thức không chỉ dừng lại ở sự thiếu thốn về vật chất, sự cô đơn đến câm lặng mà cái chính là nhà văn đi sâu làm nổi bật nỗi đau bị sỉ nhục, bị coi thường, bị bỏ rơi trong hoàn cảnh bế tắc. Đây là nỗi đau thấm thía nhất bởi vì là một ông giáo dạy chữ dạy người lại bị đối xử như thể kẻ khố rách áo ôm. Có thể thấy bi kịch của người trí thức Phương Tiên Sinh cũng là bi kịch chung của những người trí thức nghèo trong xã hội.

Lão Xá viết khá nhiều về đối tượng học sinh, sinh viên nhưng trong tập Lão Xá truyện ngắn, đề tài này chỉ xuất hiện ở một số tác phẩm. Bóng dáng của nhân vật con gái của Bao Thiện Khanh trong Loạn Từ trong nhà là một ví dụ. Nhân vật này xuất hiện đã mang đến cho người đọc cái nhìn đầy đủ hơn về hiện thực đất nước Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX. Đó là

phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên nổ ra mạnh mẽ nhằm chống lại kẻ bán nước mà Bao Thiện Khanh là một trong số đó.

Tính chất bất ngờ, thú vị của câu chuyện ở chỗ, người đứng đấu phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên lại chính là con gái của ông ta. Đó không chỉ là những mâu thuẩn trong một gia đình mà còn là mâu thuẩn xung đột giữa hai thế hệ, giữa cái mới với cái cũ, giữa cái tiến bộ với cái bảo thủ, giữa cái tốt đẹp với cái đê hèn. Nhân vật trí thức là cô con gái Bao Thiện Khanh xuất hiện rất ít trong tác phẩm nhưng phần nào thể hiện được niềm tin của tác giả vào vai trò của người trí thức, của thể hệ trẻ trong việc giải quyết mâu thuẩn để đưa đất nước Trung Hoa thoát khỏi khủng hoảng.

2.3.2.2. Dân nghèo thành thị

Bên cạnh viết về người trí thức nghèo, đề tài dân nghèo thành thị cũng được nhà văn Lão Xá đặc biệt quan tâm. Có khá nhiều tác phẩm hay viết về đề tài này tuy nhiên trong tập Lão Xá truyện ngắn, người biên soạn chỉ giới thiệu một số truyện. Dù số lượng có hạn nhưng nếu đọc kĩ chúng ta có thể khám phá được rất nhiều điều lí thú.

Như chúng ta đã biết hình ảnh người dân nghèo xuất hiện trong tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn rất nhiều. Nếu như khi khắc họa người nông dân Lỗ Tấn đặc biệt khám phá cái nghèo nàn, đói rách về vật chất và sự u mê về mặt tinh thần, đó là những con người nhỏ nhoi, thấp hèn và còn mang nặng tư tưởng cổ hủ kiểu Trung Hoa thì Lão Xá lại đặc biệt quan tâm đến người dân nghèo thành thị ở phương diện nghèo đói cơ cực trên con đường tìm kế sinh nhai. Họ sống cô đơn ngay giữa đồng loại của mình vì không tìm được sự cảm thông.

Khi viết về đề tài này ông rất quan tâm đến việc khắc họa không gian sống cũng như điều kiện sinh hoạt để tô đậm sự vất vả của họ. Đọc Tường lạc đà, người đọc dẽ dàng nhìn thấy những người dân nghèo đang tập trung ở

thành phố Bắc Bình để tìm việc, tìm cái ăn, cái mặc. Họ là những người lao động nghèo. Cuộc sống của họ gắn liền với những công việc nặng nhọc, phải bươn chải suốt ngày đêm để kiếm sống. Đây là nơi tập trung của những người kéo xe thuê, nói chính xác họ thuê xe tay của chủ để chở người kiếm tiền. Hoàn cảnh đó nói lên rằng họ không có tư liệu sản xuất. Sức lao động mà họ đổ ra không phải cho họ mà là cho những ông chủ giàu có. Phản ánh diều đó nhà văn đã khái quát được bức tranh hiện thực về quan hệ xã hội lúc bấy giờ của đất nước Trung Quốc. Đó là sự phân hóa giàu nghèo hết sức sâu sắc, với những mối quan hệ chủ-tớ, người giàu-kẻ nghèo, kẻ ngồi mát ăn bát vàng-

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện Lão xá (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w