Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 96 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
96
Dung lượng
623,61 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
NGUYỄN CHÚC LÝ
MSSV: 6116188
ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
STENDHAL
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: TS.ThS.GV. LÊ NGỌC THÚY
Cần Thơ - 11/2014
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1. THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1 Thời đại
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ XIX
1.1.2 Bối cảnh văn hóa tinh thần
1.2 Tác giả
1.2.1 Cuộc đời
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác (sẽ nhấn mạnh đối tượng nghiên cứu của mình là truyện ngắn)
CHƯƠNG 2. SỰ ĐA DẠNG VỀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
STENDHAL
2.1 Sự đa dạng về tầng lớp
2.1.1 Tầng lớp thượng lưu quí tộc
2.1.2 Tầng lớp tư sản
2.1.3 Tầng lớp bình dân
2.1.4 Tầng lớp tu sĩ
2.2 Sự đa dạng về tính cách
2.2.1 Nhân vật phản diện
2.2.2 Nhân vật chính diện
2.2.3 Nhân vật trung gian
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
3.1 Vài vấn đề về đặc trưng của nhân vật lãng mạn
3.1.1 Hướng tới cái phi thường
1
3.1.2 Cô đơn và số phận bi kịch
3.2 Xây dựng nhân vật qua các thủ pháp nghệ thuật
3.2.1 Xây dựng nhân vật qua biện pháp đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
3.3 Xây dựng nhân vật trong mối quan hệ với tình huống truyện
3.3.1 Vai trò của tình huống truyện trong truyện ngắn
3.3.2 Nhân vật trong tình huống truyện (tình huống bi hài, tình huống mâu thuẫn, tình
huống bất ngờ, tình huống ngang trái...)
2
MỞ ĐẦU
1. lí do chọn đề tài
Thế kỷ XIX văn học phương Tây xuất hiện hai trào lưu văn học chủ yếu là chủ
nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán (réalisme), trên dòng phát triển của
nền văn học nghệ thuật hiện thực thế giới, chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỷ XIX đã
là bước phát triển cao nhất trong thời đại tư bản chủ nghĩa, và nó được xem như “tiền
thân trực tiếp” của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cho tới ngày nay, nó đã cung
cấp cho kho tàng văn học loài người hàng loạt những tác gia và tác phẩm xuất sắc, hết
sức phong phú và đa dạng, đặc biệt là về thể loại tiểu thuyết.
Balzac và Stendhal hai đại biểu cho hai dòng tiểu thuyết phong tục và tiểu
thuyết tâm lý, có thể được coi như những điển hình tập trung của nền văn học phê phán
cổ điển của phương Tây. Engels thì gọi Balzac là “một bậc thầy của chủ nghĩa hiện
thực”. Tuy nhiên, Stendal lại được coi như người mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực phê
phán, bậc thầy lớn của tiểu thuyết tâm lý, một trong những kiện tướng của trào lưu chủ
nghĩa hiện thực phê phán trong văn học thế giới. Nói về Stendhal, nhà đại văn hào hiện
thực xã hội chủ nghĩa Macxim Gorki viết: “Nếu có thể so sánh tác phẩm của Stendhal
với những bức thư, có lẽ đúng hơn phải gọi những tác phẩm đó là những bức thư cho
tương lai”.
Stendhal đã gặt hái thành công nhiều trên văn đàn với những tác phẩm tên tuổi
sống mãi với thời gian mà trong đó điển hình là tác phẩm “Đỏ và Đen” đã đánh dấu
cho sự xuất hiện của ông trên văn đàn thế giới, rồi đến “Tu viện thành Parmơ” cùng
nhiều những tác phẩm khác. Bên cạnh đó ông cũng thử sức mình với vĩnh vực truyện
ngắn và cũng gặt hái được thành công không kém những tác phẩm kinh điển của ông,
với những thành công ấy đã để lại trong lòng người đọc một Stendhal đầy tài năng,
Stendhal đã tái hiện một cách chân thật và sinh động xã hội quý tộc, tư sản lúc bấy giờ.
Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật “vỡ mộng” Stendhal đã để lại ký ức rất sâu sắc
trong người đọc về tác phẩm của mình.
Để góp phần tri ân đến những cống hiến thầm lặng mà nhà văn đã đem lại
những hương thơm cho cuộc đời cũng như biết thêm nhiều về Stendhal và các tác
3
phẩm của ông và hơn thế nữa muốn thử sức bản thân nên tôi đã mạnh dạng chọn đề tài
“Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Stendhal”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Stendhal lúc còn sống, ít được sự qua tâm của những người cùng thời. Giới
nghiên cứu và phê bình văn học lặng thinh hoặc hạ thấp giá trị của ông vì ông đã đi
ngược lại những tiêu chuẩn văn học, mỹ thuật được số đông công nhận thời bấy giờ.
Nhưng sau khi ông mất thì các tác phẩm của ông lại được đánh giá cao ở nhiều thể loại
đặc biệt là tiểu thuyết. Tính thống nhất của tiểu thuyết Stendhal không phải ở sự tiếp
nối hay liên kết, mà ở “hằng số đề tài”. Trong đó, nổi lên đề tài “truy tìm hạnh phúc”,
cũng là một trong những ý nghĩ trung tâm của bản thân Stendhal. Nhân vật chính trong
tiểu thuyết của ông là những người trẻ tuổi có khả năng “cảm thấy những hạnh phúc
của tiền tài và hư vinh”. Con người có khuynh hướng tự nhiên vươn tới hạnh phúc,
nhưng hạnh phúc cá nhân gắn bó mật thiết với sự phồn vinh và hạnh phúc xã hội, bởi
vậy nhân vật phải có sự hòa hợp lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Khác với nhân vật
của Balzac, nhân vật của Stendhal không thể điều hòa với xã hội, họ hoặc đoạn tuyện
với nó, hoặc đối địch với nó và tất cả đều “chết trước tuổi hai nhâm”. Nhà văn luôn có
mặt ở bên cạch nhân vật ở bên trong nhân vật, vừa bằng những hồi ức của cuộc sống
thực tại, vừa bằng tưởng tượng và những giấc mơ, điều này khiến tất cả những gì ông
viết đều có giọng điệu riêng, mà Paul Valéry gọi là “giọng điệu cá biệt nhất xưa nay
trong văn học”. Nhân vật của ông mang nhiều chất lãng mạn nhưng tính cách lại rất
hiện thực, Goóc-ki đã nói: “Theo quan điểm của tôi, Stendhal nhân đạo một cách sâu
sắc và có tính triết học, nhưng không có “niềm thương hại xúc phạm đến con người”
[4; tr.291] và ông cũng cho rằng: “Khi nói đến sự cần thiết phải cứu giúp con người,
Tôn-xtôi không bao giờ có thể cảm thấy sự cần thiết đó một cách nhân đạo như
Stendhal” [4; tr.292].
Lần đầu tiên trong văn học xuất hiện nhân vật tự nhìn mình một cách tinh vi, tự
phê phán mình một cách sâu sắc như Giuy-Liêng Xô-ren. Lép Tôn-xtôi nói rằng tác
phẩm Đỏ và Đen gần gũi với ông, tuy tác phẩm có những điều khiến ông chưa thật hài
4
lòng; sự gần gũi giữa hai nhà hiện thực lớn này chính là ở tài năng và mối quan tâm thể
hiện quá trình tâm lý của nhân vật. Hoạt động của thế giới bên trong con người được
khám phá và miêu tả chính xác, sinh động, những tâm hồn cùng phong phú, phức tạp,
hoặc cùng chất phác, đơn sơ, nhưng đa dạng về sắc thái cá nhân, sắc thái giai cấp như
Giuy-liêng và Ma-tin, bà Đơ Rê-nan và Phu-kê, những tính cách thô lỗ, tham lam, quỷ
quyệt đủ loại của gã quý tộc Đơ Rê-nan, tên trưởng giả Va-lơ-nô, lão thợ xẻ Xô-ren;
chỉ riêng giới tu sĩ đã có bao nhiêu tâm trạng, bao nhiêu tính cách, từ Sê-lăng, Pi-ra đến
Fri-le, Ca-xta-nét, từ vị giám mục quyền thế đến gã sinh đồ khốn khổ… Điều này cho
thấy nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông rất đa dạng và phong phú, nhân vật trong
tác phẩm xuất hiện ở nhiều tầng lớp khác nhau, ngoại hình và tính cách vô cùng phong
phú và có nhiều điểm riêng nổi bật không bị trùng lấp vào nhau.
Tác giả nhận xét về nhân vật “Niềm say mê làm việc, sự rèn luyện gần như quân
sự và lối nói thẳng của trường Bách khoa khiến anh hoàn toàn không biết màu mè và
giả tạo” [4; tr.273,274]. Gương mặt trẻ trung của Luy-xiêng toát ra sự bồng bột ngay
thẳng và một “điều không tha thứ được trong thời đại kiểu cách này là anh có vẻ nhẹ
dạ, vô tư lự”. Nhưng Stendhal không lý tưởng hóa nhân vật, ông để Luy-xiêng tự phân
tích, để nhiều người nhận xét, đánh giá về anh, từ góc độ của họ. Tính cách Luy-xiêng
được rọi sáng từ nhiều phía, bộc lộ mọi mâu thuẫn. Bên cạnh đó thì nhân vật Giuyliêng lại là một tính cách độc đáo. Vẻ ưu tú, nước da xanh xao, thân hình mảnh dẻ
khiến anh như chú vịt con xấu xí “bị tất cả mọi người trong nhà khinh bỉ”. Nhưng bên
trong chàng thanh niên mười chín tuổi có vẻ ngoài như đứa trẻ rụt rè, yếu đuối lại sôi
sục một nghị lực lớn lao, đó là sức mạnh của đầu óc mẫn tuệ, của tính cách kiêu hãnh
và tâm hồn nhạy cảm. Goóc-ki nói rằng: “Giuy-liêng Xô-ren là thủy tổ của những nhân
vật khi bước vào đời, đã tin rằng trình độ phát triển cao về trí tuệ sẽ đảm bảo cho mình
một địa vị xã hội, cũng như sự độc lập và tự do trong tư tưởng, trong hành động” [4;
tr.268]. Stendhal và các nhân vật của ông như Giuy-liêng Xô-ren, Luy-xiêng lơ-oen
không chỉ mang chủ nghĩa cá nhân đó chỉ là mặt trái của họ, họ còn là những cá nhân
đang tìm cách trong một xã hội có phần xa lạ đối với một số phẩm chất tự nhiên của
họ.
5
Theo Stendhal, sự sa sút của nghị lực cá nhân và lòng dũng cảm trong xã hội
đương thời buộc người ta phải khâm phục nghị lực và lòng dũng cảm, bất kể nói hướng
về cái gì. Nữ tu viện trưởng Caxtrô, Bê-a-t’rix Xăng-xi hay Vit-tô-ri-a A-cô-ram-bô-ni
những con người đáng thương xót hay đáng ghê sợ này đều là những tính cách mãnh
liệt, khác hẳn bọn trưởng giả đương thời. Đứng trong “bùn lầy”, Stendhal tìm tòi
những cá tính rực rỡ. Ốc-ta-vơ, Ác-măng-xơ, Piêt’rô, Giuyn-liêng, Luy-xiêng, Fa-brixơ mặc dù địa vị và số phận khác nhau, song đều đối lập với cái bình thường, mờ xám
đương thời. Nhưng những nhân vật mang nhiều chất lãng mạn này vẫn là những tĩnh
cách rất hiện thực. Nghệ thuật và tài năng phâm tích tâm lý của nhà văn đã lý giải một
cách sáng sủa những hành động tưởng như kỳ dị nhất. Ip-pô-lit đánh giá “Stendhal là
nhà tâm lý học vĩ đại nhất của thời đại bấy giờ và có thể là của hết thảy các thời đại”
[4; tr.292]. Bên cạnh các ý kiến của các nhà phê bình văn học thì cũng có khá nhiều
công trình nghiên cứu xoay quanh đề tài nhân vật của Stendhal như: Nhân vật vỡ mộng
trong tiểu thuyết “Đỏ và đen” của Stendhal, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Đỏ và
đen” của Stendhal,…
Vì vậy có thể nói, việc tìm hiểu một cách chuyên sâu về nhân vật trong các sáng
tác của Stendhal là tương đối mới mẻ và không phải không khó khăn, phức tạp. Nhưng
với tinh thần học hỏi người viết sẽ cố gắng kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên
cứu của nhà nghiên cứu, phê bình văn học tiền bối để hoàn thành đề tài một cách hệ
thống và rõ ràng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát lịch sử vấn đề, chúng tôi xác địnhh đối tượng nghiên cứu
cho luận văn đó là “Đặc điểm nhân vât trong truyện ngắn của Stendhal”, từ đó
khẳng định những nét mới mẻ và sự đóng góp ở phương diện xây dựng nhân vật
của Stendhal cho nền văn học nước Pháp cũng như của toàn thế giới nói chung.
4. Phạm vi nhiên cứu
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi có tìm hiểu nhiều tác phẩm của Stendhal
nhưng do yêu cầu của đề tài nên chỉ tập trung khảo sát ở mảng truyện ngắn của ông mà
6
tiêu biểu “Mối tình không tưởng” trong quyển tập cùng tên và “Vanina Vanini”, “Nữ
trưởng tu viện Caxtrô” trong quyển tập truyện ngắn Pháp.
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu các loại hình nhân vật trong truyện ngắn của Standhal chỉ ra những nét
tiêu biểu của các loại hình nhân vật này.
Khẳng định tài năng của nhân vật.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp so sánh.
Phương pháp lịch sử.
Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Phương pháp thống kê và phân loại.
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1 Thời đại
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội pháp nữa đầu thế kỷ XIX
Ở nước Pháp, cuộc cách mạng 1789 do giai cấp tư sản lãnh đạo đã đánh đổ đế
chế phong kiến và nền quân chủ chuyên chế và đưa giai cấp đó lên nắm quyền. Tuy
nhiên, con đường đi tới toàn thắng không phải là không có vấp váp: một mặt, giai cấp
quí tộc không cam chịu thua ngay trong một keo đầu, mặt khác, để chiến thắng chế độ
phong kiến, giai cấp tư sản nhất thiết phải dựa vào lực lượng to lớn của quần chúng
nhân dân lao động thành thị và nông thôn, nhưng chính bản thân nó lại sợ phong trào
quần chúng. Vì vậy, có thể nói lịch sử nước Pháp từ 1789 đến 1848 là quá trình đấu
tranh của giai cấp tư sản Pháp luôn luôn phải đối phó hai mặt với giai cấp quý tộc và
với nhân dân lao động để giành lấy và củng cố chính quyền.
Từ 1789 đến 1794, cuộc cách mạng tư sản Pháp phát triển theo hướng đi lên:
chính quyền dần chuyển vào tay những đại biểu cấp tiến nhất của các tầng lớp cách
mạng. Đối phó với giai cấp quý tộc cùng âm mưu của nó dựa vào lực lượng phong
kiến, tư bản nước ngoài để phục hồi, năm 1793 bộ phận cách mạng nhất của giai cấp tư
sản, do phái Jacôbanh (Jacobins) đại diện, liên kết với dân nghèo thành thị và quần
chúng nông dân, lên nắm chính quyền và thiết lập nền chuyên chính Jacôbanh, với
Rôbexpie (Robespierre) đứng đầu, không thỏa mãn được lợi ích của quần chúng bình
dân đòi hỏi thực hiện bình đẳng về kinh tế và tiến hành những phương sách quyết định
chống giai cấp tư sản, bản thân giai cấp tư sản, cũng không cần sự chuyên chính của
Jacôbanh nữa khi nó đã thực hiện xong nhiệm vụ lịch sử của nó là tiêu diệt quan hệ
phong kiến. Do đó xảy ra cuộc chính biến phản cách mạng 9 Tecmiđo (9 Thermidor)
sát hại Rôbexpie và lật đổ nền chuyên chính Jacôbanh.
Nhưng sau đó, đối phó với bọn phong kiến và tư sản nước ngoài âm mưu xâm
lược là phục hồi nền quân chủ ở Pháp, đồng thời đối phó với quần chúng nhân dân, giai
cấp tư sản Pháp lại phải dựa vào nền quân phiệt độc tài của Napôlêông Bônapactơ
8
(Napoléon Bonaparte). Viên tướng này, với tài quân sự của mình, trong buổi đầu đã
lãnh đạo quân đội cách mạng đánh tan âm mưu bao vây và xâm lược nước Pháp của
những thế lực phản động châu Âu liên kết lại, nhưng chẳng bao lâu Napôlêông trở
thành kẻ độc tài, lên ngôi hoàng đế, thiết lập nền Đế chính thứ nhất (1804-1815) và
cầm quân xâm lược các nước châu Âu.
Cho tới năm 1815, các thế lực phản động châu Âu đánh bại Napôlêông ở trận
Oateclô (Waterloo), thiết lập Liên minh thần thánh là đưa dòng họ Buôcbông
(Bourbons) về khôi phục lại nền quân chủ ở nước Pháp. Luy XVIII (Louis XVIII), do
quân đội nước ngoài đưa về nước Pháp “trong một chuyến xe chở hàng”, thiết lập nền
Trùng-hưng (1815-1830). Các lực lượng phản động trong nước, từ giai cấp quí tộc đến
nhà thờ cơ đốc giáo, được cơ hội ngóc đầu dậy, chống lại giai cấp tư sản, đàn áp nhân
dân lao động và âm mưu khôi phục lại mọi đặc quyền đặc lợi xưa kia của chúng, nhất
là dưới thời Saclơ X (Charles X), nối ngôi Luy XVIII từ năm 1824, nhưng dù sao
chúng không thể thủ tiêu những thành quả cơ bản của cách mạng, chế độ gia trưởng
phong kiến lỗi thời bị thanh toán và được thay thế vĩnh viễn bằng chế độ tư sản.
Song mãi tới năm 1830, giai cấp tư sản mới hoàn toàn đánh bại vĩnh viễn được
giai cấp quý tộc, dựa vào nhân dân lao động, họ lật đổ nền Trùng-hưng trong những
ngày tháng bảy “vinh quang” và thiết lập nền quân chủ tháng Bảy (1830-1848), thực
chất là nền dân chủ tư sản, bọn đại tư sản tài chính và ngân hàng, lên nắm quyền chính
quyền với “ông vua của bọn con buôn”, Luy Philip (louis Philippe) ở ngai vàng, và tên
chủ ngân hàng Laphitơ ( Laffite) làm thủ tướng. Đánh bại được giai cấp quý tộc, giai
cấp tư sản quay ra đối phó với nhân dân lao động, nhất là với phong trào công nhân
phát triển mạnh từ những năm 30 trở đi, khi nước Pháp đi vào con đường công nghiệp
hóa. Giai cấp tư sản đã không ngần ngại đàn áp thẳng tay giai cấp công nhân trong
những cuộc nổi dậy liên tiếp của họ, như ở Lyôn (1831, 1834) hay ở Paris (1832,
1834), và nhất là trong những ngày đẫm máu tháng Sáu 1848, sau cuộc cách mạng
tháng Hai đưa bọn tư sản công nghiệp lên nắm chính quyền.
Như vậy rỏ ràng là từ 1789 đến 1848, xã hội Pháp trãi qua những cơn bảo táp
cách mạng dữ dội chưa từng thấy, qua đó đấu tranh giai cấp biến chuyển đi từ những
9
hình thái phức tạp tới chổ ngày càng “đơn giản hóa”, như Mác và Ănghen đã nhận
định. Giai cấp tư sản Pháp từ chổ là một lực lượng xã hội tiến bộ, lãnh đạo khối chính
thể “Đẳng cấp thứ ba”- chống phong kiến, chống giai cấp quý tộc, đã chuyển sang vị trí
của một lực lượng phản động đàn áp nhân dân lao động, cản trở bước tiến của xã hội.
Giai cấp công nhân Pháp từ chổ bé nhỏ, làm chổ dựa cho giai cấp tư sản chống phong
kiến, đã lớn dần và trưởng thành, thoát ly giai cấp tư sản để trở nên một lực lượng
chính trị độc lập, lần đầu tiên chiến đấu trực diện chống giai cấp tư sản vào tháng Sáu
năm 1848. Rút cục, “cuộc đấu tranh giữa ba giai cấp ấy (giai cấp quý tộc, giai cấp tư
sản và giai cấp công nhân) và sự xung đột về lợi ích của họ là động lực của toàn bộ
lịch sử cận đại” [13; tr.8,9].
Bão táp cách mạng đó, cuộc đấu tranh quyết liệt giữa ba giai cấp chủ yếu đó, tác
động mạnh mẽ đến văn học Pháp, đã đưa tới sự hình thành chủ nghĩa hiện thực phê
phán và cung cấp nội dung phong phú cho trào lưu văn học này, mở đầu bằng những
sáng tác Stendhal
1.1.2 Bối cảnh văn hóa tinh thần
Văn học ở thế kỉ XVIII xác định mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học với triết học
chính trị, “Triết gia là một con người hành động ở tất cả các lĩnh vực bằng lý tính”
(Dumarsais) [6; tr.17]. Niềm tin về lý tính mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo, Voltaire đã
định nghĩa: “Niềm tin tôn giáo là tin vào cái gì mà lý tính không hề tin” [6; tr.17]. Bằng
“ánh sáng” của nó, lý tính hoạt động như một người hướng dẫn vào một chất men say.
Từ “ánh sáng” đã được áp dụng có hệ thống và hoạt đông trí tuệ và văn hóa của con
người và gần như đồng nghĩa với “khoa học và nghệ thuật”. Và ánh sáng đó đã cho
phép cá nhân tự hướng dẫn mình trong cuộc đời ngắn ngủi và trong thế giới rộng lớn
và hướng đến một cuộc cách mạng thế giới. Nhà văn thầy tu Prevost muốn nêu lên ý
niệm “triết gia công giáo” để phản ứng lại triết lý “ánh sáng”. Rousseau ca ngợi “ánh
sáng của lý tính”, chất triết học đã thấm nhuần trong nhiều tác phẩm của Voltaire và
Rousseau.
10
Tất cả những nhà văn lớn của thế kỷ XVIII có thể được gọi là những “Nhà văn
chính trị” và muốn hiểu được họ, và khám phá ra ba trình độ về chính trị là: chính trị lý
thuyết chính trị lan tỏa trong phong tục tập quán, chính trị thực hành. Voltaire chống
lại “sự ti tiện” với tư cách là nhà thơ, người kể chuyện, nhà triết học, nhà bách khoa
Diderot muốn trở nên vừa là nhà văn, triết gia, vừa là cố vấn chính trị ông đã tìm ra con
đường tiểu thuyết. Nhưng với ý nghĩa sâu sắc của từ này phải kể đến Montesquieu vad
Rousseau là “những nhà văn chính trị” xuất sắc, đã có những khám phá về chính trị, đã
đặt chính trị vào trung tâm hoạt động văn học mà không phải là khống chế văn học
theo nhu cầu chính trị. Họ đã có công mang lại một hình ảnh mới về quan hệ giữa
người và xã hội, làm sâu sắc của mối quan hệ nguy hiểm nhưng luôn luôn phong phú,
thống nhất chính trị và văn học, viết và suy tưởng, các nhà văn ánh sáng tranh đấu cho
mọi công dân và cho các nhà văn; họ là lá cờ đầu của “sự sáng tạo tự do”
Từ những năm 30, chế độ tư bản chiếm địa vị thống trị, phong trào công nhân
bắt đầu lớn mạnh, “Quan hệ đã đơn giản hóa đến mức chỉ còn có những người cố ý
nhắm mắt lại mới thấy rằng cuộc đấu tranh giữa ba giai cấp lớn ấy (quí tộc, tư sản,
công nhân-HN) và sự xung đột vì lợi ích của họ là động lực của toàn bộ lịch sử cận
đại” (Karl Marx và Engels) [6; tr.19]. Cách mạng tháng 2 năm 1848 là “cuộc xung đột
đầu tiên giữa tư bản và vô sản”, chủ nghĩa hiện thực Pháp ra đời, chia làm hai giai
đoạn, ranh giới phân chia là cách mạng 1848. “Nếu đức hạnh sa ngã, nếu tật hư thắng
thế, tư tưởng của các tác phẩm không có gì đáng nghi ngờ: phải kết án xã hội” (tựa
Tấn trò đời, xuất bản 1853). Khác với phương pháp lãng mạn cường điệu tác dụng chủ
quan của nghệ sĩ, phương pháp hiện thực chú trọng tính khách quan của sự thể hiện
nghệ thuật, nghệ thuật là ước lệ, nhưng tiểu thuyết ít tính chất ước lệ hơn cả so với các
loại tiểu thuyết, tiểu thuyết hiện thực Pháp là đỉnh cao của tiểu thuyết Tây Âu. “Đối với
tôi là một nhà văn, nền văn học lớn của Pháp với Stendhal, Balzac, Flaubert…đã có
một ảnh hưởng giáo dục thực sự và sâu sắc” (Gorki) [6; tr.20]. Cuộc đảo chính tháng
12 năm 1851 thủ tiêu Cộng hòa. Đế chế Napoléon III kiểm soắt gắt gao văn chương,
báo chí, củng cố chế độ bằng chiến tranh và phát triển kinh tế, công xã Pari bị đàn áp.
Từ 1870, nền Cộng hòa thứ 3 mở rộng chinh phục thuộc địa ở Viễn Đông và châu Phi,
11
thời kỳ này văn học có nhiều dòng phát triển song song, nhân danh nghệ thuật và khoa
học, nhiều nhà văn chống lại khuynh hướng chủ quan của phong trào lãng mạn, trường
phái Parnasse chủ trương nghệ thuật thuần túy, chủ nghĩa tự nhiên áp dụng sinh học và
văn học với loại tiểu thuyết thực nghiệm. Bằng những văn tượng trưng, thơ tượng
trưng muốn khơi sâu đời sống tâm linh.
1.2 Tác giả và sự nghiệp sáng tác
1.2.1 Cuộc đời
Nhà văn tên thật là Marie-Henri Beyle sinh ngày 23-1-1783 ở Grơnôblô
(Grenoble), thuộc một gia đình luật sư giàu có, mẹ ông mất sớm, bố có tư tưởng bảo
thủ, hầu như hoàn toàn giao phó việc giáo dục ông cho một linh mục gia-tô. “Nghệ
thuật sư phạm” của ông này chỉ có kết quả làm cho Stendhal căm thù nhà thờ và tôn
giáo. Chàng thanh niên đó giấu thầy học đọc sách của những triết gia Ánh sáng thế kỷ
XVIII như Cabanix (Cabanis), Điđơrô (Diderot), Đonbas (d’Holbach)…và thừa hưởng
của họ những quan điểm duy vật về thế giới, thái độ phê phán đối với tu hành và giai
cấp quý tộc, lòng tin tưởng vào trí tuệ, lý trí của con người, sự quan tâm tích cực tới
những vấn đề của xã hội, đặc biệt là cuộc cách mạng 1789 bùng nổ khi Stendhal mới
lên bảy tuổi đã gây ấn tượng sâu sắc trong đầu óc cậu bé. Lý tưởng và mơ ước của
nhân dân về tự do, bình đẳng, bác ái, lòng thù ghét của họ đối với chế độ chuyên chế
và chế độ nô lệ, tất cả những nguyện vọng cao cả đó của thời đại cách mạng đã tác
động mạnh mẽ đến tuổi trẻ của Stendhal và là những yếu tố quyết định sự hình thành
thế giới quan của nhà văn tương lai. Ông chống lại tư tưởng bảo thủ của bố và suốt đời
trung thành với lý tưởng cách mạng, không có nhà văn Pháp thế kỷ XIX nào bảo vệ
những lý tưởng đó nhiệt thành và can đảm như Stendhal.
Nhưng Stendhal có nhược điểm là nuôi ảo tưởng đối với Napôlêông. Khi mười
bảy tuổi, ông đã sung vào quân đội và theo Napôlêông tham gia nhiều chiến dịch như ở
Ý, ở Đức, và cả ở Nga năm 1812. Lúc đầu ông tin tưởng ở Bônapactơ, cho ông ta là
người kế tục sự nghiệp của cách mạng. Khi đó quân đội Napôlêông đặt chân vào những
nước chậm tiến như Đức hay Ý có tác động là hướng dẫn những dân tộc ấy theo con
12
đường phát triển tư sản tiến bộ, điều này không khỏi gây ảo tưởng cho một số đầu óc
tiên tiến đương thời như Stendhal trong một thời kỳ nhất định. Cho nên Stendhal đã lý
tưởng hóa Napôlêông trong một số tác phẩm của ông, tuy nhiên sau khi Napôlêông lên
ngôi hoàng đế nước Pháp, ông nhận ra dần tính chất chuyên chế của Napôlêông và
nhìn thấy mối nguy cơ cho tinh thần cách mạng chân chính. Ông thở than: “sung
sướng thay những vị anh hùng chết trước năm 1804!” [13; tr.12]. Đặc biệt, cuộc hành
quân của Napôlêông sang đất Nga đã cho ông thấy hết bản chất chính trị của
Napôlêông. Trong thời gian này ông viết “Mỗi ngày cách mạng lại mất đi một điều tốt
lành”, vì thế cho nên Stendhal không hề đau khổ khi Napôlêông sụp đổ và cũng không
theo phục vụ ông ta trong thời kỳ “Một trăm ngày”. Tuy vậy, Stendhal cũng biết rằng
sau khi dòng họ Buôcbông trở lại nắm quyền thì nhân dân càng khổ cực hơn, cho nên
khoảng những năm 20 ông thường đối lập Napôlêông với bọn chính trị khách thời
Trung – hưng và vẫn còn những nhận xét tốt về ông ta.
Sau khi Napôlêông sụp đổ và triều đại Buôcbông được khôi phục, Stendhal rời
Pháp sang ở nước Ý một thời gian dài, chỉ thỉnh thoảng mới về nước. Ông rất yêu nước
Ý, nước này có vai trò không nhỏ trông sự hình thành nhân sinh quan của nhà văn, đời
sống xã hội sôi sục ở nước Ý lôi cuốn ông, và làm ông quen với các chiến sĩ của phong
trào cách mạng dân chủ carbonari chống lại “Liên minh thần thánh” của bọn phản động
Mettecnich (Metternich), nhằm giải phóng dân tộc và thống nhất nước Ý. Thời kỳ sống
trên đất Ý đã để lại nhiều vết tích trong sáng tác của Stendhal. Ông say sưa nghiên cứu
nghệ thuât, hội họa, âm nhạc Ý và viết một loạt tác phẩm lớn của ông sau này là tiểu
thuyết Tu viện thành Pacmơ (la chart reuse de Parme).
Những năm 1822 xảy ra phong trào khởi nghĩa Carbonari ở một loạt thành phố
Ý. Cảm tình của Stendhal đối với phong trào đó khiến chính quyền Mettecnich tố cáo
ông và trục xuất ông ra khỏi lãnh địa của Áo ở Bắc Ý. Trở về nước, ông tham gia tích
cực vào đời sống xã hội và văn học Pháp trong những năm 20. Nhưng trung thành với
ý tưởng cách mạng của thế kỷ XVIII, Stendhal căm ghét cay đắng nền thống trị
Buôcbông, ông chống lại bọn quý tộc và nhà thờ, ông cũng đã nhận ra bản chất xấu xa
của những quan hệ tư sản mà bọn Đảng tự do đại diện lúc bấy giờ. Thái độ này được
13
phản ánh sâu sắc trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Đỏ và Đen (Le Rouge
et le Noir). Trên địa hạt văn học, ông hăng hái tham gia những cuộc tranh luận sát cánh
với phái lãng mạn chủ nghĩa chống lại phái cổ điển chủ nghĩa và ông viết thiên luận
chiến Raxin và Sêchxpia (Racine et Shakespeare).
Năm 1830, vua Luy Philip cử Stendhal làm lãnh sự ở Triextơ, nhưng
Mettecnich coi ông là người “khả nghi” nên không nhận, và ông trở thành lãnh sự ở
một lãnh địa của giáo hoàng.
Năm 1842, Stendhal về Pháp định lưu lại ở đó ít lâu, bắt đầu ông bị áp huyết và
chết ngay trên một đường phố ở Pa-ri ngày 8-3-1842.
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác
Stendhal bắt đầu sự nghiệp văn học bằng việc sáng tác những tiểu luận nghiên
cứu về nghệ thuật Ý: “Đời sống của Haydn”, “Moozart và Meetaxtadơ” (Vies de
Haydn, de Mozart et de Mestastase, 1814), “Lịch sử hội họa Ý” (L’Hiistoire de la
peinture en Italie, 1817), “Rôme”, “Naplơ và Florăngxơ” (Rome, Naples et Forence,
1817). Năm 1822, ông viết thiên khảo luận tâm lý “Về tình yêu” (De l’Amour) tỏ rõ
khuynh hướng phân tích tâm lý của ông. Khoảng 1823-1825, trong không khí sôi nổi
đấu tranh chống chủ nghĩa cổ điển mới, ông viết thiên luận chiến Raxin và Sêchxpia,
nó như một bản tuyên ngôn của trường phái lãng mạn, nhưng sự thật nó đã đặt cơ sở
đầu tiên cho mỹ học hiện thực chủ nghĩa của ông. Cùng những sách khác viết về nghệ
thuật như “Đời sống Rooxxini” (Vie de Rossini, 1824); “Dạo chơi ở Romơ”
(Promenades dans Rome, 1829), những tác phẩm trên đây chỉ như là sự chuẩn bị cho
một cuộc hoạt động văn học quan trọng hơn của Stendhal.
Về tiểu thuyết, tác phẩm đầu tiên của ông là “Acmăngxơ Romance” (1827)
trong đó ông phân tích tâm lý của lớp thanh niên quý tộc thời Trùng-hưng, hai thiên
tiểu thuyết kiện tác của Stendhal là “Đỏ và Đen” (1813) và “Tu viện thành Pacmơ”
(1893) đã xếp Stendhal vào hàng những bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Ngoài ra Stendhal còn viết một loạt những “Ký sự ở nước Ý”, cuốn truyện tự thuật
14
“Đời sống của Hăngri Bruyla” (La vie de Hanry Bruland) và một số tác phẩm khác nữa
bỏ dở.
Nhưng ông lại thành công hơn với tiểu thuyết tâm lý và xu hướng hiện thực
đang phát triển với tác phẩm nhiều sức thuyết phục, một số tác phẩm như “Nữ trưởng
tu viện Caxtrô” và một số truyện khác có tên chung “Biên niên nước Ý". Bên cạnh đó
ông cũng viết những truyện vừa trong đó có tác phẩm đặc sắc “Vanina Vanini” (1829)
kể về câu truyện tình yêu trái khoáy giữa một chiến sĩ kiên cường của phong trào cách
mạng Cacbonari với một phụ nữ quý tộc kiêu hãnh và tự phụ.
15
CHƯƠNG 2. SỰ ĐA DẠNG VỀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN STENDHAL
2.1 Sự đa dạng về tầng lớp
2.1.1 Tầng lớp thượng lưu quý tộc
Tầng lớp quý tộc được Stendhal đề cập nhiều trong các tác phẩm của ông điển
hình qua ba tác phẩm nghiên cứu. Trong “Mối tình không tưởng”, tuýp nhân vật này
được thể hiện ở bá tước Vanghel, người làm đến đại tướng với nhiều chiến công vang
dội, ở ngài quận công C cùng với nhiều các sĩ quan trẻ luôn nhìn ngó gia đình mà nàng
Mina thường kế, bá tước Rupper một người chỉ biết ăn xài cho ra vẻ con nhà quí phái,
chỉ riêng ông Alfred là người thuộc lớp thượng lưu nhưng lại có phẩm chất tốt đẹp,
bình dị. Bên cạnh đó thì việc xuất hiện của các phu nhân cũng làm cho tác phẩm thêm
phần sang trọng. Phu nhân Vanghel là hiện than của một người suốt đời chỉ biết chăm
sóc chồng con một cách tận tụy, đến nỗi mà khi mất đi bà vẫn chưa tròn tâm nguyện vì
đứa con gái duy nhất của mình chưa có nơi nương tựa. Bà bá tước D là nhân tình của
một vị tiểu vương, mến mộ Mina nên đã giúp Mina có được giấy phép thông hành xuất
ngoại. Hay phu nhân Cély một người rất mến tính cách của Mina luôn bên cạnh động
viên và an ủi nàng khi mẹ nàng mất, bà còn giữ vai trò quan trọng như một cầu nối cho
Mina gặp gỡ Alfred để từ đó cuộc đời nàng thay đổi hoàn toàn. Và một nhân vật khác
cũng mang đậm tính chất của giới thượng lưu là phu nhân Larcay, một người chỉ thích
và dành trọn thời gian cho những cuộc gặp gỡ, dạ hội đầy tốn kém ở những nơi sang
trọng cùng những nhân vật sang trọng luôn xuất hiện trong các buổi tối vũ hội ở quán
La Redoute mà vợ chồng bà Larcay thường tham dự.
Tương tự với tác phẩm trên “Vanina Vanini” cũng vậy. Trong buổi đại vũ hội
do dòng tộc Vanini tổ chức có nhiều qua khách xuất hiện, vua chúa cùng với các phu
nhân tôn quý của mình. Chàng trai Liviô Xavenli được Vanina thích trêu cợt vì chàng
có vẻ si tình hết sức, bản thân chàng cũng là vương tước. Phu nhân Vitêletsi một người
giàu lòng nhân đạo đã cứu Mitxirili thoát khỏi bọn truy lùng. Đức ông Catăngđara chú
chồng tươi lai của Vanina làm đến bộ trưởng bộ cảnh sát nhưng ông rất mê các cô gái
16
đẹp đặc biệt trở nên mê muội trước nhan sắc của đứa cháu dâu Vanina. Với viên khâm
sai một bậc đại thần nhút nhát, sợ sệt ngay cả với một người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Còn riêng với “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” thì toàn bộ thành viên gia đình của
nàng Hêlen là một đại diện cho tầng lớp quý tộc, cha nàng vị lãnh chúa Đơ Căngpirêly
là một nhà quý tộc giàu có nhất xứ, phu nhân của ông lại là một địa chủ lớn trong
vương quốc Na-plơ. Con trai của họ Fabiô một thanh niên rất tự hào về dòng dõi của
mình. Tất cả họ chỉ qua lại với những người giàu sang thuộc tầng lớp thượng lưu quý
tộc, còn với những người thuộc tầng lớp khác chỉ một cái nhìn thôi với họ cũng là một
sự xúc phạm nặng nề. Nhà thơ nổi tiếng Xêxinô với những vần thơ bất hữu đã được
mời về dạy thêm cho Hêlen. Vị lãnh chúa của dòng họ Côlona. Giáo chủ Xăngti-Catrô
người nắm trong tay quyền quyết định ai sẽ trở thành tu viện trưởng thế nhưng ông lại
vì lợi ích cá nhân mà bán chức vị của Thiên Chúa, đúng là một cái tội không hề nhỏ tí
nào.
2.1.2 Tầng lớp tư sản
Stendhal đề cập đến rất ít nhân vật trong các tác phẩm nói về tầng lớp tư sản của mình.
Tiêu biểu là cha của nàng Vanina - một vị chủ ngân hàng trứ danh đại diện cho tầng
lớp đại tư sản giàu có bậc nhất thành La Mã, bên cạnh đó ông cũng không quên nhân
vật đại diện cho tiểu tư sản như chị hầu phòng cũ của nhà Vanina đã thôi việc lấy
chồng và buôn bán nhỏ ở Phoocli nhưng chị vẫn rất nặng tình nặng nghĩa, sẵn lòng
giúp đỡ nàng Vanina không ngại nguy khó. Hay trong “Mối tình không tưởng” thì bà
Gramer chủ quán trọ thiếu thốn vật chất nhưng lại giàu tình cảm, phẩm chất cao
thượng.
2.1.3 Tầng lớp bình dân
Đến với “Mối tình không tưởng” ta thấy được tinh thần lạc quan, yêu đời luôn
phấn đấu vì tương lai của mình ở đứa tớ trai Dubois tuy đã ở độ tuổi 40. Hay đứa tớ gái
của Vanina trong tác phẩm cùng tên. Và linh mục Cari tốt bụng luôn giúp đỡ Vanina và
Mitxirili. Hơn thế với “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” thì nhiều nhân vật xuất hiện,
Ranuyxơ người bạn thân thiết của Giuyn luôn bên chàng những khi gặp khó khăn hay
17
cho chàng những lời khuyên tốt đẹp. Cô Marietta cũng vậy, luôn xuất hiện những lúc
quan trọng nhất để giúp cho Hêlên và Giuyn được an toàn. Đức con yêu của nàng
Hêlen được toàn mạng không thể không kể đến Xêda đen Bênê xả thân quên mình vì
chữ trung với chủ nghĩa tình thiêng liêng và đôi vợ chồng nghèo khổ chỉ muốn có chút
tiền để cuộc sống đỡ vất vả hơn đã vô tình làm lộ chuyện của nàng Hêlen. Cuối cùng là
bác Uygôn đã trung thành hết mình vì chủ nhân.
2.1.4 Tầng lớp tu sĩ
Vị giám mục trẻ Xitađini hai mươi chín tuổi đã yêu say đắm nàng Hêlen, đeo
đuổi nàng cho bằng được và cũng chính vì ông mà Hêlen đã rơi vào bi kịch không lối
thoát. Cha xưng tội của tu viện Đông Luigi- người đưa bức thư vô tình vô nghĩa thay
cho giám mục Xitalđini đến tận tay Hêlên. Trong tu viện Viditaxiông, Hêlen cũng có
nhiều người bạn cũng như kẻ ganh ghét nàng. Bà Vichtoa tổng quản lí tu viện và con
gái của hầu tước B bà Bécnac đã tận tâm giúp Hêlen trong lúc nàng hạ sinh con trai và
giữ an toàn tính mạng cho đức bé. Ba nữ giám mục xứng đáng cho chức trưởng tu viện
đã là nguyên nhân khiến cho Hêlen thay đổi bắt ngờ hay những nữ tu gác ngục trong tu
việc thật khó khăn nghiêm khắc với Hêlen vì chẳng ưa nàng tí nào.
2.2 Sự đa dạng về tính cách
2.2.1 Nhân vật phản diện
Nhân vật phản diện là nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý
tưởng, đáng lên án và phủ định.
Nhân vật phản diện là thành phần không thể thiếu trong truyện, họ tạo nên kịch
tính của câu chuyện, làm cho truyện trở nên hay và dễ để lại ấn tượng cho người tiếp
nhận, vì thế Stendhal cũng không quên xây dựng cho mình những nhân vật phản diện
với nhiều tính cách khác nhau thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội. Nói là nhân vật phản
diện nhưng với Stendhal không phải là nhân vật độc ác, hay nhiều âm mưu thủ đoạn
mà ở đây là sự khắc họa độc đáo và tinh tế các nhân vật trong tác phẩm cũng như sự
tinh ý và sắc sảo khi nắm bắt tâm lý của đối phương rất tài tình. Và đôi khi, ta bắt
18
gặpcả câu chuyện, cả cuộc đời của một người lại nằm trong sự sắp đặt, tính toán trước
của nhân vật phản diện mà Stendhal đã tạo nên.
Từng bước đi sâu vào mỗi tác phẩm thì nhân vật phản diện ngày một rõ hơn trong
tư tưởng người đọc, nhân vật Bà Larcay trong “Mối tình không tưởng” là một phu
nhân. “Phu nhân này là người giàu nhứt và dễ thương nhứt trong vùng. Bà ta thường
tiếp khách, với tác phong sang trọng, nghiêm trang và vui vẻ vừa phải, tóm lại, không
chỗ chê được.” [5; tr.16]. Đó là tất cả những gì mà người khác nhìn nhận về bà phu
nhân giàu có Larcay, nhưng trong mắt của nàng Mina thì bà Larcay lại rất tầm thường
và khuôn khổ, giả tạo như bao người thuộc giới thượng lưu của Pháp. Quý phu nhân
này thích được người khác chú ý đến mình bằng vẻ bề ngoài đẹp, sang trọng, giàu có
hơn là được chú trọng tính cách con người bên trong. Bà Larcay và chồng là Alfred đã
đến trú ngụ tại khách sạn sang trọng nhấtt: A La Croix de Savoie,nhưng lại chê bai
rằng khách sạn này quá ồn ào, chi bằng tìm một biệt thự nho nhỏ ở sát bờ hồ, để bà
thêm phần khẳng định bản thân mình đối với tầng lớp thượng lưu quý tộc, bà tỏ ra rất
thích thú với việc tham dự các buổi hợp đêm, dạ hội mỗi tối tại khu nghĩ dưỡng.
Những buổi tiệc ấy chỉ mang tính chất kheo mẽ, thường dành cho những người thuộc
giới sang trọng tụ họp dập dìu với mục đích khoe của cải, khoe quyền thế. Bà Larcay
lại có tính khó hiểu nỗi là “Hễ ai tỏ ra thành thật siêng năng thì bà ta lại khinh” [5;
tr.25] bà ta có những cử chỉ hành động không đẹp và cao sang như chính thân phận của
bà. Bà Larcay quả là người tầm thường!
Bà vốn dĩ không để tâm đến những cử chỉ của đứa tớ gái Niken và chồng bà, bà
chỉ nghĩ nàng làm như vậy là bổn phận của đứa tôi tớ, mà chỉ lo trưng diện và vui chơi
ở các đêm hội, cho đến khi một ngày bà trông đứa tớ gái ấy ngày càng xinh đẹp, gương
mặt biến đổi lại thường đàn ông nào thấy mà không thèm thuồng thì bà lại nỗi cơn
ghen tức. Bà Larcay đã đặt thêm chuyện nói xấu về Mina trước mặt của nhiều người
đăc biệt là với ông Alfred và bà Gramer, bà nói xa nói gần để chồng bà và mọi người
tin rằng: “đứa tớ gái mang tên Aniken trong nhà chỉ là phường “Trốn chúa lộn chồng”
vì bị pháp luận truy nã nên tới xứ này mà ẩn lánh, nó sẵn sàng bôn tẩu khi tình nhân
nhiều vàng bạc đến rước đúng hẹn” [5;tr.31], điều này làm Mina lo sợ nhiều. Bà
19
Laracy lại hay có tính suy tưởng viễn vong, ghen tuông lại trọng sĩ diện nặng nề nên
trong đầu bà lúc này chỉ toàn những câu hỏi chất vấn, nghĩ ông Alfred và cô tỳ nữ ấy
đã làm gì ngoài sự kiểm soát của bà, bà không biết mà thiên hạ đã biết nên họ mới dám
đùa giỡn với bà như vậy, làm bà rất tự ái và mất sĩ diện.
Nhân vật bá tước Ruppert lại là một kiểu người đê hèn nữa trong cùng tác phẩm,
bá tước Ruppert xuất hiện trong tác phẩm với những hình ảnh tuyệt đẹp như một chàng
bạch mã hoàng tử nhưng càng về cuối tác phẩm bá tước này lại để nhiều thất vọng cho
người đọc. Bá tước Ruppert rất nổi danh trong vùng “Bá tước này còn trẻ, đẹp trai,
thoạt nhìn qua rất dễ thương, nhưng khi tiếp xúc nhiều lần, ai cũng nhìn nhận rằng
ông ta là người khó tánh, quá tầm thường” [5; tr14] đó là những lời giới thiệu đầu tiên
về bá tước Ruppert, nhưng sự thật bên trong có ai ngờ ông lại là người sống vì tiền, vì
tiền ông có thể làm bất cứ tất cả và hay soi mó, tìm tòi tiền bạc của cải của người khác.
Bởi ông chỉ là một bá tước có tiếng giàu sang nhưng không có miếng, bá tước đã tiêu
tan sự nghiệp, ông ta đang cố giữ nét sang trọng và cố làm mọi cách để ra tiền, với mục
đích để ăn xài cho ra vẻ con nhà quý phái. Khi Mina đến gặp bác tước để mua biệt thự
của ông kêu bán thì Mina đã lọt vào tầm nhấm của ngài bá tước ăn chơi này, ông ta dò
xét lý lịch của Mina và biết nàng là một tiểu thư sang trọng, lại thừa hưởng gia tài kếch
xù thế là Mina trở thành mục tiêu hướng đến của bá tước Ruppert. Bá tước trọng tài
sản này đã theo đuổi và tìm ra Mina trong một buổi tiệc dạ vũ đeo mặt nạ, mà Mina
đến đó để quan sát tình nhân của mình thì bắt ngờ bá tước xuất hiện với câu nói tình tứ
“Tình yêu đưa đẩy tôi tới đây để tìm ra sự hóa trang tài tình của tiểu thơ Mina de
Vanghel” [5; tr.34] bá tước nói tiếp “Tôi nhận được cô, khi tôi thấy mấy viên kim
cương quí giá, do thợ nhà nghề ở bên Đức gắn vào vỏ quí” [5;tr.34]. Nếu người ta yêu
nhau thật sự thì không ai đi để ý tiền tài, của cãi cả, bá tước đã nhận ra Mina qua những
viên kim cương điều đó đã cho thấy bá tước chỉ để ý tài sản trước hết, chứ không phải
nhận ra nàng từ dáng vóc hay mái tóc mà nàng có, như bao nhiêu người yêu nhau thật
sự thì chỉ cần thấy hoặc cảm nhận từ những thứ nhỏ nhặt nhất từ người mình yêu
thương. Bá tước càng tỏ ra mình yêu thương nàng Mina thì càng bị Mina nắm lấy
nhược điểm và biến bá tước Ruppert thành một tay sai, quân cờ cho Mina lợi dụng
20
trong kế hoạch trả thù của nàng, nếu làm tốt theo lời nàng phần hưởng sẽ là bá tước
được cưới nàng đồng nghĩa với việc sở hữu toàn bộ tài sản mà nàng đang có. Đó là
phần hưởng đúng với ý của bá tước Ruppert đang mong muốn nên làm sao mà bá tước
này không đồng ý với Mina được, bá tước không như các đấng nam nhi khác mạnh mẽ,
quyết đoán và có chủ ý cá nhân mà ngược lại bá tước luôn nghe lời Mina hay nói đúng
hơn là “ngoan ngoãn” theo như lời Mina nói. Ngài chỉ biết làm theo lời và hướng đến
mục đích cuối cùng có lợi cho bản thân. Bá tước càng tỏ ra quyết tâm hơn mỗi khi bị
Mina mỉa mai, khiêu khích để chứng tỏ tài năng và khả năng làm được việc mà nàng
Mina giao phó, bá tước Ruppert đã không phụ lòng nàng Mina ngược lại còn làm rất
tốt, tuy bị thương hơi nặng nhưng với những gì Mina đền công rất xứng đáng bằng tất
cả tài sản bên Đức mà cô có thì Ruppert rất hài lòng không tí câu nệ. Đó là tất cả hoàn
toàn con người của bá tước Ruppert, bá tước không hề yêu ai, chỉ yêu bản thân mình và
làm sao để có nhiều tài sản đáp ứng nhu cầu ăn xài xa xĩ của hắn như thế là trên hết,
không màng và quan tâm đến phẩm chất, đạo lý con người sống phải thế nào, chỉ cần
có cuộc sống xa hoa đầy đủ là hơn cả mọi thứ trên đời.
Stendhal tiếp tục xây dựng nhân vật phản diện trong “Nữ trưởng tu viện Caxtrô”
với cách thể hiện khác, bằng việc xây dựng một gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu quý
tộc với những thành viên khác nhau về cách nghĩ cũng như tính cách thì từ đó nhà văn
tài hoa của chúng ta đã xây dựng nên nội dung câu chuyện độc đáo và cuốn hút nhiều
người đọc bên cạnh đó cũng để lại nhiều ấn tượng trong họ. Với ba nhân vật cùng trong
một gia đình mang tính cách khác biệt nhau như mục đích chung vẫn là ngăn cản tình
yêu của Hêlen với chàng trai nghèo nàn, đó là điều sĩ nhục đối với dòng tộc Căngpirêli.
Vị lãnh chúa Đơ Căngpirêly ấy được tiếng là người phong nhã và giàu lòng từ
thiện, nhưng rất thiếu thông minh, bật thiệp. Con trai của ông cũng vậy chàng Fabiô là
một thanh niên rất tự hào về dòng dõi của mình, việc Giuyn Băngxifoóc xuất hiện
nhiều lần trước lâu đài của ông đã khiến vị lãnh chúa Căngpirêli thấy rất khó chịu và
lần tiếp xúc đầu tiên giữa ông và Giuyn Băngxifoóc, ông ta đã xĩ vả chàng một cách
nặng nề: “Sao ngươi dám cả gan cứ lai vãng trước nhà ta, và ngước nhìn một cách
hỗn xược vào các cửa sổ phòng con gái ta, ngươi, một con người không có đến một
21
tấm áo tươm tất để che thân? Nếu ta không sợ láng giềng hiểu lầm về hành vi của ta
thì ta sẽ cho ngươi ba đồng tiền vàng để ngươi đi La Mã mua một chiếc áo dễ coi hơn.
Như vậy, mắt của ta và mắt của con gái ta đỡ bị quần áo rách rưới của ngươi xúc
phạm” [2;tr.52] cách nói khinh bỉ, coi thường của cha nàng Hêlen dành cho Giuyn
Băngxifoóc, vì vẻ bề ngoài quá tầm thường, nghèo nàn của chàng không giống như các
vương tôn, công tử khác như ông mong đợi, lạ thay Hêlen lại chú ý đến chàng mà từ
chối tất cả các chàng trai giàu có khác lại làm cho vị lãnh chúa Căngpirêli tức giận
thêm gấp bội. Ông và chàng Faliô quyết tâm giết cho bằng được Giuyn Băngxifoóc
trong đêm mà chàng tặng hoa cho Hêlen như bao ngày trước đó, Fabiô trong đêm tối,
tưởng tiếng động mạnh vào lan can đá còn ngài Căngpirêli thì nổ súng trên mặt đất
đường ở phía lan can đá. Hai phát súng lập tức nổ ran vào lan can còn chàng Fabiô
càng thấy rõ sự tháo thắng và trẻ con nông nổi khi chàng ta quyết tâm bắn cho bằng
được Giuyn Băngxifoóc: “Fabiô nhanh chóng nạp lại đạn vào súng, và mặc dù ông bố
nói thế nào, y cũng cứ chạy ra vườn lâu đài, nhẹ nhàng mở cái cửa con thông ra phố
bên cạnh, và rón rén đi ra đấy quan sát kín đáo những người dạo chơi dưới lan can.”
[6; tr.60]. Bên cạnh đó anh chàng cũng không quên nạt nộ và răng đen đứa em gái khi
nàng giả vờ tiếp chuyện nhằm mục đích thăm dò thì đã bị Fabiô nhắm được ý của
nàng, đồng thời khẳng định với em gái sự quyết tâm và bản lĩnh của một người anh con
của gia tộc quyền thế: “Đồ xỏ lá, cô đừng tưởng tôi mắc mưu cô - y rảo bước ngang
dọc, vừa thét lên từ mặt đường,- nhưng cô hẫy chuẩn bị nước mắt, ta sẽ giết chết tên
hỗn láo dám đụng đến cửa sổ phòng cô” [6; tr.60]. Stendhal đã xây dựng tình huống
khắc nghiệt cho hai người Giuyn Băngxifoóc và Fabiô gặp nhau và quyết chiến máu
lửa để rồi Fabiô chèn ép Giuyn Băngxifoóc tột cùng khiến chàng phải ra một nhát kiếm
đoạt mạng Fabiô càng đẩy câu chuyện lên kịch tính cao trào. Fabiô không ngừng
buông ra những lời lẽ miệt thị, kinh bỉ Giuyn Băngxifoóc một cách tệ bạt, mắng nặng
nè sâu sắc của tính được sinh ra và lớn lên trong gia tộc giàu có bề thế tự cao tự đại,
không xem ai ra gì để rồi tự gieo cái chết vào bản thân. “Đồ vô lại, tao còn lại gì mày!
Mày kiếm tiền như thế đấy để thay bộ quần áo rách của mày” [2; tr.79] hay “Mày đã
nhặt được mảnh áo mắt lưới của mày ở cống rãnh nào vậy? Fabiô thét vào mặt
22
Giuyn” [2; tr.79]. Việc làm ấy đã khiến vị lãnh chúa Đơ Căngpirêly càng thêm thù
hằng Giuyn và treo giá cao cho những ai giết chết được Giuyn Băngxifoóc.
Cả cuộc đời của Hêlen đã tin và yêu một người mà suốt cuộc đời Hêlen đã rất ân
hận đó chính là người mẹ vĩ đại nhất trong cả đời nàng, Hêlen đã non nớt nghĩ điều đó.
Bà Vich-toa là một mẫu mực về tính thận trọng và sự thông minh, nhưng với tất cả sự
tài trí của mình, bà vẫn không ngăn ngừa được sự sụp đổ của gia đình bà, bằng tình
thương yêu của một bà mẹ luôn hiểu và chia sẻ cùng con gái, bà luôn xuất hiện đúng
những lúc quan trọng quyết định cả cuộc đời Hêlen. Khi Hêlen đang rất nguy hiểm
trong cơ thịnh nộ vô bờ bến của người cha không biết chuyện gì sẽ đến với nàng, thì
mẹ nàng bà Vich-toa đã nói với giọng rất nhẹ nhàng của người mẹ hiểu tâm lí con gái
và gởi vây cho nàng rất nhanh chóng. Bà làm cho Hêlen cảm giác rất an toàn khi bên
cạnh bà và nói thật lòng với bà mọi chuyện mà Hêlen đang hết lòng cất giấu. “Đây là
tập thư của con, mẹ không muốn đọc con đã thấy chúng ta sấp nguy khốn vì những bức
thư ấy chưa! Ở vào thế của con, mẹ sẽ đốt đi. Cầu chúa phù hộ cho con, con hãy hôn
mẹ nào” [2; tr.61]. Bà đã dần dần lấy được lòng tin tưởng không giới hạn của cô con
gái với hành động đẹp, cao cả của bà là giải cứu Hêlen cùng những bức thư tình mà bà
không hề đọc đến đồng thời cho nàng một lời khuyên rất hữu ích. Và cuối cùng nàng
cũng làm theo lời mẹ. Với sự thông minh, nắm bắt được tâm lý con gái mình bà đã xuất
sắc làm tròn vai trò người mẹ hoàn hảo, bên cạnh đó bà còn nắm trọn được trái tim của
nàng. Tình yêu thương tin tưởng của Hêlen cuối cùng chỉ mang lại kết quả cay đắng
cho chính nàng, bà đã lợi dụng tình yêu thương ấy để lấy thông tin và trả thù cho con
trai và chồng của mình mà không nghĩ đến cảm giác đau đớn cho tình yêu của nàng,
càng đau hơn khi bị mẹ đáp lại tình yêu thương bằng sự lừa dối, tổn thương nặng nề
khi tình yêu thương lại bị đem ra lợi dụng. “Có việc gì xảy ra thế hở con? Lạy chúa,
con hãy nói cho mẹ biết con đã làm gì hoặc sắp làm gì đi nào. Giá con cầm dao mà
đâm vào tim mẹ, mẹ cũng còn ít đau đớn hơn là con cứ một mực im lặng cay nghiệt
như thế kia với mẹ.” [2; tr.100] bằng những lời nói ngọt ngào và dạt dào tình yêu
thương dành cho con gái. Thế là bà mừng thầm trong bụng, bà đang lừa gạt con bà một
cách rất ngoạn mục bằng cả một kế hoạch trả thù sắp xếp sẵn sàng trong đầu mà bên
23
ngoài bà thể hiện sự chấp nhận tình yêu của nàng Hêlen. Hành động trả thù của bà
được sắp xếp tỉ mỉ từng việc nhỏ nhật nhất từ việc lấy thông tin từ con gái yêu quí nhất
đến việc chuẩn bị người phục kích chờ sẵn để giết Giuyn. Bà đã biến Hêlen trở thành
đứa để bà lợi dụng moi thông tin, để trả giá cho hành động dại dột ấy của Hêlen là
Giuyn đã bị trọng thương trong cuộc trả thù sắp đặt hoàn hảo và nàng mãi mãi không
được thấy Giuyn Băngxifoóc. Việc làm trả thù của bà đã vô tình đẩy con gái của mình
thay đổi nhiều không còn hồn nhiên, thơ mộng như ngày nào nữa mà trái ngược hoàn
toàn để rồi tự tìm đến cái chết trong sự hối hận tột cùng. Bà Vich-to tự cho mình có
công đẻ được một đứa con gái có nhan sắc nên cũng có tài điều khiển cuộc đời của nó.
Bà vốn là một con người nghiện trị vì, vẫn tự cho mình cái quyền điều khiển cuộc đời
con, dùng cả đến lừa dối để đạt mục đích, chính bà đã đưa cô con gái yêu quý đến cái
chết ác nghiệt, bằng một loạt biện pháp khéo léo, phối hợp có trí lý, sau khi gây khổ
đau cho Hêlen trong mười hai năm trời, hậu quả đáng buồn sao của bệnh nghiện cầm
quyền. Sau tất cả việc bà đã làm ra lợi dụng và gây đau thương cho con gái, bà lại tiếp
tục lừa dối nàng bằng những bức thư “giả” chữ viết của Giuyn. Rất khó để mà diễn tả
cho được niềm phấn khởi của nàng khi bóc thư, cũng như nỗi buồn sâu sắc sau khi đọc
thư. Chính bà Vich-to rất thông minh đã chế tạo ra nó, ý đồ của bà là bắt đầu cuộc trao
đổi thư tín bằng bảy, tám bức thư cháy bỏng tình yêu; bằng cách đó bà chuẩn bị tư
tưởng cho Hêlen tiếp những thư sau, trong đó tình yêu sẽ có vẻ như tàn lụi dần, đó là
sự sắp đặt thông minh có mưu tính tỉ mỉ và hoàn hảo từ trước. Bà đã giúp con mình đạt
ý nguyện trở thành nữ viện trưởng. Nhưng chỉ có việc là bà đã dấu nàng Hêlen về sự
thật Giuyn vẫn còn tồn tại với cái tên Lizara trong suốt mười hai năm và đến phút cuối
bà đã nói sự thật ấy, nhưng cũng chính sự thật từ bà đã là lý do lớn nhất khiến nàng
Hêlen tìm đến cái chết hơn là gặp Giuyn trong sự nhục nhã không xứng đáng với
chàng. Và kết chuyện, chính sự thông minh, muốn điều khiển cả cuộc đời con gái mình
và cơn bệnh nghiện trị vì ấy đã làm bà thật sự thất bại, dù bà có thông minh như thế
nào cũng không nào ngờ trước hết được sự việc, bà đã đưa con gái mình người thân
duy nhất còn lại với bà cũng tìm đến cái chết vì bà, gia đình tiêu tan, sụp đổ hoàn toàn
bà chính là người tự làm cho mình rơi vào hoàn cảnh khốn cùng nhất không một người
24
thân thương nào trên đời và gần bà, bà đã thua cuộc một cách nặng nề. Bà đã mất hết
tất cả!
Việc xây dựng nhân vật phản diện của Stendhal thông qua ngôn từ, hành động và
suy nghĩ cũng như xây dựng tình huống độc đáo đưa nhân vật vào nhiều tình thế khác
nhau để nhân vật tự bộc lộ tính cách nhân vật một cách rất tự nhiên và dễ dàng dẫn
người đọc đi sâu vào nội dung tác phẩm và gây ấn tượng cho họ không chỉ nội dung
mà còn về đặc điểm tính cách của từng nhân vật trong truyện.
2.2.3 Nhân vật chính diện
Nhân vật chính diện là nhân vật mang lí tưởng quan điểm tư tưởng đạo đức tốt
đẹp của tác giả và thời đại, đó là người mà tác phẩm khẳng định và đề cao những tấm
gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời, họ là những người dám đương
đầu với cái chết để chiến đấu cho công bằng và lẽ phải.
Bên cạnh việc xây dựng nhiều nhân vật phản diện mang nhiều tính cách đặc trưng
khác nhau thì Stendhal cũng không quên tạo ra nhân vật chính diện không chỉ đặc sắc
về tính cách cũng như khắc hoạt ngoại hình sắc sảo mà còn đầy cá tính của người
phương tây mà đặc biệt là với phụ nữ phương tây. Ba truyện tình đẹp thơ mộng mà
cũng không ít những thử thách ngang trái để rồi có những kết cuộc hết sức đau lòng mà
tác giả Stendhal đã xây dựng trong ba truyện ngắn nổi bậc “Vanina vanini”, “Mối tình
không tưởng” và “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” đã để lại trong người đọc nhiều bùi ngùi
và suy nghĩ. Ba chuyện tình với các nhận vật trữ tình luôn nóng bỏng đam mê say sưa
với tình yêu và cũng rất anh hùng hy sinh cho tổ quốc đặc lợi ích chung lên trên tình
cảm cá nhân.
Mitxirity đã tạo ấn tượng trong Vanina Vanini từ cái nhìn đầu tiên, dưới một thân
phận là gã cacbônari vượt ngục, để rồi đem lòng yêu thầm cô gái xinh đẹp nhất của vũ
hội. Sao một thời gian dài nói chuyện với Vanina Vanini trong thân phận của một
người phụ nữ, Mitxirity quyết định nói thật về thân phận của mình và bài tỏa tình cảm
đã đè nén bấy lâu nay: “tôi cảm thấy lời thú nhận là sẽ tước mất của tôi niềm hạnh
phúc duy nhất gắn bó tôi với cuộc sống, nhưng đối với tôi, lừa dối cô là điều hổ thẹn,
25
không xứng đáng. Tôi tên là Piêt’rô Mitxirili, tôi mười chín tuổi, cha tôi là một thầy
thuốc nghèo ở Xanh- Ănggiêlô-in-Vađô, còn tôi là cac-bônari” [2; tr.18]. Nàng tiểu thơ
của chúng ta như có phần tổn thương nhẹ, vốn dĩ là một người thanh niên tinh ý sao
những đáp hồi không bình thường của nàng, Mitxirity cứ giữ thái độ như tôn kính như
lạnh lùng theo tôn giáo khi tiếp chuyện với Vanina Vanini và tự nghĩ bản thân thấp
kém và trách nhiệm nặng nề còn đang chờ chàng hoàn thành nên không dám mơ mộng
đến nàng. Khi hai con tim thổn thức luôn kề cận bên nhau thì họ không thể nào ngăn
cản được tình yêu tìm và đến với họ cả hai đã trao cho nhau những lời nồng nàn. Trong
tình yêu Piêt’rô Mitxirili là một thanh niên đang tuổi chớm nở tình yêu với những run
cảm đầu đời, thì chàng Mitxirili cũng rất ngọt ngào và diệu dàng với người yêu, hai
người đã có thời gian mặn nồng và quắn quít với nhau, với chàng được gắn bó với
Vanina là niềm hạnh phúc nhất đời chàng, chàng quá ư xung sướng. Tình yêu đang
nồng cháy trong Piêt’rô Mitxirili và cả Vanina Vanini, họ như sống không thể thiếu
nhau, nhưng không vì thế mà chàng quên đi sứ mệnh cao cả của mình là phải sống và
hy sinh vì nước Ý. Quan niệm của chàng trái tim là của Vanina Vanini nhưng tâm hồn
và thể xác là của đất nước và của nhân dân: “Tôi yêu em đắm đuối; nhưng tôi là người
đài tớ khốn khổ của tổ quốc; nếu nước Ý càng bất hạnh, tôi càng phải trung thành với
nước Ý” [2; tr.23] và chàng chỉ nghĩ đến hạnh phúc khi nào nước Ý được giải phóng:
“Nỗi bất hạnh của anh là vì anh yêu em hơn cả cuộc sống, vì rời La Mã, đối với anh là
cực hình đau đớn nhất. Ôi! Sao nước Ý chẳng được giải thoát khỏi bọn dã man anh sẽ
vui sướng biết bao cùng em vượt biển sang sống bên châu Mỹ” [2; tr.23]. Con người
ấy sống vì tổ quốc nhưng trái tim lại đang rực cháy với tình yêu nồng nàn, và đôi lúc
bản thân chàng cũng tự đấu tranh tâm lý mâu thuẫn nặng nề giữa tình yêu và đất nước,
đôi khi tình yêu ấy lại chiếm phần ưu thế hơn. Thì chính giây phút tột cùng của nỗi nhớ
thì tình yêu lại trở lại, Vanina đã đến như hẹn trước, hai người lại quay quần nhau
trong cơn lốc của tình yêu, còn riêng Mitxirity lại đam mê trong vòng tình ái để rồi
chính tình yêu vô bờ bến đã biến chàng trở thành một kẻ có lỗi với anh em trong hội
kín người cacbônari kẻ thì bị giết, người thì bị bắt, tất cả đều tiêu tan chỉ vì sự ít kỉ của
Vanina muốn giành được lấy người mình yêu. Câu trả lời khiến nàng Vanina rùng
26
mình của Mitxirity “rất yên!” chỉ hai từ ngắn ngủi nhưng chứa đựng trong đó là cả một
suy nghĩ và dự định sắp làm của chàng. Chàng đã không phụ lòng tin tưởng, tín nhiệm
của nhiều người đặt cho chàng. Chàng Mitxirity của chúng ta rất anh dũng khi đưa ra
quyết định mà cả người đọc và Vanina cũng bất ngờ và bàng hoàng khi đọc những
dòng thư chàng viết để lại khi chàng quyết tâm đi nộp mình cho viên khâm sai.
Hình ảnh Mitxirity đã được Stendhal xây dựng theo mẫu lý tưởng hóa nhân vật và
mang đậm hình ảnh sử thi. Đối với Mitxirity giờ đây trong chàng chỉ còn duy nhất tổ
quốc, lòng trung nhân ái quốc bây giờ đã chiếm trọng trái tim và suy nghĩ của chàng.
Khi gặp Vanina chàng đã khuyên nàng hãy quên Mitxirity đi và hãy kết hôn với người
khác xứng đáng với nàng, chàng đã nói với nàng Vanina người mà trước kia chàng hết
lòng yêu thương, thậm chí đôi khi nghĩ sẽ từ bỏ hết tất cả chỉ vì nàng, thế mà ngay giây
phút này chàng đã dùng lời lẽ của người sống chết cho tổ quốc để nói chuyện với nàng.
“Em đã hiến một số tiền lớn để phục vụ tổ quốc; nếu tổ quốc được giải thoát khỏi bọn
áp bức, số tiền đó sẽ hoàn lại em chu tất, bằng tài sản quốc gia” [2; tr.44] Chàng vẫn
nói với nàng rất điềm tỉnh và nhẹ nhàng, như không hề vương vấn chút nào tình yêu
của Vanina.
Nhưng thái độ và cảm xúc của Mitxirity biến đổi một cách đột ngột khi biết sự
thật về những lời thú tội việc làm đã chỉ điểm hội kín tất cả chỉ vì chàng, chàng biết sự
phản bội của nàng, Mitxirity đã thét lên giận dữ, và lao vào Vanina, định dùng xích
quật nàng: “A! đồ yêu quái!” [2; tr.45] đó là lời lẽ mà Mitxirity dành cho Vanina,
chàng câm tức khi đã dại dột nói cho Vanina về những hoạt động của hội kín, tình yêu
và niềm tin tưởng của chàng dành hết cho Vanina đã bị lợi dụng, đáp lại tình cảm chân
thành của chàng là sự lừa dối một cách nặng nề. Chàng rất hận chỉ biết gào hét: “Đây,
đồ yêu quái, ta không muốn mang ơn gì mi hết, Mitxirili vừa nói với Vanina quăng trả
nàng giũa và kim cương, trong chừng mực xiềng xích cho chàng ném được, rồi chàng
rảo bước tránh ra xa” [2; tr 45]
Mitxirity – nhân vật đã được nhà văn lý tưởng hóa, nhân vật một thanh niên tràn
trề sức sống trong tuổi mười chín đôi mươi, say đắm với tình yêu nồng cháy, tuy là con
trai nhưng chàng sống rất lãng mạn và mộng mơ, bên cạnh ấy chàng lại sở hữu lòng
27
yêu nước nồng nàn sẵn sàng hy sinh tất cả thậm chí cả tính mạng cho tổ quốc. Với
chàng chỉ quan niệm là chàng sinh ra chỉ để cống hiến cho tổ quốc, dân nhân, khi đứng
giữa tình yêu và tổ quốc chàng vẫn sáng suốt lựa chọn mặt dù với chàng tình yêu cũng
rất quan trọng. Yêu không phải là mất lí trí, chàng Mitxirity biết phân biệt sự việc đúng
sai, cân nhắc rõ ràng. Yêu cũng ngọt ngào đầy lãng mạn, nhưng khi người yêu đã làm
việc sai trái làm ảnh hưởng đến sự việc giải phóng đất nước, chàng sẵn sàng từ bỏ nàng
và xem như chưa từng quen biết vì sự ích kỷ nhỏ nhen của Vanina, và không cần sự
giúp đỡ về mặt kinh tế của nàng, chàng Mitxirity cảm thấy sợ và kinh tởm nàng
Vanina.
Còn riêng về phần nàng Vanina một thiếu nữ mà ánh mắt và mái tóc huyền cho
biết người La Mã, đó là lời giới thiệu đầu tiên của Stendhal dành cho Vanina. Trong
buổi đại vũ hội tại tòa lâu đài mới nàng trở nên nổi bậc và là tâm điểm của mọi ánh mắt
nhờ sự khắc họa vẽ đẹp cùng sự giàu só được tôn vinh thêm phần sang trọng. Trong
buổi vũ hội huy hoàng thì vương tước tiểu thư Vanina Vanini, thiếu nữ có mái tóc
huyền và ánh mắt rực lửa, được tôn là bà chúa vũ hội. Nàng có phần tự tin và tự cao ở
chính mình, khi có nhiều vương tôn quý tộc đang chờ mong được khiêu vũ với nàng,
trong số đó nàng thích trêu cợt chàng Liviô Xavenli vì anh chàng có vẻ si tình hết sức,
qua chi tiết này cho thấy nàng không tôn trọng tình yêu của các chàng bạch mã hoàng
tử và hơn thế nữa còn xem thường những công tử ấy chỉ được vẻ bề ngoài cùng sự giàu
có quyền thế chứ họ không có tài năng làm những việc có ý nghĩa, tất cả đều không
bằng một kẻ Cacbônari vừa vượt ngục đã để lại ấn tượng đặc biệt trong nàng Vanina.
Tuy là một tiểu thư nhưng nàng có cá tính mạnh mẽ nổi trội, thích gì đó phi thường và
nàng cũng rất thích khám phá, trinh phục những gì lạ. Vanina là tiểu thư có tấm lòng
đôn hậu và giúp đỡ người khác nên cô đã không ngần ngại chăm sóc người phụ nữ
đang bị thương nặng, có thể sẽ chết nếu không có sự giúp đỡ của nàng. Bằng tấm lòng
chân thành của cả hai người cuối cùng tình yêu đã đến với họ, như vì là con gái lại là
một tiểu thư giàu có xinh đẹp ai cũng ước mơ nên có phần e ngại còn che giấu tình yêu
vì lòng kiêu ngạo của nàng. Nhưng vì tình yêu rực cháy trong lòng nàng, nàng không
thể ngăn cản được và hai con tim đã tìm đến nhau. Họ yêu nhau và sống bên nhau
28
trong tình yêu nồng cháy, lãng mạn, nàng Vanina của chúng ta như sống trong hạnh
phúc của tình yêu và niềm hạnh phúc ấy dường như ngẹn ngào và chợt tắt đi khi chàng
Mitxirity chọn tổ quốc hơn là chọn sống bên nàng, hạnh phúc cùng với cuộc sống giàu
sang. Đó là sự tổn thương nặng nề đối với Vanina, tổn thương lòng kiêu hãnh, sĩ diện
và tình yêu của nàng, là một cô gái thông minh nàng đã không ngăn cản quyết định của
chàng và chỉ xin chàng ở lại với nàng vài ngày nữa thôi. Cách cư xử của nàng tạo cho
Mitxirity người yêu nàng cảm thấy nàng không phải là vật cản trên con đường mà
chàng chọn ngược lại chàng có động lực hơn khi được sự ủng hộ của nàng về mặt tinh
thần lẫn vật chất khiến chàng càng yêu Vanina nhiều hơn gấp bội lần. Nhưng cảm giác
chàng Mitxirity ngày càng rời xa vòng tay của nàng Vanina khi tâm tưởng của chàng
chỉ hướng đến tổ quốc lòng không nghĩ đến nàng càng làm cho nàng có sự quyết tâm
hơn làm mọi thứ để được hoàn toàn có chàng trong tay mà nàng bất chấp mọi giá để
đạt được. Thế là nàng bắt tay vào kế hoạch chiếm đoạt chàng Mitxirity ra khỏi tình yêu
tổ quốc bằng việc tiềm mọi cách để khai thác ở chàng qua những lời tình tứ. Nàng tự
nhủ: “những người cacbônari đã nhận của ta hàng mấy ngàn đồng xơ canh. Họ chẳng
thể nghi ngờ lòng tận tụy của ta đối với công việc đang mưu đồ” [2; tr.28] đã thấy rõ
việc mưu kế đã được định sẵn trong đầu khi nàng quyết định đưa số tiền cho chàng
Mitxirity về phục vụ cho việc hoạt động của hội kín thêm phần thuận lợi cũng là để tạo
lòng tin tưởng của hội kín mà đặc biệt là Mitxirity. Để hoàn thành mưu sự của Vanina,
nàng đã đến và nhờ cô hầu cũ giúp nàng đưa quyển sách chỉ điểm, nàng không quên
dùng tiền cùng với tình cảm chủ tớ bao lâu nay để đạt được ý nguyện, nàng đã thàng
công nhưng chính sự thành công đó lại là sự thất bại nặng nề trong tình cảm của mình
khi Mitxirity quyết định đi nạp mình cho kẻ thù. Đúng là Vanina thông minh và sắc sảo
nhưng nàng lại thiếu đi một điều rất quan trọng đó là hiểu tính cách và lòng yêu nước
nồng nàn của người yêu mình “Người ta có thể nói với chàng một lời nào đó, mà lời đó
mà thốt ra thì ngay tức khắc và vĩnh viễn chàng sẽ ghét tởm ta” [2; tr30] nàng có thể
ước lượng trước sự việc nếu bị chàng Mitxirity phát hiện nhưng vì lòng ích kỉ, con tim
yêu mù lòa nên nàng bất chấp vẫn nghĩ sẽ có chàng khi hội kín tan rã. Tất cả đã sụp đổ,
con tim nàng đau đớn nàng như chết lặng đi sau khi đọc xong thư của Mitxirity :
29
“Vanina rơi mình xuống ghế, gần như ngất lịm, chìm trong nổi bất hạnh tàn khóc nhất,
Nàng không thốt nên lời; mắt nàng ráo hoảnh và rực lửa” [2; tr.32] Giờ đây nàng đã
biết mình thật sự thất bại chỉ biết vang xin chúa trả lại tự do cho Mitxirity còn nàng
chấp nhận bị trừng phạt vì hành vi phản bội của mình. Nhưng tất cả đã muộn, dù có ăn
năn hối hận việc đã xảy ra và đâu đã vào đấy.
Nàng Vanina đau đớn ngậm ngùi trở về La Mã và tìm cách cứu Mitxirity, nàng đã
lợi dụng Đông Liviô Xavenli để lấy thông tin về Mitxirili vì chàng ta là cháu của đức
ông Xavenli Catăngđara thống đốc thành La Mã kiêm bộ trưởng cảnh sát. Hiểu biết về
Liviô và nắm trọn trái tim si tình của chàng nàng thông minh giả vờ vẻ chê bai chàng
Liviô, khiêu khích chàng bất tài để từ đó lợi dụng chàng lấy thông tin về Mitxirity:
“Nàng đưa cặp mắt to, đen huyền, nhìn anh chàng với nụ cười chua chát cực kỳ khinh
bỉ và không thèm nói chuyện với chàng suốt buổi tối hôm đó” [2; tr.33]. Sau khi hoàn
thành hoàn toàn ý nguyện của nàng, nàng đã cho phép Đông Liviô ôm hôn mình như
một phần thưởng dành cho Đông Liviô, nàng tỏ ra yêu chàng và thân thiết nhảy với
chàng trong suốt buổi vũ hội nhằm mục đích cho Đông Liviô vui sướng đến ngây ngất,
càng ngăn không cho chàng suy nghĩ nhiều về hành động của nàng.
Nàng Vanina chi li tỉ mỉ cho từng hành động và lời nói của nàng khiến Đông
Liviô không nghi ngờ nàng tí nào cả. Cô Vanina càng mạnh mẽ, gan dạ khi nàng một
thân một mình lẻn vào gặp ông Catăngđara dưới bộ dạng của một chàng trai, bằng sắc
đẹp cuốn hút người của nàng, nàng nói với nhiều giọng điệu đang xen nhau, lúc diệu
dàng bình tĩnh, lúc lại yêu kiều ngạo mạn, nữa đùa nữa thật kèm với hành động như rất
quan tâm từ tấm lòng của một đứa cháu dâu dành cho chú chồng tương lai: “- Xin chú
cẩn thận, thứ gì trong nhà chú cũng có thuốc độc cả, vì người ta muốn giết chú mà.
Chính cháu đã xin dung tha cho ông chú tương lai của cháu, để cháu khỏi phải hoàn
toàn tay trắng gia nhập họ Xavenli” [2; tr.40]. “Cuối cùng, ngày quyết định vận mệnh
Vanina đã tới” [2; tr.41]. Tại sao Stendhal lại dùng câu văn này?. Dường như nó chứa
nhiều hàm ý và như báo trước điều gì đó, mọi hy vọng trong nàng như sụp đổ khi thấy
chàng Mitxirity chỉ nghĩ về tổ quốc và khuyên nàng hãy quên và tìm người khác xứng
đáng hơn Mitxirity, điều đó đã làm cho Vanina giận dữ, nàng kể cho chàng nghe tất cả
30
những đều nàng đã lo toan chạy vạ, kể từ khi Mitxirili rời lâu đài Xan Nicôlô, để đến
nợp mình cho viên khâm sai. Khi đã kể xong câu chuyện đó, nàng nói: “Tất cả những
đều ấy chưa thắm vào đâu; em còn làm hơn thế nữa, vì yêu chàng” [2; tr.45] Không
lường trước được sự việc và làm tất cả vì chàng nhưng lại bị phản tác dụng ngược lại.
Khi Mitxirity gào thét, giận dữ nói với Vanina là đồ yêu quái và quăng trả nàng giũa và
kim cương. Vanina chưng hững như mất hồn, nàng trở về La Mã và kết hôn với vương
tước Đông Liviô Xavenli. Vanina thông minh cả đời nhưng vì quá mê mụi và ích kỉ
nên khiến nàng làm sai, dẫn đến thất bại nặng nề, kết thúc một chuyện tình trong sự
cay đắng và bàng hoàng, có lẽ cả đời nàng vẫn phải ngậm ngùi, không yên vì lỗi lầm
quá lớn của nàng.
Stendhal đã xây dựng các nhân vật chính có nhiều điểm tương đồng nhau, cũng có
điểm đặc trưng nổi bật riêng. Tình yêu là đề tài muôn thuở trong lĩnh vực nghệ thuật
đặc biệt là trong văn chương, nhưng mỗi người lại có cách thể hiện khác nhau, với
Stendhal ông cũng nói về đề tài tình yêu nhưng tình yêu ấy được xây dựng lên từ ngòi
bút hiện thực và lãng mạn. “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” với nội dung tình yêu tác giả đã
trình bài tác phẩm dưới dạng tường thuật lại. Tuy là tường thuật nhưng với tài năng của
Stendhal thì tác phẩm trở nên rất sống động với nhiều giây phút lãng mạn rồi hồi hộp
thu hút người đọc.
“Tôi kết thúc bằng câu chuyện mà thuật lại tôi hết sức não lòng” [2; tr.43] đó là
tâm trạng của tác giả cũng như của bao người sau khi đọc xong tác phẩm nhắc về
chuyện tình đau thương của Hêlen. Hêlen đơ Căngpirêly sinh năm 1542 ở thành phố
Anbanô, thân sinh nàng là một nhà quý tộc giàu nhất xứ, và với cương vị đó, ông đã
kết hôn với Vichton Carafa, một nữ địa chủ lớn trong vương quốc Na-plơ, Hêlen là một
tuyệt thế gia nhân với dung mạo phù sinh: “Mặt trái xoan, vầng trán rộng, tóc màu
vàng tơ đậm. Vẻ mặt lại như tưới cười; cặp mắt to, có cái bộc lộ thắm thiết điều cảm
nghĩ, long mày màu hạt dẻ hình cánh cung mẫu mực, cặp môi rất mọng, đường viền
miệng như đã được họa sĩ Côregiơ trứ danh vẽ nên.” [2; tr.49,50] quả hiếm có một vóc
dáng tươi tắn, kết hợp với một dung nhan uy nghi dường ấy. Bất ngờ nhận được đóa
hoa thay lời tỏ tình của Giuyn dành cho nàng, nàng e ngại, thẹn thùng đứng trước tình
31
cảm của Giuyn khiến nàng đỏ mặt vì sung sướng, rồi nàng lại sợ làm tổn thương, ảnh
hưởng đến tình yêu của họ dù chỉ là một hành động nhỏ nhất. Nàng cũng giống như
bao cô gái khác đang yêu trong thời buổi ấy, tin lời truyền, dị đoan về tình yêu, “đám
con gái La Mã tin rằng ngắt một đóa hoa hoặc làm thương tổn bằng bất cứ cách nào
bó hoa của người yêu trao tặng, là tự mình gây khả năng cho mối tình giữa hai người
tan vỡ” [2; tr.56] nàng rất trân trọng tình cảm của Giuyn. Hêlen đa nhanh chóng lo nghĩ
sợ chàng nói nàng khinh cảnh nghèo của chàng nên đã nhạy bén “Nàng trông thấy một
mẫu nhỏ cẩm thạch quí để trên bàn, liền buộc viên đá vào khăn tay của mình, và ném
xuống góc cây sồi đối diện với cửa sổ phòng nàng”[2; tr.56] để đáp hồi tình cảm yêu
thương của Giuyn dành cho nàng, hình ảnh dùng mẫu cẩm thạch nhỏ để hồi đáp cũng
đủ để thấy sự trân trọng Giuyn, nàng cũng là một người rất đạo đức không trọng giàu
khinh khó. Stendhal đã giúp nàng khẳng định tình yêu của nàng bằng chính câu văn
độc thoại chất chứa nhiều tình cảm: “Tại sao lại tự dối mình nhỉ? Hêlen tự nhủ, mình
đã chẳng yêu chàng với tất cả tâm hồn rồi sau?” [2; tr,59]. Nhà văn tài tình của chúng
ta đã khéo léo sử dụng biện pháp phủ định để khẳng định thông qua từ “chẳng”. Hêlen
đã yêu bằng cả trái tim và đắm say với từng hơi thở của người đang yêu sau thời thốt
và thủy chung. Sự tinh tế nhạy cảm trong tình yêu đã được Stendhal miêu tả qua hành
động của Hêlen “nàng cũng nghe thấy khá rõ bước đi của người yêu dừng lại dưới cây
sồi đại thụ” [2; tr.59] chỉ có những người thật sự yêu nhau rất nhiều, luôn lo nghĩ về
nhau thì mới có được sự tinh ý ấy, phải có nỗi thấp thỏm vì yêu mới nhận ra một tiếng
động ấy dù rất khẽ như vậy. Hêlen là một thiếu nữ yêu chân thành, mãnh liệt và nồng
cháy nhưng nàng cũng rất yêu thương, quý trọng người thân trong gia đình, tuy là con
gái ở lứa tuổi mười bảy thôi nhưng mà nàng yêu rất lý trí, nàng biết mình phải làm thế
nào là đúng và nhìn nhận sự việc rất khách quan, chuẩn bị là người đứng giữa mâu
thuẫn quá lớn của gia đình và người yêu, sự mất mát lớn hơn khi anh trai bị giết chết
mà người giết chẳng ai xa lạ lại chính là Giuyn. Stendhal đã đặt Hêlen vào tình thế đau
đớn vô cùng, đây là chi tiết khai thác tâm trạng sắc sảo nhất của Hêlen, cái chết của
Fabiô đã dẫn theo cái chết về tâm hồn, cảm xúc của Hêlen. Chính nàng nhiều khi còn
không hiểu lý do tại sao mình lại như vậy. Cho đến khi chính nàng lại rơi vào cảm giác
32
như muốn giết chết tâm hồn Giuyn mà Giuyn đã trãi qua, nàng run rẩy vì bởi giọng nói
của Giuyn rất dè dặt và cung cách ngữ ngôn của chàng không khác gì đối với một
người xa lạ, cho nên đến lượt Hêlen cảm thấy thắm thía tất cả nổi độc ác trong lời nói
gần như là trịnh trọng, kiểu cách ấy sau khi đã từng thân mật âu yếm làm hởi lòng mát
dạ nàng xưa kia. Nên nàng càng trân trọng và quý Giuyn hơn cũng như thời gian được
bên chàng từ con tim nàng. Giọng điệu của đôi tình nhân đã trở lại hoàn toàn âu yếm
như trước kia.
Một lần nữa nàng muốn sống cho hạnh phúc bản thân mình nhưng nàng cũng rất
yêu mẹ, sự quyết định cùng trốn theo chàng để trở thành vợ chồng chính thức đã làm
nàng suy nghĩ rất nhiều và những cơn khoắc khoải xé ruột xé gan. Giá nàng chuẩn bị
để chết, chắc chắn chết nỗi đau của nàng hẳn sẽ ít vò xé hơn. Chính lòng yêu thương,
niềm tinh tưởng của nàng dành cho bà mẹ quá lớn, cùng với sự yếu lòng của nàng
trước người mẹ đã dẫn đến bước ngoặc lớn trong cuộc đời nàng, khi Giuyn bị thương
nặng trong trận đối đầu với bà phu nhân Căngpirêli đã chuẩn bị trước để rồi từ đó
Giuyn và Hêlen không còn gặp nhau nữa. Hêlen được biết Giuyn đã thật sự chết đi,
Hêlen câm thù sự hèn nhát và sự nhu nhược của mình, dù nàng đã cố gắng bao nhiêu
để tìm Giuyn thì chỉ càng đau lòng thêm, Giuyn đã chết đối với nàng vẫn không có gì
thay đổi, nàng chỉ còn biết ân hận đau buồn và ngồi nhung nhớ cùng với kỷ vật nhuốm
máu Giuyn, nàng đã sống trong những ký ức về Giuyn suốt mấy năm như vậy nhưng
nàng không biết Giuyn đang là một vị đại tá với những chiến công vẻ vang dưới danh
Lizara ở một phương trời khác mà vẫn luôn nghĩ về nàng. Bao năm nay sống trong sự
lừa dối của mẹ nàng, bà Đơ Căngpirêli bao vây cuộc sống của nàng và Giuyn trong sự
dối trá đầy mưu tính. Để rồi ngày hôm nay Hêlen có một sự thay đổi lớn trong suy nghĩ
và cả cuộc đời còn lại của nàng, có lẽ do đã chán ghét cuộc sống luôn bị lệ thuộc áp
đặt, giờ đây nàng muốn mạnh mẽ hơn, kiên quyết và quyền lực hơn “Ái chà, ta làm
cừu non ở tu viện này đã khá lâu rồi, phải làm sói mới được, dù chỉ để đổi trò giải trí
hầu các ngài tò mò thọc mạch trong thành phố” [2; tr.120] thế là nàng viết thư nói với
mẹ muốn làm viện trưởng. Việc ấy không khó với người phụ nữ giàu có, tinh khôn và
đầy quyền lực, Hêlen trở thành viện trưởng tu viện thành Caxtrô, được vài năm nàng
33
lại chán cuộc sống vô vị này, chỉ được danh vọng mà không có cuộc sống thật như
chính con người nàng rồi nàng lại thay đổi cả tính tình. Ngay cả bản thân bà cũng
không hiểu nổi chính mình và những hành động của mình, khoảng mười một giờ đêm,
vị giám mục trẻ tuổi đi một mình đến trước cửa ngôi nhà thờ mà suốt ngày thiện nam
tín nữ đều được vào; chính bà tu viện trưởng tự tay mở cửa cho ông và cho phép ông
theo mình. Bà tiếp ông ta trong một căn buồng thỉnh thoảng bà ở, buồng đó thông
thương với những kháng đài ở gian chính qua một cánh cửa bí mật. Khoảng chưa quá
một tiếng đồng hồ sau, vị giám mục rất ngạc nhiên thấy mình bị đuổi về; lại chính thân
tu viện trưởng đưa ông ra cửa nhà thờ và nói: “Hãy trở về lâu đài của ngài và rời bỏ
tôi ngay đi. Vĩnh biệt đức cha, ngài khiến tôi tởm lợm quá; tôi thấy dường như đã thác
thân với một nô bộc” [2; tr.124]. Cứ như thế ngài giám mục vẫn tiếp tục đến tu viện
khoảng tám hôm một lần, không ai hiểu chuyện gì đã xãy ra, nhưng việc ấy cứ lập đi
lập lại nhiều lần như thế mà ngay cả chính ông vị giám mục cũng không hiểu nổi bà
trưởng tu viện. Việc ấy kéo dài cho đến một ngày bà có thai. Hạ sinh cậu con trai là
điều xấu hổ và làm ảnh hưởng đến danh dự tiếng tăm của Hêlen cùng đức giám mục.
Nàng cũng tự biết những gì đã làm là sai, không đúng, cũng không thể hiểu mình đã
làm việc điên dại gì “Những trinh nữ điên loạn ưa chuộng cái đẹp của thân thể hơn cái
đẹp của tâm hồn xứng đáng được đối xử như thế đấy” [2; tr.129] nàng không trách
giám mục cũng chả trách ai, chỉ tự trách bản thân mà chấp nhận mọi việc kết quả chịu
trách nhiệm với việc mình đã làm.
Hêlen ở cương vị người mẹ, nàng lại càng trưởng thành hơn không nông nổi như
trước nữa, biết suy nghĩ cận kẽ trước khi nói và hành động, nàng sống trở nên có trách
nhiệm và yêu thương con mình nhiều, khi chuyện đó bị phanh phui lại còn đem ra truy
tố. Nàng không khai đức cha Frăngxếchcô Xitađini là cha đứa bé mà lại khai người
khác ông Giăng Baptixtơ Đôlêni luật sư của tu viện. Trong khi đó khá nhiều người lại
khai là vị giám mục trẻ Xitađini “Vì thương hại giám mục quá hèn nhát, vã lại nếu ông
ta cứu vãn được cuộc sống quí hóa của ông ta thì ông ta sẽ chăm sóc được con trai
tôi” [2; tr.131]. Đó chính là tình yêu thương vô bờ bến của Hêlen, thiên chức làm mẹ
cao quí nhất trên đời này, nàng đã tính toán sẵn, chu đáo để đảm bảo an toàn cho con
34
mình. Bị xử án tù chung thân trong tu viện Xanhtơ Máctơ, Hêlen vẫn thấy an ủi, hài
lòng với những gì mình đã làm. Bà phu nhân Căngpirêli sau bao cố gắng cuối cùng
ngày cứu nàng thoát khỏi trốn tù đày cũng đã đến. Trạng thái của Hêlen thay đổi một
cách đột ngột từ thái độ mong mỏi được mẹ cứu thoát nơi giam giữ, sự chờ mong ấy
bấy lâu nay đã thành hiện thực, thay vì nàng vui sướng nhưng không nàng đã chết lịm
đi trong giây phút mẹ nàng hối hận nói cho nàng biết sự thật sau mười hai năm lừa dối
nàng. “Giuyn Brăngxifoóc…còn sống…” [2; tr.138] câu nói ấy như hàng ngàn hàng
triệu mũi dao đâm vào tim nàng “cũng chính vì chàng sống mà tôi không muốn sống!”
[2; tr.138]. Nàng bắt đầu viết lá thư cuối cùng cho Giuyn, lời thơ nghẹn ngào, đau đớn
và hối hận vô xiết, những từ được viết nên bằng con tim không khi nào ngừng yêu
Giuyn cho đến hơi thở cuối cùng, nàng muốn Giuyn hiểu và thông cảm cho những gì
nàng đã vô tình phạm phải tội lỗi cũng chỉ vì quá yêu Giuyn. Trí óc của nàng đã quá
suy yếu còn bị bao vây bởi mười hai năm dối trá, những gì bao quanh nàng cũng đều là
giả dối và lừa lọc, “Địa vị đối với em chỉ là một nguồn phiền lụy; nó hoàn thành việc
làm hư hỏng tâm hồn em; em thích thú khẳng định quyền uy của em, lắm khi bằng việc
gây tai hại cho kẻ khác; em đã làm những đều bất công. Vào tuổi ba mươi em được
thiên hạ coi là người đạo đức và giàu có, được trọng vọng tuy nhiên lại là người hết
sức bất hạnh” [2; tr.141] số phận đáng thương, chua chác mà Hêlen sống còn thua
chết. Nàng chỉ có mơ ước: “Nghĩ thế em càng thấy rằng giá em giữ mình trong sạch,
xứng đáng với anh thì ngày nay được gặp lại anh em sẽ sung sướng bao nhiêu!” [2;
tr.142] Mọi tâm tư tình cảm gom gọn trong kết thư đầy cảm động như bóp nghẹn con
tim người đọc “Hêlen đã chết ở nhà thờ Xanhtơ Máctơ vì không đành nhìn thấy một tia
trách móc ở đôi mát của anh” [2; tr.142]. Để rồi kết thúc cuộc đời nàng bằng một nhát
kiếm xuyên vào tim nàng. Tuy đã chết đi nhưng trong tâm Hêlen như nhẹ nhàng và hài
lòng với tất cả, kết thúc cuộc đời nàng ở thế giới này cũng chính là sự bắt đầu cho cuộc
sống mới ở một thế giới khác nơi đó chỉ có tình yêu, hạnh phúc và niềm tin.
Để xứng đáng với tình yêu cao thượng và mãnh liệt của Hêlen thì Stendhal đã
khắc họa nên nhân vật chính diện Giuyn Băngxifoóc với ngoại hình, tính cách và tài
năng đặc biệt nổi trội, Giuyn là người láng giềng rất nghèo của Hêlen. Chàng có dáng
35
vẻ nhanh nhẹn, và thái độ thản nhiên chịu đựng được số phận hẳm hiu của mình, điểm
nổi bật có thể khen ngợi ở chàng là gương mặt tuy không đẹp nhưng rất linh hoạt
chàng là người có nội lực mạnh mẽ, anh dũng và cường tráng, chàng từng chiến đấu
anh dũng dưới sự chỉ huy của hoàng thân Côlonna trong những trận đấu hết sức nguy
hiểm. Giuyn Băngxifoóc tuy mạnh mẽ quyết đoán nhưng khi đến với tình yêu chàng
cũng rất lãng mạn và lắm chiêu trò để chiếm được trái tim nàng Hêlen xinh đẹp. Sự
xuất hiện đầu tiên cho tình yêu của chàng Giuyn bộc lộ, tỏ tình với Hêlen: “Bỗng nhiên
nàng như nhận ra một đóa hoa ở cái vật kỳ lại ấy, nó lượn qua lượn lại trước khung
cửa sổ nàng đang tựa vào, giữa cảnh im lặng thăm thẳm; tim nàng đạp mạnh. Bó hoa
hình như cắm vào đầu hai hoặc ba cây sậy chắp lại, loại sậy lớn, giống như cây tre
mọc ở vùng quê La Mã, dài từ ba thước đến sáu thước. Thân cây sậy yếu ớt, gió biển
thổi khá mạnh khiến Giuyn khó giữ được bó hoa ở vị trí đối diện với cửa sổ mà chàng
cho rằng có Hêlen; vả lại, bóng đêm dày đến mức từ đường phố không thể trông thấy
gì ở độ cao ấy. Đứng im trước của sổ, Hêlen vô cùng xúc động. Đở lấy bó hoa ấy
chẳng phải là tỏ ý đồng tình sao?” [2; tr.53,54] trong bó hoa chàng không quên kèm
theo lá thư rất tình tứ nhưng cũng rất hiện thực chàng Giuyn thừa nhận cái nghèo nàn
bản thân nhưng chàng cũng khẳng định tình yêu của mình là rất thật “vì nàng, tôi có
thể hy sinh tính mạng nghìn lần.” [2; tr.55] câu nói ấy của chàng sẽ làm rung động
nhiều trái tim của các cô gái đang yêu nên Hêlen cũng không thể nào lừa dối con tim
mình được. Kết quả là họ đã yêu nhau và trao đổi qua thư bằng cách rất lãng mạn ấy
nhưng cũng đầy nguy hiểm. Là một đấng nam nhi khi bị sĩ vả, lăng mạ của cha Hêlen
dành cho chàng là đều xấu hổ vô cùng to lớn, làm tổn thương đến lòng tự trọng, không
chỉ cha nàng ngài Căngpirili mà ngay cả anh trai nàng Fabiô cũng không tiếc những lời
thô thiễn, nhục mạ và khi dễ chàng, miệt thị chàng một cách nặng nề. Mâu thuẫn giữa
hai ý nghĩ của chàng kèm theo tình yêu vô bờ bến mà chàng dành cho Hêlen nhưng lại
bị khoảng cách quá xa về gia thế, áp lực đè nặng lên chàng thêm phần tự ti: “Chàng
không thể quyết định hoặc giết lão già hổn xược, hoặc cứ để cho lão sống. Chàng khóc
suốt mấy đêm trường” [2; tr.66] vì chàng biết đã trót yêu nàng Hêlen thì chàng cũng
phải yêu và chấp nhận những gì nàng Hêlen yêu mến, chàng có thừa khả năng giết chết
36
ngài Căngpirêli và con trai hắn Fabiô, nhưng chàng không làm vậy vì chàng không
muốn giọt lệ vương trên đôi mắt người yêu của chàng, nàng đau buồn thì chàng đau
đớn hơn gấp bội.
“Yêu thích cảnh nghèo” và “nhẫn nhục” đó là lời nhận định về
Giuyn của Ranuyxơ. Giuyn không chú trọng vẽ sang trọng bề ngoài mà chàng quan
tâm, tu dưỡng và bồi đắp nhiều về nhân cách bên trong tâm hồn mình, chàng sống lạc
quan, bình dị, vui vẽ và yêu đời, điều đáng quan trọng hơn là chàng sợ sẽ phá hủy mối
tình của nàng đối với chàng bởi vì chàng rất yêu Hêlen hơn cả danh dự và sĩ diện của
chàng. Xã hội bấy giờ đối với nam nhi thì danh dự và sĩ diện còn quí và trọng hơn cả
tính mạng họ, bằng bất cứ giá nào Giuyn cũng tránh đụng đọ với anh ruột của Hêlen.
Nhưng điều đó vô ích khi Fabiô anh của Hêlen luôn tìm và kiếm chuyện, miệt thị
Giuyn và ra tay với Giuyn trước. Giuyn đã kết liễu cuộc đời của Fabiô bằng một nhát
kiếm thọt sâu hơn mười lăm phân vào cổ Fabiô, làm phọt một vòi máu lớn. Điều đó
cũng làm chàng hối hận và lo nghĩ nhiều cho tình yêu của mình, quả thật cái chết của
Fabiô đã ảnh hưởng đến thái độ của Hêlen đối với Giuyn rất nhiều khiến chàng phải
đau cả đầu “hy vọng duy nhất của chàng là người ta không biết tên người đã chiến
thắng Fabiô” [2; tr.81] Giuyn lo sợ nhiều khi người yêu mình biết sự việc nhất định sẽ
ảnh hưởng đến tình yêu của hai người. Chàng đã hỏi nàng: “Nàng có oán thù tôi
không”[2; tr.87] Nhưng câu trả lời của Hêlen vượt ngoài suy nghĩ của Giuyn: “Hêlen
trả lời qua một dòng rằng không oán thù ai, nàng sẽ suốt đời cố gắng quên đi con
người đã giết anh nàng”[2.tr.87] . Điều đó còn làm cho Giuyn đau đớn hơn là Hêlen
thù hận chàng, thì chàng còn hy vọng chuột lại lỗi lầm, nhưng Hêlen đã đối xữ với
Giuyn như với một người xa lạ, cư sử với chàng theo phép xã giao. Ôi! tim chàng đau
xé như có hàng trăm hàng triệu thanh kiếm xuyên vào, đau đến vô hạn: “Chao ôi! Ta
rời xa nàng sao? Chao ôi! Hai ta trở thành hai người xa lạ với nhau rồi ư! Ôi Fabiô!
Anh đã được báo thù xứng đáng!” [2; tr.91]. Tất cả là một hình phạt vô cùng dã man
mà Hêlen đã giành cho Giuyn Băngxifoóc vì lỗi lầm của anh, nó thật là cách báo thù
kinh khủng nhất đối với Giuyn, chàng phi ngựa thật nhanh trong trạng thái nóng nẩy,
đầu muốn nổ tung bị bao vây trong vô vàn suy nghĩ. Sau nhiều suy nghĩ Giuyn đã
quyết định hẹn gặp Hêlen một lần nữa, nhưng lần này có sự thay đổi lớn trong cách cư
37
xử của Giuyn, tất cả chỉ vì Giuyn rất sợ tâm hồn mình bị vò xé bởi một tiếng lạnh lùng
từ sâu trong lòng Hêlen thoát ra. Tư tưởng quân sự bắt đầu nảy mầm trong trí óc Giuyn
chàng tự nhủ “Có lẽ rồi một ngày kia, cũng đến phải bắt cóc Hêlen mới xong” [2;
tr.96], vì quá yêu nàng mà lại không thể chấp nhận nổi sự lạnh lùng từ nàng, càng kinh
khủng hơn khi phải mất Hêlen nên suy nghĩ táo bạo ấy đã nãy sinh trong chàng Giuyn.
Nhưng cho dù Giuyn chuẩn bị chu đáo như thế nào cho kế hoạch sống hạnh phúc
bên người yêu thì cũng chính người trong mộng ấy lại làm cho tan vỡ mộng uyên
ương, tệ hại hơn là Giuyn bị thương nặng và dẫn đến tin mất Giuyn mãi mãi vì cái chết
mà bà mẹ nàng đem lại, tất cả chỉ vì sự yếu lòng, nhu nhược và nhút nhát của nàng.
Tuy bị thương rất nặng nhưng Giuyn vẫn không quên giữ cho Hêlen một hành động rất
đẹp rất lãng mạn, đó là một đóa hoa gửi cho cô bé Marietta khi tình cờ gặp “Em nói với
cô Hêlen là tôi xin lỗi đã quấy rầy cảnh yên tĩnh của cô và xin cô hãy nhớ bài kinh Avê
Maria ở đồi Cavi. Đây là bó hoa tôi hái tại vườn cô ấy, ở Anbanô, nhưng nó có hơi
bẩn máu, em hãy rửa đi trước khi trao cho cô” [2; tr.106] có lẽ cử chỉ cao đẹp này là
lần cuối cùng mà Hêlen nhận được từ Giuyn, Giuyn muốn nhắc nhở Hêlen hãy nhớ về
bài kinh Avê Maria ở đồi Cavi cũng như hãy luôn nhớ về Giuyn, nhớ về tình yêu của
hai người. Giuyn là người thanh niên lãng mạn dù bị thương nặng nhưng vẫn nhớ về
Hêlen, bên cạnh đó Giuyn còn là chàng trai rất tinh ý, kỹ lưỡng và chu đáo, vì đóa hoa
đã dính máu của chàng, Giuyn nhờ cô gái hãy rửa trước khi trao cho Hêlen vì lo sợ
những vết máu trên đóa hoa ấy sẽ làm cho nàng lo lắng nhiều, Giuyn không muốn
Hêlen phải bận tâm quá nhiều về mình. Nơi phương xa trong danh phận nam tước gặt
hái được nhiều thành công trên chiến trận để rồi đại tá Lizara luôn là vấn đề nóng bỏng
của nhiều người đang rất hào hứng về những chiến công vẽ vang của chàng. Nhưng
Giuyn cũng chẳng khác gì Hêlen cũng bị phu nhân Căngpirêli bao vây với bao điều giã
dối là nàng Hêlen đã có gia đình và đang sống rất hạnh phúc, tin sự thật về Hêlen đã
làm cho Giuyn chết lặng, trái tim chàng giờ đây chay sạn đi, không còn nhớ và muốn
yêu. Rồi Giuyn cũng quên dần và trở về La Mã trong sự vẽ vang, reo hò chào mừng đại
tướng Lizara trong niềm vinh dự. Trong lần trở lại quê hương này, Giuyn sẽ vô cùng
sung sướng khi biết Hêlen thật sự chưa có gia đình, nhưng định mệnh đã không cho sự
38
sung hợp ấy được diễn ra. Chính vì Giuyn về La Mã mà HêLen đã tìm đến cái chết hơn
là gặp lại Giuyn trong thân phận tuổi hờn, nhục nhã của bản thân, tự thấy mình không
xứng đáng với Giuyn nữa. Sau bao nhiêu năm xa cách, giờ đây Giuyn chỉ nhận thấy
tình yêu của Hêlen, cảm nhận hơi thở, lời nói của nàng qua bức thư tuyệt mệnh ấy.
Do sinh ra và lớn lên trong xã hội hỗn loạn binh chiến của phương tây nên phần
nhiều tác phẩm của Stendhal chịu ảnh hưởng. Đa phần các nhân vật nam chính diện
của Stendhal xây dựng và khắc họa nên mang đậm tính chất sử thi, ở độ tuổi đôi mươi
nóng bỏng trong tình yêu lãng mạn cùng mây gió nhưng cũng không kém phần phong
ba, mạnh mẽ và hào hiệp, yêu nước nồng nàn, chiến đấu vì nhân dân. Từ đó, Stendhal
đã biến nhân vật trong tác phẩm văn học của mình trở thành hình ảnh tượng trưng điển
hình của nhiều người trong xã hội hỗn loạn phức tạp phương tây, họ những người bình
dị, đáng thương mơ ước có được nhân vật trong tác phẩm Stendhal ngoài đời hiện thực,
điều đó Stendhal đã giúp nhiều người có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua và tiến
lên vươn đến ước mơ hạnh phúc hòa bình và ấm no.
Mạnh mẽ hơn Hêlen quyết đoán và quyết định cho số phận mình, Mina De
Vanghel là một nhân vật chính diện khác nữa của Stendhal, tuy xuất thân có nhiều nét
tương tự với các nhân vật nữ khác nhưng Mina lại mang đậm vẻ đẹp của cô gái phương
Tây mạnh mẽ, năng động hơn nhiều so với các cô gái ở cùng thời buổi của nàng. Tuy
vậy nhưng kết thúc cho cuộc đời của nàng cũng là do chính thông minh của nàng làm
nàng thất bại thảm thương nằm ngoài suy nghĩ dự tính của nàng. Mina De Vanghel có
vẽ đẹp tuyệt vời, xinh xắn ăn nói duyên dáng, đôi mắt sáng, vừa âm u vừa thơ mộng.
Cô có một gia thế mà nhiều người mơ ước, dòng họ của nàng thuộc vào hạng sang
trọng nhất nhì từ bao đời. Cha nàng là bá tước Vanghel làm đến đại tướng, sau nhiều
chiến thắng ở Pháp ông bỗng dưng chán chê danh lợi và suy nghĩ nhiều về nhân sinh,
cha nàng cũng là người mà Mina yêu mến và trân trọng nhất cuộc đời nàng, nhưng
hạnh phúc gia đình đến với Mina quá ngắn ngủi ra đi khi cha nàng người mà nàng tâm
đắt, yêu mến nhất rời xa nàng mãi mãi, điều đó đã làm nàng ảnh hưởng rất nhiều trong
tư tưởng của nàng. Vốn dĩ được sinh ra và lớn lên trong môi trường sang giàu của tầng
lớp thượng lưu, quí tộc Mina chỉ biết đời sống trong cung điện vua chúa với những đại
39
yến, dạ vũ, qua sách vỡ và tiểu thuyết ái tình mà thôi. Nàng có cảm giác chán nản cái
xứ vô tình vô nghĩa mà cha nàng đã hy sinh cả tuổi đời và sức lực nhưng đổi lại là sự
nghi ngờ, vờ vực, nàng không muốn ở nơi này nữa, nàng có ý định táo bạo khi muốn ra
nước ngoài, ý định táo bạo ấy đã làm phật ý nhà vua, lần hồi bọn công tử vương tôn
lánh xa, sợ mang họa lây. Dù có khó khăn nhiều trong việc xin giấy thông hành, nhưng
nàng vẫn giữ ý định trên, nàng nghĩ thầm: “Chỉ còn một cách là cải trang như đàn ông
rồi chốn qua nước Anh, mang theo hột xoàn, bán lần hồi mà sống” [5; tr.10]. Tuy là cô
gái, chỉ ở độ tuổi mười mấy đôi mươi nhưng nàng đã có tính gan lỳ giống cha, có lập
trường vững, theo đuổi ý định, không thấy khó khăn mà nản lòng ngược lại càng gặp
khó khăn nàng càng muốn bước tới. Cũng chính nhờ tính tình của nàng mà nàng có
được giấy thông hành nhờ sự giúp đỡ của bà bá tước D nhân tình của vị tiểu vương,
không chằn chừ kéo dài thêm ý nguyện đi phương xa mà nàng mong muốn từ lâu nay,
không để thời gian hoang phí nhiều nữa, nàng nhanh chóng cùng mẹ thu xếp mọi thứ
và lên đường ngay sau đó một tiếng đồng hồ. Cuộc ra đi lúc này, đối với Mina rất quan
trọng, nó đã mở ra một khoảng trời rộng mới và một dấu ấn sâu sắc quyết định cuộc
đời và số phận của nàng, Mina vừa được mười tám tuổi, sở hữu nhan sắc quyến rũ lại
thừa kế một gia tài kết xù nên qua Pháp nàng vẫn thuộc tầng lớp thượng lưu quý tộc,
thường tham dự các buổi dạ hội hoành tráng, náo nhiệt và sang trọng. Tại những nơi đó
nàng có nhiều điều kiện tiếp xúc với những người giàu có, chức trọng thế nhưng với
Mina thì họ quá bình thường, đặc biệt là phụ nữ Pháp ăn nói khách sáo, hình thức xã
giao quá tế nhị đến mức giả tạo, nên cô gái ngây thơ nhưng cương quyết Mina vẫn
chưa tìm thấy được người bạn tâm giao, hay kẻ tâm đầu ý hợp với nàng.
Dù năng động hiện đại nhưng Mina cũng rất duyên dáng cùng với những nét đẹp
truyền thống được nàng gìn giữ, Mina cũng không khác những cô gái cùng trang lứa
luôn thơ mộng thích ngắm nghía những giọt mưa đều đều hay nhắm mắt lắng nghe
những tiếng vi vu của gió cùng những sự vận động chuyển mình của thiên nhiên với
những ngọn đồi thơ mộng. Nỗi buồn về cái chết của người cha kính yêu vừa được dịu
đi thì lại một nỗi đau buồn khác ập đến với nàng, mẹ nàng người thân duy nhất kề cạnh
nàng cũng mất vì bệnh già, nỗi đau lên đến tột đỉnh. Nhưng nhờ phu nhân Cély ra sức
40
khuyên nhủ Mina cũng nguôi dần đau đớn, bà Cély khuyên Mina nên tìm phu quân để
làm chỗ dựa tinh thần, bảo bọc nàng, nhưng cho dù bà có cố gắng mai mối chín lần
mười lượt Mina vẫn cứ chê họ tầm thường, nàng chỉ muốn làm vợ người đàn ông mà
nàng kính phục, vừa ý.
Trong một buổi cùng phu nhân Cély làm khách tại nhà của phu nhân Larcay,
Mina đã có những cung bậc cảm xúc khác lạ với những buổi trò chuyện, giao tiếp trước
kia. Tim của Mina có đôi lần lỗi nhịp khi tiếp xúc với ông Alfred, lối nói chuyện của
ông khiến Mina tán thưởng và đồng cảm, nàng ngỡ đâu ông Alfred là bạn tri âm từ
thuở nào, bây giờ mới gặp lại, Mina dường như có đôi phần đòi hỏi cao ở mọi người
xung quanh, nàng cũng luôn nhìn thấy khuyết điểm của họ, với bà Larcay thì Mina
nghĩ thầm bà quá tầm thường, thiếu bản sắc độc đáo. Nàng hối hận suốt đêm chẳng thể
nào chợp mắt được: “Mình đã si tình, đã tương tư. Mình đã trót yêu một người đàn ông
đã có gia thất rồi!” [5; tr.18] Nhưng những suy nghĩ và hối hận ấy cũng chẳng làm
thay đổi được cô gái đầy cá tính, gan lì và không thấy khó mà nản lòng, trái ngược
nàng lại càng cương quyết hơn, biến đổi của tình yêu thầm kín, chỉ mơ tưởng và nghĩ
về ông Alfred cùng phu nhân đi tịnh dưỡng miền núi Savoie. Trong đầu nàng lúc ấy
nãy sinh ra ý định, muốn lặng lẽ đi theo hai vợ chồng ông Alfred đến nơi đó.
Phải nói bên cạnh sắc đẹp và tài trí thông minh, sắc sảo của nàng thì nàng cũng có
tài cải trang, khác với lần cải trang trước, khi phải đóng vai một thanh niên quá quê
mùa, bình dân để lẫn trốn sang Pháp thì trong chuyến du lịch chạy đuổi tình yêu này
nàng không chỉ đơn thuần là cải trang mà nàng còn lên cả một kịch bản hoàn hảo.
Trong vở kịch theo đuổi tình yêu, nàng tiểu thư xinh đẹp giàu có không ngần ngại
khoắc lên mình những chiếc áo tầm thường, rách nát để làm một đứa đài tớ vụn về luôn
bị chủ nhân cứ rầy la cằn nhằn thậm chí lại chửi mắng đứa tỳ nữ quê mùa ngu dốt và bị
chủ nhân đuổi việc. Nàng tha thiết kể bà nghe thân phận đáng thương và luôn mong bà
chủ quán Gramer giúp đỡ: “Cô ta khóc lóc trình bày rằng trước kia nhà ở bên Đức,
cha mẹ làm một tiệm may nổi danh là khéo” [5; tr.19] và “Nếu bị bà Gramer đuổi về
tôi sẽ bị mẹ rầy rà cho rằng tôi lười biếng” [5; tr.19] Mina cũng không quên kèm theo
số phận đáng thương tội nghiệp ấy một số tiền để bà chủ quán giúp nàng như đúng ý
41
nàng: “Tôi hứa sẽ đền ơn một trăm quan, thay vì 60 quan, nếu bà chủ tìm cho một sở
làm thích hợp hơn. Tôi muốn giúp việc vặt cho gia đình người Pháp sang trọng nào đó
nghỉ mát tại đây”[5; tr.21]. Bằng lối diễn tài tình như thật đánh vào tâm lý của người
khác, Mina không chỉ lấy được sự cảm thông mà nàng còn lấy lòng được bà chủ quán
bằng tiền một trăm quan, con số đó đối với nàng chẳng là bao nhiêu, thế là bao cố
gắng, nổ lực và sự chịu đựng của nàng cũng gặt hái được thành công, quả ngọt, nàng
Mina đạt được ý nguyện nhờ bà chủ khách sạn tán tỉnh khéo léo để rồi cô bé Aniken
tức là Mina trá hình và cải danh được nhân làm tỳ nữ cho chính bà phu nhân Larcay.
Nàng cũng tự cảm nhận được việc làm của mình là kỳ lạ và nàng cũng tự biết xấu hổ
với hành động cải trang là đứa hầu cho người khác trong khi danh phận của nàng thì
chỉ biết được cung phụng chưa từng hầu hạ, phục vụ cho ai kể cả cha mẹ nàng, hôm
nay vì tình yêu vì ông Alfred nàng chấp nhận chịu thiệt thòi “Mình điên khùng dại dột
biết chừng nào. Nếu có người nào nhìn được biết mình là Mina thì còn gì là thể diện
của con nhà lành” [5; tr.21]. Trước kia, vì bản tính cương quyết Mina sẵn sàng đóng
mọi vai trò để đặt mục đích: tìm người đàn ông hợp lý tưởng, nhưng bây giờ nàng có
hơn thối chí, tim đập mạnh, vừa hối hận, vừa lo sợ nhưng với sức mạnh vốn tồn tại
trong nàng, nàng đã tự an ủi bản thân, đẩy lùi nỗi lo sợ ấy thành niềm tin, nghị lực để
tiếp tục cuộc hành trình trinh phục trái tim người đàn ông nàng yêu mến. Mình chịu
cực khổ, thay tên, đổi dạng để trở thành đứa tớ gái của Alfred, nhưng Alfred có chịu
nói chuyện với mình đâu! Giữa mình và ông ta còn phân biệt chủ với tớ, nàng lại khóc
rồi tự an ủi “Nhưng mỗi ngày, mình thấy mặt ông ta vài lần. Hạnh phúc của mình chỉ
có ngần ấy thôi.” [5; tr.22] Đúng vậy đến với tình yêu, con người ta sẽ cảm thấy thật
hạnh phúc khi chỉ là cử chỉ nho nhỏ, lén nhìn người mình yêu thầm thôi cũng đủ một
cảm giác tuyệt đỉnh hay sẽ thật đau khổ khi không được trông thấy người mình yêu hay
người ấy không nhìn mình, xa lạ với mình. Ôi! Đó lại là một cảm giác thật kinh khủng,
Stendhal hiểu rõ được con tim Mina đang ở vị trí nào. Ngày qua ngày, Mina cũng quen
dần và trở nên ngoan ngoãn, vui vẽ chấp nhận thân phận hơn, qua những khó khăn mà
nàng cố gắng làm và trãi qua thì không ai hiểu được nỗi vất vả, khó khăn cùng với lòng
cương quyết và tài ngụy trang không một sơ hở của nàng thì mới cảm nhận được nàng
42
yêu ông Alfred đến thế nào, nàng đã phải trãi qua những khó khăn, nỗi đau buồn tủi
nhục mà nàng đã niếm trãi để chiếm được trái tim ông Alfred. Cứ mỗi ngày, Mina thức
dậy thật sớm, để có hai tiếng đồng hồ rảnh rỏi mà lo, tức là làm cách nào cho dung
nhan thay đổi. Mái tóc màu hung mà bấy lâu thiên hạ khen ngợi đã bị cắt ngắn, Mina
nhuộm cho tóc trở nên lem luốt, màu hơi đen. Nàng tìm vài loại lá cây, đem nấu sắc lại,
thoa lên tay, da tay trở nên sần sùi như người buôn thúng bán bưng, những việc làm ấy
dường như đã trở thành thói quen của nàng, khi phải cam chịu những khó khăn thì
ngày càng lòng cương quyết muốn vươn đến mục đích đặt ra càng cao của nàng Mina.
Nàng hâm mộ, sùng bái Alfred từ cử chỉ lớn đến cử chỉ nhỏ. Trong phút giây vui sướng
và khi sự chiêm ngưỡng lên đến tột độ, nàng cho rằng Alfred chú ý tới người con gái
tuy vụng về nhưng đôi khi tỏa ra thông minh, điều đó đã làm Mina vui sướng đến phát
điên khi thấy Alfred theo dõi từng lời nói của mình, với nàng giờ đây chỉ có mõi Alfred
trên đời này là mang lại hạnh phúc cho nàng, dù chỉ là những gì đó rất đỗi bình thường.
Bởi vì yêu là vậy! Nàng chỉ muốn thấy mặt và nghe từng tiếng nói của người mà nàng
yêu, bấy nhiêu cũng đã quá nhiều, cũng đủ đem lại hạnh phúc rồi, dần dần Mina cũng
tự cảm giác rằng Alfred đã yêu nàng. Khi ông Alfred bắt gặp Mina trong phòng sưu tập
của mình, ông ta hơi ngạc nhiên, Mina thì nhột nhạt, e rằng Alfred đoán được tâm
trạng thèm khát yêu thương của nàng phải chăng Alfred đánh giá nàng quá thấp?
Alfred ngõ ý tán tỉnh, Mina bị chạm tự ái, rút lui vào phòng, càng suy nghĩ càng rơi
nước mắt “Mình lầm to rồi. Tất cả bọn trưởng giả Pháp đều giống nhau hết. Họ quá
xấu xa, tầm thường” [5; tr.28]. Suốt đêm nàng cứ nghĩ tới chuyện trở về Ba-Lê, chấm
dứt cuộc phiêu lưu vô duyên này. Mina muốn từ bỏ hết tất cả, hình ảnh Alfred trong
lòng mình mà mấy nay từng ngưỡng mộ tan biến, nàng thất vọng và ngẫn ngơ mình đã
sai lầm khi chọn và theo đuổi Alfred. Nhưng chính sự lạnh nhạt của ông Alfred đã làm
cho Mina thêm hiếu động, muốn thử thêm một lần nữa, quả thật sự đánh liều đó của cô
quả không sai lầm, Mina vui sướng biết bao khi Alfred tìm đến xin lỗi nàng và thổ lộ
tình cảm của mình với nàng. Nàng reo mừng: “Alfred! Ông làm cho tôi vui sướng vô
ngần” [5; tr.29] nàng như muốn bay lên thiên đường của tình yêu và khát vọng vì hạnh
phúc tràn ngập đến với nàng quá bất ngờ. Trải qua bao khổ hạnh chịu đựng cuối cùng
43
nàng cũng đạt được ý nguyện chiếm được trái tim Alfred. Hai người họ yêu đương thề
thốt bên nhau và ngày càng thân mật hơn trước mặt nhiều người khiến bà Larcay ghen
tuông bịa chuyện, làm cho Mina nao núng vì những điều bà nói đều lập luận chặt chẽ,
hợp lý khiến nàng lo sợ Alfred sẽ nghĩ nàng không tốt, làm ảnh hưởng tình cảm mà
Alfred dành cho nàng. Dù nàng cố làm nhiều chuyện biện bạch, nói dối về hoàn cảnh
đặc biệt của mình như thế nào đi nữa thì cũng vô dụng không đẩy lùi được sự nghi ngờ
của Alfred, Mina cứ lo lắng, nghĩ đến mối tình sắp tan vỡ, nếu đánh giá nàng quá thấp,
xem nàng như gái vô loại thì Alfred sẽ xa lánh nàng từ từ hoặc đột ngột, nỗi buồn lo âu
này chưa xong thì nỗi buồn khác lại tìm đến khiến Mina hụt hẳn nhiều, Mina buồn bã
tìm đến bà Gramer thì bà cũng chẳng khác gì Alfred cũng tin lời bà Larcay cho nàng là
loại người không ra gì. Bao nhiêu điều đến với nàng vừa bị vu khống, vừa bị cho là
loại gái vì tiền những người thân yêu không tin tưởng nàng cũng ngờ vực khiến nàng
trở nên kiêu hãnh hơn: “Như vậy là công cải dạng cải danh của mình cũng chẳng còn
giá trị gì đối với ai hết. Mình đã hy sinh nhiều cho Alfred. Tại sao mình không nhơn cơ
hội này mà nhìn ông ta mình tha hồ quan sát, tâm hồn ông ta cao thượng hay đê hèn
tất cả sẽ bộc lộ rõ” [5; tr.33] thế là nàng bắt tay vào hành động. Đến quán La Redoute
nàng thấy Alfred đang ngồi với dáng điệu buồn rầu chắc là đang nghĩ về việc của nàng,
nàng sung sướng vô cùng. Cũng trong buổi tối đó nàng gặp lại bá tước Rupper, không
biết nói đây là may mắn hay xui sẻo với nàng nữa. Nhưng sao lần đó nàng đã biến kẻ si
tình mê tiền, thành kẻ tay sai trong mưu đồ trả thù rửa nhục của nàng. Vốn thông minh
sắc sảo nên Mina cũng thừa hiểu rõ về con người của bá tước Rupper nhưng vì muốn
biến bá tước thành nô lệ trung thành một mực với nàng nên nàng phải thật khéo léo lợi
dụng tình cảm của Rupper và điểm yếu mê tài sản của nàng. Nàng giả vờ như rất tin
tưởng và mến bá tước Rupper để ông ta giúp nàng rửa nhục. Nàng ra cả một kế hoạch
hoàn hảo chỉ cần bá tước diễn cho thật tốt đúng với ý nàng, lúc đầu bá tước hơi tức
giận không tán thành nhưng nàng đã đưa ra nhiều lý lẽ để thuyết phục Rupper, Mina
thở phào nhẹ nhõm sao bao điều cần nói cuối cùng cũng thành công, làm cho bá tước
giúp cô trả thù nàng mĩm cười thấy mình đang hành động đúng theo hoàn cảnh. Một nụ
cười chứa nhiều ẩn ý, khó hiểu và có phần đáng sợ của Mina.
44
Có lẽ Mina bị tổn thương nặng sau chuyện bị bà Larcay vu khống nên nàng trở
nên cứng rắn hơn với Alfred, dù cho ông tìm đến với nàng với bao nhớ nhung yêu
thương đi nữa thì Mina vẫn đáp lại bằng những lời lẽ cay đắng, xô đuổi Alfred, vì
Alfred đã không tin tưởng và bênh vực nàng, Mina tuyệt vọng và càng khinh bỉ Alfred
hơn. Nàng từ chối thiện chí muốn giúp đỡ của Alfred, nàng kiêu hãnh và muốn thử
lòng Alfred: “Vậy thì mình nên giúp Alfred. Chờ xem ông ta có thật tình, có đau khổ vì
không thấy mặt mình không? Hay là ông ta chỉ là kẻ đểu giả, tầm thường như bao
nhiêu kẻ khác. Mình sẽ có thái độ sau” [5; tr.43] Mina không còn yêu mù quáng nữa,
mà ngày một sáng suốt hơn, còn kế hoạch của nàng và bá tước Rupper thuận lợi tiến
gần tới thành công, mọi chuyện được như đúng những gì Mina sắp đặt, một mặt Mina
làm tổn hại đến tình cảm vợ chồng Alfred, mặt khác Mina lại tỏ ra rất hiểu chuyện, tấm
lòng rộng rãi vị tha để lấy lòng Alfred.. Mina đang sống trong niềm hạnh phúc ngất trời
khiến nàng kiêu hãnh và tự tin vào tình yêu của Alfred dành cho nàng, nàng Mina tự
tin không chút dấu diếm Alfred khi được hỏi về chuyện bà Larcay: “Tán thành chớ. Sự
thật là bà Larcay chẳng bao giờ yêu bá tước Rupper. Em tin rằng anh là người của em,
lúc ấy, bởi vì em quyết yêu anh. Hai lá thơ nặc danh đều là của em” [5; tr.62] sau câu
nói vô tư ấy nàng đã nhận lấy đau đớn vô cùng, khi không thể ngờ trước được hậu quả
của việc làm mình đã gây ra, Mina nhận những lời sỉ vả rất nặng nề từ Alfred không
chỉ thế mối tình của hai người đã không còn nồng nàn say đắm bên nhau. Mina đau
đớn tột cùng nghĩ thầm: “Những tâm hồn cao thượng, sống theo lý tưởng luôn luôn
gặp cảnh ngang trái. Nhưng người đủ bản lãnh như mình đây luôn luôn có lối thoát
riêng” [5; tr.63] ngay sau suy nghĩ ấy Mina quay về phòng rút khẩu súng nhỏ bắn vào
ngực. Thế là kết thúc một cuộc đời mê muội, cả đời nàng là một bài toán sai lầm, chỉ vì
quá đam mê, ngang bướng mà tìm đủ mọi cách đặt cược số phận mà không nghĩ đến
hậu quả phía sau của từng hành động. Có lẽ vì yêu cuộc đời này đến mức cuồng nhiệt
nên nàng không bao giờ hài lòng được với thực tế của cuộc đời.
Khác với hai hình ảnh người thanh niên giàu lý tưởng của hai truyện trước,
Stendhal đã xây dựng Alfred theo mẫu người đàn ông đã có gia đình, lý tưởng về đạo
đức nhân cách là bao mơ ước của những cô gái muốn có được một đấng phu quân
45
trọng tình nghĩa, biết nhìn nhận sự việc, đây là người đàn ông đầy đủ bản lĩnh với
thành tích quân sự ít ai bì kịp. Ông Alfred thì thẳng thắng, không dùng những lời khách
sáo, rào trước đón sau theo phép lịch sự đương thời, ông thành thật không có ác ý với
bất kỳ ai. Alfred là mẫu người đàn ông giàu lòng thương người, có nhân cách cao
thượng và sống rất chân thành không giả dối như những người thuộc tầng lớp thượng
lưu cố gắng chứng tỏ mình giàu sang, quyền quí. Điều đó vô tình Alfred đã trở thành
người mà Mina tìm kiếm bao lâu nay sau bao nhiêu người thanh niên đẹp trai giàu có
nhưng đều quá giả dối khiến nàng Mina không có cảm giác muốn trao thân gửi phận
như Alfred. Ông Alfred tiếp Mina rất chân thành và thân mật, ông không ngần ngại kể
cho Mina về chuyến đi tịnh dưỡng sắp tới của gia đình ông, ông nhiệt tình thành thật
hết lòng chỉ vẻ cho Mina và phu nhân con đường dài mà ông ta sắp trải qua, riêng ông
lại rất say mê và yêu thích công việc sưu tầm các sinh vật thiên nhiên. Ông tỉ mĩ từng
công việc, khi làm những việc đó ông rất chăm chút, tỉ mĩ, tỏ niềm vui rất thực như
được tìm về với chính con người mình: “Alfred sắp xết, phân loại mấy lá cây, mấy đóa
hoa mà ông ta hái về, ép phơi khô, mỗi thứ để thứ để trong cái bao giấy riêng” [5;
tr.26] các loại cây cỏ đẹp ấy, dường như chỉ mọc ở chung quanh hồ Brurget mà thôi.
Cứ vậy mỗi ngày Mina đều giúp ông trong công việc sưu tầm, dần dần cũng trở nên
quen thuộc với Alfred những lúc vắng bóng Mina, Alfred thấy thiếu hứng thú hơn, có
lẽ ông đã quen với việc có mặt của Mina, bởi vậy, ông cứ ở lại quán La Redouta suốt
buổi tối với vợ, nét mặt buồn rầu. Alfred thú nhận với lòng mình: “Mình yêu đứa tớ
gái nọ mất rồi. Tại sao khi gặp nó, mình lại rụt rè? Phải bạo dạng lên chứ. Nhiều
người bạn thân của mình đã mướn tớ gái, gặp đứa nào đẹp, họ ve vãn, làm tình cho
qua buổi. Tại sao có vấn đề đắn đo tình cảm, về luân lý không nhằm chỗ? Cứ làm theo
ý muốn đi” [5; tr.27]. Sau suy nghĩ ấy Alfred đã ngỏ ý tán tỉnh Mina ngay trong phòng
sưu tầm của ông nhưng đã bị Mina từ chối. Ở lứa tuổi hiểu người hiểu đời như Alfred
lại sống rất chuẩn mực, bản chất của người đàn ông chính chắn vốn có ở Alfred nên
việc Mina có sự thay đổi nhẹ khi nàng nhìn Alfred với đôi mắt hơi lạ và bao suy nghĩ
trong đầu Alfred nảy sinh “Đến lượt Alfred nhột nhạt, ngỡ rằng đứa tớ gái nọ đã xem
thường người chủ nhà đa tình! Ông ta thề không chú ý đến đứa tớ gái nữa, hễ tối đến
46
là ông ta đi quán La Redoute, trở về là ngủ say” [5; tr.28] mãi cuộc sống không gì ý
nghĩ, nhạt nhẻo ấy Alfred bắt đầu chán bầu không khí giả tạo trong quán Le Redonte.
Nơi đây, các mệnh phu nhân và các tiểu thư ăn nói nghe đã quá nhàm chán, thiếu hẳn
đậm đà. Alfred đang trên đà chán nản ấy thì lại là cơ hội tốt nhất của Mina, khi ông bắt
đầu kinh ngạc trước nhan sắc thêm kiều diễm, mê hồn của đứa hầu gái, Alfred đến gặp
đứa hầu gái để xin lỗi về hành động quá sổ sàng hôm nọ. Quả thật, Mina không chọn
sai người. Hành động xin lỗi của Alfred là điểm rất đáng quan tâm chứ không chỉ đơn
thuần là lời xin lỗi thôi. Ở cương vị một người chủ Alfred làm vậy với Mina cũng như
với bao nhiêu người bạn quý ông khác thì việc đó thật nhỏ chỉ là việc đùa hoa, trêu
bướm, nếu không được thì thôi, ông cũng không cần phải áy náy với bản thân rồi hạ
mình đi xin lỗi một người hầu có thân phận thấp bé. Bởi vậy đây là hành động đắc giá,
nâng cao phẩm chất, giá trị của Alfred cao hơn, với ông không có giai cấp thấp hèn hay
người hầu kẻ hạ mà chỉ có những người không biết mà thấp hèn dù ở cương vị gì và
những số phận kém may mắn mà thôi, ông tôn trọng mọi người, tôn trọng cô gái hầu
Aniken chính Mina trá hình. Kèm theo lời đầy ăn năn hối lỗi ấy Alfred cũng thú thật
với Mina và với chính bản thân mình là ông đã phải lòng Mina, vì chính cô đã cho ông
có nhiều cảm giác lạ và không kiềm chế được bản thân nên đã tự biến bản thân thành
kẻ khốn nạn nhất trên đời, chỉ vài câu nói ngắn ngủi với Mina thôi nhưng đã chứa đựng
rất nhiều tâm ý và trạng thái của lòng Alfred. Ông còn tự đánh giá thấp bản thân mình,
tất cả những đều ấy càng làm Mina yêu đắm say Alfred hơn, họ thề thốt hứa sẽ giữ thái
độ đúng đắn, kính trọng nhau để mối tình được lâu bền. Là người đứng đắn và già dặn
Alfred tin rằng mình đã yêu, đã si mê đúng chổ. Ông ta nhận thấy ở Mina có nhiều nét
độc đáo, càng ngày Alfred lại có nhiều thay đổi trong suy nghĩ của bản thân mình đôi
khi ông cũng tự hỏi: “Tình yêu làm cho mình mù quáng chăng?”[5; tr.30] và có những
so sánh giữa Mina với những phu nhân giàu sang và đặc biệt là vợ ông bà Larcay, ông
ta cho rằng lẽ nào Mina vượt hơn họ về mọi mặt. Nhiều ngày nữa trôi qua, hai người
họ có nhiều cử chỉ và lời ăn tiếng nói thân mặt và gần gủi hơn trước mặt mọi người và
ngay cả bà Larcay. Điều đó đã làm bà Larcay phẩn nộ, tìm chuyện bày cớ để nói xấu
Mina với nhiều người và làm cho Alfred nao núng, phân vân và suy nghĩ nhiều về thân
47
phận của Mina, Alfred bày tỏ sự nghi ngờ của ông ta về trường hợp một người xinh
đẹp như nàng mà lại đi làm công, với tiền lương rẻ mạt. Bắt đầu có những nghi ngờ, vờ
vực trong Alfred vì những lí lẽ, lập luận của vợ ông có căn cứ và cơ sở hợp lý hợp tình,
có lẽ Alfred chưa ắt yêu nồng nhiệt tiểu thư Mina như chính Mina yêu say đắm Alfred
từ bỏ tất cả để chạy theo tiếng gọi của con tim, còn Alfred thì không mù quáng, xem
những việc qua tai chỉ là gió thoảng được, ông muốn tìm hiểu và biết rõ về người mình
yêu cũng như muốn rửa oan, làm sáng tỏa thay Mina trong suy nghĩ của chính Mina.
Điều đó ảnh hưởng nhiều đến những suy nghĩ của Alfred về Mina, cho dù đến quán La
Redonte bao nhiêu cám dỗ, vui chơi, giải trí vẫn không làm Alfred quên đi được nỗi
lòng, Alfred ngồi với dáng điệu buồn rầu, luôn suy nghĩ về Mina về mối tình mới chớm
nở và say nồng của hai người. Qua đó cho thấy tình cảm mà Alfred dành cho Mina là
rất nghiêm túc và chân thành, dù đang rất đau lòng và nghi ngờ việc Mina có thể lừa
dối ông về thân phận, nhưng Alfred cũng không tìm cách giải oan hay quên lãng mối
tình vụn trộm ngắn ngủi ấy đi dù đang trong môi trường giải trí rất hợp để tìm cách
lãng quên nhưng Alfred vẫn nặng lòng. Khi người ta yêu càng nhiều thì hay hờn dỗi,
ghen tuông, giận dữ càng nhiều, nên bà Larcay quở mắng, chê bai nàng thậm chí là hai
người họ còn tranh cải nhau thì Alfred vẫn vậy, vẫn bình tĩnh không nói lời nào trái lại
Alfred nhìn chòng chọc vào đứa tớ gái, với dạng ý điều tra thêm. Cái nhìn hơi thô lỗ và
đầy ác ý đấy khiến Mina càng thất vọng, sau bao nghi ngờ là cả hai người đang yêu
đương rất mặn nồng trở nên lạnh nhạt với nhau làm tình cảm ảnh hưởng nặng nề.
Tưởng mọi chuyện như thế đã kết thúc nhưng không Alfred đã kiệt sức không thể chịu
đựng được nữa nỗi xa vắng người tình cùng nổi ngờ vực ức thế mà sâu xé con tim ông.
Ông tìm đến Mina với con tim quằn quại và thèm khát tình yêu và nói Mina những lời
rất thành thật từ con tim cần được cứu vớt: “Tôi là người đau khổ. Tôi muốn tới đây để
khóc với người bạn gái mà tôi yêu tha thiết nhất đời” [5; tr.42] có lẽ bà Larcay đã sai
lầm lớn khi đã tạo nên sự khó khăn thử thách hai người họ. Để rồi sau thử thách cay
nghiệt ấy họ càng hiểu rõ mình yêu đối phương đến độ nào, không thể nào sống xa và
thiếu nhau một giây phút nào nữa, khi thử thách họ can đảm vượt qua thì họ lại càng
yêu nhau nhiều hơn trước: “Tôi là con người khác thiên hạ. Tôi tới đây là để cho cô
48
hiểu tôi hơn. Tin lời thiên hạ thì tôi tới đây để làm gì! Vắng cô, tôi khổ lắm. Mong cô
hãy tìm mọi cách thức hợp tình hợp lý nào đó để chúng mình gần nhau mãi mãi. Tôi
sẵn sàng chịu đựng tất cả và làm mọi việc. Giờ đây, tôi như người bị sa lầy, vì nghịch
cảnh. Cô hãy kéo tôi lên, tôi không biết làm cách nào bây giờ. Cô cứ dạy tôi sẽ làm
theo” [5; tr.42]. Trong lúc con tim Alfred đang rất yêu Mina thì chính ông dễ bị mắt
lừa trong kế hoặc trả thù của nàng và càng làm rạn nứt tình nghĩa vợ chồng của Alfred
và phu nhân sẽ vô tình đẩy Alfred đến gần với vòng tay của Mina. Sau bức thư tình của
bá tước Ruppert vào tay Alfred, ông trở nên chán nản, buồn bã rồi lại tìm đến Mina.
Alfred như bị quay cuồng với những bức thư, có lẽ ông khá mệt mõi trong kế hoặc trả
thù của Mina. Trong cuộc đấu của hai người phụ nữ đều yêu Alfred thì ông lại là người
đáng thương nhất, giữa việc bắt ghen và hò hẹn cùng tình nhân thì Alfred vẫn ưu tiên
và chọn Mina trước điều đó cũng chứng tỏ ông Alfred yêu Mina hơn phu nhân của
mình rất nhiều, việc bắt ghen của Alfred xuất phát từ việc bị tổn thương lòng tự trọng
và sĩ diện chứ không phải vì yêu bà Larcay mà ông làm vậy, Alfred chỉ biết là từ giờ
phút này hai người yêu nhau đến tột độ đứa tớ gái có tâm hồn rộng rãi, vị tha: “Ngày
nào cô cho phép tôi sống bên cạnh thì lương tâm tôi không thắt mắc gì hết” [5; tr.51].
Khi bắt gặp được người tình của vợ mình trong phòng Alfred nóng giận phát điên như
muốn giết chết đôi gian phu ấy nhưng được Mina khôn khéo khuyên ông nên ông cũng
kiềm chế được phần nào. Ngay đêm định mệnh ấy, Alfred và Mina đã trao cho nhau
những lời đường mật, đẹp nhất. Rồi họ đến với nhau trong cơn say tình của một đêm
huyền diệu nhất. Lần này cơn ghen tuông của Alfred không dây dứt như lần trước với
Mina, ông không hề nghĩ ngợi hay buồn rầu tí nào về phu nhân của mình mà ông chỉ
muốn yêu đương với Mina, cùng Mina trãi qua đêm tình ái dù sau đó chuyện gì đến
ông cũng chấp nhận cũng đủ thấy với ông giờ đây chỉ có Mina: “Cô ơi! Đêm nay, ta
cùng nhau thưởng lạc thú ái tình. Đêm nay là đêm huyền diệu nhứt trong đời tôi. Ngày
mai, biết đâu sự đời thay đổi có thể là quả tim tôi, bàn tay tôi, thân xác tôi không còn
nữa. Tôi với bá tước Rupper trở thành hai cái xác không hồn, quản tạm trong nhà thờ
ở xứ này. Mặc kệ, cứ cho tôi hưởng hạnh phúc” [5; tr.55]. Tuy đang sống lênh đênh
trong biển ái ân, nhưng cũng không thể quên đi mối thù hận cần phải rửa nhục, để đến
49
với cuộc đấu kiếm đã hẹn trước, Alfred không muốn để Mina biết và lo sợ, ông rất
khéo léo dụ nàng lên thuyền và dùng lời ngọt ngào để nói với nàng: “Xuống đây chờ
tôi. Lát nữa tôi trở lại. Chúng ta đang sống những giờ phút thiêng liêng nhất” [5; tr.56]
Mina đang say nồng với tình yêu nên cũng chẳng chú ý cho lắm sự vắng mặt của người
yêu. Sau khi trả thù thành công Alfred đã làm bá tước bị trọng thương nên ông đã được
rửa hận thù và lấy lại được danh dự của một người đàn ông và đặc biệt là Alfred người
đã từng chinh chiến vào sinh ra tử, Alfred đã rửa nhục được bằng máu của tình địch, đã
xử lý được tình địch Alfred cũng làm giấy trao lại cho bà Larcay số tiền khoảng năm
mươi ngàn quan gọi là trợ cấp hàng năm. Ông đã làm hoàn thành trách nhiệm của
người đàn ông, người chồng và giờ đây ông đủ lý lẽ được quyền nghiêng về phía cô gái
xinh đẹp. Trong ông giờ đây không gì có thể hơn được Mina, ông chỉ mong muốn được
sống bên người tình càng nhanh càng tốt để tránh xa thiên hạ này: “Tôi không cần tiền
bạc địa vị. Tôi muốn xa lánh Ba-Lê trong vòng đôi ba năm, chỉ trở lại đó khi thiên hạ
không còn bàn tán mỉa mai” [5; tr.59]. Nhưng có một điều không thể nào hiểu nổi khi
ông đã được những gì ông mong muốn, đấu tranh mà có, mọi thứ đã ổn định và một
cuộc sống thơ mộng, hạnh phúc cùng người tình xinh đẹp giàu có trong tay nhưng
Alfred vẫn buồn buồn, có cảm giác đều gì đó chưa ổn thỏa. Nỗi buồn vớ vẫn của
Alfred đã làm cho Mina suy nghĩ nhiều, dù cười nói với Mina nhưng vầng trán của
Alfred vẫn gợi nỗi buồn xa xăm: “Cái đêm anh bắt gặp bá tước Rupper đang len lỏi
trong phòng của vợ anh, em biết dụng ý của bá tước Rupper chớ? Em tán thành hành
động của ông ta không?” [5; tr.62] nhắc lại chuyện cũ đêm bắt gian tình của ông. Mina
đã trả lời thật thà vì tự tin nghĩ Alfred đã yêu nàng say đắm đến vậy sẽ chấp nhận tất cả
dù nàng có sai lầm lớn. Thật ngạc nhiên khi Alfred trả lời bình thản trước sự thật kinh
khủng về Mina: “Đó là hành động bỉ ổi. Ảo tưởng của tôi tan biến rồi. Bây giờ thì
“tôi” trở về với vợ nhà. Tôi thương hại “cô” và tôi không còn thương cô nữa” [5;
tr.62,63] giọng của Alfred gợi chút gì chua xót như kẻ bị chạm tự ái đến tột độ, ông
thấy sợ và kinh tởm Mina khi nàng đã dùng thủ đoạn bỉ ổi để có được Alfred. Ông
cũng rất hối hận khi đã tin và yêu Mina đến mù quáng mà không nghĩ chút gì về vợ
mình. Quyết định trở về là một quyết định đúng đắn nhất của Alfred nếu không ông sẽ
50
phải ân hận, dày vò bản thân đến cuối đời, chắc khi quay về ông và bà Larcay sẽ trân
trọng và yêu thương nhau nhiều hơn đặc biệt là Alfred để bù đắp lại tổn thương cho bà
Larcay.
2.2.2 Nhân vật trung gian
Trong tác phẩm văn học muốn thành công bên cạnh việc xây dựng nhân vật chính
diện và nhân vật phản diện nổi bật với ngoại hình cùng tính cách đặc trưng thì tác giả
cũng không thể quên đi việc khắc họa thêm các nhân vật trung gian để tạo nên mối liên
kết cho các nhân vật với nhau cũng như tạo thêm vẽ mềm mại, uyển chuyển cho nội
dung cốt truyện. Tuy là những nhân vật chỉ giữ vai trò trung gian, nhưng để một tác
phẩm trở nên hoàn thiện dễ dàng đi vào lòng người thì tác giả cũng phải tạo nên nhân
vật một ngoại hình cùng tính cách rất riêng, chỉ xuất hiện rất ít trong nội dung tác
phẩm, mà các nhân vật trung gian vẫn để lại ấn tượng cho người đọc thì như vậy tác
giả mới thật sự có tài, nhà văn Stendhal cũng không ngoại lệ, khi viết các tác phẩm dù
là truyện ngắn hay tiểu thuyết thì ông cũng thành công trong việc kết hợp nhuần
nhuyễn giữa các nhân vật chính diện, phản diện và trung gian. Nhờ có sự xuất hiện của
các nhân vật trung gian mà nội dung trở nên tự nhiên, bình dị dễ hiểu và dễ đi vào lòng
người. Ba tác phẩm truyện ngắn “Vanina Vanini”, “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” và “Mối
tình không tưởng” cũng là ba tác phẩm thành công của Stendhal cũng lần lượt xuất
hiện các nhân vật trung gian với nhiều cá tính số phận khác nhau. Sự xuất hiện của
vương tước Đông Liviô Xavenli trong đêm vũ hội của dòng tộc Vanini, thì nàng
Vanina thích trêu cợt chàng vì chàng có vẽ si tình hết sức, đó là chàng trai nỗi nhất
thành La Mã là cháu trai của đức ông Xavenli Catăngđara, việc xuất hiện của chàng
cũng tạo thêm phần nội dung hấp dẫn cho truyện, khi chàng giúp cho Vanina trong việc
đột nhập vào phòng của ông chủ, nhờ có sự giúp đở đó của vương tước Liviô mà nàng
Vanina dễ dàng lên kế hoạch gặp Mitxirity. Trong mắt của nàng Vanina thì vương tước
chỉ là người không tài cán, vô dụng, dễ dụ, được như ngày hôm nay chỉ là dựa hơi
dòng họ. Nhưng dù sao chàng cũng thật thà và si mê nàng. Nên cuối cùng chàng cũng
cưới được Vanina. Có lẽ nàng vẫn còn yêu Mitxirity rất nhiều. Tình yêu của hai người
51
họ trải qua bao nồng say, hạnh phúc lẫn trái ngang, để có tình yêu và hạnh phúc ấy họ
phải nhờ có nhiều người dẫn dắt, giúp đỡ mới có cơ hội gặp và quen biết nhau. Trước
hết phải gởi lời cảm ơn đến bà bá tước phu nhân Vitêletsi cho Mitxirity lên xe của
người ra khỏi nhà trong lúc binh lính vào nhà của bà để bắt Mitxirity thì có lẽ chàng
không có dịp được vương tước Đông Axtruyban cho lưu lại nhà và chính tay chăm sóc
cho Mitxirity, đó là cha của nàng Vanina, để từ đó hai người đã có dịp gặp nhau, yêu
nhau, tìm hiểu và đến với nhau. Nhưng thật không may vết thương quá nặng của chàng
sẽ lấy đi tính mạng của Mitxirity, buộc lòng Vanina đành mạo hiểm nhờ viên thầy
thuốc đáng tin cậy, tuy chỉ đơn thuần là một nhân vật rất bình thường nhưng lại mang
trong mình một phẩm chất cao thượng. Với tay nghề giỏi của ông đã cứu lấy sinh mạng
của chàng Mitxirity từ tay của tử thần. Và ông cũng có thể lấy đi mạng ấy một cách dễ
chỉ cần ông tiết lộ nhỏ thôi thì Mitxirity sẽ bị bắt giữ, chính nhờ vậy mà ông mới trở
thành người đáng tin cậy của gia đình Vanina, Stendhal đã xây dựng nên ba nhân vật
giàu lòng nhân đạo như tạo một phép màu biến họ trở thành những ông bụt bà tiên cứu
giúp chàng Mitxirity tốt bụng. Thông qua ba nhân vật trên cho ta thấy chính Stendhal
cũng giàu lòng nhân đạo muốn tạo ra điều kiện thuận lợi để cứu giúp những đứa con
tinh thần do chính ông sinh ra.
Stendhal cũng là một người cha nghiêm khắc khó tính với những đứa con của
ông, nếu chỉ thương xót giúp đỡ thì tác phẩm sẽ trở nên nhàm chán không điểm nhấn.
Việc tạo ra những tình huống cam ro khó khăn đẩy nhân vật vào tình thế ép buộc họ
bộc lộ bản chất nhân vật, viên khâm sai đóng vai trò người có quyền bắt Mitxirity và
dẹp hội kính cuối cùng của người Cacbônari, nhưng hắn lại nhút nhát, sợ hãi xử sự
không ra dáng một bậc đạ thần. Ông ta cho người đàn bà dân giả xin yết kiến được cho
mặt vào gặp, nhưng với điều kiện chị ta phải cho trói tay lại, chị lái buôn được dẫn ra
mắt với nhân vật tôn quý với bộ dạng như vậy, chị thấy ngài núp sau một chiếc bàn cực
rộng phủ thảm xanh. Viên khâm sai đọc trang sách trong cuốn kinh Nhật tụng mà ông
ta cầm rời xa mình, sợ có thuốc độc tinh vi, phía sau việc tả lại viên khâm sai là một nụ
cười nhẹ của Stendhal. Qua hình ảnh viêm khâm sai có nét gì đó tạo tính hài nhẹ cho
người đọc đồng thời chế nhiễu ông, cùng với hình ảnh của viên khâm sai là một người
52
quyền cao chức trọng nhưng lại có tính mê gái và dễ lừa gạt, đức ông Cactăngrađa là
chú chồng của Vanina mất bình tĩnh khi gặp Vanina đột nhập vào phòng của ông dưới
dáng của một nam nhi nhưng ông nhanh chống thay đổi nhờ những lời lẽ thân thiện của
Vanina kèm nhan sắc của nàng ông đã tin lời nàng và giảm tội cho Mitxirity. Đôi khi
việc xây dựng nhân vật trung gian lại là cả một ngụ ý lớn của tác giả, việc xuất hiện
của một bà lão tặng cho Mitxirity đóa hoa là cả một niềm tin, niềm hy vọng lớn, tuy bà
lão chỉ là một nhân vật không tên, lướt qua chỉ trông một hai câu văn của Stendhal
nhưng đã tạo động lực lớn cho Mitxirity giúp anh có thêm sức mạnh để bước tiếp trên
con đường phục vụ đất nước. Mitxirity chiếm được lòng nhiều người yêu mến, họ
không chỉ quí Mitxirity mà hết lòng giúp đỡ, linh mục Cari, linh mục tại ngục lầu Xanh
Ănggiơ gia sĩ rất tốt bụng, thân thiết với Vanina. Mitxirity đã nhận được từ tay linh
mục Cari mấy bánh khô, kèm theo lời dặn đừng đụng đến thức ăn của nhà nước cung
cấp nhằm mục đích để bảo toàn tính mạng và sức khỏe cho Mitxirity, ông còn tạo cơ
hội cho hai người họ gặp nhau. Nếu không có linh mục giúp tay cho hai người họ thì
không biết Mitxirity sẽ ra sao khi những người cầm quyền luôn muốn lấy mạng của
chàng bằng mọi cách. Nhờ có những nhân vật phụ mà đã giúp nhân vật xử lí trong
nhiều tình huống, tạo nên những thuận lợi và khó khăn thêm tình huống truyện.
Cũng giống với Mitxirity và Vanina, con người hiền lành tốt bụng, sống nhiệt tình
hết mình vì mọi người thì lẽ đương nhiên sẽ có nhiều bạn bè và những người thân bên
cạnh giúp đỡ. Giuyn và Hêlen cuộc tình chông gai đầy ngang trái. Ai trong đời cũng có
ít nhất một người bạn để tâm sự chia sẻ và xin lời khuyên cho mình, để mình cũng cố
được tinh thần, Giuyn cũng vậy! Trong lúc Giuyn cực kì đau khổ vì những lời cay độc
của cha con ngài Căngpirêli xĩ vả không chút tiết thương, chàng đã khóc suốt mấy đêm
trường; cuối cùng chàng quyết định hỏi Ranuyxơ, người bạn duy nhất trên đời của
Giuyn. Sau những đầu lĩnh Ranuynơ nghe hết lời Giuyn kể về ngài Căngpirêli, ông nói:
“Cháu hãy miêu tả cho ta một cách chính xác hình dáng lãnh chúa Căngpirêli ấy để
cho thái độ khinh suất của lão đừng làm cho một dân lành ở Anbanô chết oan. Một khi
công việc của chúng mình kết thúc thành công hoặc bằng thất bại xong rồi, thì cháu sẽ
đi La Mã; Ở đây cháu sẽ xuất hiện ở các khách sạn và những nơi công cộng khác suốt
53
ngày; không nên để cho người ta nghi ngờ cháu vì mối tình của cháu và con gái
lão.”[2; tr.67] Một câu nói nhẹ nhàng thôi như chứa nhiều sức mạnh, quyền uy của
một người thủ lĩnh, ở cương vị là một người bạn tri kỉ ông sẽ ra tay thay cho Giuyn,
yêu cầu Giuyn hãy miêu tả ngài Căngpirêli đáng chết kia thật kĩ để không ông giết
nhằm người oan ức, qua đó cũng cho thấy rằng ông là người sống đạo đức, xem trọng
tính mạng người dân và ông cũng dành tình thương cho Giuyn như một người thân
trong gia đình, biết lo tính xa cho Giuyn. Giuyn phải mất nhiều công sức để xoa diệu
cơn giận dữ của ông, ông xem danh dự của Giuyn như chính danh dự của mình, điều
này cho thấy ông hết lòng thương Giuyn, quan tâm Giuyn như chính bản thân mình.
Do lời xỉ vả Giuyn nghèo mạt nên Ranuynơ buộc Giuyn phải cho ông xem chiếc hòm
cất giữ những dây chuyền vàng và các đồ nữ trang khác mà trước kia ông và cha Giuyn
đã có mà Giuyn vẫn giữ còn nguyên vẹn. Ranuyxơ cưỡng bức đặt năm mươi đồng
vàng Tây-ban-nha vào hòm sắt và nói với Giuyn: “Chú bảo đảm với cháu rằng nếu
trong vòng một tháng mà lão Căngpirêli không được chôn cắt với tang lễ tương xứng
với cương vị quý tộc và sự giàu có của lão, thì viên cai của chú có mặt ở đây sẽ đến với
ba mươi tên lính san bằng căn nhà nhỏ và thiêu hủy những bàn ghế thảm hại của cháu.
Con của một thủ lĩnh Brăngxifoóc không thể là một người nhân danh tình yêu mà mang
một cái mặt mo trên thế giới này.” [2; tr.68] thái độ của ông ngày càng nghiêm trọng
hơn, ông muốn Giuyn phải giải quyết sự việc này cho xứng đáng không thì ông sẽ có
cách trừng phạt Giuyn, Ranuyxơ thậm chí còn muốn giết cha con của ngài Căngpirêli,
không thì ít ra cũng bắt cóc Fabiô khi hắn dại dột băng qua vườn để ra ngoài, chàng
phải ra sức thuyết phục lắm thì ông Ranuyxơ mới chịu từ bỏ. Nhưng rồi Ranuyxơ cũng
hy sinh trong một trận không căn bằng sức lực, quân lính của ông chưa bằng một nửa
của đối phương nhưng ông vẫn dành thắng lợi và hy sinh trong sự vẻ vang vì bị thương
quá nặng. Để xứng đáng với công trạng vẻ vang của ông, mọi người đã tổ chức cho
ông một tang lễ thật long trọng để xứng đáng với những công lao của ông đã cống hiến,
cái chết của Ranuyxơ cứ đeo đuổi Giuyn trong niềm đau thương, nuối tiếc làm cho
chàng hầu như loạn óc. Còn riêng đối với Hêlen nàng cũng may mắn khi được quen
biết cô giá trẻ xinh xắn Maietta. Nếu không có Maietta hiền lành, tốt bụng thì chắc lẽ
54
Giuyn đã bỏ xác vô nghĩa trong đêm báo thù của mẹ nàng phu nhân Căngpirêli, trong
lúc chàng bị thương nặng sắp mất mạng thì đã vô tình gặp Maietta, chàng nhờ nàng
trao lại Hêlen dùm chàng đóa hoa đẫm máu và nàng Maietta đã tôn trọng tình cảm
thiêng liêng của hai người họ, quý một người nam trọng tình trọng nghĩa thủy chung
nên nàng đã trao cho chàng những chìa khóa của các cây đòn chắn cửa chính. Nhờ sự
giúp đỡ lớn lao ấy mà Giuyn cùng đồng đội thoát khỏi tu viện và được an toàn. Nếu
Maietta không giúp đỡ Giuyn thì có lẽ sáng hôm sau không phải là ba xác chết mà là
mười hai cái xác trong đó có cả Giuyn, cho nên mỗi nhân vật điều có vai trò quan trọng
của mình sao cho câu chuyện diễn ra thật tự nhiên, thiết thực và dễ lấy được lòng người
đọc. Vài hôm sau đêm chiến ấy diễn ra, Hêlên đã lợi dụng cảnh lộn xộn khi có một số
đông thợ nề vào tu viện để xây cất thêm, tình thế thuận lợi nàng Hêlen đã cùng cô bé
Maietta cãi trang làm thợ để chốn ra ngoài đi tìm Giuyn. Nàng Maietta cũng sống rất
nhiệt tình hết mình với Hêlen, không sợ bị luyên lỵ bản thân nàng sẵn lòng giúp đỡ
Hêlen và Giuyn, nàng cũng mạnh dạng, gan dạ không sợ khi cùng Hêlen vào rừng sâu,
vào địa phận hoạt động của quân đội Côlonna, có lẽ với nàng tình bạn là trên hết, là
cao thượng không gì so bì được. Cho nên khi nàng Hêlen bị tội trọng đại phải ở trong
tù của tu viện dưới sự giám sát nghiêm khắc của những kẻ chẳng ưa gì nàng, thì
Maietta đã đến thăm Hêlen và xác nhận tin hết sức quan trọng là Giuyn vẫn còn sống
và đang trở về quê hương bằng cách hy sinh tất cả đồ trang sức bằng vàng của nàng.
Maietta là một con gái tốt bụng hết lòng giúp đỡ bạn bè không một chút tính toán, việc
mà Hêlen và Giuyn được quen biết nàng là một diễm phúc của họ, vai nhân vật Maietta
xuất hiện tuy không nổi trội trong cốt truyện như nàng vẫn để lại trong lòng đọc giả
những hình ảnh đẹp, những phẩm chất cao thượng trong nàng mà nhiều người phải học
hỏi và tu bổ thêm. Maietta là đại diện cho nghệ thuật thẩm mỹ ở nhân cách con người.
Trong tu viện ngoài Maietta ra thì Hêlen cũng thân thiết và có tình cảm lâu dài với hai
nữ tu là bà Vichtoa và bà Becna, hai người này có lẽ đã quen thân với Hêlen ngay
những ngày nàng còn là thiếu nữ trẻ mới bước vào tu viện cho đến khi nàng trở thành
trưởng tu viện. Khi nàng Hêlen có thai và chuẩn bị chuyển dạ cần có người giúp đỡ với
điều kiện phải giữ bí mật thì nàng đã tìm đến hai người bạn thân này. Nhưng trước khi
55
nói ra sự thật khinh hoàng ấy để cầu mong sự giúp đỡ chân thành từ hai người bạn
nàng buộc họ phải thề trước thiên chúa là không được nói với bất kì ai ngay cả với cha
xưng tội rồi nàng Hêlen mới nói: “Tôi vi phạm mọi bổn phận của tôi, tôi có mang” [2;
tr.126]. Nghe xong bà Vichtoa, tổng quản lý xúc động sâu sắc và bối rối lo âu vì tình
bạn lâu năm gắn bó bà với Hêlen – chứ không phải vì tọc mạch bão bà to mắt và giàn
giụa lệ: “Vậy chứ tay nào liều lĩnh đã phạm tội ác đó” [2; tr.126] bà Vichtoa tỏa ra lo
lắng nhiều cho nàng Hêlen hơn là sợ tai hại khủng khiếp đó sẽ là ảnh hưởng đến bà,
niềm lo lắng ấy xuất phát từ tình cảm gắn bó bao lâu nay giữ hai người. Liền ngay sau
đó, hai bà xơ bắt tay với nhau về những biện pháp cần sử dụng để giấu điều bí mật tai
hại ấy. Với sự giúp đỡ của hai vị xơ đậm tình nghĩa Hêlen đã hạ sinh cậu bé trai kháu
khỉnh và đưa bé ra ngoài âm thầm, an toàn. Khi sự việc bị bậy lộ, toàn bộ người trong
tu viện điều bị tra khảo thậm chí bị tra tấn cực hình, lúc đầu hai người vẫn giữ lời hứa
cho trọn tình nghĩa với nàng Hêlen đáng thương, nhưng chính mắt họ đã trông thấy
Xêda đen Bênê bị cực hình nặng nề nên cuối cùng họ cũng khai việc đã giúp nàng làm.
Bên cạnh đó cũng có một số nhân vật trung gian khác xuất hiện ít trong tác phẩm
nhưng cũng có những đức tính quý báu chung thành xả thân vì chủ nhân của bác
Uygôn hay nhân vật hoàng thân Côlonna có tài tán chiến, có khả năng nhìn thấy và tận
dụng người tài,... Nếu không có những người tình nghĩa sâu nặng tình có lẽ chuyện tình
của Hêlen và Giuyn sẽ trở nên nhạt nhẽo, không gì hấp dẫn và tạo ấn tượng được với
người đọc.
Riêng đối với tác phẩm “Mối tình không tưởng” thì nhà văn Stendhal chủ yếu
tập trung xây dựng và khai thác nhân vật chính Mina nên việc xuất hiện của các nhân
vật trung gian rất ít và không có dấu ấn đậm nét, như bà bá tước D đã giúp nàng có
được giấy phép thông hành để được đi qua nước Pháp. Ở đây thì phu nhân Cély được
nói rõ hơn qua lời nhận định của Mina: “phu nhân này quá tầm thường và lối nói
chuyện ranh mãnh. Bà ta ưa soi mói bới lông tìm vết, ai ăn nói quá thành thật thì bà ta
cho là thô kệch” [5; tr.17] Nhưng bà Cély rất có thiện cảm với nàng Mina, bà ấy khen
nàng hết lời: “Mina: đây là cô gái độc đáo, không giống ai nhưng không lập dị. Cô đi
đứng có duyên, không khoe của và có khả năng quyến rủ” [5; tr.15]. Bà cũng hết lòng
56
khuyên nhủ, an ủi Mina khi mẹ nàng qua đời. Nhân vật Cély giữ vai trò là một cầu nối,
tạo điều kiện cho Mina gặp Alfred và yêu thầm chạy theo chinh phục trái tim Alfred
tạo nên một chuyện tình ngang trái, đau thương.
Trong tác phẩm mỗi nhân vật là một tính cách, một phẩm chất khác nhau, tạo
nên sự đa dạng, đặc sắc riêng cho từng tác phẩm, mỗi nhân vật giữ một vai trò riêng
mà tác giả ngụ ý muốn gửi gắm thông qua từng nhân vật. Cho nên dù là nhân vật gì đi
chăng nữa, chính diện, phản diện hay trung gian đều có một ý nghĩa đối với tác phẩm
mà nhà văn muốn truyền đạt đến đọc giả.
57
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN SENDHAL
3.1 Vài vấn đề đặc trưng của nhân vật lãng mạn
Trong văn chương, chủ nghĩa lãng mạn thể hiện rỏ nét nhất ở Pháp, nơi mà nền
văn minh phát triển rực rỡ, hay nói như Maxime Gorki “nền văn học chủ đạo của Châu
Âu”, chủ nghĩa lãng mạn chống lại chủ nghĩa cổ điển, cơ sở của chủ nghĩa lãng mạn
đấy là sự ghê tởm đến với thực tại và nguyện vọng mãnh liệt muốn thoát ra khỏi thực
tại đó. Tất cả các nhà văn lãng mạn đều nhận thấy có một sự đoạn tuyệt gây gắt giữa
ước mơ và cuộc đời, bắt nguồn từ sự trái ngược giữa khát vọng của con người với thực
tại, văn học lãng mạn có hai khuynh hướng, chúng phân biệt đối lập nhau: khuynh
hướng lãng mạn tiêu cực và khuynh hướng lãng mạn tích cực. Theo Stendhal chủ nghĩa
lãng mạn là một nền nghệ thuật gần gũi với cuộc sống của con người, đương thời,
không lệ thuộc vào những khuôn mẫu thẩm mỹ đã xa rời các vấn đề của thời đại nó
đem đến cho nhân dân những tác phẩm có khả năng đem đến khoái cảm ở mức tối đa,
trong văn học lãng mạn là một khuynh hướng cảm hứng thẩm mỹ được khơi nguồn từ
sự khẳng định cái tôi của cá nhân, cá thể được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và trí
tưởng tượng. Chủ nghĩ lãng mạn trong văn chương được thể hiện rõ nét qua các
phương diện như: đề tài, thể loại, ngôn ngữ và nhân vật. Trong đó nhân vật trong tác
phẩm văn học lãng mạn đều như nhau không phân biệt sang-hèn, thiện-ác, mọi người
dù ở bất kỳ tầng lớp xã hội nào cũng đều được phản ánh qua các tác phẩm của chủ
nghĩa lãng mạn, không phân biệt giai cấp, mọi người đều có quyền được bước vào văn
học, tiêu chí của nhân vật trung tâm trong chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Gắn bó với ước
vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp hơn, hầu hết các nhà văn lãng mạn tích cực
đều đã thể hiện trong tác phẩm của mình “giấc mơ về hành động thực tế của cá nhân,
về chổ cá nhân có thể thâm nhập vào thế giới và làm thay đổi được nó” [7; tr.32].
Nhân vật của họ thường là nhân vật phi thường, con người nổi loạn chống lại xã hội,
nổi bật lên so với môi trường xung quanh.
Kết thúc của số phận các nhân vật anh hùng lãng mạn thường là bi thương, nếu họ gắn
bó đến cùng với lí tưởng cao quý của mình, thì họ thường bị tiêu diệt trong cuộc chiến đấu
58
không ngang sức với thực tế xã hội, còn nếu họ khước từ lý tưởng để quay trở về với môi
trường tư sản (và ở đây họ đã gần gũi với nhân vật trung tâm của chủ nghĩa hiện thực phê
phán) thì họ cũng đã chết về phương diện tâm hồn, sở dĩ như vậy nguyên nhân chính là ở chổ
chủ nghĩa lãng mạn không gắn với các lực lượng sẽ thật sự thay đổi được thế giới, sự nổi loạn
lãng mạn tất yếu là không có lối thoát. Bên cạnh chủ nghĩa lãng mạn tích cực thì mặc khác
nhiều nước ở Tây Âu lại mang nặng những yếu tố tiêu cực trong các sáng tác của chủ nghĩa
lãng mạn, ta thấy tràn ngập tư tưởng bi quan thất vọng, nỗi đau đời và cả sự ca ngợi cái chết
nữa, mẫu người lí tưởng mà nhà văn học lãng mạn tuyên truyền là mẫu người nhàn tản rong
chơi, thực chất là “người thừa” sống bên lề của xã hội. Slê-Ghen nhà lý luận của chủ nghĩa
lãng mạn Đức đã viết: “Sự nhàn tản là hạnh phúc lớn nhất của con người và là tiêu chuẩn
thật sự của sự cao sang, họ thoát ly hoàn cảnh xã hội để tìm về những ngóc ngách sâu kín của
tâm hồn mình. Họ không thể giải thích nổi sự tha hóa của con người trong xã hội tư sản,
không thể hiểu được vì sao người với người trở nên xa lại, không thể biết được nguyên nhân gì
đã khiến con người tuy sống trong nhân loại vẫn thấy bơ vơ, đơn chiếc”. Cho nên bên cạnh
con người “vô tích sự” nhàn tản, rong chơi , trong văn học lãng mạn ta còn thường bắt gặp
những nhân vật sầu muộn, cam chịu những đau khổ do kiếp sống cô đơn đem lại (Các tác giả
lãng mạn thường chú ý miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật hơn là hoàn cảnh xã hội của nó)
trong chủ nghĩ lãng mạn tiêu cực thường là con người mơ màng, ẩn dật chạy trốn khỏi cuộc
đời và tìm tới quá khứ “một thiên đường đã mất” làm nơi trú ẩn cho những nỗi đau khổ của
mình. Nhưng nhìn chung nhân vật trung tâm của cả hai khuynh hướng tiêu cực và tích cực
trong chủ nghĩa lãng mạn đều là đơn độc và u buồn, đó là nét chung của nhân vật trung tâm
của cả hai khuynh hướng.
3.1.1 Hướng tới cái phi thường
Văn học lãng mạn Pháp của thế kỷ XIX đã xây dựng những nhân vật rất phong
phú, đặc biệt là nhân vật ở tính cách phi thường, xây dựng nhân vật mạnh mẽ, mang
tầm vóc lý tưởng cao đẹp, hướng đến quần chúng nhân dân, trong tác phẩm Stendhal
cũng không ngoại lệ, ông đã tạo nhân vật lí tưởng hoàn hảo đến một cách phi thường,
khắc họa nhân vật với nhiều nét mạnh mẽ, táo bạo, tài ba ở tính cách và kể cả ngoại
hình. Ba tác phẩm truyện ngắn mà chúng ta đang nghiên cứu, Stendhal đã tạo nên hai
nhân vật nam có nhiều nét tương đồng với nhau, đặc biệt là ở tài năng lãnh đạo và lòng
yêu nước nồng nàn. Piêt’rô Mitxirili và Giuyn Băngxifoóc đã tạo thêm cho truyện nội
59
dung sâu đậm, tính chính trị trong thời buổi xã hội đầy rối ren của phương Tây, bên
cạnh đó họ cũng tạo tính chất sử thi, phi thường cho người đọc thêm phần đặc sắc, thu
hút tạo thêm tính tò mò hấp dẫn cho tác phẩm.
Đến với tác phẩm chuyện ngắn Vanina Vanini nổi tiếng của Stendhal thì ông đã
cho Piêt’rô Mitxirili xuất hiện rất đặc biệt trong phần mỡ đầu của tác phẩm, trong đêm
dạ hội tráng lệ mọi người đang say sưa trong tiếng nhạc và rượu nồng, bao nhiêu người
khoe sắc trò chuyện, giao tiếp với nhau tạo nên một không khí náo nhiệt và sang trọng.
Nhưng tất cả như im bật và dừng lại mọi hoạt động khi một tin thật đáng sợ đã tác
động khá mạnh đến đêm vũ hội “Một gã cacbônari trẻ tuổi, bị giam giữa ở ngục Xanh
Ănggiơ, vừa cải trang vượt ngục tối nay, và do một trò táo gan lãng mạn quá trớn, ra
đến vọng gác cuối cùng của đội vệ binh canh nhà tù, y đã dùng dao găm tấn công
những người lính; nhưng bản thân y cũng bị thương, cảnh binh đang truy lùng y trong
phố theo vết máu, và người ta hy vọng sẽ bắt lại được” [2; tr.12,13] Stendhal đã tạo
cách xuất hiện cho nhân vật Mitxirity khá mạnh bạo, dữ tợn và để lại ấn tượng mạnh
cho nhiều người. Một người có khả năng vượt ngục trong sự canh gác nghiêm ngặc thì
đủ cho thấy người ấy quá tài và gan dạ, càng đáng sợ hơn là y đã dùng dao gâm tấn
công những người lính, một thân một mình với một vũ khí con dao gâm đơn sơ không
gì là tối tân nhân vật Mitxirity của chúng ta đã anh dũng chiến đấu với những tên lính
hăm he, tay súng để tự cứu lấy bản thân và tạo cơ hội cho chính mình tiếp tục tham gia
chiến đấu bí mật cho đất nước, sự xuất hiện của Mitxirity không những bắt ngờ này
đến bắt ngờ khác, khi tài năng cải trang thành một người phụ nữ trung niên đã qua mặt
được Vanina, một cô gái thông minh và tinh tế. Trong tình yêu, khi tim Mitxirity đã
yêu thật lòng và kể với nàng hết mình với Vanina về thân phận thận của mình. Việc mà
chàng giết tên lính chỉ vì đã chửi rủa người cacbônari, nổi nóng giận dân tràn không
kiềm chế được khi dòng máu anh hùng dân tộc bị kích động mạnh. Chàng đã ra tay thật
mạnh để trừng trị cho tội dám lăng mạ, chửi rủa dân tộc chàng. Chàng có một tình yêu
dân tộc mãnh mẽ, sâu sắc, đó không phải là một hành động với mục đích huênh hoang,
làm phách chỉ vì nổi căm hờn những người đã xúc phạm người Cacbônari của chàng,
trong cuộc vượt ngục ấy chàng cũng bị thương nặng, vết thương ấy sắp lấy mạng của
60
Mitxirity nhưng anh không sợ cái chết tìm đến với mình. Mitxirity một mực nhất định
không chịu cho thầy thuốc gặp để chữa trị, chàng không sợ chết với chàng cái chết nhẹ
tựa lông hồng, chàng chỉ sợ lộ việc chàng đang lẫn trốn ở nhà Vanina, rồi mọi thứ lại
càng phức tạp thêm khi bọn lính phát hiện ra chàng sẽ làm ảnh hưởng đến những người
đã giúp chàng trốn khỏi ngục tù và chăm sóc chàng, chàng không muốn họ gặp phiền
phức gì nữa vì chàng. Mitxirity quả thật rất anh dũng và nghĩa khí chính trực.
Tình yêu đất nước Ý của Mitxirity càng được nhấn mạnh khi chàng phải lựa chọn
giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước, dân tộc, ở độ tuổi mười chín đang rộ với
tình yêu đầu đời, lại gặp đúng ý trung nhân, một cô gái sắc nước hương trời, đẹp nhất
thành La Mã lại là tiểu thư trong một gia tộc giàu có nhất thành, hai người yêu nhau tha
thiết, họ dành cho nhau tình yêu nồng cháy không giới hạn, nếu ích kỷ một chút cho
bản thân mình Mitxirity sẽ có một gia đình mà bao người mơ ước. Nhưng không! Ở
Mitxirity tất cả đều phục từng ý chí kiên cường góp phần giải phóng và thống nhất
nước Ý. Đối với chàng, sống là để chiến đấu, để chiến thắng, nhiệm vụ với tổ quốc
chính là nhiệm vụ với bản thân, niềm kiêu hãnh của anh là nhà cách mạng không bao
giờ khuất phục, gắn liền với ý thức dân tộc. Nên chàng đã không ngần ngại, do dự mà
vùng khỏi vòng tay của người yêu và cuối cùng chàng rời La Mã để tiếp tục trách
nhiệm, bổn phận thiêng liêng của mình. Phải nói chàng phải thật sự có một quả tim
hoàn toàn dành hết cho quê hương đất nước, thì chàng mới có thể vượt qua được những
cám dỗ, ích kỷ bản thân và một tình yêu duy nhất suốt cuộc đời chàng. Chàng đúng là
một nhân vật phi thường khi dành trọn cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc, cũng chính ở độ tuổi ấy, nhiều người sẽ nghĩ không có kinh nghiệm đời và còn
ấu trĩ nhiều, nhưng với Mitxirity thì lại khác, chàng nhìn nhận sự việc rất thấu đáo và
có tầm nhìn xa trông rộng, không háo thắng và thích ra vẽ khẳng định mình. Khi mọi
người muốn chúc mừng chàng bằng cách giết một hai tên khinh kỵ binh, nhưng
Mitxirity lại bảo: “Không cần thiết thì ta đừng giết một người ý biết sử dụng vũ khí. Tổ
quốc chúng ta chẳng phải một hòn đảo như nước Anh may mắn: chúng ta thiếu binh sĩ
để chống lại sự căn thiệp của vua chúa châu Âu” [2; tr.25] Mitxirity có cái đầu của
một người sống lâu năm nhiều kinh nghiệm và có tấm lòng nhân đạo cao cả. Chàng
61
quyết không giết những binh sĩ người Ý vì chút ít lợi lộc mà phản nước Ý vì chàng vẫn
xem trọng dân tộc của mình, những người Ý bị mê hoặc, chàng vẫn còn dành chút
thông cảm cho họ. Một điều lo xa nữa vì chàng không muốn vì một lí do nhỏ nhặt mà
dẫn đến việc giết kỵ binh rồi làm kinh động đến giáo hoàng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt
động của hội kín. Tình cảm thiêng liêng dành cho đất nước của chàng và tài năng của
chàng được mọi người trong hội ghi nhận, mọi người dành tình cảm cho chàng đề nghị
chàng làm người đứng đầu hội kín khi chàng chưa đầy hai mươi tuổi trong hội thì có
những người trên năm mươi tuổi, đã tham gia hội từ rất lâu. Chàng đã dành được lòng
tin tưởng, niềm hy vọng cao lớn đặt vào chàng, để không phụ lòng mọi người chàng
quyết tâm quên đi, không nghĩ tới cô thiếu nữ La Mã mà toàn tâm toàn ý vì nhiệm vụ
giải phóng nước Ý khỏi bọn dã man, quyết tâm hy sinh chiến đấu cho nước Ý càng
mãnh liệt hơn trước. Không may mọi tâm huyết, mọi ý nghĩ của Mitxirity dồn hết vào
kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa như một cố gắng cuối cùng của những người yêu nước
“rọi một ánh sáng tai hại vào đầu óc Vanina” [2; tr.28] để rồi hội kín bị tan rã mười
người bị bắt chín người còn lại trong đó có một người lao mình xuống giếng sâu tự vẫn
do Vanina đã nộp cho viên khâm sai của giáo hoàng danh sách những người Cacbônari
trừ Mitxirity. Chàng tự nộp mình cho viên khăm sai, để chia sẽ số phận với họ “Ai là
kẻ phản bội?...Bởi cuộc đời tôi đã thành vô ích cho nước Ý tội nghiệp, tôi không muốn
các đồng chí thấy riêng tôi không bị bắt có thể nghĩ rằng tôi đã phản họ. Vĩnh biệt em,
nếu em yêu tôi, hãy trả thù cho tôi, dù kẻ đó là cha tôi chăng nữa” [2; tr.32], hành
động tự đi nợp mình cho viên khâm sai để chứng minh mình không phải là kẻ phản bội
đã gây sự bất ngờ cho rất nhiều người và kể cả Vanina, những lời nói trong bức thư
chứa nhiều tâm nguyện của Mitxirity cũng như tình cảm, lòng trung thành một lòng
một dạ vì đất nước. Quyết hy sinh bản thân để khẳng định lòng yêu nước vô bờ bến và
quyết trả thù kẻ phản bội hội kín, câu nói “dù kẻ đó là cha tôi chăng nữa” nhấn mạnh
lòng thù hận, trả thù của chàng dù cho người đó bất kể là ai. Cả cha của chàng cũng
vậy, đã phản bội đất nước Ý tức trở thành kẻ thù của chàng, nếu vậy thì Vanina cũng
chẳng là ý nghĩa gì nếu nàng đã tố giác mọi người, khiến hội kín tan rã. Hành động ấy
cùng những lời lẽ đanh thép của Mitxirity, khó có ai có thể làm được, chỉ có những
62
người sinh ra sống và chết quyết dành cho tổ quốc mới có can đảm như vậy, lòng
thương niềm hy vọng lớn lao giải phóng người dân Ý đã làm động lực mạnh giúp
người anh hùng dân tộc thà hy sinh để giữ tiếng trong sạch với đất nước. Mitxirity
chính là nhân vật anh hùng của cả dân tộc, là hình tượng sử thi cho nhân loại về sau, là
lí tưởng phi thường vút cao trên bầu trời độc lập tự do của nước Ý.
Dù bị bắt giam giữ trong ngục tù dưới sự giám sát chặt chẽ vì trọng tội của chàng.
Là người đứng đầu hội kín người Cacbônari và tội giết hai người lính kỵ binh của Giáo
hoàng thì mức án của Mitxirity là tử hình. Vì chàng là một người nguy hiểm đối với
nhiều người trong giáo hoàng. Trong buổi chuyển ngục, chàng bị xích riêng một mình
trên một chiếc xe bò, chàng xanh xao lắm nhưng không một chút mảy may tỏ ra nản
chí. Có lẽ do tình yêu quê hương nước Ý đã tạo cho chàng một sức mạnh phi thường,
luôn tiềm ẩn chờ ngày phục thù và tiếp tục trên con đường giải cứu người dân Ý khỏi
sự áp bức, bóc lột. Lòng chàng vững tin vào tương lai, vào lòng yêu nước và tài năng
của mình, hơn thế nữa khi đất nước được giải phóng trong niềm vui hạnh phúc của mọi
người dân Ý. Kết thúc chuyện là cuộc gặp gỡ giữa Mitxirity và Vanina mang nhiều
kịch tính. Kịch tính ấy có khi lên đến cao trào và bùng nổ làm Vanina bất ngờ ngạc
nhiên và ân hận cả cuộc đời. Nói chuyện với Vanina về chuyện duyên phận của hai
người và con đường tương lai mà Mitxirity đã chọn và định sẵn trong đầu. Trái tim
chàng giờ đây hoàn toàn thuộc về tổ quốc, chàng cũng không còn nghĩ gì về tình và
nghĩa với nàng Vanina nữa. Thay vào đó là một sự ghê tởm và căm thù nàng, nàng
chính thức trở thành kẻ thù của Mitxirity và đã làm chuyện ngu dại ảnh hưởng đến vận
mệnh đất nước, thà chàng chấp nhận cái chết chứ không muốn mang ơn kẻ phản bội,
kẻ thù của chàng một chút gì.
Hình ảnh của Piêt’rô Mitxirity là một tấm gương sáng đáng được ca ngợi và noi
theo cho các thế hệ đặc biệt là giới trẻ. Khi tổ quốc cần họ biết gạt tình cảm riêng tư cá
nhân sang một bên để hướng đến lý tưởng cao đẹp cho cả cộng đồng. Mitxirity đã trở
thành hình ảnh anh hùng bất khuất, phi thường trong lòng của nhiều người. Chính
chàng đã phần nào nung nấu cho tâm hồn thanh niên thêm yêu quê hương đất nước,
63
một lòng tin tưởng vào tương lai sáng ngời của quốc gia và sẵn sàng chiến đấu, hy sinh
cho tổ quốc kính yêu.
Cũng giống như Mitxirity một chàng trai ở độ tuổi mười chín, hai mươi đang rất
mạnh mẽ và cao trào với tình yêu, số phận xuất thân cũng không có gì là đặc biệt như
Mitxirity nhưng chàng cũng có tài lãnh đạo chẳng thua kém gì chàng Piêt’rô Mitxirili
của chúng ta như trên. Chàng trai láng giềng nghèo Giuyn Brăngxifoóc có ngoại hình
chẳng có gì là đặc biệt ngoài dáng vẽ nhanh nhẹn và thái độ thản nhiên chịu đựng số
phận hẩm hiu của mình, điểm nổi bật có thể khen ngợi ở chàng là gương mặt tuy không
đẹp nhưng rất linh hoạt. Ở chi tiết này chứng minh Giuyn rất trưởng thành và nam nhi,
xem trọng danh dự và sĩ diện, biết cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động, là một
người thông minh mạnh mẽ và sáng suốt, những yếu tố đó là một phần quan trọng cần
có ở người đứng ở vị trí lãnh đạo tài năng.
Thay vì trả thù ngài Căngpirêli cuộc chiến đau thương thì chàng lại chứng tỏ với
ông rằng mình không quá nghèo mạt như những lời ông đã xỉ vã, chẳng qua vì chàng
thích cuộc sống bình dị với những khu vườn nhỏ nhắn cùng những cây trái mà chính
tay chàng chăm sóc hơn là dùng số vàng bạc và nữ trang mà cha đã để lại cho chàng
bằng chiếc hòm sắc nhỏ. Chàng xem trọng vẽ đẹp thanh cao của tâm hồn con người
hơn là những gì sang trọng, giàu có bên ngoài mà tâm hồn lại nghèo nàn, có thể đây là
một trong những nguyên nhân tạo nên được một vị đại tướng tài ba, xuất sắc dành
nhiều chiến công hiển hách. Do vốn đã rèn luyện bản thân chịu thương chịu khó được
nên vào chiến trường dù bao khó khăn cũng không là vấn đề với chàng trai trẻ tuổi đầy
bản lĩnh.
Tài năng chiến đấu của chàng Giuyn được khẳng định rõ khi chàng giao đấu với
Fabiô, vốn dĩ không có thiện cảm với Giuyn kèm theo tính tự đại của con nhà quyền
quý vọng tộc nên Fabiô không ngừng buôn ra những lời miệt thị, lăng mạ Giuyn. Fabiô
phách láo vì một phần hắn đã được trang bị kỹ lưỡng chiếc áo giáp mắc lưới của Fabiô
mạ vàng lộng lẫy, áo mắc lưới của Giuyn hết sức bình thường, thừa biết chiếc áo giáp
lộng lẫy của Fabiô thì chàng không thể nào tấn công Fabiô được, nhưng nhờ sự thông
minh, nhạy bén và kinh nghiệm chinh chiến. Giuyn nắm được cơ hội mà chàng tìm
64
kiếm đã nữa phút: áo mắc lưới sang trọng của Fabiô không che kính cổ, Giuyn liền
đâm mũi kiếm vào chổ cổ để hở của y. Kiếm của Giuyn thọc sâu hơn mười lăm phân
vào cổ Fabiô, làm phọt một vòi máu lớn, kết quả là Giuyn đã chiến thắng Fabiô và lấy
mạng của hắn, thật ra Giuyn không muốn lấy mạng của Fabiô. Chỉ vì chàng luôn bị
Fabiô khít với những lời lẽ đầy cay độc, kèm theo một điều hung hăng của Fabiô là
quyết tâm lấy mạng của Giuyn cho bằng được. Trong cuộc chiến nếu Giuyn nhân
nhượng với Fabiô thì có lẽ người nằm trên vũng máu bây giờ là Giuyn chứ không phải
Fabiô, trong giây phút quyết định Giuyn bị dồn vào thế cùng thì Giuyn đã nhạy bén ra
một đòn quyết định cứu lấy mạng sống của mình và cũng lấy đi mạng sống của Fabiô.
Nhờ cái tài chiến đấu anh dũng ấy đã giúp chàng thắng lợi vẽ vang nhưng trong lòng
đầy lo lắng.
Vốn có tài chiến đấu và được di truyền dũng khí anh dũng từ cha Giuyn nên khi
giao trọng trách cho Giuyn vị lãnh chúa rất an tâm, tuy vậy lại có chuyện nằm ngoài ý
muốn, có một binh lính không tin tưởng vào tài năng chiến đấu cũng như lãnh đạo của
một chàng trai tuổi còn quá nhỏ. Giuyn không bị tập kích nhưng chàng đã giết một lính
của chàng bằng một nhát kiếm, vì tay này nói trẻ như chàng mà chỉ huy sao được. Bản
chất là một người rất nhân đức không nỡ ra tay với những người từng lăng mạ sĩ nhục
mình, ngày hôm nay Giuyn mạnh tay giết một lính trong đội dưới sự chỉ huy của
chàng. Điều này giúp Giuyn khẳng định tài năng của mình, bên cạnh đó cho thấy sự
quyết tâm cao và muốn có được lòng tin tưởng của nhiều người trong đội, càng ngày
Giuyn càng có hình ảnh của một vị lãnh đạo, trong bản thân được tiềm ẩn nay bọc lộ
mạnh mẽ, quyết tâm hơn. Tính dũng cảm tuyệt vời đã khiến cái tên Brăngxifoóc lừng
danh khắp nước Ý.
Chàng Giuyn trở lại Caxtrô với tóm lính của hoàng thân Côlona dưới quyền chỉ
huy của chàng, cùng với năm người tâm phúc ở Caxtrô, chàng có mười ba tùy tùng gan
dạ, Giuyn trở lại Caxtrô với mưu đồ muốn dẫn Hêlen rời khỏi tu viện để cùng chàng
kết hôn. Trong tay chỉ có mười ba tùy tùng trong khi chàng thừa biết kỷ luật của tu
viện rất nghiêm minh nên qua mỗi cửa phải chờ rất lâu lệnh của mẹ Nhất trả lời cho
phép mới được vào và thông thường thì tu viên đã canh phòng, bảo vệ rất nghiêm mật.
65
Nhưng những điều đó không làm chân chàng chùng bước, vốn con dòng võ, kế hoạch
lại rất hay chu toàn. Chàng cũng phải gan dạ lắm mới dám vào tu viện khi trong tay chỉ
mười ba người, khó khăn hơn là bà Căngpirêli mời tới số khá đông gia binh để tăng
cường cho đội vệ binh của tu viện. Giuyn và các binh lính của chàng chiến đấu rất kiên
quyết và dũng cảm. Nhưng do lực lượng có sự chênh lệch cao và bọn bảo vệ có sự
chuẩn bị từ trước có chổ nấp, có cửa chốt, khóa chắc cho nên đoàn tùy binh của Giuyn
chết và bị trọng thương đến ba phần tư còn Giuyn thì cũng bị trọng thương nặng. Nhờ
sự giúp đỡ của nàng Marietta mà chàng và đoàn lính sống sót rút ra, trong trận chiến
hỗn loạn không cân tài cân sức phía Giuyn bị thiệt hại nặng, với tài năng lãnh đạo của
chàng, Giuyn vẫn có thể đưa binh lính trở ra và hạn chế thương tổn đến mức tối đa.
Nhưng vì phần không ngờ trước được sự việc có tính toán kỹ lưỡng, kèm theo Giuyn
vốn có từ tâm, nên không nỡ bóp chết cô nữ tu sĩ trẻ coi cổng trong để lấy chìa khóa,
lại đưa vàng ra biếu, khiến cô sinh nghi rung chuông báo động. Nếu như thông thường
những binh lính và Giuyn không tài năng chiến đấu có lẽ đã hy sinh hết trong đêm định
mệnh ấy, Giuyn quả là một chàng trai đầy bản lĩnh và gan dạ, Giuyn không chỉ sở hữu
những đức tín cần có của một vị lãnh đạo tài ba mà Giuyn còn có một tấm lòng rất
nhân đạo và thương người. Giuyn càng về sau thì càng mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn,
nét phi thường được biểu hiện nổi bật hơn.
Sau đêm chiến đấu sinh tử trong tu viện không ai còn biết đến Giuyn nữa cái tên
ấy đã chết, thay vào đó là danh tiếng lẫy lừng, làm cho bao người hào hứng về những
chiến công vẻ vang của đại tá Lizara. Sau một thời gian dài hơn mười năm chinh chiến
xong pha bên Tây Ban Nha Giuyn được trở về quê hương theo lời mời của hoàng thân.
Lần này gọi Giuyn trở về với tâm nguyện muốn chàng trở thành người kế vị của ông và
trao cho chàng quyền chỉ huy đoàn quân của ông. Nhưng điều này với Giuyn không có
giá trị và ý nghĩa nữa. Chàng không nhận lời đề nghị của hoàng thân, nếu tạo áp lực
cho chàng quá nhiều chàng sẵn sàng chết đi để được tự do cho bản thân: “Nhưng dù
thế nào, Brăngxifoóc nói tiếp, nếu hoàng thân muốn tôi sẵn sàng hành động. Ngài sẽ
luôn luôn tìm ở tôi, người kế tục sự nghiệp của Ranuyxơ hy sinh ở Xiăngpi.” [2; tr.134]
Với Giuyn danh phận không là mục tiêu sống của chàng. Trước khi chàng nhận kế thừa
66
sự nghiệp của Ranuyxơ vì nghĩa tình giữa chàng và Ranuyxơ, bên cạnh đó chàng muốn
trả thù và hoàn thành sự nghiệp của Ranuyxơ nên chàng mới tiếp nhận theo lời của
giáo hoàng. Ngày hôm nay trở về với bao chiến công chàng vẫn vậy vẫn trọng nghĩa
tình hơn là quyền cao chức trọng.
Đến với Stendhal ta không chỉ dừng lại ở tác phẩm “Vanina Vanini” và “Nữ
trưởng tu viện thành Caxtrô” với tính cách cứng cỏi lãng mạn phong phú của Mitxirity
và Giuyn mà còn một số tác phẩm khác. Ở hai truyện ngắn trên, chỉ với vài chục trang,
Stendhal đã khắc họa một cách sâu sắc và mạnh mẽ tính cách của những người phương
Tây chất phác, chân thật, trọng danh dự và tình nghĩa. Hình ảnh Mitxirity và Giuyn là
tấm gương cho những người thanh niên cần sống quên mình vì tổ quốc, cả hai nhân vật
đều mang nét điển hình vừa mang tính chất chung của xứ sở, dân tộc đồng thời lại
mang tính riêng độc đáo đến nổi trở thành nhân vật trong mơ ước của nhiều người dân
bình dị, cả hai đều có khát vọng phi thường và cái phi thường đó luôn chiến thắng.
3.1.2 Cô đơn và số phận bi kịch
Trong một tác phẩm thành công việc tác giả xây dựng nhân vật đa dạng về tính
cách là một phần quan trọng, nhưng để quyết định được tính cách bọc lộ rõ ràng, đậm
nét thì tác giả phải xây dựng mỗi nhân vật là một số phận khác hẳn nhau. mỗi số phận
của từng nhân vật mang nét đặt trưng, đòi hỏi phải có điểm nhấn mạnh thì khi đó nhân
vật mới có cơ hội bộc lộ tính cách. Nắm được đặt điểm quan trọng ấy Stendhal đã khắc
họa thành công ba nữ nhân vật có nhiều điểm tương đồng về thân phận nhưng lại có bi
kịch số phận khác nhau, điều này đã làm nên sự thành công rực rỡ của ba chuyện ngắn
mà chúng ta đang xoay quanh tìm hiểu và nghiên cứu.
Cả ba nhân vật nữ đều là những cô gái sắc đẹp tuyệt trần, sinh ra trong một gia
tộc giàu có quyền lực nhất nhì của vùng, điều đáng nói hơn là cả ba người họ đều có
một mối tình khắc cốt ghi tâm, nhưng chuyện đời kéo dài không ai có thể ngờ trước
được, vốn vĩ người ta thường có câu “hồng nhan bạc phận” đúng như vậy, cuộc đời của
ba hồng nhan là một minh chứng rất rõ ràng và cụ thể, Mina de Vanghel một tiểu thư
sinh đẹp của dòng tộc Vanghel, sở hữu một nhan sắc trẻ đẹp ở độ tuổi mười sáu, nàng
67
là con một trong gia đình nên nàng luôn được cha mẹ dành chọn tình yêu thương lo
lắng cho nàng. Cha nàng ngài bá tước Vanghel có tài trong sự nghiệp chiến đấu, dưới
sự chỉ huy của ông, ông đã đem về đất nước Đức không ích thắng lợi, tuy là một nhà
chỉ huy quân sự lâu năm từng tác chiến trong nhiều chiến trường, vào sinh ra tử nhưng
ông lại có tấm lòng rất nhân hậu, luôn nghỉ về nhân sinh. Nàng Mina rất yêu quý cha
mẹ đặt biệt bá tước Vanghel, nhưng chẳng may ông lại sớm qua đời khi nàng chỉ vừa
tròn mười sáu tuổi, bỏ lại người vợ và đứa con gái yêu quý còn nhiều thơ dại, sự ra đi
của bá tước Vanghel đã để lại nhiều nỗi đau trong lòng nàng Mina. Sau sự ra đi của
cha, nàng có nhiều thay đổi trong suy nghĩ không mấy được lạc quan và có ý nghĩ
muốn đi xa rời vùng đất bạc bẽo mà vốn vĩ cha nàng đã phục vụ suốt hai mươi năm
mang nhiều thương tích để rồi lại bị theo dõi. Cái chết của cha nàng đã để lại cho nàng
nhiều suy nghĩ chính chắn hơn so với lứa tuổi của nàng, đồng thời cũng làm cho nàng
có số phận đáng thương mồ côi cha, nàng bất đầu sợ ngày tháng thiếu vắng bóng vị cha
hiền, một người giữa vai trò trụ cột cho gia đình và cũng là nơi mang lại niềm tin tưởng
cho cả gia đình. Hai mẹ con nàng nương tựa vào nhau mà sống, thời gian rồi cũng vơi
đi nỗi lòng của Mina nàng sống với mẹ rất hạnh phúc và yêu thương, họ là niềm tin của
nhau để tiếp tục sống tốt hơn. Càng ngày nàng Mina trưởng thành hơn, nhan sắc càng
mặn mà với tuổi mười chín đẹp thơ mộng thì mẹ nàng người thân yêu thương duy nhất
bên cạnh nàng dần yếu đi vì bệnh già cả, cùng nỗi lo lắng kiếm chồng xứng đáng để
nàng nương tựa, nhưng tuổi mẹ nàng càng cao sức yếu già càng yếu không thể chờ nỗi
ngày nàng thành gia lập thất được. Rồi ngày đau đớn nhất cuộc đời Mina cũng đã đến
mẹ nàng không thể qua khỏi cơn bạo bệnh để bên nàng chăm sóc nàng được nữa, Mina
lại một lần nữa đau đớn tột cùng, có lẻ lần mất mát này với nàng quá lớn khó mà có thể
nguôi được. Lúc cha nàng qua đời dù đau đớn nhiều nhưng nàng cũng còn mẹ bên cạnh
động viên cùng an ủi chia sẻ chăm sóc nhau. Nhưng ngày hôm nay thì hoàn toàn khác
hẳn, người thân duy nhất của nàng Mina cũng rời xa nàng, Mina đáng thương tội
nghiệp bị hụt hẳn giữa dòng đời đầy cạm bẫy, tính toán với một cô gái mồ côi ngây thơ
lại sở hữu cả một gia tài kếch xù thì nàng khó tránh khỏi những rủi ro sắp đến đang
rình gập nàng. Mina là một cô gái đáng thương tuổi còn nhỏ mà phải rơi vào hoàn cảnh
68
mồ côi cha mẹ bên cạnh lại không có lấy một người thân nỗi đau lại chồng chất thêm
nỗi đau, nỗi đau mất mát của nàng không có gì thể bù đấp lại được, từ đây cuộc đời của
Mina có nhiều thay đổi, nhờ sự thông minh nhạy bén và vẻ ngoài ưa nhìn nên nàng rất
được lòng của nhiều người đặt biệt là phu nhân Cély. Bà hết lời an ủi khuyên nhủ Mina
về cái chết của mẹ nàng, bà cũng góp ý kiến cho Mina trong con đường sắp tới nàng
phải đối mặt nhờ có bà Cély nên Mina có cơ hội được quen biết vợ chồng ông Alfred
và bà Larcay từ đó nàng phải lòng Alfred, tự nhủ Alfred như người bạn tri kỉ từ kiếp
trước mà nàng quyết luyến không muốn rời xa trong giây phút tạm biệt. Hình ảnh của
Alfred cứ theo đuổi trong đầu nàng rồi khiến nàng có con đường quyết định sai lầm lớn
trong cả cuộc đời nàng. Quyết tâm trở thành đứa tớ gái của vợ chồng bà Larcay để
được ngày ngày nhìn thấy mặt Alfred và được nghe Alfred nói chuyện, trong suốt cuộc
hành trình gian khổ đi tìm tình yêu đích thực và hạnh phúc cho bản thân mà Mina chịu
không ít cực khổ tủi nhục. Đau đớn hơn là nỗi cô đơn trống vắng mà nàng từng trải
chạy theo tiếng gọi của con tim, trong khi ông Alfred và vợ hạnh phúc quấn quít bên
nhau đi dự buổi dạ vũ ở quán La Redoute dành cho những người quý tộc thì cùng lúc
đó nàng Mina của chúng ta lại bị bao quay bởi không gian im ấm, cô đơn, lạnh lẽo,
nàng buồn gầu một mình đi dạo thẩn thờ trong khu vườn giữa một không gian rộng
lớn, thoáng dừng lại chỉ có một mình nàng Mina ngắm cảnh hồ về đêm trong nỗi cô
đơn lẻ loi, Mina suy nghĩ rất nhiều về hành động của bản thân biết điều mình đang làm
là dại dột, cố gắng hy sinh nhiều không biết có nhận lại kết quả như ý muốn hay không,
nhưng trước mắt chỉ thấy mỗi một mình nàng cùng nỗi cô đơn tuyệt vọng còn người ta
thì đang vui cười, hạnh phúc bên nhau, nàng có phần hối hận và lo sợ. Nhưng vốn vĩ
tính cương quyết mạnh dạng nên nàng cũng tự an ủi bản thân mà tiếp tục sự lựa chọn
của mình, không dừng lại, không bỏ cuộc. Bên kia bờ hồ là rạng núi cao, trăng lên khỏi
núi, mặt nước xao động qua làn gió thoảng vài áng mây hình thù quái đản bay tới khiến
Mina tưởng đó là những bóng ma khổng lồ từ cõi hư vô hiện về, giữa một không gian
bao la tĩnh lặng, thiên nhiên hùng vĩ trong đêm tối tĩnh mịt Mina lại càng bé nhỏ giữa
thiên nhiên bao la càng làm tăng nỗi cô đơn tuyệt vọng và sợ hãi của một cô gái yếu
đuối. Thế nhưng nàng cũng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh biến nỗi sợ hãi ấy trở thành
69
niềm tin, nghị lực giúp nàng vượt qua khó khăn. Nàng tự nhũ: “Đó là áng mây từ quê
nhà, tận nước Đức trôi qua hỗ trợ tinh thần mình để mình đủ nghị lực sống trong hoàn
cảnh kỳ quặc do chính mình tạo ra.” [5; tr.21] bóng mây bay qua thay đổi hình dạng.
Nàng lại cầu nguyện “Hỡi vong hồn của tiền nhân, hãy phù hộ đứa cháu của gia đình,
của dòng tộc. Cháu luôn luôn có đủ can đảm. Tiền nhân chắc lo ngại vì đứa cháu này
làm tôi tớ cho thiên hạ, quần áo thô sơ. Xin cứ tin rằng cháu không bao giờ làm điều gì
mất thể diện của dòng họ. Xưa kia, tiền nhân đã sống hào hùng, khí tiết ấy sẽ truyền lại
cho cháu ấp ủ và gìn giữ. Bổn phận của cháu là giữ khí tiết trong hoàn cảnh xã hội
quá nhiễu nhương, quá tầm thường. Chẳng lẽ cháu theo đuỗi lý tưởng truyền thống
của dòng họ mà tiền nhân lại khinh bỉ cháu?” [5; tr.21,22] nàng thầm nghĩ về dòng họ,
tổ tiên của nàng đặc biệt là cha mẹ nàng để nỗi cô đơn ấy được nguôi đi và cứ ngỡ như
luôn có người thân bên cạnh nàng, họ luôn dõi theo từng bước chân nàng để phù hộ,
giúp đỡ nàng nghĩ vậy Mina cảm thấy vui hơn, tâm trạng cũng đỡ nhiều rồi nàng lại trở
về với cuộc sống thường nhật của một cô tỳ nữ. Mọi cố gắng, gian khổ nàng đều cố
gắng vượt qua, để rồi những bước đầu tiên của tình cảm Alfred dành cho nàng đã bù
đắp lại phần nào, nàng tự hứa sẽ vì Alfred mà hy sinh hơn nữa để Alfred cảm thấy
hạnh phúc. Niềm vui đến với nàng chẳng được bao lâu thì chuyện tai tiếng lại tìm đến
với nàng. Mina sinh ra và lớn lên trong sự giàu có tột đỉnh chỉ vì chán ghét cảnh phải
tham dự tiệc tùng thâu đêm và chạy theo tình yêu mà nàng phải chịu bao điều khổ
hạnh, giờ đây lại thêm nỗi oan uất của bà Larcay tạo ra cho nàng. Để rồi những người
thân thương nhất hiện tại của nàng cũng vờ vực, không tin tưởng nàng, họ cảm thấy
thất vọng, ghê sợ nàng, muốn rời xa nàng, lại một lần nữa nàng trở nên bơ vơ lạc lõng
giữa chốn phồn hoa tấp nập người, bao nhiêu cố gắng cam chịu gian khổ để nàng xây
dựng được chút tình cảm của Alfred và bà Gramer bỗng vụt mất vì những lời bịa đặt
của bà Larcay. Trãi qua hết nỗi khổ này đến nỗi đau khác nàng có phần mệt mõi chán
nản và muốn nghỉ ngơi sau bao gian khổ, sự xúc phạm của bà Larcay dành cho nàng
khiến nàng mạnh mẽ hơn kiên quyết và quyết tâm trả thù bà Larcay, nàng lên cả một
kế hoạch hoàn hảo dưới sự giúp sức của bà tước Rupper, cuối cùng nàng cũng đạt được
ý nguyện trả thù bà Larcay và chiếm đoạt hoàn toàn ông Alfred về với nàng. Lòng thù
70
hận và tình yêu say đắm đã che mất lí trí sáng suốt trong nàng, bằng mọi giá nàng phải
đạt được mục đích của mình mà không nghĩ đến hậu quả nó như thế nào, nàng bất chấp
mọi thứ. Khi đã cùng người tình trải qua thời gian bên nhau hạnh phúc chìm đắm trong
cơn say tình, họ cùng nhau nghĩ về cuộc sống trong tương lai thật hoàn hảo hạnh phúc
bên tiếng sóng vỗ dịu êm của bờ biển cùng không khí ấm áp. Nàng đang ngủ say trong
niềm hạnh phúc vẫn tin vào tình yêu bền vững, vĩnh cữu của nàng và Alfred. Không
ngờ mọi chuyện trở nên thật tồi tệ khi nàng thành thật khai sự thật về âm mưu của
nàng, bất ngờ trước phản ứng quá kịch liệt Alfred, ngài nóng giận thốt ra câu nói đau
đớn, như ngàn mũi tên đâm sâu vào tim Mina “Đó là hành đông bỉ ổi. Ảo tưởng của tôi
tan biến rồi. Bây giờ thì “tôi” trở về với vợ nhà. Tôi thương hại “cô” và tôi không còn
thương cô nữa.” [5; tr.62,63] giọng của Alfred đầy chua chát chính lòng thù hận đã
làm Mina rơi vào bế tắc, đường cùng khi Alfred cảm thấy kinh tởm nàng và quyết định
trở về với bà Larcay vô tội, Mina rơi vào bế tắc cực độ dẫn đến bi kịch cuộc đời nàng.
Nàng chẳng nghĩ gì khác ngoài cái chết để kết liễu cuộc đời đầy sai lầm của nàng,
Mina trông theo bước chân của Alfred cho đến khi ông khuất dạng ở đầu đường thì
Mina quay vào phòng rút khẩu súng nhỏ bắn vào ngực. Có lẻ vì yêu cuộc đời này đến
mức cuồng nhiệt nên nàng không bao giờ hài lòng được với thực tế của cuộc đời .Từ
một cô gái hiền lành ngây thơ sống trong vòng tay che chở cha mẹ bổng nhiên phải trở
thành một người có thân phận mồ côi đương đầu với phong ba bão tác của cuộc đời.
Không hài lòng với tất cả, để rồi đến khi gặp được đối tượng Mina thường mơ ước
nàng bất chấp tất cả để theo đuổi, có được người tình trong mộng, cuối cùng kết liễu
cho cuộc đời đầy ngang trái bằng một phát súng. Stendhal đã xây dựng nên số phận
đáng thương không một ai bên cạnh Mina, hơn thế nữa khi bi kịch cuộc đời nàng bất
đầu bằng lòng thù hận mà khiến nàng trở nên không lối thoát tìm đến cái chết để kết
thúc cuộc đời nàng là một bài toán sai lầm. Cái chết của nàng tiểu thư xinh đẹp Mina
đã để lại nhiều chiêm nghiệm cho giới trẻ chúng ta, cần phải suy nghĩ thật kĩ trước khi
hành động, trong tình yêu cũng vậy cần phải yêu trong sự sáng suốt của lí trí chứ
không nên yêu bằng con tim mù quáng. Cũng là một thiếu nữ đam mê và sống hết
mình cho tình yêu rồi dẫn đến bi kịch cho chính số phận nhân vật nữ chính, Stendhal
71
đã tiếp tục khai thác đề tài tình yêu, sống khát khao mãnh liệt và tìm đến tự do, hạnh
phúc. Trong chuyện ngắn Vanina Vanini đã giúp ông thành công vượt bậc trên lĩnh vực
truyện ngắn bằng nghệ thuật khắc họa nhân vật nổi bậc với số phận đầy đau thương bi
kịch trên con đường tìm kiếm hạnh phúc tự do cá nhân. Vanina Vanini là đứa con duy
nhất còn lại của dòng tộc Vanini ở độ tuổi mười chín xinh xắn lạ thường, gia đình giàu
có bậc nhất tại La Mã Vanina trở thành tâm điểm của nhiều người đặc biệt là đối với
phái mạnh. Bao nhiêu người giàu có quyền chức xoay quanh nàng nhưng nàng chẳng
để tâm đến, nếu có thì cũng chỉ đùa vui trêu cợt người ta thôi, thế mà nàng lại phải lòng
một kẻ vượt ngục người cacbônari trẻ tuổi, họ yêu nhau như người ta yêu lần đầu vào
độ tuổi mười chín và ở nước Ý hai người hạnh phúc bên nhau, cùng thề hẹn trao cho
nhau những lời mật ngọt say đắm của tình yêu xuất phát từ tận con tim mình, thời gian
hạnh phúc bên nhau chẳng được bao lâu thì họ phải chia tay nhau vì tình yêu đất nước
Ý của chàng Mitxirity biết rõ và bổn phận phải hoàn thành. Chia tay nhau trong sự lưu
luyến, giấc mơ tình yêu thì còn đang rất đẹp buộc họ phải thức tỉnh vì nghĩa vụ nhưng
họ vẫn không quên hứa hẹn sẽ gặp nhau một ngày gần nhất. Lần gặp lại sau bao ngày
xa cách nhớ nhung, họ vẫn dành cho nhau tình yêu như thưở ban đầu nhưng Vanina
nhận thấy Mitxirity lúc này sống nhiều hơn cho tổ quốc, chàng luôn nghĩ về những
hành động sắp tới, chàng lo lắng nhiều “Ôi! Nếu việc này không thành, nếu chính
quyền lại phát giác ra, tôi bỏ cuộc thôi.” [2; tr.28] lời chàng Mitxirity thốt ra gọi một
ánh sáng tai hại vào đầu óc của nàng Vanina .Với nàng, nàng chỉ phục tùng ý trí mãnh
liệt vươn tới hạnh phúc và cái hạnh phúc mà xã hội thượng lưu bạc nhược không thể
đem đến cho cô, Vanina đã tìm thấy điều ấy ở chàng cácbônari dũng cảm. Nàng rất yêu
chàng muốn độc chiếm tâm hồn chàng, đánh bạt trong chàng người tình địch nước Ý
thế là nàng tiến hành thực hiện âm mưu chiếm đoạt Mitxirity
Bước đầu bằng những lời thân mật nhằm mục đích muốn giữ chân chàng lại lâu
dài Xan Nicôlô tránh sự có mặt trong buổi hợp trọng đại, rồi nàng lại nộp cho viên
khâm sai giáo hoàng danh sách những người cacbônari trừ Mitxirity. Vì nếu cuộc nỗi
dậy thất bại phong trào tan rã, Mitxirity là của riêng nàng. Khi mọi chuyện đã thành
công, Vanina nắm chắt Mitxirity trong tay nhưng thật đắng cay khi Mitxirity lại tự nộp
72
mình cho viên khâm sai để chia sẻ số phận với những người anh em vào sinh ra tử của
mình. Đồng thời cũng chứng minh một lòng trung thành với đất nước, bi kịch của
Vanina bắt đầu từ lòng ích kỉ muốn độc chiếm Mitxirity, nàng rất ân hận đau đớn thốt
lên “Lạy chúa! Nàng kêu lên, xin chúa nhận cho lời nguyền của con: vâng, con sẽ
trừng phạt kẻ đê tiện đã phản bội; nhưng phải trả tự do cho Mitxirity trước đã.” [2;
tr.32] Nếu Vanina giữ lời thề trong cơn hối hận và đau đớn trừng phạt kẻ phản bội
chính là cô, cô sẽ ở ngang tầm Mitxirity. Nhưng Vanina không thuộc loại người quên
mình vì một lí tưởng cao cả, lớn lao. Cô yêu đắm đuối, cô đã hành động dũng cảm cứu
Mitxirity thoát chết và giúp anh vượt ngục nhưng cô vô cùng yêu quý bản thân mình
điên cuồng, vì thất vọng và giận dữ thấy tình yêu và hạnh phúc mình dâng hiến bị
khước từ, mù quáng vì lòng kiêu hãnh cô nói ra với Mitxirity hết hãy những gì cô đã vì
say mê anh, kể cả việc phản bội cô trở thành “đồ yêu quái” bị chàng cácnônari xua
đuổi đầy ghê tỏm và phẩn nộ. Truyện kết thúc gọn hiện thực và châm biến “Vanina
bàng hoàng cô trở về Rôm” và báo đăng tin cô vừa kết hôn với hầu tước Đông Liviô
Xavenli.
Bi kịch cuộc đời nàng do chính tình yêu và lòng ích kỉ của nàng tạo nên. Nếu
nàng yêu Mitxirity yêu luôn cả lí tưởng của chàng và hiểu lòng chàng thì Vanina không
phải hối hận và vô cùng đau đớn, hơn nữa sau những gì nàng làm, hy sinh cho
Mitxirity chỉ đổi lại là yêu quái trong mắt Mitxirity có lẻ sự sai lầm ấy sẽ theo chân
Vanina đến cuối cuộc đời nàng. Vốn vĩ Vanina là con người của một thế giới xa lạ và
thù địch với Mitxirity. Mối tình với chàng Mitxirity chỉ là một biến cố bất thường, lãng
mạn và bi đát trong cuộc sống bình hoa phong bế mà cuối cùng cô quay lại như bông
hoa trở về vườn kính sau khoảng khắc ngắn ngủi vươn ra đón gió và nắng bên ngoài.
Đến với tác phẩm “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” thì nhân vật nữ chính của chúng ta
cũng có một tình yêu cháy bỏng đam mê, say đắm với con tim luôn thổn thức nhiều lúc
cũng khát khao muốn được tự do tìm đến hạnh phúc nhưng nàng luôn bị những trụt trặt
ngoài ý muốn, điều đáng nói nhất là do quá yêu và tin tưởng vào người mẹ của mình
nên nàng luôn phải chịu những áp đặt sắp xếp cho cả cuộc đời của mình. Bi kịch cuộc
đời nàng kéo dài mãi cho đến khi tìm đến cái chết cô mới thật sự được tự do, hai người
73
họ yêu nhau tha thiết trong sự cấm đoán của gia đình nàng Hêlen, tuy vậy họ vẫn vượt
qua mọi thứ thách để tìm đến nhau. Nhưng cái chết của anh trai nàng Fabiô do chính
tay Giuyn giết đã làm hai người họ vốn rất yêu thương nhau đột nhiên trở nên xa lạ.
Hêlen đối xử với Giuyn như bao người khác, điều này khiến Giuyn rất đau lòng. Còn
riêng nàng có thể nói tim đau nhói tưởng chừng như chết lặng khi đối diện với người
mình hết mực yêu thương mà bây giờ phải vờ như chưa hề quen biết, chỉ có những ai
đã từng trải qua thì mới hiểu được sự khốn khổ trong cõi lòng nàng. Người anh duy
nhất Fabiô ra đi vĩnh viễn là một nỗi đau mất mát lớn nhất đối với nàng Hêlen, nhưng
đau đớn hơn khi người đem đến cái chết cho anh trai nàng chẳng ai khác lại là Giuyn,
thật đau đớn nàng cũng vậy chẳng biết phải làm thế nào khi đối diện với Giuyn như thế
nào? Nên tiếp tục yêu thương hay thù hận với nàng thật khó lựa chọn. Việc nàng chọn
cách im lặng, đối xử với Giuyn như người xa lạ là lựa chọn thông minh sáng suốt nhất
trong tình cảnh này, nhưng nàng lại chính là nạn nhân đáng thương nhất, đau khổ nhất
trong tình thế này. Nếu đau đớn nàng hãy hét lên, trách móc Giuyn hay đến đánh, chém
Giuyn thì nỗi đau của nàng còn dễ dàng vơi đi đôi chút, còn đằng này nàng chỉ im lặng,
dồn nén nỗi đau ấy tận sâu trong đáy lòng. Nàng Hêlen thật đáng thương, một thân một
mình cắn răng chịu đựng. Thế nhưng ngọn lửa tình yêu trong tình nàng vẫn âm ỉ ngày
qua ngày nàng không thể tiếp tục lừa dối bản thân, lừa dối con tim đang khao khát
được yêu đương. Nàng mạnh mẽ đối diện sự thật, ý chí mãnh liệt vươn tới hạnh phúc,
nàng cùng Giuyn tiến hành kế hoạch bỏ chốn khỏi tu viện để cùng nhau tiếp tục những
ngày tháng yêu đương say đắm, nhưng không ngờ tất cả đều thất bại, đều đổ vỡ giấc
mộng khi tình mẫu tử được xem là thiêng liêng nhất đã đánh bại tất cả. Mọi thứ càng
trở nên tồi tệ hơn khi giấc mộng uyên ương không thành, trái lại nàng còn mãi mãi mất
Giuyn, vĩnh viễn không gặp được chàng Giuyn yêu dấu trong cuộc đời của nàng kể từ
đây. Dù có cố gắng làm bất cứ mọi thứ nhưng Giuyn cũng không trở lại được với
Hêlen, xung quanh nàng chỉ toàn là nỗi cay đắng về cái chết của Giuyn, nàng đau đớn
ân hận như thế nào đi nữa cũng không trả lại Giuyn cho nàng. Từ cái đêm định mệnh
ấy về sau nàng chỉ sống trong nỗi vầy vò, hối hận vì sự sơ suất của nàng mà Giuyn đã
chết, suốt năm tháng dài nàng chỉ sống với hình bóng của Giuyn, đau đớn từ cõi lòng
74
cứ như ngày hôm qua. Nàng chỉ sống cô đơn một mình với những kí ức, cố tìm lại
những năm tháng hạnh phúc, không tìm cách nguôi quên, không tìm cho mình người
bạn tri kỉ để tâm sự cho cõi lòng nhẹ đi. Nàng chỉ biết ra sức xây dựng tu viện sao cho
đúng mục đích của nàng, luôn gắn liền với hình ảnh của Giuyn, làm sao để nàng dễ
dàng trông thấy để khơi dậy trong tiềm thức của nàng về Giuyn, nàng chỉ biết sống với
những năm tháng lặng lẽ ưu buồn, hoài tưởng về Giuyn. Mọi đớn đau, cô đơn, khổ
hạnh mà nàng đang gánh phải toàn một tay bà Căngpiêli mẹ nàng gây ra. Bi kịch cuộc
đời nàng trở nên cao trào hơn khi nào có ý định hưởng lạc, từ khi Giuyn mất với nàng
cuộc sống này trở nên vô vị, nhạt nhò, nàng chán nản cuộc sống đầy giả tạo tầng lớp
thượng lưu. Nàng thất thân với một vị giám mục si tình, ngu muội. Mỗi lần như vậy
nàng lại hay nỗi nóng, chửi rủa và xua đuổi ngài giám mục. Nàng Hêlen sinh được đứa
con trai, để bảo vệ cho con nàng, nàng đã làm mọi thứ, hy sinh bản thân chốn tù đày để
con mình được an toàn. Kịch tính tăng cao sau bao năm xa cách. Giuyn trở về dưới bộ
dạng là đại tướng Lizara, mười hai năm sống trong sự lừa dối nàng cuối cùng cũng
được biết sự thật Giuyn vẫn còn sống và đang trở về trên đất quê hương, nơi đã sinh ra
tình yêu của hai người họ, khi biết được tin Giuyn đang còn sống và quay trở về nàng
chỉ biết kêu lên “trời ơi! Mẹ! nàng kêu lên, mẹ làm khổ con biết chừng nào!” [2;
tr.136]. Một tiếng kêu thất thanh, thấu tận trời xanh nàng như chết đứng và “chính vì
chàng sống mà tôi không muốn sống” [2; tr.138] sau khi viết cho Giuyn lá thư tuyệt
mệnh thì một mũi kiếm đã xuyên vào tim nàng, cái chết của Hêlen như giải thoát số
phận đầy bi kịch của nàng, thà chết đi nhưng nàng vẫn sống mãi với tình yêu hơn là
gặp lại Giuyn trong sự tủi nhục. Nàng tự cảm thấy mình thật không xưng đáng với
Giuyn, vẫn ngờ Giuyn thật sự đã chết nên nàng mới sống một lối sống buông thả đầy
lầm lỗi, để rồi hôm nay không dám nhìn mặt Giuyn, người mà nàng không bao giờ
ngưng nghĩ đến, nàng tự tìm đến cái chết để kết thúc số phận đầy bi kịch, đau đớn của
nàng.
Stendhal đã xây dựng nên ba nhân vật nữ đầy cá tính, yêu mãnh liệt, đấu tranh hy
sinh tất cả để được sống với tình yêu, khát khao hạnh phúc thế nhưng nhìn chung cả ba
người đều bị tình yêu mù quáng mà chết đầy đau khổ số phận đầy bi thương. Qua ba
75
nhân vật điển hình cho tình yêu mãnh liệt Stendhal muốn gửi gấm tâm tư cũng như lời
khuyên dành cho giới trẻ, đặc biệt là với những người đang yêu với một con tim cháy
bỏng. Tình yêu chỉ thật sự bền vững, vĩnh hằng khi nó là một cuộc tình đúng đắn, trong
tình yêu hy sinh cho đối phương mà không cần đáp trả lại, nếu có quan niệm cướp
đoạt, độc chiếm cho bản thân thì tình yêu ấy không bền vững ngược lại phải chịu đau
thương cho chính bản thân mình. Bởi lẽ tình yêu xuất phát từ hai con tim chân thành,
nên chỉ có những người yêu chân thành thật sự mới xứng đáng đón lấy tình yêu vĩnh
hằng.
3.2.1 Xây dựng nhân vật thông qua biện pháp đối thoại, độc thoại và độc thoại nội
tâm
Nghệ thuật tiêu biểu của Stendhal chủ yếu đi sâu phân tích tâm lý nhân vật mô tả
tài tình các trạng thái tâm hồn, đời sống bên trong của các nhân vật nên việc ông tận
dụng nhiều nghệ thuật đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để hiểu rõ hơn về
những suy nghĩ riêng tư thầm kín và cuộc sống nội tâm bên trong của nhân vật, các
tình tiết trong ba tác phẩm truyện ngắn được xây dựng nhiều với các cuộc đối thoại đầy
mẫu thuẫn, kịch tính, hay những lời ngọt ngào mà các cập đôi yêu nhau và trao cho
nhau. Khi hai trái tim cùng nhịp đập họ không dấu diếm nhau bất kì suy nghĩ về nhau,
họ tâm tình với nhau để càng hiểu và càng yêu nhau hơn: Mitxirity phục xuống chân
nàng: Vanina rạng rỡ vì vui sướng. Chàng nói: “Tôi yêu em đắm đuối; nhưng là người
đầy tớ khốn khổ của tổ quốc; nước Ý càng bất hạnh, tôi càng phải trung thành với
nước Ý. Muốn được Đông Axdruyban ưng thuận, sẽ phải đóng một vai trò chán ngắt
ròng rã bao nhiêu năm. Vanina, anh không nhận lời em” [2; tr.23] hay “Nỗi bất hạnh
của anh là vì câu anh yêu em hơn cả cuôc sống, vì rời La Mã, đối với anh là cực hình
đau đớn nhất. Ôi! Sao nước Ý chẳng được giải thoát khỏi bọn dã man! Anh sẽ vui biết
bao cùng em vượt biển sang sống bên châu Mỹ” [2; tr.23] những tâm tình yêu thương
cháy bỏng, ngọt ngào có cách làm cho nàng Vanina hạnh phúc vỡ òa, Nàng kêu lên:
“Chưa bao giờ em thấy chàng đáng yêu như lúc này; phải, chú thầy thuốc bé bỏng
vùng quê của em ơi, em thuộc về chàng mãi mãi. Chàng là vĩ nhân như những người
cổ La Mã của chúng tôi” [2; tr.23] và những cuộc độc thoại nội tâm, cho thấy suy nghĩ
76
cùng sự đắn đo của chàng Mitxirity giữa người yêu và tổ quốc “Tổ quốc là gì nhỉ? Đó
phải chăng là con người mà ta phải hàm ơn vì một việc làm ân nghĩa, người ấy sẽ đau
khổ và có thể quyền rủa ta nếu ta bội bạc. Tổ quốc và tự do, cũng giống như tấm áo
choàng của ta đó là một vật có ích cho ta, mà ta phải mua, quả thật như vậy, nếu
không được thừa hưởng của cha ta để lại; nhưng rốt cuộc ta yêu tổ quốc và tự do, vì
hai điều ấy có ích cho ta. Nếu ta chẳng cần gì đến tổ quốc, tự do, nếu những điều ấy
đối với ta cũng như tấm áo choàng mùa tháng tám, thì việc gì phải mua, mà với một
giá cực đắt? Vanina đẹp tuyệt! Nàng có một tài năng cực kỳ lạ! Người ta sẽ tìm cách
làm vừa lòng nàng; nàng sẽ quên ta. Người đàn bà nào là người suốt đời chỉ có một
tình nhân? Những vương tước La Mã mà về tư cách công dân của họ thì ta khinh miệt,
họ có bao nhiêu lợi thế so với ta! Chắc họ phải dễ thương lắm! Ôi! Nếu ta ra đi, nàng
sẽ quên ta, và ta mất nàng mãi mãi” [2; tr.24] qua đoạn độc thoại này ta thấy được sự
đấu tranh tâm lí mâu thuẫn trong lòng chàng Mitxirity đang dằn xé dữ dội. Còn riêng
về phần Vanina thấy chàng Mitxirity hết mực yêu nàng, nàng sung sướng tự nhủ: “Nếu
chàng nhất thiết phải chọn giữa tổ quốc và ta, ta sẽ chiếm ưu thế” [2; tr.25] Nàng tự
tin với tình yêu của nàng, tự tin nàng chiến thắng tổ quốc để hoàn toàn sở hữu chàng
Mitxirity trong lòng mỗi người điều có tính toán riêng. Thông qua đoạn đối thoại và
độc thoại ngắn ngủi Stendhal đã giúp Mitxirity và Vanina chứng minh tình yêu của họ
là vô bờ bến, là mãnh liệt cao trào không gì so bì được, để rồi mọi người bất ngờ với
hành động của chàng Mitxirity vùng dậy khỏi vòng tay Vanina mà đi chiến đấu vì tổ
quốc. Đó là mục đích ngụ ý của nhà văn muốn tạo mối tình sâu đậm ngỡ sẽ từ bỏ tất cả
để bên nhau rồi nhà văn gây bất ngờ ấn tượng để khắc sâu vào lòng người ở những chi
tiết sau, nàng Vanina đã làm chuyện có lỗi với Mitxirity, dù biết vậy nhưng nàng vẫn
làm vì quá yêu chàng và muốn độc quyền sở hữu chàng: “Người ta có thể nói với
chàng một lời nào đó, và lời đó mà thốt ra thì ngay tức khắc và vĩnh viễn chàng sẽ ghét
tởm ta” [2; tr.30] mọi việc đã thành công nhưng giấc mơ lại không thành mà ngược lại
còn tai hại hơn, nàng tự thấy hối hận với những gì mình đã gây ra, chấp nhận lời
nguyền rủa, bị trừng phạt vì hành vi phản bội, nhưng chỉ muốn Mitxirity được an toàn
tự do. Kết thúc chuyện là đoạn đối thoại đầy kịch tính giữa nàng Vanina và Mitxirity:
77
“Em đã hiến một số tiền lớn để phục vụ tổ quốc; nếu tổ quốc được giả thoát khởi bọn
áp bức, số tiền đó sẽ hoàn lại em chu tất, bằng tài sản của quốc gia” [2; tr.44] nói
chuyện với nàng nhưng mắt Mitxirity chỉ ngời lên khi chàng nhắc đến tổ quốc. Điều đó
khiến lòng kiêu hãnh của nàng trỗi dậy, thất vọng và giận dữ khi thấy tình yêu và hạnh
phúc mình dâng hiến bị khước từ nàng nói ra tất cả sự việc mà nàng đã làm chỉ vì quá
yêu chàng. Cuộc đối thoại trở nên căng thẳng, kịch tích cao trào khi Mitxirity biết sự
thật nàng chính là kẻ phản bôi: “A! đồ yêu quái! Mitxirity hét lên giận dữ và lao vào
Vanina, định dùng xích quật nàng” [2; tr.45] và “Đây, đồ yêu quái, ta không muốn
mang ơn gì mi hết, Mitxirili vừa nói với Vanina vừa quăng trả nàng giũa và kim
cương, trong chừng mực xiềng xích cho chàng ném được, rồi chàng rảo bước lánh ra
xa” [2; tr45], qua các cuộc đối thoại nhân vật đã bộc lộ rất rõ tính cách của từng người.
Cuộc đối thoại cuối truyện cũng là cuộc đối thoại cuối cùng giữa nàng Vanina và
Mitxirity, chàng quá nóng giận biến đổi từ tâm trạng bình thường, có những lời nói rất
nhã nhặn lại trở thành căm hờn, uất hận vô bờ bến chỉ muốn giết chết Vanina vì lỗi lầm
quá lớn của nàng chàng yêu đất nước đến vô bờ bến. Sẵn sàng trừng phạt nếu ai làm
hại, tổn thương tới tổ quốc. Tài năng khai thác tâm lý nhân vật của Stendhal thật sự
hoàn hảo và đạt đến trình độ tuyệt mỹ, Banzắc cũng từng thừa nhận Stendhal là bật
thầy của nhà tâm lý học. Trong tác phẩm “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” Stendhal đã rất
thành công khi mô tả tâm lý của chàng Giuyn Băngxifoóc qua độc thoại nội tâm của
chàng, sau cuộc gặp gỡ Hêlen trong tu viện, đón nhận sự tiếp đãi xa lạ, lạnh lùng của
nàng Hêlen dành cho Giuyn, chàng đau đớn tột cùng. Giuyn ra khỏi tu viện trước lúc
bình minh, chàng lên ngựa tức khắc và ra lệnh cho lính của mình chờ mình một tuần
liên ở Caxtrô, sau đó thì trở vào rừng, chàng như say lả người vì tuyệt vọng, lúc đầu
chàng đi về hướng La Mã. Mỗi bước chàng mỗi kêu thầm: “Chao ôi! Ta rời xa nàng
sao? Chao ôi! Hai ta trở thành những người xa lại với nhau rồi ư! Ôi Fabiô! Anh đã
được báo thù xứng đáng!” [2; tr.91] với chàng cách đối xử của Hêlen dành cho chàng
thật khủng khiếp, nếu đứng trước cái chết chắn hẳn chàng vẫn không đau đớn bằng
việc hai người vốn rất yêu thương nhau nay trở nên hai người xa lạ chàng nghĩ ngợi về
số phận bạc bẽo của mình. Ở đoạn văn này nhà văn đã sử dụng phép cảm thán thông
78
qua cặp từ “chao ôi!” làm tăng thêm sức biểu cảm cho nhân vật, giúp cho đoạn văn đạt
được sức biểu cảm tâm trạng nhân vật tối đa “Ở tuổi ta, chàng tự nhủ, cũng có cánh
đấy: cứ yêu một người phụ nữ khác” ý nghĩ u hoài ấy khiến chàng cảm thấy thất vọng
hơn, chàng thấy rõ là đối với chàng ở trên đời này chỉ có một phụ nữ mà thôi. Chàng
tưởng tượng thấy nỗi lòng vò xé lòng chàng nếu chàng dám nói lời yêu đương với một
người đàn bà không phải là Hêlen: chỉ ý nghĩ đó cũng đủ làm nát ruột nát gan chàng, tự
chàng cảm thấy có lỗi với bản thân mình vì đã suy nghĩ vớ vẫn. Điều này chứng tỏ
chàng hết mực yêu Hêlen chỉ vì trong lúc đau đớn, chán nản chàng nghĩ ngợi sẽ yêu
một phụ nữ khác cho đỡ tức giận đi nhưng cũng không được, chỉ nghĩ thôi chàng đã
cảm thấy có lỗi với Hêlen với tình yêu của hai người họ. Điều đó càng khiến chàng đau
đớn hơn gấp trăm lần rồi thì chàng cười dài một trận cười cay đắng chàng không trách
móc Hêlen nữa mà nhìn nhận sự việc một cách khả quan hơn thông cảm, hiểu cho hoàn
cảnh của Hêlen. Chàng có ý nghĩ điên dại vì quá bế tấc không còn cách nào để cứu
giản, giải quyết con người duy nhất trên đời này làm cho chàng cảm thấy hạnh phúc là
một điều có thật, người ấy còn bỏ chàng. Thì chàng còn sống trên đời này để làm gì
nữa, chỉ vô ích mà thôi. Rồi đột nhiên một ý kiến khác chặn bước chàng lại, chàng tự
nhủ: “Những khổ đau đang dày vò ta có thấm vào đâu so với những khốn khổ trong
giây lát nữa ta phải chiu, khi cuộc sống khốn nạn của ta chấm dứt? Lúc ấy, Hêlen đối
với ta không phải chỉ là lạnh nhạt như trong thực tế vừa qua; ta sẽ trông thấy nàng
trong cách tay của một kẻ tình địch, và kẻ tình địch ấy sẽ là một nhà quý tộc La Mã
nào đó giàu có và được trọng vọng; bởi để vò xé tâm hồn ta, lũ quỷ sứ sẽ tìm tòi những
cảnh tượng ác nghiệt nhất, vì bổn phận của chúng ta là thế. Như vậy thì ta đâu có thể
đạt đến sự lãng quên đối với Hêlen, dù là trong cái chết; hơn thế niềm say mê của ta
đối với nàng sẽ tăng lên bội phần bởi đó là cách chắc chắn nhất mà quyền lực vĩnh
hằng sẽ tìm ra để trừng phạt ta về tội lỗi ghê tởm mà ta phạm” [2; tr.92] chàng yêu
Hêlen đến mất dù tìm đến cái chết chàng vẫn không quên được nàng, trái lại chàng
luôn ghen với ai gần cạnh nàng, hơn thế niềm say mê của chàng đối với Hêlen càng
tăng lên gấp bội phần, tâm trạng của chàng đầy mâu thuẫn, các suy nghĩ cứ nảy sinh
nhưng đối lập nhau, khiến tâm trạng của Giuyn càng thêm bối rối. Để xua hẳn sự cám
79
dỗ đi Giuyn bèn đọc đi đọc lại một cách thành khẩn bài kinh Arê Maria, chàng nghĩ
đến đức thánh Mẫu chàng cảm thấy dìu dịu nỗi lòng “Nếu vì cảm kích bởi Đức Mẹ, ta
rơi vào một lỗi lầm ta hại, thì do hiệu lực của lòng công bằng vô biên của Người,
Người há không làm nảy ra một hoàn cảnh có khả năng khôi phục hạnh phúc cho ta
hay sao?” [2; tr.93] chàng có sự hy vọng nho nhỏ lại, chàng cầu nguyện Đức thánh
Mẫu sẽ thương xót cho số phận đáng thương của chàng mà phù hộ chàng, tâm trạng
của Giuyn lúc này đỡ hơn rất nhiều, nghĩ thoáng hơn: “Không, không thể nào đức mẹ
bỏ ta. Nếu Hêlen đã là vợ của ta, như tình yêu của nàng cho phép, và danh dự thằng
đàn ông ở ta đòi hỏi, thì khi nghe tường thuật cái chết của anh nàng, nàng sẽ nhớ lại
nỗi giao tình buộc nàng vào ta” [2; tr94] có sự chuyển biến dần trong suy nghĩ của
Giuyn lạc quan, tháo mở khúc mắt hơn, niềm thành kín Đức Mẹ đã nhen nhốm lại hy
vọng vào lòng Giuyn.
Giờ chàng đã lấy lại niềm tin, lòng hy vọng mà chàng đã tìm ra được cách để giải
quyết vấn đề tình cảm của mình, tâm trạng chàng thoải mái lạc quan trở lại chàng tự
nhủ; “Ta chỉ là một thằng ngóc thôi, ta bỏ Caxtrô mà đi là quá dại. Có lẽ Hêlen không
đến nỗi tội lỗi trong cơn tức giận. Không, cái tâm hồn đến ngây thơ, đến trong trắng
ấy không hề có lúc nào là không gắng bó với ta, cái tâm hồn mà ta đã nhìn thấy những
rung động đầu tiên của yêu đương. Đối với ta, nàng có một sự đắm say thắm thía và
chân thành! Không phải nàng đã hơn mười lần tình nguyện trốn theo ta hay sao trong
khi ta nghèo đến thế? Và bảo sẽ đến nhờ một tu sĩ ở đồi Cavi làm lễ cưới cho chúng
ta? Ở Caxtrô, đáng lẽ ra trước ta phải yêu cầu được có một cuộc gặp gỡ thứ hai và
thuyết phục nàng. Quả thật sự si tình làm cho ta đãng trí như một trẻ con! Trời ơi! Sao
ta không có một người bạn để cầu xin một lời khuyên bảo chứ?” [2; tr94,95] có nhiều
suy nghĩ lúc mâu thuẫn, lúc hỗ trợ nhau lần lượt xuất hiện trong Giuyn, tâm trạng
chàng tiến chuyển thật tốt, chàng tin tưởng vào kế hoạch của chàng sẽ thuyết phục
được nàng. Qua đoạn văn chứa đựng tâm trạng của Giuyn ta thấy được tài năng của
Stendhal khi ông sử dụng bút pháp độc thoại nội tâm kèm theo những hiểu biết tâm lý
trong tình yêu của ông, nên nhân vật Giuyn biến đổi tâm trạng một cách rất hợp lý,
theo từng bước mà suy nghĩ trong Giuyn càng lúc càng phát triển. Sau những suy nghĩ
80
ấy chàng bắt đầu hành động, bên cạnh việc xây dựng nên đoạn độc thoại của Giuyn thì
Stendhal đã sắp đặt một cuộc gặp gỡ giữa nàng Hêlen và Giuyn trong buổi tối tĩnh lặng
ngập tràn tình yêu và niềm hạnh phúc, tối hôm ấy lúc Giuyn quì dưới chân Hêlen thì
màn đêm đã dày đặt, và cô gái tội nghiệp vô cùng sung sướng vì bóng tối đó nàng xuất
hiện lần đầu tiên trước mặt người mà nàng yêu đầm thắm, chính chàng cũng biết quá rõ
như vậy, nhưng dù sao nàng cũng chưa hề trò chuyện với chàng bao giờ. Đây là lần
đầu tiên họ gặp và tâm sự với nhau, nàng nói lên một lời nhận xét khiến chàng tỏ ra táo
bạo hơn một chút, Giuyn mặt mày nhờ nhạt và còn run rẩy hơn nàng, “Thật tình tôi
không thể nói gì cả” [2; tr.72] Bởi lẽ trong tình yêu thì lời nói không thể nào mô tả hết
được, chỉ cần hai người nhìn nhau cũng đủ cảm nhận tình cảm dành cho nhau. Không
thể nói gì vì quá nhiều điều muốn nói, tâm trạng rối bời, biết sẽ nói điều gì trước, nói
sao cho hết nên im lặng đã là cách bày tỏ, nàng Hêlen càng hiểu được tình cảm mà
Giuyn dành cho nàng. Rõ ràng là họ đang sống những giây phút vô cùng hạnh phúc, họ
nhìn nhau mà chẳng thốt ra nữa lời, bất động như một quần tượng bằng cẩm thạch có ý
nghĩa, thời gian không gian như ngừng lại, mọi thứ chuyển sang trạng thái tĩnh lặng,
mọi thứ như đang chìm đắm trong không gian ngập tràn hạnh phúc, tình yêu được hân
hoa hai người bên nhau có thể cảm nhận được nhịp tim đang rực cháy với tình yêu của
nhau. Trạng thái ngây ngất có lẽ đây cũng là trạng thái hạnh phúc mãnh liệt nhất mà
tình yêu tạo nên, cuối cùng chàng nói “Tôi đã nói với nàng về một điều mà tôi sẽ tự
thú, nhưng có lẽ tôi không nói ra thì hơn” [2; tr.72] Chỉ một câu nói ngắn cũng khiến
chàng bối rối, lúng túng, vì đứng trước mặt người yêu chàng không thể kiểm soát được
bản thân. Chàng thốt ra câu nói đầy mâu thuẩn và có phần lo sợ, mặt Giuyn bỗng nhiên
tái mét! chàng nói tiếp một cách khó nhọc như người hụt hơi: “Có lẽ cái tình cảm mà
tôi ao ước là lẻ sống của tôi sẽ biến mất. Nàng biết là tôi nghèo: không phải thể chỉ có
thế đâu! Tôi là một kẻ cướp” [2; tr.73] tình yêu chân thật cuối cùng chiến thắng sự lo
sợ, bởi lẽ chàng sợ nếu nói ra sự thật thì Hêlen sẽ nghĩ khác về chàng, có thể sẽ sợ hãi
và không còn yêu chàng nữa. Nhưng tình yêu chân thật thì không bao giờ che giấu bất
kì điều gì cho dù nó có tồi tệ đến thế nào! trong suốt buổi gặp và toàn câu chuyện
dường như chỉ có một mình Giuyn nói chuyện, còn Hêlen giữ vai trò luôn lắng nghe và
81
hiểu được nỗi lòng của Giuyn. Hêlen cảm nhận được tình yêu mà Giuyn dành cho nàng
và cũng như tầm quan trọng của nàng trong lòng Giuyn, Hêlen có những lo sợ đẳng
cấp mình, nàng thầm nghĩ: “Buồn thảm biết bao cho chàng Giuyn tội nghiệp! nàng
nghĩ thầm, chàng tưởng bị khinh rẻ mất” [2; tr.73] Hêlen cảm thông hiểu Giuyn và
càng yêu Giuyn nhiều hơn trước. Đoạn văn kết hợp hai bút phát vừa miêu tả vừa đối
thoại của Stendhal chứa đầy những kinh nghiệm nắm bắt tâm lý, đầy tâm trạng của hai
người yêu nhau say đắm khi kề cạnh bên nhau, khiến người đọc cũng bùi ngùi, nít thở
để trải nghiệm những giây phút khi tình yêu của hai người họ đang hân hoa. Đoạn đối
thoại êm dịu của hai người cho thấy tính cách dịu dàng, ngây dại của Giuyn và Hêlen,
bản chất của tình yêu là vậy, vô tư vô nghĩ, không tính toán nhiều, đến với nhau bằng
những rung động từ tận đáy con tim. Ở một khía cạnh khác Stendhal thể hiện biệt tài
nắm bắt tâm lí của đối phương một cách tài tình thông qua nhân vật Mina, cách xử lí sự
việc thông minh chứng tỏ bản thân là một người hiểu biết, nhân từ và để Mina lấy được
lòng tin, yêu thương trọn vẹn của ngài Alfred. Tất cả đã thể hiện kinh nghiệm sống,
hiểu rỏ tâm lí học Stendhal đã tận dụng hoàn toàn để sao cho nhân vật Mina thật hoàn
hảo không chỉ ngoại hình mà cả hiểu biết thông minh của nàng, sao bao cố gắng dùng
thủ đoạn để thảm hại bà Larcay thì trong đêm quyết định, nàng đã xuất hiện bên cạnh
Alfred. Đoạn đối thoại của Mina và Alfred giúp cho cốt truyện thêm phần sắc sảo, tình
tiết tăng sức hút đối với người đọc: “Tại sao ông ít nói hơn mọi khi. Đêm nay, chắn
ông lo sợ nhiều việc. Gặp ông, tôi vui, vậy mà ông cứ buồn chuyện riêng tư. Tuy nhiên,
để đền đáp sự cố gắng của ông đã tới đây tôi xin thề…” [2; tr.30] giọng văn có vẻ vừa
dịu dàng vừa trách móc thế nhưng nàng Mina lại lấy đó để làm lí do muốn theo chân
Alfred như một sự chia sẻ của hai người yêu nhau. Alfred không thể không nhận lời
nàng vì Mina đổi theo sát ông chứng tỏ nàng yêu ông tha thiết, ông sung sướng vô
cùng. Nàng chiếm vị trí quan trọng trong lòng Alfred, là điểm tựa tinh thần cho ông
trong lúc này ông Alfred đành thú nhận sự thật với nàng: “Đêm nay, tôi đóng vai người
chồng ngu đần, bị vợ nhà gạt gẵm. Người ta gửi cho tôi một lá thư nặc danh, không tin
thì không được. Muốn biết hư thực ra sao, tôi đến góc vườn nhà rình rập. Chẳng lẽ tôi
không làm gì hết khi bị hạ nhục” [5; tr.51] đối với người đàn ông chuyện trong gia
82
đình thường thì họ sẽ rất kín miệng tự giải quyết chứ không muốn ai biết đến, đặt biệt
là chuyện vợ chồng mà bà Larcay đang mang tiếng là ngoại tình thì chuyện đó thật
nhục nhã ê trề. Nhưng ông đã không ngần ngại mà nói ra sự thật với nàng cũng đủ thấy
vị trí của Mina trong lòng Alfred lớn như thế nào. Ông muốn có sự thấu hiểu cùng chia
sẻ với ông, nỗi buồn gia đình này. Thế nhưng hết sức bất ngờ trước thái độ trách mắng
của nàng thay vì khuyên nhủ, đồng cảm với ông: “Ông với bà chưa ly dị nhau. Ông
chạy theo mối tình riêng thì bà cũng rầu rĩ tìm cách tự an ủi chớ. Nếu đem luân lý ra
mà nói thì ông là người đầu tiên phái hại hạnh phúc gia đình. Đàn ông mà như vậy là
quá ác độc” [5; tr.51] Alfred đầy ngạc nhiên trước thái độ cùng những lời nói của
nàng. Alfred không ngờ đứa tớ gái lại có tâm hồn rộng rãi, vị tha đến thế. Trong khi bà
Larcay đã nói xấu về nàng mà nàng không lấy lòng thù hận đối xử với bà, ngược lại
nàng lại quá hiểu chuyện, lấy lòng khoan dung, độ lượng mà khuyên Alfred nên có
những hành động đúng đắn với bà Larcay. Alfred không hiểu ý của nàng nhưng ông
chỉ biết một điều là càng ngày ông càng yêu Mina nhiều hơn và cho đến giờ phút này
hai người yêu nhau đến tột độ, ông không thắc mắc hay hỏi thêm điều gì nữa chỉ cần có
nàng bên cạnh là được:“Ngày nào cô cho tôi sống bên cạnh thì lương tâm tôi không
thắc mắc gì hết” [5; tr.51] Trong một cuộc bắt ghen của ông Alfred nàng không ngừng
buông ra những lời nói hợp tình hợp lý để Alfred bị thuyết phục hoàn toàn trước cô gái
toàn mĩ như Mina. Xinh xắn, dịu dàng và giàu lòng vị tha nhân hậu, nên Alfred quyết
định sống bên nàng không một chút nghi ngờ mà hết mực yêu nàng và đắm chìm trong
hạnh phúc.
3.3 Xây dựng nhân vật trong mối quan hệ với tình huống truyện
3.3.1 Vai trò của tình huống truyện trong truyện ngắn
Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể
loại.Nghĩa là nó quyết định đến sự sống còn của một truyện ngắn, nó chính là cái
hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện
lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Tình
huống là một yếu tố hết sức quan trọng trong mọi tác phẩm tự sự, trong truyện ngắn,
83
tình huống là bối cảnh mà tác giả tạo ra để triển khai cốt truyện, để nhân vật suy nghĩ,
hành động và bộc lộ tính cách của mình. Tình huống truyện vì thế cũng là một trong
những phương diện thể hiện tài năng sáng tạo của tác giả, từ vai trò quan trọng đó mà
việc tìm hiểu các dạng thức tình huống truyện trong tác phẩm văn học trở nên cần thiết
trong quá trình tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một nhà văn. Nhà văn Stendhal cũng đã
vận dụng tình huống truyện một cách rất hiệu quả trong các tác phẩm truyện ngắn của
ông cho nên các tác phẩm đạt độ thành công hoàn hảo, dễ để lại ấn tượng cho người
đọc, khi đọc tác phẩm người ta có thể tưởng tượng được bóng dáng đâu đó của
Stendhal.
3.3.2 Nhân vật trong tình huống truyện
Trong truyện ngắn thành công nhất của Stendhal, ông đã dẫn nhập vào nội dung
tác phẩm bằng việc tạo tình huống bất ngờ ở đầu câu truyện. Vanina vanini trong buỗi
đại vũ hội nhân vật chính Vanina có ấn tượng đặc biệt với chàng trai cácbônari vừa
vượt ngục hơn là các chàng trai công tử, cũng thấy được nàng là cô gái đặc biệt khác
hẳn các cô giá khác mạnh mẽ, thích gì đó phi thường. Nhưng có ai ngờ được Stendhal
đã sắp đặt cho vương tước Đông Axđruyban cứu giúp chàng các bonari ấy dưới bộ
dạng của một thiếu nữ. Để rồi nàng Vanina và chàng Mitxirity ấy có cơ hội gặp nhau
tìm hiểu nhau. Họ chuyển từ tình yêu thương tri kỉ sang tình yêu trai gái trong tình
huống quá bất ngờ và ngạc nhiên đến nỗi nàng Vanina thật sự bị sốc nặng trước sự thật
về người bạn gái của mình. Stendhal đã xây dựng nên tình huống bất ngờ để hai nhân
vật chính trong truyện gặp và yêu nhau say đắm như một sự sắp đặt của ông tơ bà
nguyện, mà chính Stendhal đã là người tạo nên mối lương duyên này. Nhưng cũng
chính ông đã tạo nên sự ngang trái khi để nhân vật nam chính Mitxirity quá yêu đất
nước Ý, vì đất nước trong cơ nguy kịch chàng phải đành tâm rời xa người yêu để hoạt
động bí mật, chính tình huống ngang trái ấy lại càng làm cho hai người càng yêu nhau
hơn. Khi hai người yêu nhau mà phải xa nhau thì lúc đó họ mới thấy được tầm quan
trọng của đối phương trong lòng mình, những rung cảm nhớ nhung chờ đợi càng làm
cho họ quý trọng nhau hơn, yêu nhau nhiều hơn trước. Họ tìm đủ mọi cách để được
84
gần bên nhau và yêu nhau. Tình huống bi hài nổi bật trong truyện giúp Stendhal đạt
thành công tuyệt đối là khi Vanina có tư tưởng muốn chiếm đoạt Mitxirity, đánh bật
tình địch trong người Mitxirity nước Ý. Tình huống đặc biệt tạo nên nội dung nổi bật,
gây sức hút mạnh và ấn tượng sâu sắc đối với đọc giả. Stendhal đã làm tăng kịch tính
hơn khi dẫn Vanina đến tình huống éo le, bất ngờ bi hài. Khi Vanina nhận được bức
thư của Mitxirity gửi lại cho nàng. Đọc xong thư nàng rơi mình xuống ghế, gần như
ngất lịm, chìm trong nỗi bất hạnh tàn khốc vì nội dung thư của Giuyn, chàng đã tự đi
nộp mình cho viên khâm sai để cùng chia sẻ với các đồng chí của chàng, phần chàng
muốn chứng minh lòng chung thủy của mình. Đứng trước sự việc không thể ngờ trước
được Vanina đau đớn vô cùng, có hối hận như thế nào đi nữa thì cũng không thể quay
lại được, Mitxirity cũng đã bị bắt rồi, tình huống éo le đưa đẩy nàng vào bi kịch cuộc
đời nàng, do chính nàng gây ra. Từ tình huống này dẫn đến hình thành nên tình huống
ngang trái tiếp theo. Khi Vanina ân hận vô cùng chấp nhận chịu mọi lời quyền rủa chỉ
mong sao Mitxirity được an toàn, tự do trở về. Nàng ra sức làm đủ mọi cách để bảo
toàn tính mạng cho chàng Mitxirity không ngại nguy hiểm bản thân nàng chỉ muốn
nhanh chóng cứu chàng ra khỏi vòng nguy hiểm thôi, sau bao nhiêu khó khăn, hiểm trở
nàng đã vượt qua và gặp được chàng Mitxirity trong niềm nhớ thương khôn siết, nhưng
đau đớn thay khi gặp nàng chàng không tỏ chút lòng thương xót nàng mà chỉ nghĩ về tổ
quốc của chàng thôi. Nàng tức giận kể cho Mixiliti biết những điều mà nàng đã làm và
đã cam chịu từ khi chàng Mitxirity đi nộp mình cho viên khâm sai, trong cơn tức giận
nàng không kiềm chế được bản thân nàng nói: “Tất cả những điều ấy chưa thấm vào
đâu; em còn làm hơn thế nữa, vì yêu chàng” [2; tr.45] nàng kể cho chàng biết sự phản
bội của nàng, để rồi nàng trở thành “Đồ yêu quái!” trong mắt Mitxirity, chàng ghê tởm
nàng Vanina nhanh chóng lánh xa và không muốn chịu chút ơn nghĩa gì của nàng nữa.
Tình huống truyện mà Stendhal đặt ra luôn dồn nhân vật vào trong những tình thế khó
khăn, để từ đó nhân vật bọc lộ bản chất thật sự trong con người mà vốn vỉ bình thường
nó luôn tiềm ẩn, ông chọn cho nhân vật của mình cách bộc lộ rất tự nhiên, rất con
người đôi lúc người đọc lại nhìn thấy đâu đó hình ảnh của mình trong truyện, Stendhal
đã dựng ra các tình huống để thử thách nhân vật mình rất nhiều lần. Lần đầu tiên là với
85
Mitxirity nếu chàng yêu Vanina nhiều hơn yêu tổ quốc thì chắc hẳn giờ đây chàng
đang sống rất hạnh phúc với Vanina trong sự giàu có, đâu phải chịu cảnh tù tội và có
thể đứng trước cái chết bất cứ lúc nào, riêng đối với Vanina thì Stendhal đã thử thách
nàng hai lần. Lần đầu khi nàng nhận thấy Mitxirity yêu đất nước hơn, quyết tâm hơn
thì nàng lại sống cho chính bản thân nàng, nếu thật sự yêu chàng Mitxirity thì nàng đã
động viên chàng, làm chỗ dựa tinh thần cho chàng thêm động lực thêm mạnh mẽ để
tiếp tục lý tưởng đẹp của chàng, nhưng không nàng đã làm ngược lại, để nhận hậu quả
đau thương và chấp nhận bị trừng phạt vì lỗi lầm nàng đã gây ra. Nếu nàng giữ lời hứa
của nàng thì mọi chuyện sẽ không đến nổi tai hại như thế này, nàng chịu chấp nhận ôm
nỗi đau một mình để Mitxirity tiếp tục sống với lý tưởng cao đẹp thì dù sao đi nữa
Vanina vẫn để lại trong lòng chàng hình ảnh đẹp, có thể sau này đôi khi đơn bóng
chàng chợt nhớ đến nàng. Nhưng nàng vẫn tiếp tục yêu bản thân mình hơn tất cả mọi
thứ, nàng tức giận vì những gì nàng đã làm đã hy sinh không được một chút quan tâm
hay cảm khích trái lại còn bị hắt hủi, trong lúc tức giận nàng có cách xử sự không khéo
để rồi mãi mãi nàng mất Mitxirity, nàng còn bị người yêu sợ hãi, ghê tởm và căm thù.
Cũng như tác phẩm trên “Mối tình không tưởng” cũng được hình thành dựa trên
tình huống truyện độc đáo về tình yêu bị đổ vở cũng vì những thủ đoạn chiếm đoạt,
nhưng trong truyện có nhiều tình huống bi kịch hơn, đau thương hơn và cũng có nhiều
chi tiết khiến người đọc cũng không ít lần căm phẩn vì hành động của nhân vật. Nhân
vật chính Mina de Vanghal xinh đẹp hồn nhiên, sống hạnh phúc trong gia đình giàu có
bật nhất ở La Mã, thế nhưng hạnh phúc ấy bên cạnh nàng không bao lâu thì nhanh
chóng nàng rơi vào tình huống mồ côi, khi cha mẹ nàng lần lược qua đời lúc đó nàng
còn thơ dạy nhưng phải tự đối đầu với cuộc đời quyết định cho tương lai của chính bản
thân nàng. Được nhiều người mến mộ giúp đỡ nàng nhiều nhưng Stendhal lại xây dựng
nhân vật của mình quá yêu cuộc sống và không bằng lòng với tất cả mọi thứ nên mọi
sự giúp đỡ điều bị nàng khước từ, số phận đã đưa đẩy nàng gặp ông Alfred và đem
lòng yêu đơn phương ông, một người đã có gia thất. Nếu lúc ấy nàng biết nhận ra điều
đúng hay sai, nên làm hay không nên làm thì có lẽ số phân nàng không trở nên bi kịch
86
mà dẫn đến cái chết, nàng có thể tự cảm nhận trái tim mình đã lỗi nhịp sai lầm thì nàng
cố gắng tự làm chủ bản thân để đi đúng con đường hơn, thế nhưng tình huống mà
Stendhal đặt ra không như thế, nàng đã biết mình đang bắt đầu trên con đường sai trái
không cố quay đầu ngược lại nàng còn cố chấp hơn, quyết làm mọi cách để đạt mục
đích chiếm được Alfred. Mọi việc làm của nàng trong chiến lược chiếm đoạt dần dần
có những bước tiến triển thành công, từ Alfred dần dần có sự chú ý đến đứa tớ gái
trong nhà của mình. Alfred ung dung ngắm vóc dáng cô bé làm công khen thầm những
nét đẹp uyển chuyển của Mina hay Alfred cũng chú ý tới người tớ gái tuy vụng về
nhưng đôi khi tỏ ra thông minh. Nàng thấy vui sướng vì điều đó, rồi dần hai người họ
cũng không thể kiềm chế được tình cảm của chính bản thân mình nữa, hai người họ
quyết cùng nhau bày tỏ và đến với nhau. Mọi việc đang tiến chuyển rất tốt, Mina sống
giữa tình yêu thương của Alfred và bà Gammer tạo cho nàng cảm giác ấm áp của gia
đình không còn thấy cô đơn lạc lõng nữa, hạnh phúc ấy lại nhanh chóng ra đi khi nàng
bị bà Larcay vu khống nàng một tội danh thật khủng khiếp, để rồi hai người thân yêu
nhất của nàng cũng không còn tin tưởng ở nàng, muốn rời xa nàng. Nàng đau buồn thất
vọng muốn từ bỏ tất cả, thậm chí muốn dừng ngay cái cuộc sống kỳ quái mà nàng tự
dựng nên, nếu nàng quyết định dừng lại ngay lúc này có lẽ vẫn còn kịp, thế nhưng
Stendhal lại dựng nên tình huống bất ngờ để đẩy nàng vào tình thế phải chọn, khi nàng
bất ngờ gặp bá tước Rupper thì trong đầu nàng đã chọn sự trả thù. Nếu bá tước Rupper
không xuất hiện có lẽ nàng đã từ bỏ tất cả để có một cuộc sống mới hoàn toàn khác,
nàng lên kế hoạch báo thù bà Larcay mà bá tước Rupper sẽ đóng vai trò tình nhân của
bà Larcay. Nhờ tài diễn xuất quá tốt của bá tước mà Alfred quyết định rời bỏ bà Larcay
chỉ vì tội ngoại tình quá lớn của bà để chạy theo Mina người tình mà ông ngày đêm
mong muốn được bên cạnh. Nếu Stendhal yêu quý những đứa con tinh thần của mình
vô bờ bến thì có lẽ Mina đã có một cuộc sống mỹ mãn trong vòng tay của Alfred,
nhưng có lẽ ông không tán thành với cách thức Mina đã làm nên đã tạo nên tình huống
ngang trái, bi kịch cho cuộc đời của nàng. Mặc dù sống những giây phút ngọt ngào,
lãng mạn và hạnh phúc cùng Mina nhưng không hiểu sao trong lòng của Alfred vẫn
buồn buồn, cảm thấy có cái gì chưa ổn không hiểu vì lý do gì, Mina vui vẻ, hạnh phúc
87
say đắm trong cuộc sống mới đúng với những gì cô ước mơ, tin tưởng hoàn toàn vào
tình yêu của nàng và Alfred sẽ mãi mãi bền vững cho dù có chuyện gì xảy ra. Vậy nên
Mina đã nói rất thật một cách tự nhiên khi Alfred hỏi nàng về việc bà Larcay ngoại
tình, nàng thẳng thắng nói hoàn toàn sự thật cho ông Alfred biết tất cả điều do một tay
nàng làm ra vì “Em tin rằng anh là người của em, bởi vì em quyết yêu anh” [5; tr.62].
Hành động ấy của Mina không được Alfred tán thành và cho đó là bỉ ổi, ông quyết
định trở về với bà vợ tội nghiệp bị vu khống của ông và bỏ mặt Mina không một chút
tình nghĩa, tình huống truyện mà Alfred xây dựng nên đã đẩy nhân vật của mình vào
con đường sai trái hậu quả đau thương dẫn đến cái chết trong sự tức tưởi không bằng
lòng với hiện thực.
Khác hẳn với hai truyện trên, cũng nói về tình yêu nhưng ở đây Stendhal lại xây
dựng một nội dung khác hẳn và tình huống truyện đặc biệt cao trào hơn, ở tình huống
trong truyện “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” lại khiến cho cả hai nhân vật chủ đạo của
truyện ở thế bị động. Cũng có gia thế giàu có như hai nhân vật nữ ở hai tác phẩm trên,
cũng có một tình yêu nồng cháy nhưng với nhân vật Hêlen thì nàng lại có phần yếu
đuối, cũng nhiều lần nàng vượt qua mọi rào cản để được bên người yêu nhưng nàng
còn nhiều điều níu kéo khiến nàng không thành công. Tình huống truyện bắt đầu xuất
hiện khi Fabiô quyết tâm giết chết Giuyn, để tự chủ bản thân buộc lòng Giuyn phải giết
Fabiô, để rồi từ đó tình cảm của chàng Giuyn và nàng Hêlen bị ảnh hưởng rất nhiều.
Hai người vốn dĩ rất yêu nhau, có thể chết vì nhau bỗng dưng hôm nay lại trở nên hai
người xa lạ, điều đó khiến cho cả hai người điều đau khổ tột cùng đặc biệt là với
Giuyn, thậm chí chàng muốn chết đi cho khỏi phải chịu đau khổ về mặt tinh thần như
thế này. Với chàng cái chết còn nhẹ hơn là Hêlen xem chàng như người lạ, nhưng rồi
chàng bổng có ý định muốn bắt cóc nàng để tiến hành hôn lễ bí mật, như vậy Giuyn
mới an tâm hoàn toàn và trả nàng về đúng vị trí cũ. Nhưng trước khi đến ngày hai
người hẹn găp nhau để tiến hành kế hoạch thì tình huống bất ngờ xảy ra khi mẹ nàng
bà Căngpirêli đến thăm Hêlen và ở lại cùng nàng vài ngày trong tu viện. Sự xuất hiện
bất ngờ của bà đã ảnh hưởng rất lớn đối với kế hoạch của Giuyn và Hêlen, vì nàng
không thể bỏ mặt mẹ nàng mà bỏ theo Giuyn được. Chính lòng hiếu thảo và tin tưởng
88
tuyệt đối của nàng dành cho bà Căngpirêli đã vô tình đẩy Giuyn vào tình thế đứng
trước tử thần. Bởi vì lòng yêu thương của một người mẹ dành cho người con đã khuất
của mình là muốn lấy máu của kẻ thù để siêu độ vong hồn người con đáng thương của
họ, cho nên bổng nhiên Hêlen trở thành kẻ để bà lợi dụng moi lấy thông tin về Giuyn
và sắp đặt kế hoạch chu toàn để nhất định lấy mạng của Giuyn. Cũng may mắn cho
Giuyn nhờ có tài chiến đấu và chỉ huy giỏi nên chàng đã giữ được tính mạng của mình
cùng một số đồng đội như chàng bị thương khá nặng. Kể từ sau đêm định mệnh ấy
không ai còn nhắc đến cái tên Giuyn Băngxifoóc nữa, mọi người chuyền tai nhau
chàng đã chết ngay chính trong cái đêm kinh khủng ấy. Nàng Hêlen đau buồn trước sự
sơ xuất của mình mà nàng vĩnh viễn mất Giuyn, nhưng nàng có ngờ đâu Giuyn vẫn còn
sống ở một nơi đất khách với cái tên đại tướng Lizara, nàng sống cô lập và đau buồn
với những ký ức về chàng trong tu viện, nàng đã sống như vậy suốt mấy năm liền sau
khi nghe tin Giuyn chết. Vẫn ngỡ cuộc sống của nàng sẽ mãi mãi vô vị, tẻ nhạt và hơi
giá lạnh cho đến cuối đời nàng, có ai ngờ đâu tác giả Stendhal lại bày ra tình huống bi
hài, phải dở khóc dở cười, khi nàng trở thành trưởng tu viện, ở một cương vị cao,
quyền lực nhưng nàng lại nhanh chóng chán vị trí đó, nàng lại tìm cho mình thú vui
khác. Nàng thất thân và có con với giám mục Xitađini nhưng ông giám mục ấy lại
không đáng mặt nam nhi sợ hãi, lẫn trốn việc làm của mình mà còn nói những lời lẽ vô
trách nhiệm làm cho Hêlen rất đau lòng và thất vọng. Stendhal đã tạo nên tình huống
khó gỡ để rồi Hêlen rơi vào con đường sai không lối thoát mà muốn quay lại cũng
chẳng được. Trong lúc nàng chịu tù tội thì Stendhal lại cho Giuyn trở về quê hương,
ông đã tạo tình huống ngang trái cho Hêlen: “Chính vì chàng sống mà tôi không muốn
sống!” Vì trong hoàn cảnh này khi Giuyn về nàng là người tù tội vì cái tội kinh khủng
của nàng, làm trưởng tu viện mà lại có con hoang, điều này khiến nàng chỉ muốn chết
mà thôi vì nàng không đành nhìn thấy một tia trách móc ở đôi mắt của Giuyn. Nàng để
lại bức thư chứa đựng tình cảm còn sống mãi với thời gian, vẫn sâu đậm như ngày mới
ban đầu và nàng kết thúc cuộc đời ngang trái bản thân mình bằng mũi kiếm xuyên tim.
89
90
KẾT LUẬN
Văn học xã hội Pháp ở thế kỷ XIX phản ánh sự hỗn loạn trong xã hội cũ, đặc biệt
là nền chính trị không ổn định khiến người dân luôn sống trong hoàn cảnh khó khăn.
Những con người không bằng lòng với hiện tại và có những ước mơ, khát vọng vượt
qua khỏi cuộc sống bình thường, những nhân vật rất phi thường từ nhan sắc, ngoại hình
đến cách xử sự rất chủ quan, không theo cái riêng và không theo chuẩn mực vốn có
Song, nhìn chung, văn học lãng mạn cũng là một nền văn học chống phong kiến, tinh
thần vô ngã (không có chổ đứng cho con người cá nhân), chốn cái duy lý cứng nhất của
chủ nghĩa cổ điển (cả tư tưởng lẫn nghệ thuật) và đề cao tự do những vấn đề của con
người.
Qua phân tích các nhân vật trong ba truyện ngắn trên của Stendhal, với bút pháp
cường điệu phi thường trong khắc họa số phận, đặc biệt là tính cách của các nhân vật,
ta thấy được nghệ thuật độc đáo, sâu sắc và tinh tế làm cho các nhân vật có tính chung
và tính riêng nhất định.
Trước hết, ta thấy ở các nhân vật nữ chính sự kiên quyết, mãnh liệt và khát vọng
tự do hạnh phúc trong tình yêu, tất cả họ đều xuất thân trong gia đình quý tộc giàu có
nhất nhì ở địa phương, lại sở hữu vẽ đẹp sắc nước hương trời làm bao người mơ ước.
Thế nhưng họ lại có điểm chung là yêu đắm đuối những chàng trai xuất thân bình
thường nhưng có lý tưởng cao đẹp, hy sinh cho đất nước và sống vì nhân dân. Cũng
chính tình yêu ấy đã đưa đẩy họ đến với những tội lỗi nghiêm trọng không thể bỏ qua
trong tình yêu, để rồi kết thúc cho những số phận lầm đường lạc lối bằng cái chết đầy
bi kịch.
Nhưng bên cạnh đó, Stendhal cũng phát họa những nét riêng nổi bật ở mỗi nhân
vật, tạo nên tính sáng tạo mới mẽ hấp dẫn đọc giả nhiều. Hai nhân vật Vanina và Mina
họ yêu say mê đắm đuối hướng đến khát vọng hạnh phúc mãnh liệt, bằng những mưu
kế ích kỷ nhỏ nhoi chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả
đau thương hệ lụy của nó. Để rồi họ nhận lấy thái độ phản kháng mãnh liệt từ đối
phương, những người mà họ đã từng yêu thương nay lại trở mặt kinh tởm, lánh xa hai
nhân vật nữ đáng thương và tội nghiệp, còn riêng với Hêlen, cô gái đáng thương luôn
91
bị áp đặt điều khiển cả cuộc đời mình dưới tay của mẹ nàng, một người nghiện cai trị.
Đôi lần nàng cũng muốn vượt qua rào cản của định kiến để đến với tình yêu của mình
nhưng nàng không thể để tình yêu vược lên tình mẫu tử mà nàng đã lầm tin suốt mười
hai năm, để rồi nàng tìm đến cái chết để thoát khỏi số phận đầy bi kịch của bản thân,
cũng như tự mở cho mình một con đường mới mà nơi đó nàng được sống hết mình với
tình yêu.
Qua đó ta thấy rằng nhà văn Stendhal đã trãi nghiệm, đã có một vốn sống hết sức
phong phú mới có những trang viết đa dạng như vậy. Ngoài ra những tính cách của con
người mà ông miêu tả sinh động phong phú trong, cường điệu, phi thường cũng như lối
nói chuyện của nhân vật qua nghệ thuật đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm…
Những trang sách với ngôn ngữ cung cách của giới quí tộc nhưng cũng không kém
phần gần gũi đã tạo cảm giác cho người đọc nhiều phần thích thú và thêm phần kiến
thức về xã hội phương tây lúc bấy giờ.
Với ba truyện ngắn của Stendhal trong nghiên cứu của Stendhal ta thấy được sự
thành công trong kỹ xảo đó, bằng con mắt quan sát nhạy bén, tâm hồn nhạy cảm và bút
pháp kỳ diệu Stendhal đã viết tạo ra những tình huống truyện gắn liền với bối cảnh
thiên nhiên hình ảnh không gian sao cho thật hài hòa để bộc lộ tính cách nhân vật, đồng
thời đi vào chiều sâu tình cảm thầm kín nhất của con người để vẽ lên một bức họa, một
bức chân dung với cận cảnh rõ nét nhưng vẫn toát lên cả một tấm nền mênh mông,
thăm thẳm.
Tóm lại, Stendhal là một trong số những nhà văn nổi tiếng của Pháp ở thế kỷ XIX.
Trong nhiều năm hoạt động văn học Stendhal đã để lại cho đời nhiều tác phẩm với
nhiều thể loại khác như: tiểu thuyết, truyện ngắn …
Nếu trước kia Standhal chọn đề tài cho tiểu thuyết là những bối cảnh lịch sử rộng
lớn cả về không gian lẫn thời gian, thì sau này, ông đã chọn cho những truyện ngắn của
ông những sự kiện nhỏ, những con người bình thường với tính cách tình cảm và diễn
biến nội tâm, những bi kịch tinh thần, những vấn đề tưởng như nhỏ nhặt, vô nghĩa lấy
ngay trong cuộc sống thực tế, để thể hiện một cách cô đọng nhất, sâu sắc nhất. trong đó
92
“ Vanina Vanini”, “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” và “Mối tình không tưởng” là những
tác phẩm tiêu biểu của ông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân, (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Đặng Anh Đào, Đặng Thị Hạnh, Huỳnh Lý dịch, Lê Hồng Sâm, (1984), Tuyển
tập truyện ngắn Pháp thế kỉ XIX tập 1, NXB Đại học và THCN.
3. Phan Quang Định dịch, (1997), Lịch sử văn học Pháp, Nxb Văn hóa Thông tin.
4. Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, (1985), Văn học lãng mạn và Văn học hiện
thực phương Tây thế kỉ XIX, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
5. Sơn Nam, (1988), Mối tình không tưởng, Nhà xuất bản trẻ.
6. Hoàng Nhân, Trần Duy Châu, Nguyễn Minh Thông, Tuyển tập văn học thế giới
Văn học Pháp tâp I, (2000), NBX trẻ Hội nghiên cứu giảng dạy văn học TP
HCM.
7. Trần Đình Sử, (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo Dục.
8. Trần Đình Sử, (2012), Giáo trình lý luận văn học tập 2, NXB Đại học sư phạm.
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (1992), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Giáo dục.
10. Lê Ngọc Thúy, Trần Thị Nâu, (2014), Giáo trình văn học Châu Âu, NXB Đại
học Cần Thơ.
11. Lê Ngọc Thúy, (1998), Giáo trình lịch sử Văn học phương Tây II, Đại học
Cần thơ.
93
12. Hoàng Trinh, (1999), Phương tây_Văn học và con người, NXB hội nhà văn Hà
Nội.
13. Đoàn Phú Tứ dịch, (1998), Đỏ và Đen tập 1, NXB Văn học Hà Nội.
14. Phùng Văn Tửu, Lê Hồng Sâm, (2005), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVIII và
thế kỉ XIX tập II, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nhiều tác giả, (1997), Văn học phương tây, NXB Giáo dục.
94
MỤC LỤC
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT ....................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 3
1. lí do chọn đề tài ................................................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................................. 4
3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................... 6
4. Phạm vi nhiên cứu .............................................................................................................. 6
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
NỘI DUNG ................................................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM .................................................................... 8
1.1 Thời đại ............................................................................................................................. 8
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội pháp nữa đầu thế kỷ XIX .................................................. 8
1.1.2 Bối cảnh văn hóa tinh thần ...................................................................................... 10
1.2 Tác giả và sự nghiệp sáng tác ......................................................................................... 12
1.2.1 Cuộc đời ................................................................................................................... 12
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác ................................................................................................... 14
CHƯƠNG 2. SỰ ĐA DẠNG VỀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN STENDHAL ..... 16
2.1 Sự đa dạng về tầng lớp.................................................................................................... 16
2.1.1 Tầng lớp thượng lưu quý tộc.................................................................................... 16
2.1.2 Tầng lớp tư sản ........................................................................................................ 17
2.1.3 Tầng lớp bình dân .................................................................................................... 17
2.1.4 Tầng lớp tu sĩ ........................................................................................................... 18
2.2 Sự đa dạng về tính cách .................................................................................................. 18
2.2.1 Nhân vật phản diện .................................................................................................. 18
2.2.3 Nhân vật chính diện ................................................................................................. 25
2.2.2 Nhân vật trung gian ................................................................................................. 51
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
SENDHAL ................................................................................................................................ 58
3.1 Vài vấn đề đặc trưng của nhân vật lãng mạn .................................................................. 58
3.1.1 Hướng tới cái phi thường ........................................................................................ 59
3.1.2 Cô đơn và số phận bi kịch........................................................................................ 67
3.2.1 Xây dựng nhân vật thông qua biện pháp đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm 76
3.3 Xây dựng nhân vật trong mối quan hệ với tình huống truyện ........................................ 83
3.3.1 Vai trò của tình huống truyện trong truyện ngắn .................................................... 83
3.3.2 Nhân vật trong tình huống truyện ............................................................................ 84
KẾT LUẬN............................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 93
95
[...]... dựng nhân vật phản diện của Stendhal thông qua ngôn từ, hành động và suy nghĩ cũng như xây dựng tình huống độc đáo đưa nhân vật vào nhiều tình thế khác nhau để nhân vật tự bộc lộ tính cách nhân vật một cách rất tự nhiên và dễ dàng dẫn người đọc đi sâu vào nội dung tác phẩm và gây ấn tượng cho họ không chỉ nội dung mà còn về đặc điểm tính cách của từng nhân vật trong truyện 2.2.3 Nhân vật chính diện Nhân. .. án và phủ định Nhân vật phản diện là thành phần không thể thiếu trong truyện, họ tạo nên kịch tính của câu chuyện, làm cho truyện trở nên hay và dễ để lại ấn tượng cho người tiếp nhận, vì thế Stendhal cũng không quên xây dựng cho mình những nhân vật phản diện với nhiều tính cách khác nhau thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội Nói là nhân vật phản diện nhưng với Stendhal không phải là nhân vật độc ác, hay... và tinh tế các nhân vật trong tác phẩm cũng như sự tinh ý và sắc sảo khi nắm bắt tâm lý của đối phương rất tài tình Và đôi khi, ta bắt 18 gặpcả câu chuyện, cả cuộc đời của một người lại nằm trong sự sắp đặt, tính toán trước của nhân vật phản diện mà Stendhal đã tạo nên Từng bước đi sâu vào mỗi tác phẩm thì nhân vật phản diện ngày một rõ hơn trong tư tưởng người đọc, nhân vật Bà Larcay trong “Mối tình... trưởng tu viện Caxtrô” và một số truyện khác có tên chung “Biên niên nước Ý" Bên cạnh đó ông cũng viết những truyện vừa trong đó có tác phẩm đặc sắc “Vanina Vanini” (1829) kể về câu truyện tình yêu trái khoáy giữa một chiến sĩ kiên cường của phong trào cách mạng Cacbonari với một phụ nữ quý tộc kiêu hãnh và tự phụ 15 CHƯƠNG 2 SỰ ĐA DẠNG VỀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN STENDHAL 2.1 Sự đa dạng về tầng lớp... kết thúc một chuyện tình trong sự cay đắng và bàng hoàng, có lẽ cả đời nàng vẫn phải ngậm ngùi, không yên vì lỗi lầm quá lớn của nàng Stendhal đã xây dựng các nhân vật chính có nhiều điểm tương đồng nhau, cũng có điểm đặc trưng nổi bật riêng Tình yêu là đề tài muôn thuở trong lĩnh vực nghệ thuật đặc biệt là trong văn chương, nhưng mỗi người lại có cách thể hiện khác nhau, với Stendhal ông cũng nói về... thì Stendhal cũng không quên tạo ra nhân vật chính diện không chỉ đặc sắc về tính cách cũng như khắc hoạt ngoại hình sắc sảo mà còn đầy cá tính của người phương tây mà đặc biệt là với phụ nữ phương tây Ba truyện tình đẹp thơ mộng mà cũng không ít những thử thách ngang trái để rồi có những kết cuộc hết sức đau lòng mà tác giả Stendhal đã xây dựng trong ba truyện ngắn nổi bậc “Vanina vanini”, “Mối tình... Bécnac đã tận tâm giúp Hêlen trong lúc nàng hạ sinh con trai và giữ an toàn tính mạng cho đức bé Ba nữ giám mục xứng đáng cho chức trưởng tu viện đã là nguyên nhân khiến cho Hêlen thay đổi bắt ngờ hay những nữ tu gác ngục trong tu việc thật khó khăn nghiêm khắc với Hêlen vì chẳng ưa nàng tí nào 2.2 Sự đa dạng về tính cách 2.2.1 Nhân vật phản diện Nhân vật phản diện là nhân vật mang phẩm chất xấu xa,... diện Nhân vật chính diện là nhân vật mang lí tưởng quan điểm tư tưởng đạo đức tốt đẹp của tác giả và thời đại, đó là người mà tác phẩm khẳng định và đề cao những tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời, họ là những người dám đương đầu với cái chết để chiến đấu cho công bằng và lẽ phải Bên cạnh việc xây dựng nhiều nhân vật phản diện mang nhiều tính cách đặc trưng khác nhau thì Stendhal. .. đổi hoàn toàn Và một nhân vật khác cũng mang đậm tính chất của giới thượng lưu là phu nhân Larcay, một người chỉ thích và dành trọn thời gian cho những cuộc gặp gỡ, dạ hội đầy tốn kém ở những nơi sang trọng cùng những nhân vật sang trọng luôn xuất hiện trong các buổi tối vũ hội ở quán La Redoute mà vợ chồng bà Larcay thường tham dự Tương tự với tác phẩm trên “Vanina Vanini” cũng vậy Trong buổi đại vũ... hơn của Stendhal Về tiểu thuyết, tác phẩm đầu tiên của ông là “Acmăngxơ Romance” (1827) trong đó ông phân tích tâm lý của lớp thanh niên quý tộc thời Trùng-hưng, hai thiên tiểu thuyết kiện tác của Stendhal là “Đỏ và Đen” (1813) và “Tu viện thành Pacmơ” (1893) đã xếp Stendhal vào hàng những bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán Ngoài ra Stendhal còn viết một loạt những “Ký sự ở nước Ý”, cuốn truyện