Nhân vật trung gian

Một phần của tài liệu đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn stendhal (Trang 52)

5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

2.2.2Nhân vật trung gian

Trong tác phẩm văn học muốn thành công bên cạnh việc xây dựng nhân vật chính diện và nhân vật phản diện nổi bật với ngoại hình cùng tính cách đặc trưng thì tác giả cũng không thể quên đi việc khắc họa thêm các nhân vật trung gian để tạo nên mối liên kết cho các nhân vật với nhau cũng như tạo thêm vẽ mềm mại, uyển chuyển cho nội dung cốt truyện. Tuy là những nhân vật chỉ giữ vai trò trung gian, nhưng để một tác phẩm trở nên hoàn thiện dễ dàng đi vào lòng người thì tác giả cũng phải tạo nên nhân vật một ngoại hình cùng tính cách rất riêng, chỉ xuất hiện rất ít trong nội dung tác phẩm, mà các nhân vật trung gian vẫn để lại ấn tượng cho người đọc thì như vậy tác giả mới thật sự có tài, nhà văn Stendhal cũng không ngoại lệ, khi viết các tác phẩm dù là truyện ngắn hay tiểu thuyết thì ông cũng thành công trong việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nhân vật chính diện, phản diện và trung gian. Nhờ có sự xuất hiện của các nhân vật trung gian mà nội dung trở nên tự nhiên, bình dị dễ hiểu và dễ đi vào lòng người. Ba tác phẩm truyện ngắn “Vanina Vanini”, “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” và “Mối tình không tưởng” cũng là ba tác phẩm thành công của Stendhal cũng lần lượt xuất hiện các nhân vật trung gian với nhiều cá tính số phận khác nhau. Sự xuất hiện của vương tước Đông Liviô Xavenli trong đêm vũ hội của dòng tộc Vanini, thì nàng Vanina thích trêu cợt chàng vì chàng có vẽ si tình hết sức, đó là chàng trai nỗi nhất thành La Mã là cháu trai của đức ông Xavenli Catăngđara, việc xuất hiện của chàng cũng tạo thêm phần nội dung hấp dẫn cho truyện, khi chàng giúp cho Vanina trong việc đột nhập vào phòng của ông chủ, nhờ có sự giúp đở đó của vương tước Liviô mà nàng Vanina dễ dàng lên kế hoạch gặp Mitxirity. Trong mắt của nàng Vanina thì vương tước chỉ là người không tài cán, vô dụng, dễ dụ, được như ngày hôm nay chỉ là dựa hơi dòng họ. Nhưng dù sao chàng cũng thật thà và si mê nàng. Nên cuối cùng chàng cũng cưới được Vanina. Có lẽ nàng vẫn còn yêu Mitxirity rất nhiều. Tình yêu của hai người

họ trải qua bao nồng say, hạnh phúc lẫn trái ngang, để có tình yêu và hạnh phúc ấy họ phải nhờ có nhiều người dẫn dắt, giúp đỡ mới có cơ hội gặp và quen biết nhau. Trước hết phải gởi lời cảm ơn đến bà bá tước phu nhân Vitêletsi cho Mitxirity lên xe của người ra khỏi nhà trong lúc binh lính vào nhà của bà để bắt Mitxirity thì có lẽ chàng không có dịp được vương tước Đông Axtruyban cho lưu lại nhà và chính tay chăm sóc cho Mitxirity, đó là cha của nàng Vanina, để từ đó hai người đã có dịp gặp nhau, yêu nhau, tìm hiểu và đến với nhau. Nhưng thật không may vết thương quá nặng của chàng sẽ lấy đi tính mạng của Mitxirity, buộc lòng Vanina đành mạo hiểm nhờ viên thầy thuốc đáng tin cậy, tuy chỉ đơn thuần là một nhân vật rất bình thường nhưng lại mang trong mình một phẩm chất cao thượng. Với tay nghề giỏi của ông đã cứu lấy sinh mạng của chàng Mitxirity từ tay của tử thần. Và ông cũng có thể lấy đi mạng ấy một cách dễ chỉ cần ông tiết lộ nhỏ thôi thì Mitxirity sẽ bị bắt giữ, chính nhờ vậy mà ông mới trở thành người đáng tin cậy của gia đình Vanina, Stendhal đã xây dựng nên ba nhân vật giàu lòng nhân đạo như tạo một phép màu biến họ trở thành những ông bụt bà tiên cứu giúp chàng Mitxirity tốt bụng. Thông qua ba nhân vật trên cho ta thấy chính Stendhal cũng giàu lòng nhân đạo muốn tạo ra điều kiện thuận lợi để cứu giúp những đứa con tinh thần do chính ông sinh ra.

Stendhal cũng là một người cha nghiêm khắc khó tính với những đứa con của ông, nếu chỉ thương xót giúp đỡ thì tác phẩm sẽ trở nên nhàm chán không điểm nhấn. Việc tạo ra những tình huống cam ro khó khăn đẩy nhân vật vào tình thế ép buộc họ bộc lộ bản chất nhân vật, viên khâm sai đóng vai trò người có quyền bắt Mitxirity và dẹp hội kính cuối cùng của người Cacbônari, nhưng hắn lại nhút nhát, sợ hãi xử sự không ra dáng một bậc đạ thần. Ông ta cho người đàn bà dân giả xin yết kiến được cho mặt vào gặp, nhưng với điều kiện chị ta phải cho trói tay lại, chị lái buôn được dẫn ra mắt với nhân vật tôn quý với bộ dạng như vậy, chị thấy ngài núp sau một chiếc bàn cực rộng phủ thảm xanh. Viên khâm sai đọc trang sách trong cuốn kinh Nhật tụng mà ông ta cầm rời xa mình, sợ có thuốc độc tinh vi, phía sau việc tả lại viên khâm sai là một nụ cười nhẹ của Stendhal. Qua hình ảnh viêm khâm sai có nét gì đó tạo tính hài nhẹ cho người đọc đồng thời chế nhiễu ông, cùng với hình ảnh của viên khâm sai là một người

quyền cao chức trọng nhưng lại có tính mê gái và dễ lừa gạt, đức ông Cactăngrađa là chú chồng của Vanina mất bình tĩnh khi gặp Vanina đột nhập vào phòng của ông dưới dáng của một nam nhi nhưng ông nhanh chống thay đổi nhờ những lời lẽ thân thiện của Vanina kèm nhan sắc của nàng ông đã tin lời nàng và giảm tội cho Mitxirity. Đôi khi việc xây dựng nhân vật trung gian lại là cả một ngụ ý lớn của tác giả, việc xuất hiện của một bà lão tặng cho Mitxirity đóa hoa là cả một niềm tin, niềm hy vọng lớn, tuy bà lão chỉ là một nhân vật không tên, lướt qua chỉ trông một hai câu văn của Stendhal nhưng đã tạo động lực lớn cho Mitxirity giúp anh có thêm sức mạnh để bước tiếp trên con đường phục vụ đất nước. Mitxirity chiếm được lòng nhiều người yêu mến, họ không chỉ quí Mitxirity mà hết lòng giúp đỡ, linh mục Cari, linh mục tại ngục lầu Xanh Ănggiơ gia sĩ rất tốt bụng, thân thiết với Vanina. Mitxirity đã nhận được từ tay linh mục Cari mấy bánh khô, kèm theo lời dặn đừng đụng đến thức ăn của nhà nước cung cấp nhằm mục đích để bảo toàn tính mạng và sức khỏe cho Mitxirity, ông còn tạo cơ hội cho hai người họ gặp nhau. Nếu không có linh mục giúp tay cho hai người họ thì không biết Mitxirity sẽ ra sao khi những người cầm quyền luôn muốn lấy mạng của chàng bằng mọi cách. Nhờ có những nhân vật phụ mà đã giúp nhân vật xử lí trong nhiều tình huống, tạo nên những thuận lợi và khó khăn thêm tình huống truyện.

Cũng giống với Mitxirity và Vanina, con người hiền lành tốt bụng, sống nhiệt tình hết mình vì mọi người thì lẽ đương nhiên sẽ có nhiều bạn bè và những người thân bên cạnh giúp đỡ. Giuyn và Hêlen cuộc tình chông gai đầy ngang trái. Ai trong đời cũng có ít nhất một người bạn để tâm sự chia sẻ và xin lời khuyên cho mình, để mình cũng cố được tinh thần, Giuyn cũng vậy! Trong lúc Giuyn cực kì đau khổ vì những lời cay độc của cha con ngài Căngpirêli xĩ vả không chút tiết thương, chàng đã khóc suốt mấy đêm trường; cuối cùng chàng quyết định hỏi Ranuyxơ, người bạn duy nhất trên đời của Giuyn. Sau những đầu lĩnh Ranuynơ nghe hết lời Giuyn kể về ngài Căngpirêli, ông nói:

“Cháu hãy miêu tả cho ta một cách chính xác hình dáng lãnh chúa Căngpirêli ấy để

cho thái độ khinh suất của lão đừng làm cho một dân lành ở Anbanô chết oan. Một khi công việc của chúng mình kết thúc thành công hoặc bằng thất bại xong rồi, thì cháu sẽ đi La Mã; Ở đây cháu sẽ xuất hiện ở các khách sạn và những nơi công cộng khác suốt

ngày; không nên để cho người ta nghi ngờ cháu vì mối tình của cháu và con gái lão.”[2; tr.67] Một câu nói nhẹ nhàng thôi như chứa nhiều sức mạnh, quyền uy của một người thủ lĩnh, ở cương vị là một người bạn tri kỉ ông sẽ ra tay thay cho Giuyn, yêu cầu Giuyn hãy miêu tả ngài Căngpirêli đáng chết kia thật kĩ để không ông giết nhằm người oan ức, qua đó cũng cho thấy rằng ông là người sống đạo đức, xem trọng tính mạng người dân và ông cũng dành tình thương cho Giuyn như một người thân trong gia đình, biết lo tính xa cho Giuyn. Giuyn phải mất nhiều công sức để xoa diệu cơn giận dữ của ông, ông xem danh dự của Giuyn như chính danh dự của mình, điều này cho thấy ông hết lòng thương Giuyn, quan tâm Giuyn như chính bản thân mình. Do lời xỉ vả Giuyn nghèo mạt nên Ranuynơ buộc Giuyn phải cho ông xem chiếc hòm cất giữ những dây chuyền vàng và các đồ nữ trang khác mà trước kia ông và cha Giuyn đã có mà Giuyn vẫn giữ còn nguyên vẹn. Ranuyxơ cưỡng bức đặt năm mươi đồng vàng Tây-ban-nha vào hòm sắt và nói với Giuyn: “Chú bảo đảm với cháu rằng nếu trong vòng một tháng mà lão Căngpirêli không được chôn cắt với tang lễ tương xứng với cương vị quý tộc và sự giàu có của lão, thì viên cai của chú có mặt ởđây sẽđến với ba mươi tên lính san bằng căn nhà nhỏ và thiêu hủy những bàn ghế thảm hại của cháu. Con của một thủ lĩnh Brăngxifoóc không thể là một người nhân danh tình yêu mà mang một cái mặt mo trên thế giới này.” [2; tr.68] thái độ của ông ngày càng nghiêm trọng hơn, ông muốn Giuyn phải giải quyết sự việc này cho xứng đáng không thì ông sẽ có cách trừng phạt Giuyn, Ranuyxơ thậm chí còn muốn giết cha con của ngài Căngpirêli, không thì ít ra cũng bắt cóc Fabiô khi hắn dại dột băng qua vườn để ra ngoài, chàng phải ra sức thuyết phục lắm thì ông Ranuyxơ mới chịu từ bỏ. Nhưng rồi Ranuyxơ cũng hy sinh trong một trận không căn bằng sức lực, quân lính của ông chưa bằng một nửa của đối phương nhưng ông vẫn dành thắng lợi và hy sinh trong sự vẻ vang vì bị thương quá nặng. Để xứng đáng với công trạng vẻ vang của ông, mọi người đã tổ chức cho ông một tang lễ thật long trọng để xứng đáng với những công lao của ông đã cống hiến, cái chết của Ranuyxơ cứ đeo đuổi Giuyn trong niềm đau thương, nuối tiếc làm cho chàng hầu như loạn óc. Còn riêng đối với Hêlen nàng cũng may mắn khi được quen biết cô giá trẻ xinh xắn Maietta. Nếu không có Maietta hiền lành, tốt bụng thì chắc lẽ

Giuyn đã bỏ xác vô nghĩa trong đêm báo thù của mẹ nàng phu nhân Căngpirêli, trong lúc chàng bị thương nặng sắp mất mạng thì đã vô tình gặp Maietta, chàng nhờ nàng trao lại Hêlen dùm chàng đóa hoa đẫm máu và nàng Maietta đã tôn trọng tình cảm thiêng liêng của hai người họ, quý một người nam trọng tình trọng nghĩa thủy chung nên nàng đã trao cho chàng những chìa khóa của các cây đòn chắn cửa chính. Nhờ sự giúp đỡ lớn lao ấy mà Giuyn cùng đồng đội thoát khỏi tu viện và được an toàn. Nếu Maietta không giúp đỡ Giuyn thì có lẽ sáng hôm sau không phải là ba xác chết mà là mười hai cái xác trong đó có cả Giuyn, cho nên mỗi nhân vật điều có vai trò quan trọng của mình sao cho câu chuyện diễn ra thật tự nhiên, thiết thực và dễ lấy được lòng người đọc. Vài hôm sau đêm chiến ấy diễn ra, Hêlên đã lợi dụng cảnh lộn xộn khi có một số đông thợ nề vào tu viện để xây cất thêm, tình thế thuận lợi nàng Hêlen đã cùng cô bé Maietta cãi trang làm thợ để chốn ra ngoài đi tìm Giuyn. Nàng Maietta cũng sống rất nhiệt tình hết mình với Hêlen, không sợ bị luyên lỵ bản thân nàng sẵn lòng giúp đỡ Hêlen và Giuyn, nàng cũng mạnh dạng, gan dạ không sợ khi cùng Hêlen vào rừng sâu, vào địa phận hoạt động của quân đội Côlonna, có lẽ với nàng tình bạn là trên hết, là cao thượng không gì so bì được. Cho nên khi nàng Hêlen bị tội trọng đại phải ở trong tù của tu viện dưới sự giám sát nghiêm khắc của những kẻ chẳng ưa gì nàng, thì Maietta đã đến thăm Hêlen và xác nhận tin hết sức quan trọng là Giuyn vẫn còn sống và đang trở về quê hương bằng cách hy sinh tất cả đồ trang sức bằng vàng của nàng. Maietta là một con gái tốt bụng hết lòng giúp đỡ bạn bè không một chút tính toán, việc mà Hêlen và Giuyn được quen biết nàng là một diễm phúc của họ, vai nhân vật Maietta xuất hiện tuy không nổi trội trong cốt truyện như nàng vẫn để lại trong lòng đọc giả những hình ảnh đẹp, những phẩm chất cao thượng trong nàng mà nhiều người phải học hỏi và tu bổ thêm. Maietta là đại diện cho nghệ thuật thẩm mỹ ở nhân cách con người. Trong tu viện ngoài Maietta ra thì Hêlen cũng thân thiết và có tình cảm lâu dài với hai nữ tu là bà Vichtoa và bà Becna, hai người này có lẽ đã quen thân với Hêlen ngay những ngày nàng còn là thiếu nữ trẻ mới bước vào tu viện cho đến khi nàng trở thành trưởng tu viện. Khi nàng Hêlen có thai và chuẩn bị chuyển dạ cần có người giúp đỡ với điều kiện phải giữ bí mật thì nàng đã tìm đến hai người bạn thân này. Nhưng trước khi

nói ra sự thật khinh hoàng ấy để cầu mong sự giúp đỡ chân thành từ hai người bạn nàng buộc họ phải thề trước thiên chúa là không được nói với bất kì ai ngay cả với cha xưng tội rồi nàng Hêlen mới nói: “Tôi vi phạm mọi bổn phận của tôi, tôi có mang” [2;

tr.126]. Nghe xong bà Vichtoa, tổng quản lý xúc động sâu sắc và bối rối lo âu vì tình bạn lâu năm gắn bó bà với Hêlen – chứ không phải vì tọc mạch bão bà to mắt và giàn giụa lệ: “Vậy chứ tay nào liều lĩnh đã phạm tội ác đó” [2; tr.126] bà Vichtoa tỏa ra lo lắng nhiều cho nàng Hêlen hơn là sợ tai hại khủng khiếp đó sẽ là ảnh hưởng đến bà, niềm lo lắng ấy xuất phát từ tình cảm gắn bó bao lâu nay giữ hai người. Liền ngay sau đó, hai bà xơ bắt tay với nhau về những biện pháp cần sử dụng để giấu điều bí mật tai hại ấy. Với sự giúp đỡ của hai vị xơ đậm tình nghĩa Hêlen đã hạ sinh cậu bé trai kháu khỉnh và đưa bé ra ngoài âm thầm, an toàn. Khi sự việc bị bậy lộ, toàn bộ người trong tu viện điều bị tra khảo thậm chí bị tra tấn cực hình, lúc đầu hai người vẫn giữ lời hứa cho trọn tình nghĩa với nàng Hêlen đáng thương, nhưng chính mắt họ đã trông thấy Xêda đen Bênê bị cực hình nặng nề nên cuối cùng họ cũng khai việc đã giúp nàng làm. Bên cạnh đó cũng có một số nhân vật trung gian khác xuất hiện ít trong tác phẩm nhưng cũng có những đức tính quý báu chung thành xả thân vì chủ nhân của bác Uygôn hay nhân vật hoàng thân Côlonna có tài tán chiến, có khả năng nhìn thấy và tận dụng người tài,... Nếu không có những người tình nghĩa sâu nặng tình có lẽ chuyện tình của Hêlen và Giuyn sẽ trở nên nhạt nhẽo, không gì hấp dẫn và tạo ấn tượng được với người đọc.

Riêng đối với tác phẩm “Mối tình không tưởng” thì nhà văn Stendhal chủ yếu tập trung xây dựng và khai thác nhân vật chính Mina nên việc xuất hiện của các nhân vật trung gian rất ít và không có dấu ấn đậm nét, như bà bá tước D đã giúp nàng có được giấy phép thông hành để được đi qua nước Pháp. Ở đây thì phu nhân Cély được nói rõ hơn qua lời nhận định của Mina: “phu nhân này quá tầm thường và lối nói chuyện ranh mãnh. Bà ta ưa soi mói bới lông tìm vết, ai ăn nói quá thành thật thì bà ta cho là thô kệch” [5; tr.17] Nhưng bà Cély rất có thiện cảm với nàng Mina, bà ấy khen nàng hết lời: “Mina: đây là cô gái độc đáo, không giống ai nhưng không lập dị. Cô đi

Một phần của tài liệu đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn stendhal (Trang 52)