Xác định được nguồn nhân lực là một trong các nguồn lực cơ bản, có ýnghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị và các tổchức, trong 70 năm qua, Bộ Tài Chính nói chu
Trang 1PHAN HỮU THẮNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGHỆ AN - 2015
Trang 2PHAN HỮU THẮNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
GS TS MAI NGỌC CƯỜNG
NGHỆ AN - 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả
Phan Hữu Thắng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Những đóng góp mới của luận văn 5
7 Kết cấu luận văn 5
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CẤP SỞ 6
1.1 Cán bộ quản lý tài chính cấp sở: khái niệm, đặc điểm và vai trò 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cán bộ quản lý tài chính cấp sở
1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ quản lý tài chính cấp sở trong hệ thống công vụ nước ta
1.2 Tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở 13
1.2.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ quản lý tài chính cấp sở
1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ quản lý tài chính cấp sở
1.2.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở trong điều kiện hiện nay
1.3 Thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở ở một số địa phương trong nước và kinh nghiệm rút ra cho Sở Tài chính tỉnh Nghệ An 27
Trang 51.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ một số địa phương về nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở cho Sở Tài chính
tỉnh Nghệ An
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH NGHỆ AN 31
2.1 Khái quát về Sở Tài chính tỉnh Nghệ An 31
2.1.1 Bộ máy tổ chức quản lý của Sở Tài chính tỉnh Nghệ An
2.1.2 Tình hình đội ngũ cán bộ tại Sở Tài chính Nghệ An
2.2 Chất lượng cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An trong những năm qua 36
2.2.1 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An
2.2.2 Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An hiện nay
2.3 Nguyên nhân hạn chế về chất lượng cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An 58
2.3.1 Nguyên nhân liên quan đến các quy định về cán bộ quản lý nói chung, cán bộ quản lý tài chính nói riêng
2.3.2 Nguyên nhân liên quan đến công tác tổ chức quản lý cán bộ của sở như công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ tại Sở Tài chính
2.3.3 Nguyên nhân liên quan đến ý thức tự phấn đấu rèn luyện của bản thân cán bộ
CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH NGHỆ AN 65
3.1 Quan điểm và phương hướng nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An 65
Trang 63.1.2 Phương hướng nâng cao chất lượng nhân lực tại Sở Tài chính tỉnh
Nghệ An
3.2 Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An 71
3.2.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An
3.2.2 Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức
3.2.3 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực quản lý tài chính
3.2.4 Cụ thể hóa cơ chế, chính sách theo quy định của ngành đối với cán bộ quản lý tài chính; làm tốt công tác đánh giá cán bộ; chăm lo đời sống cán bộ; khen thưởng, đãi ngộ cán bộ tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An
3.2.5 Tăng cường công tác giáo dục nâng cao ý thức tự giác bồi dưỡng phẩm chất người cán bộ quản lý tài chính
3.2.6 Chú trọng các biện pháp chăm lo sức khỏe cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính Nghệ An
3.3 Một số khuyến nghị về điều kiện thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An 85
3.3.1 Khuyến nghị với nhà nước
3.3.2 Khuyến nghị với Bộ Tài chính và các bộ có liên quan
3.3.3 Khuyến nghị với UBND tỉnh Nghệ An
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 96
Trang 7Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy Sở Tài chính tỉnh Nghệ An 35 Bảng 2.1 Trình độ công chức lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Nghệ An thời điểm 31 tháng 11 năm 2014 38 Bảng 2.2 Trình độ tin học, ngoại ngữ nhân lực quản lý tài chính Sở Tài chính tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015 43 Bảng 2.3 Thực trạng trình độ lý luận chính trị của đội ngũ quản lý tài chính Sở Tài chính tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 -2015 45 Bảng 2.4 Mức độ quan trọng và thực tế đạt được về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính Nghệ An hiện nay 47 Bảng 2.5 Mức độ quan trọng và mức độ đạt được thực tế về kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính Nghệ An hiện nay 47 Bảng 2.6 Mức độ quan trọng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe của cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính Nghệ An hiện nay 51 Bảng 2.7 Mức độ quan trọng và thực tế đạt được của các yếu tố sau tác động đến chất lượng cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính Nghệ An hiện nay 58 Bảng 2.8 Thu nhập bình quân đội ngũ cán bộ quản lý tài chính Sở Tài chính tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015 62 Bảng 3.1 Thứ tư ưu tiên cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính Nghệ An 66
Trang 8Bảng 3.3 Thứ tự ưu tiên việc hoàn thiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính Nghệ
An những năm tới 72
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Trải qua hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành, Sở Tài chính tỉnh Nghệ
An đã có các bước phát triển toàn diện và bền vững, khẳng định vai trò khôngthể thay thế trong bộ máy hành chính công quyền của tỉnh, thực hiện tốt côngtác tham mưu cho tỉnh thực hiện việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực tài chính, theo hướng giảm dần sự bao cấp từ ngân sách nhà nước,đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên; tăng dần tỷ lệ chi cho đầu tư pháttriển, chú trọng sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trường;đảm bảo an sinh xã hội và từng bước nâng cao đời sống nhân dân Chủ động,tích cực trong việc tạo các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội,đảm bảo hoạt động chất lượng, hiệu quả đúng pháp luật, thực sự trở thànhcông cụ quan trọng để điều hành kinh tế, xã hội của địa phương Có đượcthành tựu như trên, một trong các yếu tố quan trọng nhất là sự phấn đấukhông mệt mỏi của các toàn thể các thế hệ cán bộ, công chức trong toàn SởTài chính tỉnh Nghệ An
Xác định được nguồn nhân lực là một trong các nguồn lực cơ bản, có ýnghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị và các tổchức, trong 70 năm qua, Bộ Tài Chính nói chung và Sở Tài chính tỉnh Nghệ
An nói riêng đã không ngừng đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm xâydựng đội ngũ cán bộ đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có đủ nănglực, trình độ cũng như phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ côngviệc và công nghệ quản lý
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; để thực hiện mục tiêu cải cách tàichính công, Sở Tài chính tỉnh Nghệ An cần liên tục phải đổi mới và hoàn
Trang 11thiện hơn nữa Nhằm từng bước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của SởTài chính tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND ngày 25tháng 04 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Sở Tài chính tỉnhđứng trước yêu cầu hoàn thiện, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, trình
độ nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức, chính trị đối với từng cán bộ, côngchức trong đơn vị Việc phát triển đội ngũ nhân lực đặc biệt là nâng cao trình
độ đội ngũ cán bộ quản lý tài chính hết sức cần thiết và có ý nghĩa
Vì vậy, vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính
tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận
văn thạc sĩ với mong muốn đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện vànâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnhNghệ An
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quantrọng trong việc phát triển của cơ quan, đơn vị cũng như việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của tổ chức đó Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứuliên quan đến nguồn nhân lực, như:
- "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xãhội" của GS.TS Nguyễn Mạnh Đường làm chủ nhiệm;
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước năm 2000: "Chiến lược phát triểnnguồn nhân lực của Việt Nam" của TS Nguyễn Tuyết Mai, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Giải pháp tài chính nâng cao chất lượngnguồn nhân lực ở Việt Nam” của GS.TS Ngô Thế Chi, 2008
- Luận văn thạc sĩ kinh tế "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồnnhân lực Ngân hàng Nhà nước" của tác giả Nguyễn Chí Thành;
Trong thời gian qua đã có nhiều tài liệu, đề tài nghiên cứu và cuốn sách
Trang 12trong nước viết về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
và cũng chi tiết tại các đơn vị, tổ chức cụ thể, tuy nhiên, chưa thấy bài viết, tàiliệu nào viết cụ thể về nhân lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An hoặc về đề tài
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lýtài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An giai đoạn từ năm 2010đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng,trong đó vận dụng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét,đánh giá từng vấn đề cụ thể Đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối củaĐảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về những vấn đề liên quan
Ngoài ra, luận văn còn dùng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống
kê so sánh sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp như: số liệu thống kê của tỉnhNghệ An, Sở Tài chính tỉnh Nghệ An, thông tin thu được từ các website,sách, báo để kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn Từ đó có
Trang 13cái nhìn cụ thể hơn về đội ngũ cán bộ quản lý tài chính trong Sở Tài chínhtỉnh Nghệ An.
Phương pháp thu thập số liệu
5.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Do nguồn dữ liệu thứ cấp về đề tài chất lượng cán bộ quản lý tài chínhtại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An không phong phú và đầy đủ nên chưa đáp ứngđược nhu cầu nghiên cứu của luận văn, tác giả đã thu thập dữ liệu phù hợp vớivấn đề nghiên cứu đặt ra, bằng các phương pháp như mẫu hỏi, phiếu điều tra,phỏng vấn Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp này được thực hiện trongphạm vi đội ngũ cán bộ Sở Tài chính Nghệ An Tác giả cũng kế thừa các kếtquả nghiên cứu đã bổ sung các số liệu mới theo thực tiễn nghiên cứu của đềtài, nhằm làm luận văn rõ ràng, có tính khoa học và logic hơn
5.3 Thiết kế mẫu phiếu thu thập số liệu
Tác giả sử dụng mẫu phiếu thu thập số liệu điều tra tại Sở Tài chínhtỉnh Nghệ An như Phụ lục I:
- Số phiếu điều tra: 85 phiếu
- Số phiếu thu về: 85 phiếu
5.4 Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thu thập thông tin từ phiếu điều tra ở hai dạng: Thông tin định
Trang 14tính và Thông tin định lượng Đối với thông tin định tính áp dụng phươngpháp xử lý logic và xử lý toán học đối với các thông tin định lượng.
6 Những đóng góp mới của luận văn
6.1 Về mặt lý luận
Khái quát hóa một số lý luận chung về nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý tài chính của Sở Tài chính tỉnh Nghệ An
6.2 Về thực tiễn
- Phân tích, đánh giá khách quan và khoa học thực trạng, chất lượng độingũ cán bộ quản lý tài chính Sở Tài chính tỉnh Nghệ An; rút ra các kết quả đạtđược, các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong việc nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An
- Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu thamkhảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ quản lý tài chính
tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Nghệ An những năm tới
Trang 15CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CẤP SỞ
1.1 Cán bộ quản lý tài chính cấp sở: khái niệm, đặc điểm và vai trò
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cán bộ quản lý tài chính cấp sở
Khái niệm cán bộ quản lý tài chính cấp sở
Hiện nay, đã hình thành nên nhiều khái niệm nguồn nhân lực với cáccách hiểu và quan điểm khác nhau từ các trường phái kinh tế, các nhà khoahọc, nhà quản lý và các tổ chức kinh tế quốc tế
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, nguồn nhân lực là toàn bộ vốn conngười, bao gồm thể lực, trí lực và kỹ năng con người… ở trong từng cá nhân.Đầu tư cho con người là sự đầu tư quan trọng nhất trong các loại đầu tư vàđược coi là cơ sở chắc chắn cho sự phát triển bền vững Tổ chức Liên hợpquốc (UN) cũng cho rằng nguồn nhân lực là tất cả các kiến thức, kỹ năng,năng lực của con người có quan hệ tới sự phát triển của đất nước Quan niệmnày xem xét nguồn nhân lực chủ yếu ở phương diện chất lượng con người vàvai trò, sức mạnh của nó đối với sự phát triển KTXH của một quốc gia
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lànhnghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực
tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng
Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong côngtác kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận dân số, bao gồmnhững người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của
Bộ luật lao động Việt Nam
Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhânlực hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự
Trang 16trữ Trong đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làmviệc và người trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc nhưng không cóviệc làm (người thất nghiệp) Lao động dự trữ bao gồm học sinh, sinh viêntrong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không có nhucầu lao động.
Trong nhiều năm trước đây, khái niệm “lực lượng lao động” được sửdụng rất phổ biến và có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam chúng ta có một lựclượng lao động dồi dào (do tính theo khái niệm người trong độ tuổi lao động).Khái niệm nhân lực theo định nghĩa mới có tính đến những yếu tố nội tại bêntrong của lực lượng lao động và chính vì vậy, khi đặt trong bối cảnh cạnhtranh chung của các nước trong khu vực, nhân lực nước ta đã và đang bộc lộnhiều hạn chế Hàng năm, nước ta có hàng triệu sinh viên tốt nghiệp ratrường, trong khi đó nhiều doanh nghiệp không tìm được người đáp ứng đủyêu cầu để tuyển dụng Vì vậy, với cơ cấu chất lượng của lực lượng lao độnghiện nay, chúng ta cần phải xác định nhân lực của chúng ta như thế nào vàxây dựng kế hoạch phân bổ một cách hợp lý nguồn nhân lực đó
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặcbiệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế Bởi vậy việc phát triển conngười, phát triển nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệthống phát triển các nguồn lực Chăm lo đầy đủ đến yếu tố con người là yếu
tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia.Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhấtcho sự phát triển bền vững
Theo phạm vi hẹp, nhân lực trong một tổ chức được hiểu là: Nhân lực
bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, có trình độ, năng lực, phẩm chất, sức khỏe khác nhau, họ có tiềm năng và khả năng lao động để tham gia vào quá trình hoạt động và phát triển của tổ chức đó.
Trang 17Nhân lực trong ngành tài chính được hiểu là đội ngũ cán bộ làm côngtác tài chính, quản lý tài chính trên các lĩnh vực khác nhau, điều hành quản lýngân sách Nhà nước, tài chính kế toán, tổ chức hành chính.
Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lýtài chính, bao gồm tất cả các mảng: Quản lý tài chính ngân sách; Quản lý Tàichính Doanh nghiệp; Quản lý Giá; Quản lý Tài chính trong Đầu tư xây dựng
cơ bản; Thanh tra Tài chính và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và Tin học
và Thống kê tài chính (nếu có) Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở làmviệc trong các đơn vị Sở Tài chính các tỉnh, là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷban nhân dân tỉnh đó, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính
Đặc điểm cán bộ quản lý tài chính cấp sở
Cán bộ quản lý tài chính cấp sở cũng mang đầy đủ các yếu tố nhưnguồn nhân lực nói chung, nhưng do đặc điểm ngành nên cán bộ quản lý tàichính cấp sở cũng bị chi phối bởi đặc điểm riêng có của ngành tài chính
Trong ngành tài chính, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của cáchoạt động tài chính trong điều kiện về những chuyển biến mới của nền tàichính công, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán… đang ngày càng
nở rộ và phát triển ở những nước đang phát triển như Việt Nam, đòi hỏinguồn nhân lực cho ngành cũng phải được đầu tư phát triển mạnh mẽ đểtheo kịp với tốc độ phát triển của các hoạt động tài chính nói chung và thịtrường tài chính và chứng khoán Những yêu cầu của việc hội nhập kinh tếquốc tế và xu hướng tự do hóa tài chính đã diễn ra mạnh mẽ thì cán bộ quản
lý tài chính cấp sở cần phải được đầu tư phát triển hơn nữa Vì thực tế nguồnnhân lực của ngành tài chính nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý tài chínhcấp sở nói riêng ở nước ta hiện còn chưa thực sự đủ mạnh về số lượng lẫn vềchất lượng Những chuyên gia tài chính cao cấp hay các chuyên gia tư vấn
Trang 18tài chính phần lớn phải thuê từ nước ngoài Nên trong tương lai, nhu cầu đàotạo nguồn nhân lực này để nâng cao cả về chất lượng và số lượng là rất cầnthiết đối với Việt Nam
Cán bộ quản lý tài chính cấp sở là bộ phận của nguồn nhân lực đấtnước làm việc trong trong lĩnh vực tài chính, quản lý tài chính Nguồn nhânlực cán bộ quản lý tài chính cấp sở là tổng thể những tiềm năng của đội ngũcán bộ quản lý tài chính cấp sở (tiềm năng cơ bản nhất là lao động) trong mộtthời kỳ nhất định Tiềm năng này bao gồm tổng hòa các yếu tố về thể lực, trílực, nhân cách của con người đáp ứng theo cơ cấu do nền kinh tế - xã hội đòihỏi (số lượng, chất lượng, cơ cấu độ tuổi, ngành nghề được đào tạo) Toàn bộtiềm năng đó hình thành năng lực xã hội của con người (năng lực xã hộinguồn nhân lực), năng lực này có được thông qua giáo dục đào tạo, chăm sócsức khỏe và không ngừng được tăng cường, nâng cao trong quá trình sống vàlàm việc của con người Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở thể hiện ởquy mô lao động cơ cấu nhân lực: cơ cấu theo giới tính, theo dân tộc, tuổi tác,trình độ đào tạo, chuyên môn… Chất lượng nguồn lao động được đánh giáthông qua sự đóng góp vào GDP cũng như khả năng đáp ứng được nhu cầucủa xã hội
Có thể khẳng định rằng, những thành tựu to lớn ngành tài chính ViệtNam đạt được trong giai đoạn vừa qua có sự đóng góp tích cực và mang tínhquyết định của lực lượng cán bộ công chức của ngành, trong đó có đội ngũcán bộ quản lý tài chính cấp sở Từ đó cho thấy được ý chí, khả năng và nghịlực sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính là rất đáng tự hào Tronggiai đoạn 2011-2020, ngành Tài chính phải tiếp tục phục vụ cho chiến lượccông nghiệp hoá và hiện đại hoá, mà trong đó tập trung vào ưu tiên cho pháttriển nhân lực, chăm lo bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài Khoa học vàcông nghệ trong thế kỷ XXI sẽ có những đột biến, nhảy vọt và toàn cầu hoá
Trang 19Nhân lực, nhân tài của một quốc gia sẽ là lực lượng tiếp cận, lĩnh hội và vậtdẫn của trí tuệ, trí thức khoa học, kỹ thuật cho công nghiệp hoá và hiện đạihoá đất nước.
1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ quản lý tài chính cấp sở trong hệ thống công vụ nước ta
Vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ quản lý tài chính cấp sởtrong hệ thống công vụ nước ta hiện nay được quy định như sau:
Về quản lý tài sản nhà nước tại địa phương
a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh các văn bản hướng dẫn vềquản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về tài sảnnhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước;
đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quảtài sản nhà nước theo thẩm quyền tại địa phương;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình bày Ủy ban nhân dân tỉnhquyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển,thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nước, giao tài sản nhà nước cho đơn vị sựnghiệp công lập tự chủ tài chính và sử dụng tài sản nhà nước của đơn vị sựnghiệp công lập tự chủ tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ,cho thuê, liên doanh, liên kết;
d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài sản nhà nướctrong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;
e) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra các
cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương trong việc thực hiện chính sách bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
f) Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử
lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu;
Trang 20tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản tịch thu sung quỹ nhànước; tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm vốn ODA) khi dự
án kết thúc và các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
g) Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa giao cho tổ chức,
cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quátrình quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước;
h) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến với các Bộ, ngành và
Bộ Tài chính về việc sắp xếp nhà, đất của các cơ quan Trung ương quản lýtrên địa bàn;
i) Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địaphương; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sửdụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương
Về quản lý các quỹ tài chính nhà nước (quỹ đầu tư phát triển; quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ; quỹ phát triển nhà ở và các loại hình quỹ tài chính nhà nước khác được thành lập theo quy định của pháp luật):
a) Chủ trì xây dựng Đề án, thẩm định các văn bản về thành lập và hoạtđộng của các quỹ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cácvấn đề về đối tượng tư cho vay; lãi suất; cấp vốn điều lệ cho các quỹ theo quyđịnh của pháp luật;
b) Theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ; kiểm tra, giámsát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính và thực hiện các nhiệm vụ kháctheo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Kiểm tra, giám sát các việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địaphương ủy thác cho các tổ chức nhận ủy thác (các quỹ đầu tư phát triển, các
tổ chức tài chính nhà nước,…) để thực hiện giải ngân, cho vay, hỗ trợ lãi suấttheo các mục tiêu đã được Ủy ban nhân dân cấp xác định
Trang 21Về quản lý tài chính doanh nghiệp:
a) Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanhnghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; chính sách tài chính phục vụchuyển đổi sở hữu sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệpcông lập, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán của các loạihình doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý phần vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanhnghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể do địa phương thành lập theoquy định của pháp luật; thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phầnvốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thunhập, trích lập và sử dụng quỹ của công ty nhà nước; kiểm tra, giám sát, đánhgiá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
e) Tổng hợp tình hình chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhànước; phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên địa bản, tìnhhình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp do địaphương thành lập hoặc góp vốn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng
Bộ Tài chính;
f) Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính phục vụ chínhsách phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật
Về quản lý giá và thẩm định giá:
a) Chủ trì xây dựng phương án giá hàng hóa, dịch vụ và kiểm soát cácyếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền;
b) Thẩm định phương án giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ công ích nhànước đặt hàng giao kế hoạch, sản phẩm còn vị thế độc quyền do các sở, đơn
vị, hoặc doanh nghiệp xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
Trang 22c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểmsoát giá độc quyền, chống bán phá giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết;
d) Thẩm định dự thảo quyết định ban hành bảng giá các loại đất vàphương án giá đất hàng năm tại địa phương để Sở Tài nguyên và Môi trườngtrình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; chủ trì xác định giá đất cụ thể của từngthửa đất theo quy định;
e) Công bố danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, đăng kýgiá, kê khai giá và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá tại địa phươngtheo quy định của pháp luật;
f) Tổng hợp, phân tích và dự báo sự biến động giá trên địa bàn; báo cáotình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo quyđịnh của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thựchiện phấp luật về giá và thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân hoạt động trênđịa bàn
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo:
Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý cáchành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nướccủa Sở; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phítrong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật
1.2 Tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở
1.2.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ quản lý tài chính cấp sở
Chất lượng nhân lực có vai trò quyết định sức mạnh của nguồn lực conngười, bao hàm các yếu tố: sức khoẻ, mức sống, trình độ giáo dục và đào tạo
về văn hoá và chuyên môn nghề nghiệp, trình độ học vấn, năng lực sáng tạo,khả năng thích ứng, kỹ năng lao động, văn hoá lao động, đạo đức, tư tưởng,
Trang 23tâm lý, lối sống… Tuy nhiên, ta có thể khái quát thành bốn tiêu chí chính nhưsau: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (Năng lực trí tuệ); Kỹ năng làm việc;Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; sức khỏe (năng lực thể chất).
1.2.1.1 Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: về trình độ văn hóa; trình
độ chính trị; về tố chất, phong cách quản lý; về tư duy chiến lược; về trình độ quản lý
Chất lượng của đội ngũ cán bộ nói chung và chất lượng cán bộ quản lýtài chính cấp sở nói riêng được phản ánh chủ yếu qua yếu tố trí tuệ Sức mạnhtrí tuệ là yếu tố quan trọng nhất để quyết định chất lượng nhân lực, đặc biệttrong điều kiện trí tuệ hoá lao động của nền kinh tế tri thức hiện nay khi mà cótrên 70% lực lượng lao động trí thức Trình độ trí tuệ được biểu hiện ở năng lựcsáng tạo và khả năng thích ứng, kỹ năng lao động nghề nghiệp của lực lượnglao động thông qua một loạt các chỉ số như: trình độ văn hoá, trình độ dân trí,học vấn trung bình của người lao động, trình độ và chất lượng đào tạo, mức độlành nghề (kỹ năng, kỹ xảo…); trình độ tổ chức quản lý, sản xuất, kinh doanhcủa người lao động; năng suất, chất lượng và hiệu quả của lao động…
Sức sáng tạo là linh hồn của nền kinh tế tri thức vì thế đòi hỏi người laođộng phải có năng lực sáng tạo, có khả năng vận dụng các thành quả của khoahọc để sáng tạo ra các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phải có năng lực thu thập
và xử lý thông tin trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, có sự nhạybén, thích nghi nhanh chóng và thực sự làm chủ được khoa học kỹ thuật, côngnghệ hiện đại Đồng thời, cán bộ quản lý tài chính cấp sở cũng phải có khảnăng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp tức là kỹ năng laođộng thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo của chuyên môn nghềnghiệp Ngoài ra, người lao động phải có năng lực hoạt động thực tiễn tốt, khảnăng xử lý các tình huống thực tế, năng lực hoạch định chính sách và tổ chứcthực hiện, biết và chấp nhận cạnh tranh, dám thử thách mạo hiểm…
Trang 24Trình độ học vấn thể hiện ở sự hiểu biết của người cán bộ về các kiếnthức tự nhiên, xã hội phổ thông và được cung cấp thông qua hệ thống giáodục đào tạo hệ đại học, cao đẳng, trung cấp chính quy hoặc không chính quy
và quá trình tự học hỏi suốt cuộc đời của mỗi người Thông thường, chỉ tiêutrình độ học vấn được thể hiện qua các chỉ số: Số người có trình độ đại học,trên đại học, cao đẳng, trung cấp; Tỷ lệ % số lượng người có trình độ sau đạihọc, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, Tỷ lệ các ngành trườngtốt nghiệp… Trình độ học vấn cao sẽ tạo ra các điều kiện giúp khả năng tiếpthu và vận dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công việc một cáchnhanh chóng và sáng tạo ra các sản phẩm mới, góp phần thúc đẩy sự pháttriển của tổ chức và kinh tế - xã hội
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ là kiến thức, sự hiểu biết, khảnăng thực hành về một hoặc một số chuyên môn nhất định và nhờ được đàotạo tại các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp Trình độchuyên môn của lực lượng lao động thường được thể hiện định lượng thôngqua các con số cụ thể: tỷ lệ cán bộ qua đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học vàsau đại học các trường đào tạo đúng chuyên môn phù hợp trong tổng số lựclượng lao động
Hiện nay, trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, sự tiến bộ mạnh
mẽ của khoa học kỹ thuật, sự hội nhập ngày càng sâu rộng cảu Việt nam vào
hệ thống kinh tế quốc tế, cán bộ quản lý tài chính cấp sở còn phải có trình độ
lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học một mức độ nhất định đểthực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao
1.2.1.2 Về kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở
Cán bộ quản lý tài chính cấp sở là phải có khả năng thực hiện các côngviệc thông qua những kỹ năng cụ thể như kỹ năng về kế hoạch, kỹ năng tham
Trang 25mưu; kỹ năng phối hợp giải quyết công việc; kỹ năng điều hành công sở và tổchức; kỹ năng phân tích xử lý thông tin; kỹ năng kiểm tra đánh giá hiệu quảhoạt động tài chính
Kỹ năng kế hoạch được thể hiện qua các công tác dự thảo quyết định,chỉ thị và các văn bản; dự thảo chương trình, kế hoạch dài hạn về lĩnh vực tàichính, phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi; Dự toán điều chỉnhngân sách địa phương… Kỹ năng lập kế hoạch đòi hỏi cán bộ quản lý tàichính cấp sở phải có một tư duy có hệ thống, biết phối hợp mọi nguồn lực củamột cách hữu hiệu, tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tỉnh, UBNNcũng như Sở Tài chính, linh hoạt trong giải pháp để đáp ứng hiệu quả côngtác Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong việcđiều tiết, quản lý của Nhà nước, chính vì thế, kỹ năng lập kế hoạch là mộttrong những kỹ năng quan trọng nhất đối với đội ngũ cán bộ quản lý tài chínhcấp sở, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo, quản lý
Cũng như kỹ năng kế hoạch, kỹ năng tham mưu đóng vai trò chủ đạo,được thể hiện thông qua các công tác tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế,phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước… và cáchoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật Ngoài
ra, các kỹ năng không thể thiếu trong công tác của cán bộ quản lý tài chínhcấp sở gồm phối hợp giải quyết công việc; kỹ năng điều hành công sở và tổchức; kỹ năng phân tích xử lý thông tin; kỹ năng kiểm tra đánh giá hiệu quảhoạt động tài chính
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế, đòi hỏi các cán
bộ, công chức quản lý tài chính cấp sở còn phải có các kỹ năng cần thiết khácnhư kỹ năng phối hợp giải quyết công việc; kỹ năng điều hành công sở và tổchức; kỹ năng phân tích xử lý thông tin; kỹ năng kiểm tra đánh giá hiệu quảhoạt động tài chính để làm việc đạt hiệu quả
Trang 261.2.1.3 Về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ
Xem xét chất lượng nhân lực không thể không nói đến các yếu tố vănhoá, đạo đức, tư tưởng, tính cách, tâm lý… của người lao động Đây là cácphẩm chất đạo đức, tinh thần với vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đếnchất lượng của nhân lực, nó thúc đẩy tích cực và làm gia tăng hiệu quả hoạtđộng của con người hoặc ngược lại Các phẩm chất đạo đức, tinh thần khôngchỉ do chi phối của sự tồn tại xã hội đương thời mà còn chịu ảnh hưởng của
xã hội trước đây, đặt biệt là khi đã trở thành truyền thống, văn hóa Con người
là sản phẩm của lịch sử, nên dù có ý thức hay không có ý thức thì đều mangtrong mình một di sản truyền thống nhất định Di sản truyền thống đó baogồm cả các yếu tố tích cực và truyền thống nhất định cũng như có cả các yếu
tố tiêu cực, không tốt Vì vậy, trong văn hoá tư tưởng, đạo đức, tính cách, tâm
lý của con người Việt Nam hôm nay, bên cạnh các giá trị truyền thống vănhóa tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy, có cả các di sản truyền thống khôngphù hợp mà phải khắc phục trong quá trình phát triển
Trong điều kiện nền kinh tế mới, cạnh tranh gay gắt, cũng đòi hỏingười lao động phải thực sự yêu công việc của mình, không ngừng tìm tòisáng tạo để hoàn thành công việc tốt hơn, đơn giản và hiệu quả hơn Nhất làtrong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra rất sôi động,kho tàng tri thức không ngừng đổi mới và nâng cao đòi hỏi người lao độngbiết hợp tác, chia sẻ thông tin với tinh thần làm việc tập thể phải được coitrọng Mặt khác, người cán bộ phải rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp,tuân thủ nghiêm ngặt đúng các quy định, giờ giấc làm việc, đồng thời phảiyêu công việc và phải biết say mê đối với chính công việc đó Chính vì thế,việc nâng cao chất lượng nhân lực không chỉ tập trung việc cung cấp kiếnthức, kỹ năng chuyên môn mà cần kết hợp rèn luyện tác phong làm việcchuyên nghiệp theo pháp luật, tinh thần hợp tác chia sẻ công việc, làm việc
Trang 27nhóm cùng lối sống lành mạnh, tiết kiệm, trung thực Đặc biệt, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực không chỉ chú trọng trong giai đoạn đào tạo chính quy
mà phải dành sự quan tâm thích đáng cho các phương thức đào tạo khôngchính quy, học tập tại trong quá trình làm việc trong tổ chức; tập trung để thayđổi các mối quan hệ hiện hữu và tăng khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năngvào hoàn cảnh cụ thể
Tóm lại, người cán bộ trong hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài chínhnói riêng với tư cách là một công dân, phải sống và làm việc theo tiêu chuẩnđạo đức một công dân, lấy việc gương mẫu sống và làm việc theo pháp luật làtiêu chuẩn đạo đức cơ bản Yêu cầu đặc thù của công tác tài chính là phảihoàn thành tốt công việc được giao, phải luôn có ý thức tự học hỏi, tự rènluyện để nâng cao trình độ chuyên môn, phải có lập trường chính trị vữngvàng, luôn trung thực, khách quan
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đòi hỏi mỗi cán bộ phảiliêm khiết, khiêm tốn, trung thực, thẳng thắn, không vụ lợi, thực hiện bìnhđẳng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và trách nhiệm như Bác Hồ
đã dạy “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏiđến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
1.2.1.4 Về sức khỏe đội ngũ cán bộ quản lý
Trong nền kinh tế tri thức, với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt,cường độ làm việc không ngừng tăng lên đòi hỏi người lao động phải có thểchất khoẻ mạnh Một sức khoẻ tốt là điều kiện tối quan trọng, không thể thiếu
ở trong bất kỳ hình thái kinh tế nào, đặc biệt càng quan trọng hơn trong nềnkinh tế hiện nay Chỉ có một cơ thể cường tráng, khoẻ mạnh mới là điều kiện
để con người tạo ra và phát huy các phẩm chất trí tuệ của bản thân một cáchtốt nhất Bởi lẽ, sức khoẻ thể chất là điều kiện tiên quyết nhằm duy trì và pháttriển sức mạnh của trí tuệ, là phương tiện thiết yếu để chuyển tải tri thức đưa
Trang 28vào hoạt động thực tiễn, biến sức mạnh tri thức thành vật chất Đồng thờingười lao động cũng phải có sức khoẻ tinh thần, đó là sự thoải mái và dẻo daicủa hoạt động thần kinh, là sự sáng tạo và khả năng vận động của trí thức.
1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ quản lý tài chính cấp sở
1.2.2.1 Các văn bản pháp quy về cán bộ quản lý nói chung, cán bộ quản lý tài chính nói riêng
Các quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về việc phát triểnnguồn nhân lực trong các cơ quan, đơn vị hành chính nói chung là nhân tốquan trọng tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại SởTài chính Là cơ quan có nhiệm vụ quan trọng quản lý nhà nước về tài chính,ngân sách nhà nước, các chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển
Sở Tài chính luôn được quan tâm và tăng cường
Nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức hiện nay, Thủ tướng Chính phủ raQuyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 về "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ và công chức nhà nước hiện nay" Mục tiêu và đối tượng của việc đào tạo,bồi dưỡng công chức hiện nay là:
Thứ nhất, trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức Nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành với chế độ
xã hội chủ nghĩa, tận tuỵ với công vụ, có trình độ, quản lý tốt, đáp ứng yêucầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước;thực hiện chương trình cải cách nền hành chính nhà nước
Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước theo tiêu chuẩn
của từng ngạch công chức và chức danh cán bộ quản lý đã được Nhà nướcban hành nhằm khắc phục về cơ bản những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện nay
Trang 29để thực thi công vụ, bảo đảm yêu cầu công việc và tạo nguồn nhân lực thườngxuyên cho cơ quan nhà nước, bao gồm thi tuyển công chức, đào tạo tiền công
vụ, đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, thi nâng ngạch, bậc công chức
Trong đào tạo và xây dựng đội ngũ những người làm công tác Quản lýtài chính, cần quán triệt quan điểm chung về phát triển nhân lực của đất nước
mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân
tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của
sự phát triển” Đồng thời lựa chọn phát triển nhanh nhân lực làm công tácQuản lý tài chính chất lượng cao
Theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/04/2012 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2020; Quyết định số224/QĐ-BTC ngày 30/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệtChương trình hành động của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lượctài chính đến năm 2020 với phương châm gắn việc cải cách tiền lương với sắpxếp, kiện toàn bộ máy quản lý tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức, khuyến khích làm việc có hiệu lực, hiệu quả, chuyênnghiệp gắn với trách nhiệm công vụ
1.2.2.2 Công tác tổ chức quản lý cán bộ của sở (quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ của sở)
Quản lý tài chính chỉ thành công khi chúng ta biết khai thác hợp lý và
sử dụng hiệu quả được tất cả các nguồn lực Song, yếu tố giữ vai trò quyếtđịnh nhất, đảm bảo cho sự thắng lợi của quá trình đó chính là nguồn lực conngười, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao do đặc thù của lao độngtrí thức Các nguồn lực khác trong lĩnh vực tài chính, xét về mặt số lượng cóthể là dồi dào, nhưng nếu khai thác và sử dụng không hợp lý thì đến một lúcnào đó sẽ trở nên cạn kiệt Trái lại, nguồn lực con người làm công tác quản
lý tài chính với tiềm năng trí tuệ, chất xám thì luôn phát triển không ngừng,
Trang 30đó là yếu tố cơ bản để hoạt động quản lý tài chính phát triển một cách bềnvững Đây là một ưu điểm nổi trội của nguồn nhân lực so với các nguồn lựckhác trong hệ thống nguồn lực phục vụ cho công tác Quản lý tài chính nóiriêng và phát triển kinh tế tri thức nói chung Ngày nay, trở ngại chủ yếunhất được xác định chính là sự hạn chế về trí tuệ và năng lực sáng tạo củacon người khi thực hiện một công việc rất khó khăn và phức tạp như côngtác quản lý tài chính.
Một trong những hoạt động quan trọng nhất của công tác tổ chức vàquản lý cán bộ của sở là việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ sở Xác địnhđược tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ công chức, đối với đội ngũ cán bộlàm công tác Quản lý tài chính, cũng như các mảng công việc khác, việc đàotạo, bồi dưỡng có vai trò quan trọng đặc biệt, bởi vì:
- Trong hoàn cảnh nền kinh tế quốc dân phát triển cả về số lượng vàchất lượng, khoa học - công nghệ ngày càng phát triển cao, hoạt động quản lýtài chính đã, đang và sẽ phát triển một cách đa dạng và phức tạp, nhiệm vụcủa đội ngũ cán bộ làm công tác Quản lý tài chính ngày càng nặng nề
- Việc thực hiện theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, đòi hỏi những người làm công tác Quản lý tài chính phải thay đổi tưduy về sự thụ động, ỷ lại, bao cấp trước; thay vào đó là sự năng động, nhạybén nắm bắt nhu cầu thị trường, tính quyết đoán có tầm nhìn dài hạn, dự báotốt để đầu tư những dự án đạt hiệu quả cao Để thực hiện được điều này,người làm công tác Quản lý tài chính cần phải được thường xuyên đào tạo,bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phải được trang bị các kiến thức mới, được họctập kinh nghiệm của các nước tiên tiến
- Để đảm bảo nâng cao hiệu quả của công tác Quản lý tài chính, độingũ cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng, dịch vụ phải ngày càng được nâng caotrình độ cả về chuyên môn, cả về năng lực tổ chức thực thi chính sách và năng
Trang 31lực vận động quần chúng Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tài chínhphải được nâng cao trình độ về mọi mặt, phải đảm bảo các kiến thức cơ bảnnhư: Nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước; Tinh thông nghiệp vụ quản lý tài chính; Biết sử dụng máytính và công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn; Biết nhiều ngoại ngữ
để nâng cao hiểu biết và phục vụ công tác chuyên môn
Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong công tác tổ chức quản lýcán bộ là rất quan trọng trong chiến lược phát triển nhân lực, ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính
Bên cạnh đó, trong bất kỳ một tổ chức nào, các công tác tổ chức quản
lý cán bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Điều này có liên quan đến tất cả cáckhâu từ tuyển dụng, đến sử dụng, đánh giá, sắp xếp, đề bạt khen thưởng và kỷluật đối với cán bộ trong cơ quan Khi tổ chức quản lý cần quan tâm đếnnhững vấn đề cụ thể sau, sẽ ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồi nhânlực của đội ngũ cán bộ trong tổ chức:
- Tuyển dụng và sắp xếp cán bộ thực hiện những nghiệp vụ phù hợpvới trình độ, năng lực, đảm bảo cho cán bộ, viên chức phát huy hết khả năng
và sở trường, hăng say công tác
- Xây dựng được hệ thống dữ liệu để thực hiện nhiệm vụ quản lý cán
bộ, gắn quyền hạn với trách nhiệm hành chính và vật chất của cán bộ trêntừng vị trí công tác…
- Xây dựng được quy định, quy chế, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp,các quy định về đánh giá chất lượng hoạt động của nhân lực để nhận xét đánhgiá cán bộ, viên chức tạo tiền đề và là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng cán bộ,viên chức một cách phù hợp
- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng và đạo đức nghềnghiệp của nhân lực, có các hình thức khen thưởng và kỷ luật cán bộ nhằmđiều chỉnh hoạt động của cán bộ trong tổ chức
Trang 32Việc quản lý cán bộ theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độquản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ Sở Tài chính tỉnh trong đó có cán bộ quản
lý tài chính cấp sở, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tài chính;Đồng thời, sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ, chứcnăng, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của Sở Tài chính tỉnh; Thựchiện việc quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao
và quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất củacán bộ theo vị trí công tác; Đổi mới nội dung, chương trình và phương phápbồi dưỡng, đào tạo chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tácnghiệp cho cán bộ công chức Sở Tài chính theo nhiệm vụ và chức trách là cácyếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở
1.2.2.3 Ý thức tự phấn đấu rèn luyện của bản thân cán bộ
Hoạt động quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường đặt ra nhữngyêu cầu mới đối với cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài chính kháchẳn so với trước đây Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trungương khoá VIII đã đề ra những yêu cầu chung cho đội ngũ cán bộ ở nước tatrong thời kỳ mới là:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên địnhmục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quảđường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Không tham nhũng Có ý thức
tổ chức kỷ luật không cơ hội được nhân dân tín nhiệm
- Có trình độ hiểu biết lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủnăng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđược giao”
Thêm nữa, yếu tố về độ tuổi và thâm niên công tác cũng có ảnh hưởngtới chất lượng nhân lực Trong bộ phận quản lý tài chính nói riêng, một đơn vị
Trang 33công tác nói chung thường có nhiều thế hệ cùng làm việc Mỗi thế hệ cónhững ưu điểm và hạn chế nhất định Vì thế để đạt được hiệu quả quản lý tàichính, đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm bảo an toàn trên các mặt nghiệp
vụ, công tác cán bộ được bố trí sắp xếp hợp lý kết hợp giữa năng lực với thâmniên công tác với nhau, giữa cán bộ mới với cán bộ đang làm nhằm mục đíchhướng dẫn học tập cho nhau, trau dồi kỹ năng làm việc
1.2.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở trong điều kiện hiện nay
1.2.3.1 Nâng cao chất lượng nhân lực quản lý tài chính cấp sở xuất phát từ vị trí, vai trò của hoạt động quản lý tài chính đối với hoạt động quản
Xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ như trên, Sở Tài chính trở thành
cơ quan chuyên môn quan trọng của Ủy ban nhân dân tỉnh, đòi hỏi một sốlượng lớn đội ngũ cán bộ quản lý tài chính phải có trình độ chuyên môn cao,
kỹ năng làm việc tốt Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý tài chính nói chung
và đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở nói riêng phải có phẩm chất chínhtrị tốt, vì thường xuyên phải tiếp xúc với đồng tiền mà không bị cám dỗ; vàđương nhiên phải có sức khỏe để đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước về
Trang 34tài chính nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, đặc biệt là vào những thời điểmcao điểm vào cuối năm, cuối tháng, cuối kỳ Chính vì thế, việc nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở trong điều kiện hiện nay là rấtcấp thiết.
1.2.3.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở
để đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và hội nhập kinh tế quốc tế
Hiện nay toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan lôi cuốn tất cả cácnước, bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức
ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau Tiến trình hội nhập quốc tế của ViệtNam đã đạt được những kết quả khả quan, gắn với việc thực hiện các cam kếtquốc tế, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năngđộc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao độngquốc tế
Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, sự tham gia củanhân tố nước ngoài vào hoạt động kinh tế ngày càng mạnh, tạo ra sự cạnhtranh lớn về mọi mặt trong nền kinh tế Việt Nam Vì thế, vấn đề có tính quyếtđịnh không những là bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất của đội ngũ cán bộ đủbản lĩnh thực hiện tốt các nhiệm vụ theo đúng quan điểm, chủ trương, đườnglối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn là nâng cao trình
độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cao đối với nhân lực quản lý tài chính.Việc rèn luyện bồi dưỡng này một mặt phải tăng cường việc học tập, nâng caonhận thức quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, nâng cao bản lĩnh và trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệpvụ; mặt khác cũng rất quan trọng là phải tích cực học tập, trau dồi trình độthông qua thực tiễn và nâng cao kiến thức thích nghi với cơ chế hoạt động củanền kinh tế; khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
Trang 35nhiệm Có như vậy mới mau chóng có được đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêucầu và nhiệm vụ.
Cùng với sự phát triển của KTXH trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đặt ranhiều yêu cầu đòi hỏi Sở Tài chính tỉnh Nghệ An phải bảo đảm việc quản lýnhà nước về tài chính, ngân sách, thuế, các quỹ tài chính nhà nước cùng với
đó là hoạt động tham mưu khai thác hiệu quả các nguồn thu, bố trí chi tiêuhợp lý, đầu tư ngân sách có trọng tâm, trọng điểm, cho sự phát triển bền vữngkinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng hạ tầng khung, xây dựng nông thôn mới;đồng thời bố trí ngân sách cho y tế, giáo dục, văn hoá, an sinh xã hội
Mục tiêu chiến lược phát triển đến năm 2020 là sắp xếp, kiện toàn bộmáy quản lý Sở Tài chính tỉnh Nghệ An tinh gọn, nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức, viên chức, khuyến khích làm việc có hiệu lực, hiệuquả, chuyên nghiệp gắn với trách nhiệm công vụ”
Nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra, việc kiện toàn tổ chức bộ máy SởTài chính tỉnh Nghệ An theo hướng tập trung quản lý, điều hành; nâng caokhả năng tác nghiệp; tăng cường tính chuyên môn hóa là rất cần thiết Điềunày tất yếu dẫn đến việc phải nâng cao chất lượng nhân lực tại Sở Tài chínhtỉnh Nghệ An
1.2.3.3 Chất lượng cán bộ quản lý tài chính cấp sở hiện nay vẫn còn nhiều bất cập hạn chế
Trong các năm qua, cán bộ quản lý tài chính cấp sở nói chung đã thựchiện được nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, chất lượng cán bộ quản lý tàichính cấp sở xét về nhiều mặt cũng không ít các hạn chế: Tỷ lệ nhân lực quađào tạo chính quy, đúng chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, trình độ ngoạingữ, trình độ tin học chưa được đồng bộ… Các hạn chế này có ảnh hưởngkhông nhỏ đến việc triển khai nhiệm vụ của đơn vị Chính vì thế cần thiếtphải nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tài chính cấp sở để tạo sự đột phá,cách biệt và phù hợp với quy mô quản lý của đơn vị trên địa phương
Trang 361.3 Thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở ở một số địa phương trong nước và kinh nghiệm rút ra cho
sĩ, thạc sĩ, lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm đa số Cơ cấu tổ chức của
Sở Tài chính Hà Nội hiện có 09 phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ gồm:Văn phòng, Thanh tra, Phòng Quản lý ngân sách, Phòng Ngân sách Quậnhuyện xã phường; Phòng Hành chính sự nghiệp, Phòng Giao thông đô thị,Phòng Đầu tư, Phòng Tin học và thống kê, Ban Giá; 02 Chi cục trực thuộc
Sở gồm: Chi cục Tài chính doanh nghiệp và Chi cục Quản lý công sản; 01đơn vị sự nghiệp trực thuộc là Trung tâm Mua sắm tài sản công và thông tin
tư vấn tài chính
Trong những năm gần đây, Sở Tài chính Hà Nội đã luôn tham mưu đắclực cho Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố khai tháchiệu quả các nguồn thu, bố trí chi tiêu hợp lý, đầu tư ngân sách có trọng tâm,trọng điểm, coi trọng đầu tư cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội; xâydựng cơ sở hạ tầng; đồng thời bố trí ngân sách cho y tế, giáo dục, văn hoá, ansinh xã hội ngày càng tăng góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắnglợi các nghị quyết, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố
Trang 37Để đạt được nhưng kết quả trên, một phần là nhờ đảng bộ, lãnh đạo vàđội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý tài chính nói riêng đãđoàn kết, nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Không thể không kểđến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính thành phốbằng các giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của Sở tiêu biểu như sau:
Thứ nhất, tăng cường và phát huy truyền thống đoàn kết của đội ngũ
cán bộ quản lý cùng nhau thực hiện thắng lợi kế hoạch công tác năm Nghiêmtúc trong tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đề cao trách nhiệm củatừng cá nhân Tuân thủ quy chế phối hợp giữa tổ chức Đảng, chính quyền và
tổ chức đoàn thể khi tổ chức triển khai, giải quyết, xử lý các nghiệp vụchuyên môn
Thứ hai, Sở Tài chính Hà Nội đã tập trung triển khai các giải pháp đánh
giá đúng thực trạng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Kiện toàn hoạtđộng triển khai và quán triệt chính sách, chế độ, kế hoạch công tác ở nhiềucấp độ Tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch, bổnhiệm, luân chuyển đội ngũ cán bộ nhằm bảo đảm công khai, dân chủ duy trì
sự phát triển ổn định và giữ vững đoàn kết nội bộ
Thứ ba, công tác khen thưởng: Sở Tài chính Hà Nội đã đổi mới công
tác thi đua khen thưởng, duy trì và củng cố phong trào thi đua học tập nângcao năng lực chuyên môn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành.Với chế độ khen thưởng, xử phạt rõ ràng đã tạo nên động lực khuyến khíchđội ngũ cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và mục tiêu của Sở
1.3.1.2 Thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính Thành phố Đà Nẵng
Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng được thành lập ngày 28/08/1945 Khi
đó đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp, tỷ lệ tốtnghiệp Đại học chiếm 5%, còn lại chủ yếu trình độ cao đẳng, trung cấp và
Trang 38chưa qua đào tạo Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác còn thiếu,chất lượng hạn chế Tuy nhiên tập thể lãnh đạo Sở Tài chính thành phố ĐàNẵng đã xác định rõ mục tiêu để phát triển đó là tập trung nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức thông qua đào tạo, đào tạo lại, nâng cao các
Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng
đã phát triển cả về chất lượng và số lượng Trong đó số lượng đảng viên cao,trình độ đại học đã chiếm trên 95%; trình độ tin học được nâng cao và tiếpcận tốt các quy trình nghiệp vụ, đáp ứng tốt nhiệm vụ chuyên môn Đặc biệt,
Sở Tài chính Đà Nẵng đã và đang phấn đấu trở thành một trong những Sở Tàichính kiểu mẫu, điển hình về việc cải cách quy trình nghiệp vụ, bố trí sắp xếpđội ngũ cán bộ, công chức luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở cho Sở Tài chính tỉnh Nghệ An
Thứ nhất, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng: Cần đánh giá đúng
thực trạng và ưu nhược của chất lượng nguồn nhân lực hiện tại Từ đó, xâydựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại hợp lý và thường xuyên đối với đội ngũcán bộ, công chức Sở Tài chính tỉnh Nghệ An; nội dung đào tạo phong phú,ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, cần chú ý việc đào tạo về các kỹnăng mềm cho đội ngũ cán bộ
Trang 39Thứ hai, về công tác tuyển dụng, ngoài các quy định chung của Chính
phủ, Bộ Tài chính thì việc tuyển dụng nhân lực đối với Sở Tài chính tỉnhNghệ An cần phải đảm bảo kịp thời về quy mô nhân lực, đồng thời phải cótiêu chí phân loại để nâng cao chất lượng nhân lực theo phòng ban, nhiệm vụcông việc, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn cũng như định hướngphát triển lâu dài
Thứ ba, luân chuyển và chuyển đổi vị trí công việc định kỳ, thường
xuyên là cần thiết để có một đội ngũ nhân lực có chất lượng, phát triển Duytrì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với côngchức Kiểm tra, đánh giá công chức hàng năm một cách nghiêm túc, kháchquan, theo tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng.Cho thuyên chuyển, thôi chức đối với những người không đủ tiêu chuẩn hoặcsai phạm Mặt khác, giúp cho cán bộ công chức tự nhìn nhận lại mình, pháthuy những điểm mạnh, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm
Thứ tư, về chế độ đãi ngộ, khen thưởng và môi trường công tác cũng là
khâu hết sức cần thực tiễn và có vai trò quan trọng Cán bộ, công chức cónăng lực cần phải được đánh giá khách quan, công tâm và xem xét đề bạt vàocác vị trí quản lý phù hợp với năng lực, sở trường
Chế độ tiền lương, thưởng cũng cần phải được chi trả theo đúng kết quảcông việc, tránh tình trạng cào bằng, ngoài ra cần động viên qua việc khenthưởng, tăng quyền hạn và trách nhiệm và quan tâm đến những nhu cầu vănhóa, tinh thần của cán bộ, công chức Về môi trường công tác, cần chú ý tăngcường và phát huy truyền thống đoàn kết của đội ngũ cán bộ quản lý nhằmtạo động lực làm việc, phát huy hiệu quả công việc
Trang 40CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH NGHỆ AN
2.1 Khái quát về Sở Tài chính tỉnh Nghệ An
2.1.1 Bộ máy tổ chức quản lý của Sở Tài chính tỉnh Nghệ An
Sở Tài chính tỉnh Nghệ An là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhândân tỉnh Nghệ An Bộ máy điều hành quản lý là ban lãnh đạo Sở Tài chínhtỉnh Nghệ An gồm một Giám đốc và bốn Phó Giám đốc Các tổ chức trựcthuộc và phòng chuyên môn của Sở Tài chính tỉnh Nghệ An bao gồm támPhòng ban: Văn phòng Sở; Ban Thanh tra; Phòng Ngân sách tỉnh; PhòngNgân sách huyện, xã; Phòng Hành chính sự nghiệp; Phòng Đầu tư xây dựng
cơ bản; Phòng quản lý giá và công sản; Phòng Tài chính Doanh nghiệp vàmột đơn vị sự nghiệp thuộc sở: Trung tâm hỗ trợ tư vấn Tài chính
Sở Tài chính tỉnh Nghệ An được tổ chức bảo đảm nguyên tắc tập trung,thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau:
a) Lãnh đạo Sở, gồm: Giám đốc và 3 Phó giám đốc
- Giám đốc: là người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm tổ chứcđiều hành quản lý chung và toàn diện các hoạt động của Sở Tài chính trướcChủ tịch UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính đồng thời chịu trách nhiệm
về hoạt động của Phó giám đốc và các phòng ban chuyên môn thuộc Sở.Chỉ đạo xây dựng các văn bản nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng,chính sách của Nhà nước về lĩnh vực tài chính kế toán, giá cả phù hợp vớithực tế địa phương trên cơ sở quy định của Chính phủ, hướng dẫn của BộTài chính
- Phó giám đốc: chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụđược giao, thay mặt giám đốc điều hành cơ quan khi giám đốc vắng mặt;