Thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại sở Tài chính tỉnh Nghệ An (Trang 36 - 40)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp

chính cấp sở ở một số địa phương trong nước và kinh nghiệm rút ra cho Sở Tài chính tỉnh Nghệ An

1.3.1. Thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở ở một số địa phương trong nước

1.3.1.1. Thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính thành phố Hà Nội

Trong 70 năm, cùng với sự lớn mạnh của đất nước, của Thủ đô, Tài chính Hà Nội được củng cố và phát triển. Cùng với thời gian, đội ngũ cán bộ Sở Tài chính Hà Nội ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, Sở Tài chính Hà Nội có gần 300 cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng, trong đó tỷ lệ các cán bộ có trình độ chuyên môn là tiến sĩ, thạc sĩ, lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm đa số. Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính Hà Nội hiện có 09 phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ gồm: Văn phòng, Thanh tra, Phòng Quản lý ngân sách, Phòng Ngân sách Quận huyện xã phường; Phòng Hành chính sự nghiệp, Phòng Giao thông đô thị, Phòng Đầu tư, Phòng Tin học và thống kê, Ban Giá; 02 Chi cục trực thuộc Sở gồm: Chi cục Tài chính doanh nghiệp và Chi cục Quản lý công sản; 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc là Trung tâm Mua sắm tài sản công và thông tin tư vấn tài chính.

Trong những năm gần đây, Sở Tài chính Hà Nội đã luôn tham mưu đắc lực cho Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố khai thác hiệu quả các nguồn thu, bố trí chi tiêu hợp lý, đầu tư ngân sách có trọng tâm, trọng điểm, coi trọng đầu tư cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội; xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời bố trí ngân sách cho y tế, giáo dục, văn hoá, an sinh xã hội ngày càng tăng... góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nghị quyết, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Để đạt được nhưng kết quả trên, một phần là nhờ đảng bộ, lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý tài chính nói riêng đã đoàn kết, nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Không thể không kể đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính thành phố bằng các giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của Sở tiêu biểu như sau:

Thứ nhất, tăng cường và phát huy truyền thống đoàn kết của đội ngũ cán bộ quản lý cùng nhau thực hiện thắng lợi kế hoạch công tác năm. Nghiêm túc trong tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đề cao trách nhiệm của từng cá nhân. Tuân thủ quy chế phối hợp giữa tổ chức Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể khi tổ chức triển khai, giải quyết, xử lý các nghiệp vụ chuyên môn.

Thứ hai, Sở Tài chính Hà Nội đã tập trung triển khai các giải pháp đánh giá đúng thực trạng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kiện toàn hoạt động triển khai và quán triệt chính sách, chế độ, kế hoạch công tác ở nhiều cấp độ. Tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ cán bộ nhằm bảo đảm công khai, dân chủ duy trì sự phát triển ổn định và giữ vững đoàn kết nội bộ.

Thứ ba, công tác khen thưởng: Sở Tài chính Hà Nội đã đổi mới công tác thi đua khen thưởng, duy trì và củng cố phong trào thi đua học tập nâng cao năng lực chuyên môn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành. Với chế độ khen thưởng, xử phạt rõ ràng đã tạo nên động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và mục tiêu của Sở.

1.3.1.2. Thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính Thành phố Đà Nẵng

Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng được thành lập ngày 28/08/1945. Khi đó đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp, tỷ lệ tốt nghiệp Đại học chiếm 5%, còn lại chủ yếu trình độ cao đẳng, trung cấp và

chưa qua đào tạo. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác còn thiếu, chất lượng hạn chế. Tuy nhiên tập thể lãnh đạo Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng đã xác định rõ mục tiêu để phát triển đó là tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thông qua đào tạo, đào tạo lại, nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ.

Trên tinh thần phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực cố gắng, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ nhận thức lý luận chính trị, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ… Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng dần dần từng bước khẳng định được vị thế vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính khác của Nhà nước được giao quản lý trên địa bàn.

Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng đã phát triển cả về chất lượng và số lượng. Trong đó số lượng đảng viên cao, trình độ đại học đã chiếm trên 95%; trình độ tin học được nâng cao và tiếp cận tốt các quy trình nghiệp vụ, đáp ứng tốt nhiệm vụ chuyên môn. Đặc biệt, Sở Tài chính Đà Nẵng đã và đang phấn đấu trở thành một trong những Sở Tài chính kiểu mẫu, điển hình về việc cải cách quy trình nghiệp vụ, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở cho Sở Tài chính tỉnh Nghệ An

Thứ nhất, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng: Cần đánh giá đúng thực trạng và ưu nhược của chất lượng nguồn nhân lực hiện tại. Từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại hợp lý và thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ, công chức Sở Tài chính tỉnh Nghệ An; nội dung đào tạo phong phú, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, cần chú ý việc đào tạo về các kỹ năng mềm cho đội ngũ cán bộ.

Thứ hai, về công tác tuyển dụng, ngoài các quy định chung của Chính phủ, Bộ Tài chính thì việc tuyển dụng nhân lực đối với Sở Tài chính tỉnh Nghệ An cần phải đảm bảo kịp thời về quy mô nhân lực, đồng thời phải có tiêu chí phân loại để nâng cao chất lượng nhân lực theo phòng ban, nhiệm vụ công việc, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn cũng như định hướng phát triển lâu dài.

Thứ ba, luân chuyển và chuyển đổi vị trí công việc định kỳ, thường xuyên là cần thiết để có một đội ngũ nhân lực có chất lượng, phát triển. Duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với công chức. Kiểm tra, đánh giá công chức hàng năm một cách nghiêm túc, khách quan, theo tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng. Cho thuyên chuyển, thôi chức đối với những người không đủ tiêu chuẩn hoặc sai phạm. Mặt khác, giúp cho cán bộ công chức tự nhìn nhận lại mình, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm.

Thứ tư, về chế độ đãi ngộ, khen thưởng và môi trường công tác cũng là khâu hết sức cần thực tiễn và có vai trò quan trọng. Cán bộ, công chức có năng lực cần phải được đánh giá khách quan, công tâm và xem xét đề bạt vào các vị trí quản lý phù hợp với năng lực, sở trường.

Chế độ tiền lương, thưởng cũng cần phải được chi trả theo đúng kết quả công việc, tránh tình trạng cào bằng, ngoài ra cần động viên qua việc khen thưởng, tăng quyền hạn và trách nhiệm và quan tâm đến những nhu cầu văn hóa, tinh thần của cán bộ, công chức. Về môi trường công tác, cần chú ý tăng cường và phát huy truyền thống đoàn kết của đội ngũ cán bộ quản lý nhằm tạo động lực làm việc, phát huy hiệu quả công việc.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại sở Tài chính tỉnh Nghệ An (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w