Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ quản lý tài chính cấp sở

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại sở Tài chính tỉnh Nghệ An (Trang 28 - 33)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ quản lý tài chính cấp sở

cấp sở

1.2.2.1. Các văn bản pháp quy về cán bộ quản lý nói chung, cán bộ quản lý tài chính nói riêng

Các quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về việc phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan, đơn vị hành chính nói chung là nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính. Là cơ quan có nhiệm vụ quan trọng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, các chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển Sở Tài chính luôn được quan tâm và tăng cường.

Nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức hiện nay, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 về "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước hiện nay". Mục tiêu và đối tượng của việc đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay là:

Thứ nhất, trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tuỵ với công vụ, có trình độ, quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước; thực hiện chương trình cải cách nền hành chính nhà nước.

Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước theo tiêu chuẩn của từng ngạch công chức và chức danh cán bộ quản lý đã được Nhà nước ban hành nhằm khắc phục về cơ bản những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện nay

để thực thi công vụ, bảo đảm yêu cầu công việc và tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho cơ quan nhà nước, bao gồm thi tuyển công chức, đào tạo tiền công vụ, đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, thi nâng ngạch, bậc công chức.

Trong đào tạo và xây dựng đội ngũ những người làm công tác Quản lý tài chính, cần quán triệt quan điểm chung về phát triển nhân lực của đất nước mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”. Đồng thời lựa chọn phát triển nhanh nhân lực làm công tác Quản lý tài chính chất lượng cao.

Theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2020; Quyết định số 224/QĐ-BTC ngày 30/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Chương trình hành động của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020 với phương châm gắn việc cải cách tiền lương với sắp xếp, kiện toàn bộ máy quản lý tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, khuyến khích làm việc có hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp gắn với trách nhiệm công vụ.

1.2.2.2. Công tác tổ chức quản lý cán bộ của sở (quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ của sở)

Quản lý tài chính chỉ thành công khi chúng ta biết khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả được tất cả các nguồn lực. Song, yếu tố giữ vai trò quyết định nhất, đảm bảo cho sự thắng lợi của quá trình đó chính là nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao do đặc thù của lao động trí thức. Các nguồn lực khác trong lĩnh vực tài chính, xét về mặt số lượng có thể là dồi dào, nhưng nếu khai thác và sử dụng không hợp lý thì đến một lúc nào đó sẽ trở nên cạn kiệt. Trái lại, nguồn lực con người làm công tác quản lý tài chính với tiềm năng trí tuệ, chất xám thì luôn phát triển không ngừng,

đó là yếu tố cơ bản để hoạt động quản lý tài chính phát triển một cách bền vững. Đây là một ưu điểm nổi trội của nguồn nhân lực so với các nguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực phục vụ cho công tác Quản lý tài chính nói riêng và phát triển kinh tế tri thức nói chung. Ngày nay, trở ngại chủ yếu nhất được xác định chính là sự hạn chế về trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người khi thực hiện một công việc rất khó khăn và phức tạp như công tác quản lý tài chính.

Một trong những hoạt động quan trọng nhất của công tác tổ chức và quản lý cán bộ của sở là việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ sở. Xác định được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ công chức, đối với đội ngũ cán bộ làm công tác Quản lý tài chính, cũng như các mảng công việc khác, việc đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quan trọng đặc biệt, bởi vì:

- Trong hoàn cảnh nền kinh tế quốc dân phát triển cả về số lượng và chất lượng, khoa học - công nghệ ngày càng phát triển cao, hoạt động quản lý tài chính đã, đang và sẽ phát triển một cách đa dạng và phức tạp, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác Quản lý tài chính ngày càng nặng nề.

- Việc thực hiện theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi những người làm công tác Quản lý tài chính phải thay đổi tư duy về sự thụ động, ỷ lại, bao cấp trước; thay vào đó là sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường, tính quyết đoán có tầm nhìn dài hạn, dự báo tốt để đầu tư những dự án đạt hiệu quả cao. Để thực hiện được điều này, người làm công tác Quản lý tài chính cần phải được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phải được trang bị các kiến thức mới, được học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến.

- Để đảm bảo nâng cao hiệu quả của công tác Quản lý tài chính, đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng, dịch vụ phải ngày càng được nâng cao trình độ cả về chuyên môn, cả về năng lực tổ chức thực thi chính sách và năng

lực vận động quần chúng. Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tài chính phải được nâng cao trình độ về mọi mặt, phải đảm bảo các kiến thức cơ bản như: Nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tinh thông nghiệp vụ quản lý tài chính; Biết sử dụng máy tính và công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn; Biết nhiều ngoại ngữ để nâng cao hiểu biết và phục vụ công tác chuyên môn.

Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong công tác tổ chức quản lý cán bộ là rất quan trọng trong chiến lược phát triển nhân lực, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính.

Bên cạnh đó, trong bất kỳ một tổ chức nào, các công tác tổ chức quản lý cán bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Điều này có liên quan đến tất cả các khâu từ tuyển dụng, đến sử dụng, đánh giá, sắp xếp, đề bạt khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ trong cơ quan. Khi tổ chức quản lý cần quan tâm đến những vấn đề cụ thể sau, sẽ ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồi nhân lực của đội ngũ cán bộ trong tổ chức:

- Tuyển dụng và sắp xếp cán bộ thực hiện những nghiệp vụ phù hợp với trình độ, năng lực, đảm bảo cho cán bộ, viên chức phát huy hết khả năng và sở trường, hăng say công tác.

- Xây dựng được hệ thống dữ liệu để thực hiện nhiệm vụ quản lý cán bộ, gắn quyền hạn với trách nhiệm hành chính và vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác…

- Xây dựng được quy định, quy chế, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các quy định về đánh giá chất lượng hoạt động của nhân lực để nhận xét đánh giá cán bộ, viên chức tạo tiền đề và là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng cán bộ, viên chức một cách phù hợp.

- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của nhân lực, có các hình thức khen thưởng và kỷ luật cán bộ nhằm điều chỉnh hoạt động của cán bộ trong tổ chức.

Việc quản lý cán bộ theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ Sở Tài chính tỉnh trong đó có cán bộ quản lý tài chính cấp sở, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tài chính; Đồng thời, sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ, chức năng, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của Sở Tài chính tỉnh; Thực hiện việc quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao và quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất của cán bộ theo vị trí công tác; Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng, đào tạo chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho cán bộ công chức Sở Tài chính theo nhiệm vụ và chức trách là các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cấp sở.

1.2.2.3. Ý thức tự phấn đấu rèn luyện của bản thân cán bộ

Hoạt động quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường đặt ra những yêu cầu mới đối với cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài chính khác hẳn so với trước đây. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã đề ra những yêu cầu chung cho đội ngũ cán bộ ở nước ta trong thời kỳ mới là:

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật... không cơ hội... được nhân dân tín nhiệm.

- Có trình độ hiểu biết lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao”.

Thêm nữa, yếu tố về độ tuổi và thâm niên công tác cũng có ảnh hưởng tới chất lượng nhân lực. Trong bộ phận quản lý tài chính nói riêng, một đơn vị

công tác nói chung thường có nhiều thế hệ cùng làm việc. Mỗi thế hệ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì thế để đạt được hiệu quả quản lý tài chính, đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm bảo an toàn trên các mặt nghiệp vụ, công tác cán bộ được bố trí sắp xếp hợp lý kết hợp giữa năng lực với thâm niên công tác với nhau, giữa cán bộ mới với cán bộ đang làm nhằm mục đích hướng dẫn học tập cho nhau, trau dồi kỹ năng làm việc...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại sở Tài chính tỉnh Nghệ An (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w